Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Bài 53: Chim

Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Bài 53: Chim

I. Mục tiêu:

- Nêu được lợi ích của chim đối với đời sống con người .

- Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của chim.

* Ghi chú :

- Nêu nhận xét cánh và chân của đại diện chim bay (đại bàng), chim chạy (đà điểu )

* GDKNS:

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin : Quan sát , so sánh , đối chiếu để tìm ra đựơc điểm chung về cấu tạo ngoài của cơ thể con chim .

- Kĩ năng hợp tác : Tìm kiếm các lựa chọn , các cách làm để tuyên truyền , bảo vệ các loài chim , bảo vệ môi trường sinh thái .

II. Đồ dùng dạy học

- Các hình trong sgk tr. 102, 103.

- Hình ảnh hoạt động bay của chim

 

doc 2 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 05/07/2022 Lượt xem 329Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Bài 53: Chim", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tự nhiên xã hội
CHIM
I. Mục tiêu: 
- Nêu được lợi ích của chim đối với đời sống con người .
- Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của chim.
* Ghi chú : 
- Nêu nhận xét cánh và chân của đại diện chim bay (đại bàng), chim chạy (đà điểu )
* GDKNS:
Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin : Quan sát , so sánh , đối chiếu để tìm ra đựơc điểm chung về cấu tạo ngoài của cơ thể con chim .
Kĩ năng hợp tác : Tìm kiếm các lựa chọn , các cách làm để tuyên truyền , bảo vệ các loài chim , bảo vệ môi trường sinh thái .
II. Đồ dùng dạy học
- Các hình trong sgk tr. 102, 103.
- Hình ảnh hoạt động bay của chim
III. Hoạt động dạy - học
A/ Bài cũ: ( 5’) - Gọi 2 HS trả lời :
- Kể tên một số loài cá nước ngọt, nước mặn.
- Nêu ích lợi của cá.
- GV nhận xét.
B/ Bài mới: ( 30’)
*Hoạt động 1: Tìm hiểu về cấu tạo bên ngoài của các loài chim
Nêu được các bộ phận bên ngoài của các loài chim
 Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát.
 GV nêu câu hỏi chứa tình huống cần tìm hiểu.
 -Em hãy nêu một số loài chim mà em biết?
HS nêu: chích chòe, sáo, đại bàng, chim sẻ...
 Bước 2: Làm bộc lộ những hiểu biết ban đầu của HS.
 - Cơ thể chim thường có những bộ phận nào? 
 - HS làm việc cá nhân bộc lộ những hiểu biết của mình về những điều GV vừa nêu.
 GV ghi bảng một số ý kiến của HS 
Bước 3: Đề xuất câu hỏi thắc mắc và phương pháp tìm tòi.
Cho HS nêu câu hỏi thắc mắc. 
- GV chốt lại các câu hỏi của HS và nêu câu hỏi để HS đề xuất phương án tìm hiểu.
- Để tìm câu trả lời cho các vấn đề đó ta tìm hiểu ở đâu? 
- HS trả lời một số phương án.
- GV chốt lại phương án tìm hiểu vấn đề : Tìm hiểu trong SGK. 
Bước 4 :Thực hiện phương án tìm tòi khám phá.
- GV giao nhiệm vụ: Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm quan sát hình trong SGK và tranh ảnh sưu tầm để thảo luận :
 + Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài những con chim?
 + Bên ngoài cơ thể chim thường có gì bảo vệ?
 + Mỏ chim có đặc điểm gì chung? Chúng dùng mỏ để làm gì?
Bước 5 : Kết luận rút ra kiến thức.
-GV cho các nhóm lần lượt trình bày kết luận sau khi thực hành quan sát.
- HS so sánh, đối chiếu lại với dự đoán ban đầu ban đầu xem thử suy nghĩ của mình có đúng.
- GV nhận xét, chốt lại nội dung; kết hợp cho hs xem hình ảnh hoạt động bay của chim và một số loài chim trên máy chiếu
* Kết luận: Chim là động vật có xương sống. Tất cả các loài chim đều có lông vũ, có mỏ, 2 cánh và 2 chân.
- Cho HS ghi nội dung bài vào vở
* Hoạt động 2: Làm việc với tranh ảnh sưu tầm.
- Làm việc theo nhóm:Phân loại tranh ảnh sưu tầm được: Nhóm biết bay, nhóm biết bơi, nhóm có giọng hót hay...
- Các nhóm trưng bày bộ sưu tập của nhóm mình: Đại diên các nhóm lên trình bày diễn thuyết về đề tài: Bảo vệ các loại chim.
- GV kể cho HS nghe câu chuyện: Diệt chim sẽ.
* Chơi trò chơi: Bắt chước tiếng chim hót .
- Lần lượt từng em tham gia biểu diễn tiếng hót hoặc kêu của môtt loài chim.
- Các HS khác nhận xét.
C - Củng cố dặn dò: ( 3’)
GV nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_xa_hoi_lop_3_bai_53_chim.doc