Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Bài 53: Chim - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Hồng Đa

Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Bài 53: Chim - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Hồng Đa

1. Hoạt động 1: Khởi động

* Cách tiến hành:

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Ai hiểu biết hơn”.

+ Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội, đội A gồm tổ 1 và 2, đội B gồm tổ 3 và 4. Các thành viên mỗi đội sẽ nối tiếp nhau lên bảng ghi tên các loài chim trong vòng 1 phút (mỗi bạn chỉ kể tên một loài chim). Đội nào kể tên đúng và nhiều loài chim hơn sẽ là đội chiến thắng.

- Nhận xét, tuyên dương.

- Giới thiệu bài: Xung quanh ta có rất nhiều loài chim. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về loài chim. - Tham gia.

- Lắng nghe.

2. Hoạt động 2: Tìm hiểu các bộ phận của cơ thể chim.

* Mục tiêu:

- Nêu được đặc điểm của loài chim.

- Chỉ và nêu được tên các bộ phận bên ngoài cơ thể chim.

* Cách tiến hành:

 

docx 5 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 955Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Bài 53: Chim - Năm học 2020-2021 - Nguyễn Hồng Đa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Tự nhiên và xã hội
Bài 53: Chim
I. Mục tiêu:
	Sau khi học xong bài này, học sinh có thể:
- Nhận biết được sự phong phú, đa dạng của các loài chim.
- Nêu được đặc điểm của loài chim.
- Chỉ và nêu được tên các bộ phận bên ngoài cơ thể chim.
- Nêu được một số điểm giống nhau và khác nhau của các loài chim.
- Nêu được lợi ích của chim.
- Ý thức bảo vệ các loài chim trong tự nhiên.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Powerpoint, phiếu bài tập.
- Học sinh: SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
* Tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Khám phá rừng xanh” để ôn lại nội dung bài Cá.
	1. Nêu đặc điểm của loài cá
	2. Chúng ta cần làm gì để bảo vệ cá?
* Nhận xét, tuyên dương.
B. Dạy bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động 1: Khởi động
* Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Ai hiểu biết hơn”.
+ Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội, đội A gồm tổ 1 và 2, đội B gồm tổ 3 và 4. Các thành viên mỗi đội sẽ nối tiếp nhau lên bảng ghi tên các loài chim trong vòng 1 phút (mỗi bạn chỉ kể tên một loài chim). Đội nào kể tên đúng và nhiều loài chim hơn sẽ là đội chiến thắng.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Giới thiệu bài: Xung quanh ta có rất nhiều loài chim. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về loài chim. 
- Tham gia.
- Lắng nghe.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu các bộ phận của cơ thể chim.
* Mục tiêu:
- Nêu được đặc điểm của loài chim.
- Chỉ và nêu được tên các bộ phận bên ngoài cơ thể chim.
* Cách tiến hành:
- Cho HS quan sát hình các loài chim trong SGK trang 102-103 trên powerpoint.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 để hoàn thành phiếu bài tập:
PHIẾU BÀI TẬP
	Hoàn thành các yêu cầu sau đây vào bảng:
+ Quan sát các tranh và nêu đặc điểm của các loài chim.
+ Nêu tên những bộ phận bên ngoài cơ thể của các loài chim.
Đặc điểm
Tên các bộ phận bên ngoài
Các loài chim
Có mỏ, có mắt, có lông vũ, có cánh, có chân, có xương sống.
Đầu, mỏ, mình, hai cánh, hai chân, lông vũ.
(Phần in đậm trong bảng là đáp án).
- Đính bài của 1 nhóm lên bảng, mời đại diện nhóm lên trình bày.
- HS và GV nhận xét, bổ sung (nếu có).
- Mời 2 HS lên chỉ vào hình những bộ phận bên ngoài cơ thể của một số loài chim.
- HS và GV nhận xét.
- Cho HS quan sát tranh về các bộ phận của cơ thể chim.
- Hỏi HS:
+ Vậy, bên ngoài cơ thể của chim có những bộ phận nào?
+ Toàn thân chim được phủ bằng gì?
+ Mỏ của chim như thế nào?
- Trong các loài chim này, loài nào biết bay? Loài nào không biết bay? Loài nào biết bơi? Loài nào chạy nhanh?
- Kết luận: Chim là động vật có xương sống. Tất cả các loài chim đều có lông vũ, có mỏ, hai cánh và hai chân.
- Gọi HS đọc lại.
- Cho HS xem một số hình ảnh các loài chim khác ngoài SGK.
- Quan sát.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Trình bày.
- Chỉ vào hình những bộ phận bên ngoài cơ thể của các loài chim.
- Bên ngoài cơ thể chim có đầu, mỏ, mình, hai cánh, hai chân, lông vũ.
- Toàn thân chim được phủ bằng lông vũ.
- Mỏ của chim cứng, giúp chim mổ thức ăn.
- Trả lời:
+ Loài biết bay: đại bàng, họa mi, vẹt, ngỗng, chim hút mật.
+ Loài không biết bay: công, chim cánh cụt, đà điểu.
+ Loài biết bơi: ngỗng, chim cánh cụt.
+ Loài chạy nhanh: đà điểu.
- Lắng nghe.
3. Hoạt động 3: Khám phá sự phong phú, đa dạng của loài chim.
* Mục tiêu: 
- Nêu được một số điểm giống nhau và khác nhau của các loài chim.
- Nhận biết được sự phong phú, đa dạng của các loài chim.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS quan sát hình các loài chim trên powerpoint, trên ảnh sưu tầm được, thảo luận nhóm 4 để hoàn thành bảng trong phiếu bài tập:
Giống nhau
Khác nhau
Màu sắc
Hình dáng
Có khả năng
Các loài chim
- Đính phiếu của 1 nhóm lên bảng, mời nhóm trình bày.
- HS và GV nhận xét.
- Kết luận: Thế giới loài chim vô cùng đa dạng và phong phú.
- Quan sát và thảo luận nhóm.
- Giống nhau: Tất cả các loài chim đều có lông vũ, có mỏ, hai cánh và hai chân.
- Khác nhau:
+ Màu sắc: lông màu nâu đen, cổ viền trắng như đại bàng; lông nâu, bụng trắng như ngỗng; lông nhiều màu sắc sặc sỡ như vẹt, công;
+ Hình dáng: to, cổ dài như đà điểu; nhỏ bé xinh xắn như họa mi, chim hút mật,chim sâu
+ Có khả năng: hót rất hay như họa mi, khướu; biết bắt chước tiếng người như vẹt, sáo; bơi giỏi như chim cánh cụt, vịt, ngỗng; chạy nhanh như đà điểu, rất nhiều loài chim biết bay như đại bàng, chim sẻ, chim họa mi,
- Nhận xét, bổ sung ý kiến.
4. Hoạt động 4: Lợi ích của loài chim.
*Mục tiêu:
- Nêu được lợi ích của chim.
- Ý thức bảo vệ các loài chim trong tự nhiên.
* Cách tiến hành:
- Cho HS thảo luận nhóm đôi nêu những lợi ích của loài chim.
- Mời HS trình bày, nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, chốt: Chim có rất nhiều lợi ích như: bắt sâu, lông chim làm chăn, đệm, chim được nuôi để làm cảnh hoặc làm thức ăn.
- Hỏi HS: Chúng ta cần làm gì để bảo vệ loài chim?
- Nhận xét, chốt: Chim là loài có ích. Chúng ta cần phải bảo vệ chúng.
- Thảo luận.
- Lắng nghe.
- Hạn chế săn bắt các loài chim.
- Không săn bắt các loài chim quý hiếm
- Xây dựng khu bảo tồn các loài chim quý hiếm.
- Bảo vệ môi trường sống của các loài chim.
5. Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Chim gì?”.
+ Cách chơi: Chia lớp thành 4 đội (mỗi tổ 1 đội), yêu cầu mỗi đội chọn 1 loài chim và tập thể hiện tiếng kêu của loài chim đó.
+ Yêu cầu nhóm 1 thể hiện tiếng kêu cho nhóm 2 đoán tên chim, nhóm 2 thể hiện cho nhóm 3 đoán, nhóm 3 thể hiện cho nhóm 4 đoán, nhóm 4 thể hiện cho nhóm 1 đoán.
+ Tuyên dương HS biết thể hiện tiếng kêu giống thật và HS đoán nhanh ra tên chim.
- Yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm của loài chim.
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS sưu tầm tranh ảnh về các loài thú để tiết sau học.
- Dặn dò HS về nhà làm VBT và chuẩn bị bài mới.
- Tham gia trò chơi.
- Vỗ tay khen các bạn.
- Thực hiện.
- Làm theo yêu cầu của GV.
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tu_nhien_xa_hoi_lop_3_bai_53_chim_nam_hoc_2020_2021.docx