Tuần 1: Tiết 1 Tự nhiên xã hội .
Bài: Hoạt động thở và cơ quan hô hấp
I. Mục tiêu :
- Sau bài học , HS có khả năng
+ Nêu tên các bộ phận và chức năng của cơ quan hô hấp trên sơ đồ .
+ Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp trên sơ đồ tranh vẽ .
*Biết hoạt động thở diễn ra liên tục, nếu ngừng thở 3-4 phút người ta có thể bị chết.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV- HS: SGK+ Các hình trong SGK (45)
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Ôn định tổ chức : Hát đầu giờ.
2 . Kiểm tra bài cũ :
GV kiểm tra sách vở + đồ dùng của HS. GV nhận xét.
3. Dạy bài mới :Giới thiệu bài: ( ghi đầu bài )
Hoạt động 1: Thực hành cáh thở sâu .
Tuần 1: Tiết 1 Tự nhiên xã hội . Bài: Hoạt động thở và cơ quan hô hấp I. Mục tiêu : - Sau bài học , HS có khả năng + Nêu tên các bộ phận và chức năng của cơ quan hô hấp trên sơ đồ . + Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp trên sơ đồ tranh vẽ . *Biết hoạt động thở diễn ra liên tục, nếu ngừng thở 3-4 phút người ta có thể bị chết. II. Đồ dùng dạy học: - GV- HS: SGK+ Các hình trong SGK (45) III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Ôn định tổ chức : Hát đầu giờ. 2 . Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra sách vở + đồ dùng của HS. GV nhận xét. 3. Dạy bài mới :Giới thiệu bài: ( ghi đầu bài ) Hoạt động 1: Thực hành cáh thở sâu . *Mục tiêu : HS nhận biết được sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào thật sâu và thở ra hết sức . * Cách tiến hành : Bước 1: Trò chơi - GV cho HS cùng thực hiện động tác “ bịt mũi nín thở ” - HS thực hiện + Cảm giác của các em sau khi nín thở lâu ? - Thở gấp hơn , sâu hơn bình thường . 1HS đứng trước lớp thực hiện động tác thở sâu như H1 - Lớp quan sát - Cả lớp đứng tại chỗ đặt tay lên lồng ngực và hít vào thật sâu và thở ra hết sức . - Nhận xét sự thay đổi của lồng ngực ? So sánh lồng ngực khi hít vào và thở ra bình thường với thở sâu ? - HS nêu * Kết luận : - Khi ta thở , lồng ngực phồng lên , xẹp xuống đều đặn đó là cử động hô hấp gồm hai động tác : Hít vào và thở ra , khihít vào thật sâu thì phổi phồng lên để nhận không khí , lồng ngực sẽ mở to ra khi thở ra hết sức lồng ngực xẹp xuống , đẩy không khí từ phổi ra ngoài . Hoạt động 2: Làm việc với SGK * Mục tiêu: Nêu tên các bộ phận và chức năng của cơ quan hô hấp trên sơ đồ . - Chỉ trên sơ đồ và nói được tên các cơ quan hô hấp . - Chỉ trên sơ đồ và nói được đường đi của không khí khi hít vào và thở ra . - Hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống của con người . * Cách tiến hành : Bước 1: Làm việc theo cặp . - HS quan sát H2 (5 ) - GV gợi ý mẫu + HS a. Bạn hãy chỉ vào hình vẽ và nói tên các bộ phận của cơ quan hô hấp ? - HS b: Hãy chỉ đường đi của không khí trên hình 2 (5 ) - HS làm việc theo cặp - HSa: Đố bạn biết mũi tên dùng để làm gì? - HSb: Vậy khí quản, phế quản có chức năng gì? - HSa: Phổi có chức năng gì? - HSb: Chỉ H5 (5) đường đi của không khí ta hít vào thở ra.... Bước 2: Làm việc cả lớp - HS từng cặp hỏi đáp -> GV kết luận đúng sai và khen ngợi HS hỏi đáp hay. - Vậy cơ quan hô hấp là gì và chức năng của từng bộ phận của cơ quan hô hấp? - HS nêu *Kết luận: Cơ quan hô hấp là cơ quan thực hiện sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài. - Cơ quan hô hấp gồm: Mũi, khí quản, phế quản và 2 lá phổi. - Mũi, khí quản, phế quản là đường dẫn khí. - 2 lá phổi có chức năng trao đổi khí. Hoạt động thở diễn ra liên tục, nếu ngừng thở 3-4 phút người ta có thể bị chết. 4. Củng cố - Dặn dò : - Điều gì sảy ra khi có di vật làm tắc đường thở? - GV Đánh giá tiết học , biểu dương các em nào có cố gắng . - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau Tuần 1: Tiết 2 Tự nhiên xã hội Bài : Nên thở như thế nào ? I. Mục tiêu: Sau bài học học sinh có khả năng: + Hiểu được cần thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng, hít thở không khí trong lành sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh. + Nếu hít thở không khí có nhiều khí các bô níc, nhiều khói bụisẽ có hại với sức khoẻ con người. II. Đồ dùng dạy học: - GV: SGK + Các hình trong SGK + Gương soi nhỏ - HS: SGK, bảng con,vở. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Ôn định tổ chức : Hát đầu giờ. 2 . Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra sách vở + đồ dùng của HS. GV nhận xét. 3. Dạy bài mới : Giới thiệu bài: ( ghi đầu bài ) Hoạt động 1: Thảo luận nhóm . *Mục tiêu : Giải thích được tại sao ta nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng mồm . *Cách tiến hành : - GV yêu cầu HS lấy gương soi để quan sát phía trong của mũi - HS dùng gương quan sát + Em thấy gì trong mũi? - Có lông mũi + Khi bị sổ mũi, em thấy có gì chảy ra ở từ hai lỗ mũi ? - Nước mũi + Hàng ngày dùng khăn sạch lau phía trong muũi em thấy trên khăn có gì ? - Rỉ mũi + Tại sao thở bằng mũi tốt hơn thở bằng - Vì trong muĩ không có lông mũi giúp miệng ? cản bụi tốt hơn, làm không khí vào phổi tốt hơn . *Kết luận : thở bằng mũi là hợp vệ sinh, có lợi cho sức khoẻ, vì vậy chúng ta nên thở bằng mũi . Hoạt động 2: Làm việc với SGK * Mục tiêu : Nói được ích lợi của việc hít thở không khí trong lành với tác hại của việc hít thở không khí có nhiều khói bụi đối với sức khoẻ . *Cách tiến hành : + Bước 1: Làm việc theo cặp - HS quan sát các hình 3,4,5 ,7 và thảo luận - Bức tranh nào thể hiện không khí trong lành ? Bức tranh nào thể hiện không khí có nhiều khói bụi ? Trả lời. - Khi được thở nơi có không khí trong lành bạn cảm thấy thế nào ? - Nêu cảm giác của bạn khi phải thở khong khí có nhiều khói bụi ? * Bước 2: Làm việc cả lớp - Gọi vai HS lên trình bày trước lớp kết quả thảo luận - GV hỏi : + Thở không khí trong lành có lợi gì ? + Thở không khí có khói, bụi có hại gì? * Kết luận : Không khí trong lành là không khí chứa nhiều ô xi, ít khí các- bon níc và khói bụi . Khí ô xi cần cho hoạt động sống của sơ thể . Vì vậy thở không khí trong lành sẽ giúp chúng ta khoẻ mạnh, không khí chứa nhiều các – bon –níc,khói bụi ... là không khí bị ô nhiễm , vì vậy thở không khí ô nhiễm sẽ có hại cho sức khoẻ. 4. Củng cố- Dặn dò : - GV Đánh giá tiết học , biểu dương các em nào có cố gắng . - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau Tuần 2: Tiết 3: Tự nhiên xã hội . Bài: Vệ sinh hô hấp I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - Nêu được những việc nên làm và những việc không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp. - Nêu ích lợi của việc tập thể dục buổi sáng và giữ sạch mũi miệng. GDKNS: Biết giao tiếp có thuyết phục để khuyên người khác không hút thuốc lá,lào nơI ccoong cộng nhất là khi có trẻ em . II. Đồ dùng dạy học: - Các hình trong SGK. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Ôn định tổ chức : Hát đầu giờ . 2 . Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra HS nêu nội dung bài học cũ , nhận xét. 3. Dạy bài mới : Giới thiệu bài: ( ghi đầu bài ) * Hướng dẫn hoạt động học tập : Hoạt động 1: Thảo luận nhóm. *Mục tiêu: Nêu được lợi ích của việc tập thở buổi sáng. *Cách tiến hành: Bước1: Làm việc theo nhóm - HS quan sát các tình hình1, 2, 3 trong SGK – thảo luận và trả lời câu hỏi. Thảo luận cùng nhóm - Tập thở sâu vào buổi sáng có lợi gì? - Hằng ngày, chúng ta nên làm gì để giữ sạch mũi, họng? - Bước2: Làm việc lớp. - Đại diện nhóm trả lời. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung Hoạt động 2: Thảo luận theo cặp. *Mục tiêu: Kể ra những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp. GDKNS: Biết giao tiếp có thuyết phục để khuyên người khác không hút thuốc lá,lào nơI ccoong cộng nhất là khi có trẻ em . *Cách tiến hành: * Bước 1: Làm việc theo cặp - Các cặp quan sát hình ở trong SGK và trả lời câu hỏi. quan sát hình ở trong SGK Nghe và theo dõi + Chỉ và nói tên các việc nên và không nên để bảo vệ giữ vệ sinh cơ quan hô hấp. + Hình vẽ gì? + Việc làm của các bạn trong hình đó là có lợi hay có hại đối với cơ quan hô hấp? tại sao? Bước 2: Làm việc cả lớp. HS lên trình bày (mỗi HS phân tích mỗi bức tranh). - Liên hệ thực tế: hút thuốc? - Lớp nhận xét – bổ sung. + Kể những việc nên làm và có thể làm được để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan hô hấp ? + Nêu những việc các em có thể làm ở nhà và sung quanh khu vực nơi các em sống để giữ cho bầu không khí luôn trong lành? - HS nêu *Kết luận: GV - Không nên ở trong phòng người hút thuốc lá, thuốc lào (vì trong khói thuốc lá, thuốc lào có nhiều chất độc) và chơi đùa ở nơi có nhiều khói, bụi, khi quét dọn, làm vệ sinh lớp học, nhà ở cần phải đeo khẩu trang. - Luôn quét dọn và lau sạch đồ đạc cũng như sàn nhà để đảm bảo không khí trong nhà luôn trong sạch, không có nhiều bụi..... - Tham gia tổng vệ sinh đường đi, ngõ xóm, không vứt sai khạc nhổ bừa bãi. 4. Củng cố - Dặn dò: - GV Đánh giá tiết học , biểu dương các em nào có cố gắng . - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau Tuần 2: Tiết 4: Tự nhiên xã hội Bài : Phòng bệnh đường hô hấp I. Mục tiêu: Sau bài học HS có thể : - Kể tên một số bệnh thường gặp ở cơ quan hô hấp như viêm mũi , viêm hang, viêm phế quản, viêm phổi . - Biết cách giữ ấm cơ thể và vệ sinh mũi miệng. - Nêu được nguyên nhân và cách đề phòng bệnh đường hô hấp . GDKNS: Biết làm chủ bẩn thân để phòng bệnh và giao tiếp khi gặp bác sĩ. II. Đồ dùng dạy học: - GV: SGK - Các hình trong SGK 10, 11 - HS: SGK + Vở làm bài tập . III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Ôn định tổ chức : Hát đầu giờ . 2 . Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra HS nêu tên bài học cũ Vs nên thở bằng mũi? , nhận xét. 3. Dạy bài mới : a. Giới thiệu bài: ( ghi đầu bài ) b. Hướng dẫn hoạt động học tập : Hoạt động 1 : Động não * Mục tiêu : Kể tên một số bệnh hô hấp thường gặp . * Cách tiến hành: - Nhắc lại tên các bộ phận của cơ quan hô hấp ? - HS nêu Theo dõi chú ý, nghe - Kể tên 1 bệnh đường hô hấp mà em biết? - sổ mũi, ho , đau họng ..... GV : tất cả các bộ phận của cơ quan hô hấp đều có thể bị mắc bệnh . Những đường hô hấp là : viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi - HS chú ý nghe Hoạt động 2 : Làm việc với SGK * Mục tiêu : - Nêu được nguyên nhân và cách đề phòng bệnh đường hô hấp . - Có ý thức phòng bệnh đường hô hấp GDKNS: Biết làm chủ bẩn thân đề phòng bệnh đường hô hấp * Cách tiến hành: Bước 1. Làm việc theo cặp - Học sinh quan sát và trao đổi với nhau về nội dung của các hình 1, 2, 3, 4, 5, 6 (10,11) quan sát và trao đổi với nhau về nội dung + GV có thể gợi ý cho HS về cách hỏi ở mỗi hình VD: H1, 2 . Nam đã nói gì với bạn của Nam? Em có nhận xét gì về cách ăn mặc của Nam và bạn của Nam... H3. Bác sĩ đã khuyên Nam điều gì? H4. Tại sao thầy giáo lại khuyên bạn HS lại phải mặc thêm áo ấm ... Bước 2: Làm việc cả lớp - Đại diện một số cặp trình bày ( Mỗi nhóm nói về một hình) -> Lớp nhận xét, bổ xung HS chú ý nghe nói về một hình - GV. Người bị viêm phổi hoặc viêm phế quản thường bị ho, sốt. Đặc biệt trẻ em nếu không chữa trị kịp thời, để quá nặng có thể bị chết.... - HS chú ý nghe + Chúng ta cần phải làm gì để phòng bệnh viêm đường hô hấp? - HS nêu + Em đã có ý thức phòng bệnh viê ... ợc đồ + Bước 2 : GV hô : bắt đầu - HS trao đổi và dán + Bước 3 : - HS trưng bày sản phẩm -> GV nhận xét 4. Củng cố - Dặn dò : - Nêu lại nội dung bài? - GV chốt lại nội dung bài học. Khen ngợi HS nào có cố gắng tích cực học tập. - GV đánh giá, nhận xét giờ học. * Về nhà học bài, chuẩn bị bài. Tuần 34: Tiết 67: Tự nhiên xã hội . Bài: Bề mặt lục địa I. Mục tiêu: - Nêu được đặc điểm bề mặt lục địa. * Tích hợp GDKNS: Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tinbieeur tượng về sông ,suối, hồ ,đồi núi , đồng bằng từ quan sát theo nhóm theo sơ đồ hoặc tranh. Quan sát so sánh các đặc điểm giống và khác nhaugi]ã đồi núi và đồng bằng qua trò trơi. *HSKTcùng tham gia. II. Đồ dùng dạy học: - Các hình trong SGK - Tranh, ảnh III. Các hoạt động dạy- học: 1 . ổn định tổ chức : Hát đầu giờ. 2 . Kiểm tra bài cũ : - Bề mặt tráI đất như thế nào ? -> HS + GV nhận xét. 3 . Dạy bài mới : a). Giới thiệu bài : GV ghi đầu bài . b). Hướng dẫn hoạt động học tập : Hoạt động 1: Làm việc theo cặp. * Mục tiêu: Biết mô tả bề mặt lục địa *Cách tiến hành : + Bước 1 : GV HD HS quan sát - HS quan sát H1 trong Sgk và trả lời câu hỏi cùng tham gia + Bước 2 : gọi một số HS trả lời - 4 - 5 HS trả lời - HS nhận xét * Kết luận : Bề mặt lục địa có chỗ nhô cao, có chỗ bàng phẳng, có những dòng nước chảy và những nơi chứa nước . Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm . * Mục tiêu : HS nhận biết được suối, sông, hồ . * Cách tiến hành : + Bước 1 : GV nêu yêu cầu - HS làm việc trong nhóm, quan sát H1 trong Sgk và trả lời câu hỏi . Sgk cùng tham gia + Bước 2 : - HS trả lời - HS nhận xét * Kết luận : Nước theo những khe chảy thành suối, thành sông rồi chảy ra biển đọng lại các chỗ trũng tạo thành hồ . Hoạt động 3 : Làm việc cả lớp . * Mục tiêu : Củng cố các biểu tượng suối, sông, hồ . * Cách tiến hành : + Bước 1 : Khai thác vốn hiẻu biết của HS đẻ nêu tên một số sông, hồ cùng tham gia + Bước 2 : - HS trả lời + Bước 3 : GV giới thiệu thêm 1 số sông, hồ * Kết luận: Như SGV “ Bề mặt lục địa có chỗ nhô cao, có chỗ bàng phẳng, có những dòng nước chảy và những nơi chứa nước. Nước theo những khe chảy thành suối, thành sông rồi chảy ra biển đọng lại các chỗ trũng tạo thành hồ . 4. Củng cố - Dặn dò : - Nêu lại nội dung bài? - GV chốt lại nội dung bài học. Khen ngợi HS nào có cố gắng tích cực học tập. - GV đánh giá, nhận xét giờ học. * Về nhà học bài, chuẩn bị bài. Tuần 34: Tiết 68: Tự nhiên xã hội Bài : Bề mặt lục địa (Tiếp ) I. Mục tiêu: - Biết so sánh một số dạng địa hình: Giữa núi và đồi, giữa cao nguyên và đồng bằng, giữa sông và suối. * Tích hợp GDKNS: Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tinbieeur tượng về sông ,suối, hồ ,đồi núi , đồng bằng từ quan sát theo nhóm theo sơ đồ hoặc tranh. Quan sát so sánh các đặc điểm giống và khác nhaugi]ã đồi núi và đồng bằng qua trò trơi. * HSKT ôn đọc viết phần vần. II. Đồ dùng dạy học: - GV: SGK - HS: SGK. Vở . . III. Các hoạt động dạy- học: 1 . ổn định tổ chức : Hát đầu giờ. 2 . Kiểm tra bài cũ : - Bề mặt lục địa có đặc điểm gì ? -> HS + GV nhận xét. 3 . Dạy bài mới : a). Giới thiệu bài : GV ghi đầu bài . b). Hướng dẫn hoạt động học tập : Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm. * Mục tiêu:: Nhận biết được núi và đồi, biết sự khác nhau giữa núi và đồi. *Cách tiến hành : - GV yêu cầu. + Bước 1 : GV HD HS quan sát - HS quan sát hình 1, 2 SGK và thảo luận theo nhóm và hoàn thành vào nháp. cùng tham gia + Bước 2 : gọi một số HS trả lời - Đại diện các nhóm trình bày kêt quả. - HS nhận xét * Kết luận: Núi thường cao hơn đồi và có đỉnh nhon, sườn dốc còn đồi có đỉnh tròn sườn thoải Hoạt động 2: Quan sát tranh theo cặp. * Mục tiêu: - Nhận biết được đồng băng và cao nguyên - Nhận ra được sự giống nhau giữa đồng bằng và cao nguyên. *Cách tiến hành : cùng tham gia + Bước 1 : GV HD HS quan sát - HS quan sát hình 3, 4 và trả lời câu hỏi SGK. + Bước 2 : gọi một số HS trả lời - HS trả lời. * Kết luận: Đồng bằng và cao nguyên đều tương đối phẳng, nhưng cao nguyên cao hơn đồng bằng và có sườn dốc. Hoạt động 3: Vẽ hình mô tả núi , đồi, đồng bằng, cao nguyên (Có thể không vẽ ) * Mục tiêu: Giúp HS khắc sâu biểu tượng núi , đồi, đồng bằng, cao nguyên *Cách tiến hành : cùng tham gia - B1: GV yêu cầu. - HS vẽ vào nháp mô tả núi , đồi, đồng bằng, cao nguyên - B2: HS vẽ - HS ngồi cạnh nhau đổi vở, nhận xét. - B3: GV trưng bày bài vẽ theo nhóm * Kết luận: GV + HS nhận xét.và KL * Kết luận chung : “ Bề mặt lục địa có chỗ nhô cao, có chỗ bàng phẳng, có những dòng nước chảy và những nơi chứa nước. Nước theo những khe chảy thành suối, thành sông rồi chảy ra biển đọng lại các chỗ trũng tạo thành hồ . 4. Củng cố - Dặn dò : - Nêu lại nội dung bài? - GV chốt lại nội dung bài học. Khen ngợi HS nào có cố gắng tích cực học tập. - GV đánh giá, nhận xét giờ học. * Về nhà học bài, chuẩn bị bài. Tuần 35 : Tiết 69: Tự nhiên xã hội . Bài: Ôn tập và kiểm tra học kỳ II - Tự nhiên . I. Mục tiêu: * Khắc sâu những kiến thức đã học vè Tự nhiên: - Kể tên một số cây, con vật ở địa phương. - Nhận biết được nơi em sống thuộc thuộc dạng địa hình nào:đồng bằng , miền núi hay nông thôn , thành thị .. - Kể về Mặt Trời , Trài Đất, ngày, tháng, mùa. II. Đồ dùng dạy học: GV: - Tranh ảnh cây cối , thiên nhiên , phong cảnh HS: SGK , vở ghi . III. Các hoạt động dạy- học: 1. ổn định tổ chức: Hát đầu giờ . 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu đặc điểm bề mặt lục địa ? -> HS + GV nhận xét . 3. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài : ( GV ghi đầu bài ) b. Hướng dẫn hoạt động : Hoạt động 1: Quan sát . * Mục tiêu: Nhận biết được đặc điểm địa hình địa phương , Biết một số cây cối , con vật nuôi của địa phương mình . * Cách tiến hành: - Bước 1: Quan sát + GV Xếp thành 2 hàng dẫn đi thăm quan - HS Xếp thành 2 hàng đi thăm quan quan sát theo gợi ý GV. trong + Quan sát địa hình quê mình em thấy địa phương em có được đặc điểm địa hình như thế nào ? Cây cối ? con vật nuôi ? -> HS quan sát - Ghi chép. -> Ghi chép vào vở nhưng gì quan sát được . - Bước 2: Báo cáo + GV cho 1 số HS Báo cáo - HS báo cáo kết quả quan sát được -> GV nhận xét -> HS nhận xét * Kết luận: Nhận xét chung về kết quả báo cáo : Tóm tắt được đặc điểm địa hình địa phương , tên một số cây cối , con vật nuôi của địa phương mình . Hoạt động 2: Thực hành nói hoặc kể * Mục tiêu: - Biết tái hiện và nói hoặc kể lại về phong cảnh quê hương mình . * Cách tiến hành: - Bước 1: GV hướng dẫn + GVnêu các em sống ở miền nào ?Vì sao em biết , căn cứ vào đâu ? - HS liên hệ thực tế đời sống hàng ngày . - Bước2: Nói- Kể + GV gọi trình bày : Hãy kể hoặc nói về những gì em quan sát được từ thực - HS lần lựợt kể hoặc nói về những gì em quan sát được từ thực tế hàng ngày về tế hàng ngày . phong cảnh , địa hình , động vật , thực vật -> Lớp góp ý , bổ sung (nếu có ) -> GV nhận xét Kết luận:GV căn cứ HS trình bày để nhận xét chung và củng cố kiến thức . Hoạt động 3: Chơi trò chơi: * Mục tiêu: Giúp cho HS nắm chắc được đặc điểm địa hình địa phương, tên một số cây cối, con vật nuôi của địa phương mình . * Cách tiến hành: - Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn + GV treo hình phóng to câu hỏi . - HS quan sát , đọc + GV chia lớp làm nhiều nhóm2- 3 em - HS hình thành nhóm (tự chọn) + GV gọi hai nhóm lên bảng xếp 2 hàng dọc và phát cho mỗi nhóm 5 tấm bìa. các nhóm sẽ điền đúng tên con vật , cây trồng , vào câu hỏi tương ứng . - GV hướng dẫn luật chơi - HS nghe hướng dẫn chơi trò chơi - Bước 2: - Bước 3: + GV tổ chức đánh giá 2 nhóm chơi - HS nhận xét * Kết luận : - GV nhận xét nhóm làm tốt nhất 4. Củng cố - Dặn dò : - Nêu lại nội dung bài? - GV chốt lại nội dung bài học. Khen ngợi HS nào có cố gắng tích cực học tập. - GV đánh giá, nhận xét giờ học. * Về nhà học bài, chuẩn bị bài. Tuần 35: Tiết 70: Tự nhiên xã hội Bài: : Ôn tập và kiểm tra học kỳ II - Tự nhiên . I. Mục tiêu: * Khắc sâu những kiến thức đã học vè Tự nhiên: - Kể tên một số cây, con vật ở địa phương. - Nhận biết được nơi em sống thuộc thuộc dạng địa hình nào:đồng bằng , miền núi hay nông thôn , thành thị .. - Kể về Mặt Trời , Trài Đất, ngày, tháng, mùa. 8 Tích hợp: Có ý thức học tập tự giác, tích cực bảo vệ môi trường thiên nhiên tại địa phương mình . II. Đồ dùng dạy học: GV: - Tranh ảnh cây cối , thiên nhiên , phong cảnh HS: SGK , vở ghi . III. Các hoạt động dạy- học: 1. ổn định tổ chức: Hát đầu giờ . 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu đặc điểm bề mặt địa hình địa phương em ? -> HS + GV nhận xét . 3. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài : ( GV ghi đầu bài ) b. Hướng dẫn hoạt động : Hoạt động 1: Quan sát . * Mục tiêu: Củng cố kiến thức về tên một số cây cối , con vật nuôi của địa phương mình . Cách tiến hành: Bước 1: Hướng dẫn kẻ bảng như SGK và hoàn thành theo yêu cầu của GV . Tên nhóm động vật Tên con vật Đặc điểm - Bước 2: Trao đổi theo cặp Côn trùng Muỗi, . - Bước 3 : Báo cáo , bổ sung Tôm , cua . . Cá . . Chim ,thú . . + GV cho 1 số HS Báo cáo - HS báo cáo kết quả của cặp mình . . -> GV nhận xét , chốt ý đúng . -> HS nhận xét * Kết luận: Nhận xét chung về kết quả báo cáo : Tóm tắt được đặc điểm tên một số con vật nuôi của địa phương mình . Hoạt động 2 : Chơi trò chơi “ Ai nhanh – Ai đúng ” ? * Mục tiêu: Củng cố kiến thức về thực vật . * Cách tiến hành: - Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn - HS quan sát , đọc gợi ý . + GV chia lớp làm 3 nhóm 6 em - HS hình thành nhóm (tự chọn nhóm ngẫu nhiên ) + GV gọi hai nhóm lên bảng xếp 2 hàng dọc và phát cho mỗi nhóm các tấm bìa. các nhóm sẽ điền đúng tên cây trồng , vào câu hỏi gợi ý tương ứng mô tả Thân – Rễ . Chơ thi gắn : Đặc điểm các cây thân đứng , thân leo , thân bò , ,Rễ cọc ,rễ chùm , rễ phụ , rễ củ ,.. - GV hướng dẫn luật chơi - HS nghe hướng dẫn chơi trò chơi - Bước 2: chơi - Bước 3: Đánh giá + GV tổ chức đánh giá 2 nhóm chơi - HS nhận xét * Kết luận : - GV nhận xét nhóm làm tốt nhất chốt ý sau mỗi lượt chơi . 4. Củng cố - Dặn dò : - Nêu lại nội dung bài? - GV chốt lại nội dung bài học. Khen ngợi HS nào có cố gắng tích cực học tập. - GV đánh giá, nhận xét giờ học. * Về nhà học bài, chuẩn bị bài.
Tài liệu đính kèm: