2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
a. Hoạt động 1: Cấu tạo ngoài của tôm và cua
Bước 1: Cho học sinh quan sát tranh ảnh về tôm và cua
Bước 2: Gv nêu vấn đề:
+ Các em nhìn vào ảnh và thấy tôm, cua có đặc điểm gì? về kích thước, hình dạng? lớp vỏ? xương sống?
+ Lớp vỏ cứng có tác dụng gì?
Bước 3:
Chia lớp làm 4 nhóm. các nhóm chỉ ra các bộ phận của tôm, cua và lên bảng trình bày
*Sau 5 phút* mời các nhóm lên trình bày
Bước 4: Cho học sinh quan sát tranh đã chỉ ra các bộ phận của tôm và cua. đối chiếu với kết quả của các em
b. Hoạt động 2: So sánh sự giống nhau và khác nhau của tôm và cua.
Tên: Nguyễn Ngọc Tú Uyên chủ đề: TỰ NHIÊN Lớp: 3 Lớp: 23c4 Bài: 51 TÔM, CUA Tiết: 1 I. MỤC TIÊU: Nói tên và chỉ được các bộ phận bên ngoài của tôm, cua trên hình vẽ hoặc vật thật. So sánh được sự giống và khác nhau giữa tôm và cua. Nêu được ích lợi của tôm, cua đối với đời sống con người. Biết được đặc điểm nổi bật của tôm và cua Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Giáo viên: sgk, máy chiếu, bài hát về cua, tranh ảnh, mẫu vật thật, phiếu học tập. Học sinh: sgk, đồ dùng học tập IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Gv cho hs chơi trò chơi “canh chua cua kẹp” Những ai thua thì cùng hát một bài hát Qua trò chơi có nhắc đến một con vật mà hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu đó là bài tôm, cua 2 hs nhắc lại đề bài HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Cấu tạo ngoài của tôm và cua Bước 1: Cho học sinh quan sát tranh ảnh về tôm và cua Bước 2: Gv nêu vấn đề: + Các em nhìn vào ảnh và thấy tôm, cua có đặc điểm gì? về kích thước, hình dạng? lớp vỏ? xương sống? + Lớp vỏ cứng có tác dụng gì? Bước 3: Chia lớp làm 4 nhóm. các nhóm chỉ ra các bộ phận của tôm, cua và lên bảng trình bày *Sau 5 phút* mời các nhóm lên trình bày Bước 4: Cho học sinh quan sát tranh đã chỉ ra các bộ phận của tôm và cua. đối chiếu với kết quả của các em Hoạt động 2: So sánh sự giống nhau và khác nhau của tôm và cua. Bước 1: Các em hãy chỉ ra những điểm giống và những điểm khác nhau giữa tôm và cua theo hình ảnh Gv ghi lại những ý kiến của hs Bước 2: Giáo viên nhận xét và kết luận sự giống nhau và khác nhau của tôm và cua. Cho hs rút ra kết luận Bước 3: Gv nêu vấn đề: + Tôm và cua di chuyển như thế nào? Gv cho hs xem video về cách di chuyển của tôm và cua Hoạt động 3: Lợi ích và cách bảo vệ Bước 1: Gv nêu vấn đề: + Tôm và cua sống ở đâu? + các em biết tôm có lợi ích gì nào? + Các em phải làm gì để bảo vệ chúng? Bước 2: Gv kết luận Gv cho xem video về nuôi tôm cua Bước 3: Qua các hoạt động trên các em biết gì về tôm và cua? Gv kết luận: ghi nhớ + Tôm và cua có hình dạng kích thước khác nhau nhưng chúng đều không có xương sống. cơ thể chúng được bao phủ bằng một lớp vỏ cúng. Chúng có nhiều chân và chân phân thành đốt. + Tôm, cua là những thức ăn chứa nhiều đạm cần cho cơ thể con người. Gv mời 2 hs nhắc lại ghi nhớ LUYỆN TẬP Gv cho cả lớp điền đúng sai (đúng giơ tay sai không giơ tay) Câu 1: Tôm, cua là động vật có xương sống Câu 2: Tôm, cua có lớp vỏ mềm Câu 3: Tôm, cua có nhiều chân và chân phân thành đốt Câu 4: Ăn tôm cua tốt cho sức khỏe Câu 5: Tôm, cua không thể nuôi Câu 6: Tôm, cua khác nhau về hình dạng, kích thước VẬN DỤNG Các em biết tôm và cua có những loại nào không? Có thể kể tên không? Theo các em vỏ của tôm, cua ăn có tốt cho cơ thể không? CỦNG CỐ Điền từ thích hợp vào chỗ chấm Tôm và cua có hình dạng, . Khác nhau nhưng chúng điều .. xương sống. Cơ thể chúng được . Bằng một lớp. Chúng có nhiều và . Phân thành Các .. Chọn câu trả lời đúng - Gv mời một Hs đọc lại ghi nhớ Hs cùng chơi trò chơi HS thua hát một bài hát 2 hs nhắc lại Hs quan sát Hs trả lời + Tôm sống ở dưới nước. cua sống ở nước và cạn + Tôm, cua có kích thước và hình dạng khác nhau + Có lớp vỏ cứng + Không có xương sống + Lớp vỏ cứng dùng để bảo vệ bản thân tránh những kẻ săn mồi Các nhóm làm việc và lên trình bày Các em quan sát Hs nêu những điểm giống và khác nhau của tôm và cua Hs rút ra kết luận + Tôm di chuyển bằng cách bò bằng chân hoặc gập người để búng trong nước. + Cua di chuyển bằng cách bò ngang Hs quan sát Hs trả lời + tôm và cua sống ở dưới nước nên được gọi là hải sản + Tôm và cua dùng làm thức ăn và làm cảnh, làm kinh tế ( buôn bán) + Không xả rác, không đánh bắt khi tôm cua còn quá nhỏ, nuôi tôm cua. Hs lắng nghe và quan sát Hs rút ra kết luận Hs làm theo nhóm 2 hs nhắc lại. Hs trả lời Câu 1: S Câu 2: S Câu 3: Đ Câu 4: Đ Câu 5: S Câu 6: Đ Hs trả lời + Tôm: tôm hùm, tôm càng xanh, tôm đồng, tôm sú + Cua: cua đồng, cua biển, ghẹ, còng Vỏ của tôm, cua không chứa nhiều canxi như thịt của nó, nếu ăn nhiều sẽ gây khó tiêu. Vì thế chúng ta nên bóc vỏ để ăn tránh gây khó tiêu. 3 hs điền vào chỗ chấm + kích thước, không có + Bao phủ, vỏ cứng + Chân, phân thành, đốt Hs đọc ghi nhớ DẶN DÒ: Sưu tầm về bài hát nói về tôm và cua. Chuẩn bị bài mới: cá
Tài liệu đính kèm: