Giáo án Tự nhiên – xã hội khối 3 tuần 27: Thú

Giáo án Tự nhiên – xã hội khối 3 tuần 27: Thú

TỰ NHIÊN – XÃ HỘI

THÚ

I. Mục tiêu:

Sau bài học, HS có khả năng:

- Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các loài thú được quan sát.

- Nêu ích lợi của các loài thú nhà.

- Vẽ và tô màu một loài thú nhà mà HS ưa thích.

II. Đồ dùng dạy học:

- Các hình trong SGK trang 104, 105.

- Sưu tầm tranh ảnh về các loài thú nhà.

- Giấy khổ A4, bút màu đủ dùng cho mỗi HS.

- Giấy khổ to, hồ dán.

 

doc 2 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1967Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên – xã hội khối 3 tuần 27: Thú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tự nhiên – xã hội
thú
I. Mục tiêu:
Sau bài học, HS có khả năng:
- Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các loài thú được quan sát.
- Nêu ích lợi của các loài thú nhà.
- Vẽ và tô màu một loài thú nhà mà HS ưa thích.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong SGK trang 104, 105.
- Sưu tầm tranh ảnh về các loài thú nhà.
- Giấy khổ A4, bút màu đủ dùng cho mỗi HS.
- Giấy khổ to, hồ dán.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
* ổn định tổ chức: 
A/ kiểm tra bài cũ: 
- Nêu đặc điểm cấu tạo chung của chim.
*Kiểm tra, đánh giá
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài: như mục I
*Trực tiếp.
- GV giới thiệu, ghi tên bài.
2/ Các hoạt động tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
* Mục tiêu: Chỉ và nói được tên các bộ phận cơ thể của các loài thú nhà được quan sát.
* Cách tiến hành:
*Quan sát và thảo luận.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
+ Kể tên các con thú nhà mà bạn biết.
+ Trong số các con thú nhà đó:
Con nào có mõm dài, tai vểnh, mắt híp?
Con nào có thân hình vạm vỡ, sừng cong như lưỡi liềm?
Con nào có thân hình to lớn, có sừng, vai u, chân cao?
Con nào đẻ con?
Thú mẹ nuôi thú con mới sinh bằng gì?
.
- GV yêu cầu HS quan sát hình các loài thú nhà trong SGK trang 104, 105 và các hình sưu tầm được.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận. 
- GV nhắc các nhóm trưởng yêu cầu các bạn khi mô tả con vật nào thì chỉ vào hình và nói rõ tên từng bộ phận cơ thể của con vật đó.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
*Kết luận: Những động vật có các đặc điểm như có lông mao, đẻ con và nuôi con bằng sữa được gọi là thú hay động vật có vú.
- Đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi nhóm giới thiệu về một con. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Tiếp theo, GV yêu cầu HS liệt kê những đặc điểm chung của thú.
Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp.
* Mục tiêu: Nêu được ích lợi của các loài thú nhà.
* Cách tiến hành:
* Thảo luận
- Nêu ích lợi của việc nuôi các loài thú nhà như: lợn, trâu, bò, chó, mèo
- ở nhà em nào có nuôi một vài loài thú nhà? Nếu có, em có tham gia chăm sóc hay chăn thả chúng không? Em thường cho chúng ăn gì?
- GV đặt vấn đề cho cả lớp thảo luận.
*Kết luận: 
- Lợn là vật nuôi chính của nước ta. Thịt lợn là thức ăn giàu chất dinh dưỡng cho con người. Phân lợn được dùng để bón ruộng.
- Trâu, bò được dùng để kéo cày, kéo xe Phân trâu, bò được dùng để bón ruộng.
- Bò còn được nuôi để lấy thịt, lấy sữa. Các sản phẩm của sữa bò như bơ, pho - mát cùng với thịt bò là những thức ăn ngon và bổ, cung cấp các chất đạm, chất béo cho cơ thể con người.
- Trình bày kết quả thảo luận nhóm.
- Nhận xét, kết luận.
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân.
* Mục tiêu: Biết vẽ và tô mầu một con thú nhà mà HS ưa thích.
* Cách tiến hành:
* Thực hành
Bước 1:
*Lưu ý: GV dặn HS tô màu, ghi chú tên con vật và các bộ phận của con vật trên hình vẽ.
-GV yêu cầu HS lấy giấy và bút chì hay bút màu để vẽ một con thú nhà mà các em ưa thích.
Bước 2: Trình bày.
- Từng cá nhân có thể dán bài của mình trước lớp hoặc GV phát cho mỗi nhóm một tờ giấy khổ to (nếu có điều kiện), nhóm trưởng tập hợp các bức tranh của các bạn trong nhóm dán vào đó và trưng bày trước lớp.
- GV có thể yêu cầu một số HS lên tự giới thiệu về bức tranh của mình.
- GV và HS cùng nhận xét, đánh giá các bức tranh.
- Từng cá nhân có thể dán bài của mình trước lớp hoặc GV phát cho mỗi nhóm một tờ giấy khổ to (nếu có điều kiện), nhóm trưởng tập hợp các bức tranh của các bạn trong nhóm dán vào đó và trưng bày trước lớp.
- GV có thể yêu cầu một số HS lên tự giới thiệu về bức tranh của mình.
- GV và HS cùng nhận xét, đánh giá các bức tranh.
C/Củng cố – dặn dò:
- HS thực hành làm bài trong vở bài tập.
- Nhận xét tiết học.
- HS làm bài.
- GV nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • docT_tnxh_b54.doc