Giáo án Tự nhiên xã hội khối 3 tuần 21: Thân cây

Giáo án Tự nhiên xã hội khối 3 tuần 21: Thân cây

MÔN TN - XH

THÂN CÂY

I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:

- Nhận dạng và kể được tên một số cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò; thân gỗ, thân thảo.

- Phân loại một số cây theo cách mọc của thân (đứng, leo, bò) và theo cấu tạo của thân (thân gỗ, thân thảo).

II. Đồ dùng dạy học:

- Các hình trong SGK trang 78, 79.

- Vở bài tập.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 2 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 2518Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội khối 3 tuần 21: Thân cây", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
môn TN - XH
thân cây
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:
- Nhận dạng và kể được tên một số cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò; thân gỗ, thân thảo.
- Phân loại một số cây theo cách mọc của thân (đứng, leo, bò) và theo cấu tạo của thân (thân gỗ, thân thảo).
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK trang 78, 79.
- Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
A/ kiểm tra bài cũ: 
- Nêu điểm giống nhau và khác nhau của các cây?
(Chúng đều có rễ, thân, lá, hoa, quả nhưng khác nhau về hình dạng, kích thước, màu sắc)
*Kiểm tra, đánh giá
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài: Thân cây
*Trực tiếp.
2/ Các hoạt động tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: Làm việc với SGK theo nhóm.
* Mục tiêu: Nhận dạng và kể được tên một số cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò; thân gỗ, thân thảo.
* Cách tiến hành:
*Thảo luận nhóm đôi, vấn đáp.
Bước 1: Làm việc theo cặp.
- HS cùng quan sát các hình trang 78, 79 SGK và trả lời theo gợi ý: Chỉ và nói tên các cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò trong các hình. Trong đó, cây nào có thân gỗ (cứng), cây nào có thân thảo (mềm)? 
- HS điền kết quả làm việc vào bảng sau:
Hình
Tên cây
Cách mọc
Cấu tạo
Đứng
Bò
Leo
Thân gỗ
(cứng)
Thân thảo
(mềm)
1
2
3
4
5
6
7
- GV nêu yêu cầu thảo luận.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- GV theo dõi, giúp đỡ.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- HS trình bày kết quả làm việc theo cặp (mỗi HS chỉ nói đặc điểm về cách mọc và cấu tạo thân của một cây).
- Đáp án:
Hình
Tên cây
Cách mọc
Cấu tạo
Đứng
Bò
Leo
Thân gỗ
(cứng)
Thân thảo
(mềm)
1
Cây nhãn
x
x
2
Cây bí đỏ (bí ngô)
x
x
3
Cây dưa chuột
x
x
4
Cây rau muống
x
x
5
Cây lúa
x
x
6
Cây su hào
x
x
7
Các cây gỗ
(trong rừng)
x
x
- Cây su hào có gì đặc biệt?
- Trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
- Vấn đáp.
*Kết luận: 
- Các cây thường có thân mọc đứng: một số cây có thân leo, thân bò.
- Có loại cây thân gỗ, có loại cây thân thảo.
- Cây su hào có thân phình to thành củ.
- GV kết luận, ghi bảng, HS đọc kết luận.
15’
Hoạt động 2: Chơi trò chơi Bingo.
* Mục tiêu: Phân loại một số cây theo cách mọc của thân (đứng, leo, bò) và theo cấu tạo của thân (gỗ, thảo).
* Cách tiến hành:
*Trò chơi.
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn cách chơi
- GV chia lớp thành hai nhóm.
- Gắn lên bảng hai bảng câm theo mẫu.
- Phát cho mỗi nhóm một bộ phiếu rời. Mỗi phiếu viết tên một cây như ví dụ. (GV có thể thêm, bớt hoặc thay đổi tên cây phù hợp với các cây phổ biến ở địa phương).
- GV hướng dẫn và tổ chức trò chơi.
- Nhóm trưởng phát cho mỗi nhóm từ 1 đến 3 phiếu tuỳ theo số lượng thành viên của nhóm.
Bước 2: Chơi trò chơi.
-GV làm trọng tài hoặc cử HS làm trọng tài điều khiển cuộc chơi.
Bước 3: Đánh giá. - GV yêu cầu cả lớp cùng chữa bài theo đáp án dưới đây:
Cấu tạo
Cách mọc
Thân gỗ
Thân thảo
Đứng
Xoài, cơ nia, cau, bàng, rau ngót, phượng vĩ, bưởi
Ngô, cà chua, tía tô,
hoa cúc
Bò
Bí ngô, rau má, lá lốt,
dưa hấu
Leo
Mây
Mướp, hồ tiêu, dưa chuột
Lưu ý: Cây hồ tiêu khi non là thân thảo, khi già thân hoá gỗ.
- Đánh giá, chữa bài.
1’
C/Củng cố – dặn dò:
- Nhắc lại các kết luận và nhận xét tiết học.
- GV nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • docT_tnxh_b41.doc