Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2018-2019

Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2018-2019

2.Bài mới:

 a)Khám phá: Ghi bảng

b) Kết nối:

*Hoạt động 1:

* Bước 1: Làm việc theo nhóm

- Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm, các nhóm quan sát hình 1, 2, 3 SGK trả lời câu hỏi:

- Hãy cho biết ích lợi việc thở sâu vào buổi sáng?

- Hàng ngày em nên làm gì để giữ sạch mũi họng ?

* Bước 2: Làm việc cả lớp

- Yêu cầu đại diện mỗi nhóm trả lời một câu hỏi

 Giáo viên theo dõi nhận xét và bổ sung

- Nhắc học sinh nên có thói quen tập thể dục buổi sáng và có ý thức giữ vệ sinh mũi họng.

*Hoạt động 2 :

* Bước 1 : Làm việc theo cặp

- Làm việc với sách giáo khoa.

- Yêu cầu từng cặp HS mở SGK quan sát các hình ở trang 9, lần lượt người hỏi người trả lời.

 

doc 4 trang Người đăng hoaithuong212 Lượt xem 566Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Tuần 2 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 2 Thứ ba ngày 28 tháng 8 năm 2018
Tiết 4 Tự nhiên xã hội 
 VỆ SINH HÔ HẤP
I/ Mục tiêu 
- Nêu được những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp 
- Giáo dục các em biết ích lợi của việc tập thể dục buối sáng và biết giữ sạch mũi miệng.
* Các KNS cần được GD trong bài:
- Kĩ năng tư duy phê phán: Tư duy phân tích, phê phán những việc làm gây hại cho cơ quan hô hấp.
- Kĩ năng làm chủ bản thân: Khuyến khích sự tự tin, lòng tự trọng của bản thân khi thực hiện những việc làm có lợi cho cơ quan hô hấp.
-Kĩ năng giao tiếp: Tự tin, giao tiếp hiệu quả để thuyết phục người thân không hút thuốc lá, thuốc lào ở nơi công cộng, nhất là nơi có trẻ em.
* GDMT: - Biết một số hoạt động của con người đã gây ô nhiễm bầu không khí, có hại đối với cơ quan hô hấp. – HS biết 1 số việc làm có lợi có hại cho sức khoẻ.
II/ Đồ dùng dạy học: Các hình trong SGK (trang 8 và 9)
III/ Hoạt động dạy - học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài “Nên thở như thế nào“
- Nhận xét đánh giá 
2.Bài mới:
 a)Khám phá: Ghi bảng
b) Kết nối: 
*Hoạt động 1: 
* Bước 1: Làm việc theo nhóm 
- Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm, các nhóm quan sát hình 1, 2, 3 SGK trả lời câu hỏi:
- Hãy cho biết ích lợi việc thở sâu vào buổi sáng? 
- Hàng ngày em nên làm gì để giữ sạch mũi họng ?
* Bước 2: Làm việc cả lớp 
- Yêu cầu đại diện mỗi nhóm trả lời một câu hỏi 
 Giáo viên theo dõi nhận xét và bổ sung 
- Nhắc học sinh nên có thói quen tập thể dục buổi sáng và có ý thức giữ vệ sinh mũi họng.
*Hoạt động 2 : 
* Bước 1 : Làm việc theo cặp 
- Làm việc với sách giáo khoa.
- Yêu cầu từng cặp HS mở SGK quan sát các hình ở trang 9, lần lượt người hỏi người trả lời.
- Bạn hãy chỉ vào hình và nói tên các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh hô hấp ?
- Hướng dẫn học sinh giúp các em đặt thêm câu hỏi.
-Hình này vẽ gì? Việc làm của các bạn trong hình có lợi hay có hại đối với đường hô hấp ? Tại sao ?
*Bước 2 : Làm việc cả lớp :
- Gọi một số cặp HS lên hỏi đáp trước lớp.
- Yêu cầu chỉ và phân tích một bức tranh.
- Theo dõi sử chữa bổ sung và khen cặp nào có câu hỏi sáng tạo.
* Yêu cầu học sinh cả lớp liên hệ thực tế: 
- Kể ra những việc nên làm và có thể làm được để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan hô hấp?
- Nêu những việc làm để giữ cho bầu không khí trong lành xung quanh nhà ở ?
* Kết luận: - Không nên ở trong phòng có người hút thuốc và chơi đùa những nơi có nhiều khói bụi. Khi quét dọn vệ sinh phải đeo khẩu trang  
 d) Củng cố - Dặn dò:
- Cho học sinh liên hệ với cuộc sống hàng ngày.
- Dặn lớp về nhà học thuộc bài.
- Xem trước bài mới.
2 HS trả lời câu hỏi:
- Thở không khí trong lành có lợi gì ?
- Thở không khí có nhiều khói bụi có hại gì?
- Lớp theo dõi vài HS nhắc lại tựa bài
- Tiến hành thực hiện chia nhóm, thảo luận và báo cáo kết quả.
- Thở sâu vào buổi sáng có lợi cho sức khoẻ vì có không khí trong lành, ít khỏi bụi...Cơ thể được vận động để mạch máu lưu thông... 
- Ta cần lau sạch mũi và súc miệng bằng nước muối để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp .
- Đại diện nhóm trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.
- Thực hành tập thể dục vào các buổi sáng và giữ vệ sinh mũi họng.
- Quan sát hình vẽ trang 9 nêu nội dung của bức tranh thông qua bức tranh nói cho nhau nghe về những việc nên và không nên làm đối với cơ quan hô hấp.
- Lên bảng chỉ và phân tích một bức tranh 
- Lần lượt kể ra một số việc làm nhằm bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan hô hấp và giữ cho bầu không khí trong lành .
- HS tự do phát biểu.
- Học sinh nêu bài học SGK
- Về nhà áp dụng những điều đã học vào cuộc sống hàng ngày 
- Dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ .
xem trước bài: “Phòng bệnh đường hô hấp”
Nội dung cần bổ sung:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 2 Thứ sáu ngày 8 tháng 9 năm 2017 
Tiết 4 Tự nhiên xã hội
 PHÒNG BỆNH ĐƯỜNG HÔ HẤP
I/ Mục tiêu : 
-Kể được tên một số bệnh thường gặp ở cơ quan hô hấp như viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi
- GDHS biết cách giữ ấm cơ thể, vệ sinh mũi miệng.
*Các KNS cần được GD trong bài:
-Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Tổng hợp thông tin, phân tích những tình huống có nguy cơ dẫn đến bệnh đường hô hấp.
-Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm với bản thân trong việc phòng bệnh đường hô hấp.
-Kĩ năng giao tiếp: Ứng xử phù hợp khi đóng vai bác sĩ và bệnh nhân.
 II/ Đồ dùng dạy học: - Các hình trang 10 và 11 sách giáo khoa .
 III/ Hoạt động dạy - học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài “Vệ sinh hô hấp “
- Nêu ích lợi việc thở không khí trong lành?
- Hằng ngày em phải làm gì để giữ vệ sinh đường hô hấp?
- GV nhận xét đánh giá.
2.Bài mới:
 a) Khám phá:
- Ở các bài trước các em đã biết về cơ quan hô hấp. Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu về cách “Phòng bệnh đường hô hấp “
b) Kết nối:
 *Hoạt động 1: Động não.
- Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau:
+ Hãy kể tên các bộ phận của cơ quan hô hấp ? 
+ Hãy kể một số bệnh về đường hô hấp mà em biết ?
* Giáo viên giảng thêm: Tất cả các bộ phận của đường hô hấp đều có thể bị bệnh như viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản và viêm phổi 
* Hoạt động 2: làm việc với SGK.
- Bước 1: làm việc theo cặp 
- Yêu cầu 2 em cùng quan sát các hình 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 10 và 11 SGK và thảo luận :
- Bức tranh 1 và 2 Nam đã nói gì với bạn Nam? Em có nhận xét gì về cách ăn mặc của Nam và bạn của Nam? Nguyên nhân nào khiến Nam bị viêm họng? Bạn của Nam khuyên Nam điều gì?
- Hình 3 Bác sĩ đang làm gì? Khuyên Nam điều gì?
- Hình 4: Tại sao thầy giáo lại khuyên học sinh mặc ấm ?
- Hình 5: Vì sao hai bác đi qua đường lại khuyên hai bạn nhỏ đang ăn kem ?
Bệnh viêm phế quản và viêm phổi có biểu hiện gì ? Nêu tác hại của hai bệnh này ?
- Bước 2 : Làm việc cả lớp 
- Gọi một số cặp HS lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
- Yêu cầu lớp theo dõi bổ sung. 
- Chúng ta cần làm gì để phòng bệnh đường hô hấp ?
* Giáo viên kết luận như SGV.
* Hoạt động 3: Chơi trò chơi “Bác sĩ “
- Hướng dẫn học sinh cách chơi 
- Yêu cầu học sinh đóng vai bệnh nhân và bác sĩ và cách thực hiện trò chơi.
- Cho HS chơi thử trong nhóm, sau đó mời 1 số cặp biểu diễn trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương.
c) Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học và xem trước bài mới .
- Hai học sinh lên bảng trả lời bài cũ 
- Hít thở không khí trong lành giúp cho cơ quan hô hấp làm việc tốt hơn và cơ thể khỏe mạnh.
- Phải thường xuyên lau mũi bằng khăn sạch, không chơi những nơi có nhiều khói, bụi 
- Lắng nghe giáo viên giới thiệu bài 
- Vài học sinh nhắc lại tựa bài.
- Lớp tiến hành làm việc cá nhân suy nghĩ trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên 
- Các cơ quan hô hấp: mũi, khí quản... 
- Một số bệnh đường hô hấp: Viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi 
- Từng cặp quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo tranh.
- Bức tranh 1 và 2: Nam mặc đồ mỏng trong khi trời rất lạnh Nam nói mình bị ho và rất đau khi nuốt nước bọt, bạn đã khuyên Nam đến bác sĩ để khám. Nam bị viêm họng do mặc đồ mỏng nên nhiễm lạnh.
 - Bức tranh 3 Bác sĩ đang khám bệnh cho Nam và bác sĩ nói: Cháu bị viêm họng do cảm lạnh, cháu nên uống thuốc và súc miệng nước muối hàng ngày.
- Thầy khuyên nên mặc ấm để tránh bị nhiễm lạnh.
- Nếu ăn quá nhiều đồ lạnh sẽ bị viêm họng.
- Khó thở, sốt và người khó chịu 
- Từng cặp HS lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- Chúng ta luôn mặc ấm, không ăn các đồ lạnh quá nhiều, không chơi những nơi nhiều khói bụi. 
- Lớp tiến hành chơi trò chơi.
- Một bạn đóng vai bác sĩ một bạn đóng vai bệnh nhân. Bệnh nhân đến khám kể một số biểu hiện về bệnh viêm đường hô hấp, Bác sĩ khám bệnh nêu tên bệnh.
- Lần lượt từng cặp lên chơi, lớp theo dõi nhận xét, bổ sung.
- HS nêu nội dung bài học (SGK).
- Về nhà thực hiện đúng những điều đã học.
- Chuẩn bị bài mới: "Bệnh lao phổi"

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_xa_hoi_lop_3_tuan_2_nam_hoc_2018_2019.doc