Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Tuần 1-3 - Năm học 2010-2011

Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Tuần 1-3 - Năm học 2010-2011

I. Mục tiêu

 - Nêu được tên các bộ phận và chức năng của cơ quan hô hấp

 - Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp trên tranh vẽ

 - Biết được hoạt động thở diễn ra liên tục.(nếu bị ngừng thở từ 3-4 phút người ta có thể bị chết)

II. Đồ dùng

 GV : hình vẽ trong SGK

 HS : SGK

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. Mở đầu

- GV giới thiệu môn học

2. Bài mới

a. HĐ1 : Thực hành cách thở sâu

* Mục tiêu : HS nhận biết được sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào thật sâu và thở ra hết sức

* Cách tiến hành

 

doc 8 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1005Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Tuần 1-3 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Ngày dạy: / /2010
Bài 1 : Hoạt động thở và cơ quan hô hấp 
I. Mục tiêu
	- Nêu được tên các bộ phận và chức năng của cơ quan hô hấp
	- Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp trên tranh vẽ
	- Biết được hoạt động thở diễn ra liên tục.(nếu bị ngừng thở từ 3-4 phút người ta có thể bị chết)
II. Đồ dùng
	GV : hình vẽ trong SGK
	HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Mở đầu
- GV giới thiệu môn học
2. Bài mới
a. HĐ1 : Thực hành cách thở sâu
* Mục tiêu : HS nhận biết được sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào thật sâu và thở ra hết sức
* Cách tiến hành
Bước 1 : trò chơi
- Em có cảm giác như thế nào sau khi nín thở lâu ?
Bước 2 :
- Nhận xét sự thay đổi của lồng ngực
- So sánh lồng ngực khi hít vào và thở ra bình thường và khi thở sâu
- Nêu ích lợi của việc thở sâu
- HS bịt mũi nín thở
- Thở gấp hơn sâu hơn lúc bình thường
- 1 HS thực hiện động tác thở sâu
- Cả lớp thực hiện động tác hít vào thật sâu và thở ra hết sức
- HS nhận xét
* GV KL : Khi ta thở, lồng ngực phồng lên, xẹp xuống đều đặn đó là cử động hô hấp. Cử động hô hấp gồm hai động tác : hít vào và thở ra. Khi hít vào thật sâu thì thổi phồng lên để nhận nhiều không khí, lồng ngực sẽ nở to ra. Khi thở ra hết sức, lồng ngực xẹp xuống, đẩy không khí từ phổi ra ngoài
b. HĐ2 : Làm việc với SGK
* Mục tiêu
	- Chỉ trên sơ đồ và nói được tên các bộ phận của cơ quan hô hấp
	- Chỉ trên sơ đồ và nói được đường đi của không khí khi ta hít vào và thở ra
	- Hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống của con người
* Cách tiến hành
Bước 1 : Làm việc theo cặp
Bước 2 : Làm việc cả lớp
- GV giúp HS hiểu cơ quan hô hấp là gì và chức năng từng bộ phận của cơ quan hô hấp
- HS QS hình vẽ trong SGK
- 1 en hỏi 1 em trả lời
- 1 số cặp HS lên bảng hỏi đáp
GVKL : Cơ quan hô hấp là cơ quan thực hiện sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài. Cơ quan hô hấp gồm : mũi, khí quản, phế quản và hai lá phổi. Mũi, khí quản và phế quản là đường dẫn khí. Hai lá phổi có chức năng trao đổi khí
IV Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học
	- Về nhà ôn lại bài
 Ngày dạy: / /2010
Bài 2: Nên thở như thế nào ?
I. Mục tiêu
	- Hiểu được cần thở bằng mũi, không nên thở bằng miệng, hít thở không khí trong lành sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh
	- Nếu hít thở không khí có nhiều khói bụi sẽ hại cho sức khỏe
II. Đồ dùng
	GV : Hình vẽ SGK trang 6, 7, gương soi nhỏ đủ cho các nhóm
	HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Kể tên các bộ phận của cơ quan hô hấp
2. Bài mới
a. HĐ1 : Thảo luận nhóm
- Mũi, khí quản, phế quản, hai lá phổi
* Mục tiêu : Giải thích được tại sao ta nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng
* Cách tiến hành
- Các em nhìn thấy gì trong mũi ?
- Khi bị sổ mũi, em thấy có gì chảy ra từ hai lỗ mũi ?
- Hằng ngày dùng khăn sạch lau phía trong mũi, em thấy trên khăn có gì ?
- Tại sao thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng
- HS lấy gương ra soi QS lỗ mũi của mình
- HS trả lời
* GVKL : Thở bằng mũi là hợp vệ sinh, có lợi cho sức khoẻ, vì vậy chúng ta nên thở bằng mũi
b. HĐ2 : Làm việc với SGK
* Mục tiêu : Nói được ích lợi của việc hít thở không khí trong lành và tác hại của việc hít thở không khí có nhiều khói bụi đối với sức khoẻ
* Cách tiến hành
+ Bước 1 : Làm việc theo cặp
- Bức tranh nào thể hiện không khí trong lành, bức tranh nào thể hiện không khí có nhiều khói bụi ?
- Khi được thở ở không khí trong lành bạn cảm thấy thế nào ?
- Nêu cảm giác của bạn khi phải thở không khí có nhiều khói bụi ?
+ Bước 2 : Làm việc cả lớp
- Thở không khí trong lành có lợi gì ?
- Thở không khí có nhiều khói bụi, có hại gì ?
- QS H3, 4, 5 theo cặp 
- HS thảo luận
- Đại diện nhóm lên trình bày
* GVKL : Không khí trong lành là không khí chữa nhiều khí ô - xi, ít khí các - bo - níc và khói bụi, ...... Khí ô - xi cần cho hoạt động sống của cơ thể. Vì vậy, thở không khí trong lành sẽ giúp chúng ta khoẻ mạnh. Không 
khí chứa nhiều khí cac - bo - níc, khói, bụi, .... là không khí bị ô nhiễm. Vì vậy, thở không khí bị ô nhiễm sẽ có hại cho sức khoẻ
IV.Củng cố dặn dò
	- Nhận xét tiết học
	- Về nhà học bài.
Tuần 2 
Bài 3 : Vệ sinh hô hấp Ngày dạy: / /2010
I. Mục tiêu
	- Nêu được những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp
	- Nêu ích lợi tập thể của việc tập thể dục buổi sáng và giữ sạch mũi, miệng.
	(*)GDBVMT- mức độ bộ phận: HS biết một số hoạt động của con người gây ô nhiễm bầu không khí có hại đối với cơ quan hô hấp.
II. Đồ dùng
	GV : Hình vẽ trong SGKtrang 8, 9
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Thở không khí trong lành có lợi gì ?
- Thở không khí có nhiều khói bụi có hại gì
2. Bài mới
a. HĐ1 : Thảo luận nhóm
- HS trả lời
- Nhận xét bạn
* Mục tiêu : nêu được ích lợi của việc tập thở buổi sáng
* cách tiến hành
+ Bước 1 : Làm việc theo nhóm
- Tập thở sâu vào buổi sáng có lợi gì ?
- Hằng ngày chngs ta nên làm gì để giữ sạch mũi họng ?
+ Bước 2 : Làm việc cả lớp
- Hằng ngày cần lau sạch mũi và súc miệng bằng nước muối để tránh bị nhiễm trùng các bộ phận của cơ quan hô hấp trên
- GV nhắc nhở HS nên có thói quen tập thể dục buổi sáng và có ý thức giữ vệ sinh mũi họng
b. HĐ2 : Thảo luận theo cặp
- HS QS H1, 2, 3 trang 8 thảo luận nhóm
- Trả lời câu hỏi
- Đại diễn mối nhóm lên trả lời một câu hỏi
* Mục tiêu : Kể ra được những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp
* Cách tiến hành
+ Bước 1 : Làm việc theo cặp
- Chỉ và nói tên các việc nên và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan hô hấp
+ Bước 2 : Làm việc cả lớp 
- Yêu cầu HS lên hệ trong cuộc sống, kể ra những việc nên làm và có thể làm được để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan hô hấp. Nêu những việc các em có thể làm ở nhà và xung quanh khu vực nơi các em sống để giữ cho bầu không khí luôn trong lành
- QS H9 theo nhóm đôi trả lời câu hỏi
- HS trình bày, mỗi HS phân tích 1 tranh
GVKL : Không nên ở trong phòng có người hút thuốc lá, thuốc lào ( vì trong khói thuốc lá, thuốc lào có nhiều chất độc ) và chơi đùa ở nơi có nhiều khói, bụi. Khi quét dọn, làm vệ sinh lớp học, nhà ở cần phải đeo khẩu trang. Luôn quét dọn và lau sạch đồ đạc cũng như sàn nhà để đảm bảo không khí trong nhà luôn trong sạch không có nhiều bụi. Tham gia tổng vệ sinh đường đi ngõ xóm, không vứt rác, khạc nhổ bừa bãi,...
(*)GV yêu cầu HS trả lời:
- Nêu 1 số hoạt động của con người đã gây ô nhiễm bầu không khí
- Nêu 1 số việc làm có lợi, có hại cho sức khỏe
IV. Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét giờ học
	- Về nhà xem lại bài
 Ngày dạy: / /2010
Bài 4 : Phòng bệnh đường hô hấp
I. Mục tiêu
	- Kể được tên 1 số bệnh thường gặp ở cơ quan hô hấp như viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi
	- Biết cách giữ ấm cho cơ thể, giữ vệ sinh mũi, miệng
	- Nêu nguyên nhân mắc các bệnh đường hô hấp
II. Đồ dùng
	GV : Các hình vẽ SGK trang 10, 11
	HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Hằng ngày, chúng ta nên làm gì để giữ vệ sinh mũi, họng ?
2. Bài mới
a. HĐ1 : động não
- HS trả lời
- Nhận xét bạn
* Mục tiêu : Kể tên một số bệnh đường hô hấp thường gặp
* Cách tiến hành :
- Kể tên các bộ phận của cơ quan hô hấp đã học ở bài trước
- Kể tên 1 bệnh đường hô hấp mà em biết
- Mũi, khí quản, phế quản, hai lá phổi
- HS kể
b. HĐ2 : Làm việc với SGK
* Mục tiêu : Nêu được nguyên nhân và cách đề phòng bệnh đường hô hấp
 Có ý thức phòng bệnh đường hô hấp
* Cách tiến hành :
+ Bước 1 : Làm việc theo cặp
- GV HD HS QS
+ Bước 2 : Làm việc cả lớp
- Chúng ta cần làm gì để phòng bệnh đường hô hấp ?
- Các em phòng bệnh đường hô hấp chưa 
- HS QD và trao đổi với nhau về ND H 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 10, 11
- Đại diện một số cặp trình bày
- Để phòng bệnh viêm họng, viêm phế quản và viêm phổi chúng ta cần mặc đủ ấm, không để lạnh cổ, ngực, hai bàn chân, ăn đủ chất và không uống đồ uống quá lạnh
* GVKL : - Các bệnh viêm đường hô hấp thường gặp là : viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, ...
	- Nguyên nhân chính : do bị nhiễm lạnh, nhiễm trùng hoặc biến chứng của các bệnh truyền nhiễm ( cúm, sởi )
	- Cách đề phòng : giữ ấm cơ thể, giữ vệ sinh mũi họng, giữ nơi ở đủ ấm, thoáng khí, tránh gió lùa, ăn uống đủ chất, luyện tập thể dục thường xuyên.
c. HĐ3 : Chơi trò chơi bác sĩ
* Mục tiêu : Giúp HS củng cố những kiến thức đã học được về phòng bệnh viêm đường hô hấp
* Cách tiến hành : 
+ Bước 1 : GV HD
- 1 HS đóng vai bệnh nhân
- 1 HS đóng vai bác sĩ
+ Bước 2 : Tổ chức cho HS chơi
- HS chơi thử trong nhóm
- 1 cặp lên đóng vai bệnh nhân và bác sĩ
- Cả lớp xem góp ý bổ sung.
IV Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét giờ học
	- Về nhà xem lại bài
Tuần 3 Ngày dạy: / /2010
Bài 5 : Bệnh lao phổi
I. Mục tiêu
	- Biết cần tiêm phòng lao, thở không khí trong lành, ăn đủ chất để phòng bệnh lao phổi
	- Biết được nguyên nhân gây bệnh và tác hại của bệnh lao phổi
II. Đồ dùng
	GV : Hình vẽ trong SGK trang 12, 13
	HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Kể tên một số bệnh đường hô hấp thường gặp ?
2. Bài mới
a. HĐ1 : Làm việc với SGK
- Viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản và viêm phổi.
* Mục tiêu : Nêu nguyên nhân, đường lây bệnh và tác hại của bệnh lao phổi
* Cách tiến hành :
+ Bước 1 : Làm việc theo nhóm nhỏ
- Nguyên nhân gây bệnh lao phổi là gì ?
- Bệnh lao phổi có biểu hiện như thế nào 
- Bệnh lao phổi có thể lây từ người bệnh sang người lành bằng con đường nào ?
- Bệnh lao phổi gây ra tác hại gì đối với sức khoẻ của bản thân người bệnh và những người sung quanh ?
+ Bước 2 : làm việc cả lớp
b. HĐ2 : Thảo luận nhóm
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình QS H 1, 2, 3, 4, 5 trang 12
- Phân công hai bạn đọc lời thoại giữa bác sĩ và bệnh nhân
+ Đại diện nhóm lên trình bày
- Các nhóm khác bổ sung góp ý
* Mục tiêu : Nêu được những việc nên làm và không nên làm để phòng bệnh lao phổi
* Cách tiến hành
+ Bước 1 : Thảo luận nhóm
- Kể ra những việc làm và hoàn cảnh khiến ta dễ mắc bệnh lao phổi
- Nêu những việc làm và hoàn cảnh giúp chúng ta có thể phòng tránh được bệnh lao phổi
- Tại sao không nên khạc nhổ bừa bãi ?
+ Bước 2 : Làm việc cả lớp
+ Bước 3 : Liên hệ
- Em và gia đình cần làm gì để phòng tránh bệnh lao phổi ?
- HS QS hình vẽ trang 13 theo nhóm, trả lời
- Đại diện nhóm lên trình bày
- HS trả lời
* GVKL : Lao là một bệnh truền nhiễm do vi khuẩn lao gay ra. Ngày nay, không chỉ có thuốc chữ khỏi bệnh lao mà còn có thuốc tiêm phòng lao. Trẻ em được tiêm phòng lao có thể không bị mắc bệnh này trong suốt cuộc đời.
c. HĐ 3 : Đóng vai
* Mục tiêu : Biết nói với bố mẹ khi bản thân có những dấu hiệu bị mắc bệnh đường hô hấp để được đi khám và chữa bệnh kịp thời
* Cách tiến hành : 
+ Bước 1 : Nhận nhiệm vụ và chuẩn bị trong nhóm
- GV nêu tình huống nếu bị 1 trong các bệnh đường hô hấp, em sẽ nó gì với bố mẹ để bố meh đưa đi khám bệnh ?
- Khi được đưa đi khám bệnh, em sẽ nói gì với bác sĩ ?
+ Bước 2 : Trình diễn
- Mỗi nhóm nhận 1 trong 2 tình huống trên thảo luận, đóng vai trong nhóm 
- Các nhóm lên trình bày trước lớp
* GVKL : Khi bị sốt, mệt mỏi, chúng ta cần phải nói ngay với bố mẹ để được đưa đi khám bệnh kịp thời. Khi đến gặp bác sĩ, chúng ta phải nói rõ xem mình bị đau ở đâu để bác sĩ chuẩn đoán đúng bệnh, nếu có bệnh phải uống thuốc đủ liều theo đơn của bác sĩ.
IV Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học
	- Khen những HS có ý thức học tốt
 Ngày dạy: / /2010
Bài 6 : Máu và cơ quan tuần hoàn
I. Mục tiêu
	- Chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan tuần hoàn trên tranh vẽ hoặc mô hình
	- Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn: Vận chuyển máu đi nuôi các cơ quan của cơ thể...
II. Đồ dùng
	GV : Hình vẽ trang 14, 15, tiết lợn hoặc tiết gà chống đông để trong ống thuỷ tinh
	HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Nguyên nhân gây bệnh lao phổi là gì ?
- Bệnh lao phổi có biểu hiện như thế nào ?
2. Bài mới
a. HĐ1 : QS và thảo luận
- HS trả lời
* Mục tiêu : trình bày được sơ lược về thành phần của máu và chức năng của huyết cầu đỏ. Nêu được chức năng của cơ quan tuần hoàn
* Cách tiến hành : 
+ Bước 1 : Làm việc theo nhóm
- Bạn đã bị đứt tay hay trầy da bao giờ chưa Khi bị đứt tay hoặc trầy da bạn nhìn thấy gì ở vết thương ?
- Theo bạn, khi máu bị chảy ra khỏi cơ thể, máu là chất lỏng hay là đặc ?
- QS máu đã được chống đông trong ống nghiệm bạn thấy máu được chia làm mấy phần ? Đó là những phần nào ?
- QS huyết cầu đỏ ở H3, bạn thấy huyết cầu đỏ có hình dạng như thế nào ? Nó có chức năng gì ?
- Cơ quan vận chuyển máu đi khắp cơ thể có tên là gì ?
+ Bước 2 : Làm việc cả lớp
- HS QS hình vẽ 1, 2, 3 trang 14 + QS ống máu được chống đông - thảo luận nhóm
- Đại diện từng nhóm lên trình bày
- Các nhóm khác bổ sung
* GVKL : Máu là một chất lỏng màu đỏ gồm hai thành phần là huyết tương và huyết cầu, còn gọi là các tế bào máu
	- Có nhiều loại huyết cầu, quan trọng nhất là huyết cầu đỏ. Huyết cầu đỏ có dạng như cái đĩa, lõm hai mặt. Nó có chức năng mang khí ô-xi đi nuôi cơ thể.
	- Cơ quan vận chuyển máu đi khắp cơ thế được gọi là cơ quan tuần hoàn
b. HĐ2 : Làm việc với SGK
* Mục tiêu : Kể được tên các bộ phạn của cơ quan tuần hoàn
* Cách tiến hành
+ Bước 1 : Làm việc theo cặp
+ Bước 2 : Làm việc cả lớp
- HS QS H4, 1 em hỏi 1 em trả lời
- 1 số cặp HS lên trình bày KQ thảo luận
* GVKL : Cơ quan tuần hàn gồm có : tim và các mạch máu
c. HĐ3 : Chơi trò chơi tiếp sức
* Mục tiêu :Hiểu được mạch máu đi tới mọi cơ quan của cơ thể
* Cách tiến hành : 
+ Bước 1 : GV HD HS chơi
+ Bước 2 : 
- GV kết luận và tuyên dương đội thắng
- HS chia làm 2 đội có số người bằng nhau
- HS chơi trò chơi
 * GVKL : Nhờ có các mạch máu đem máu đến mọi bộ phận cảu cơ thể để tất cả các cơ quan của cơ thể có đủ chất dinh dưỡng và ô-xi để hoạt động. Đồng thời, máu cũng có chức năng chuyên chở khí các-bo-níc và chất thải của các cơ quan trong cơ thể đến phổi và thận để thải chúng ra ngoài.
IV Củng cố, dặn dò
	- GV nhận xét tiết học
	- Khen những HS có ý thức học tốt

Tài liệu đính kèm:

  • docTNXH 3 1011 TUAN 13 SI.doc