Giáo án môn Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Tuần 13 - Bài: Không chơi các trò chơi nguy hiểm - Đinh Thị Hương Thảo

Giáo án môn Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Tuần 13 - Bài: Không chơi các trò chơi nguy hiểm - Đinh Thị Hương Thảo

I. Mục tiêu:

Sau bài học, HS có khả năng:

- Sử dụng thời gian nghỉ ngơi giữa giờ và trong giờ ra chơi sao cho vui vẻ, khoẻ mạnh và an toàn.

- Nhận biết những trò chơi dễ gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường.

- Lựa chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh nguy hiểm khi ở trường.

II. Đồ dùng dạy học:

- Chuẩn bị : HS vẽ tranh sân trường trong giờ ra chơi.

Tranh trong SGK

doc 3 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 19/01/2022 Lượt xem 419Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Tuần 13 - Bài: Không chơi các trò chơi nguy hiểm - Đinh Thị Hương Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn : TN - XH
Thứ.... ngày.... tháng..... năm 2011
Tiết : 
Không chơi các trò chơi nguy hiểm
Tuần : 13
Lớp : 3A3
I. Mục tiêu: 
Sau bài học, HS có khả năng:
- Sử dụng thời gian nghỉ ngơi giữa giờ và trong giờ ra chơi sao cho vui vẻ, khoẻ mạnh và an toàn.
- Nhận biết những trò chơi dễ gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường.
- Lựa chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh nguy hiểm khi ở trường.
II. Đồ dùng dạy học: 
Chuẩn bị : HS vẽ tranh sân trường trong giờ ra chơi.
Tranh trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
4’
A. Kiểm tra bài cũ
- Kể tên các hoạt động ngoài giờ lên lớp em đã tham gia .
- Trong các hoạt động đó em thích nhất hoạt động nào ? Vì sao?
(Thể dục giữa giờ, tham quan, .........)
* PP kiểm tra, đánh giá
- GV nêu yêu cầu.
- HS thực hiện.
- HS khác bổ sung.
- GV đánh giá.
32’
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
Giờ ra chơi có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy việc học đạt kết quả tốt hơn. Bài hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về cách chơi vui và an toàn.
* PP liên hệ 
- GV nhận xét, giới thiệu, ghi tên bài.
2. Hoạt động 1: : Quan sát theo cặp
* Mục tiêu: 
- Biết cách sử dụng thời gian nghỉ ở trường sao cho vui vẻ, khoẻ mạnh và an toàn.
- Nhận biết một số trò chơi dễ gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác.
ã Cách tiến hành:
Bước 1: 
- Quan sát tranh vẽ của mình và trong SGK, trả lời các câu hỏi theo gợi ý sau:
- Bạn cho biết tranh vẽ gì ? (... các bạn nhỏ chơi ở sân trường )
- Chỉ và nói tên những trò chơi dễ gây nguy hiểm có trong tranh vẽ. ( đuổi bắt, chơi quay, cõng bạn nhảy,...)
- Điều gì có thể xảy ra nếu chơi trò chơi nguy hiểm đó ? (.. dễ bị ngã, ...)
- Bạn sẽ khuyên các bạn trong tranh như thế nào? (không nên chơi các trò chơi này, bày một số trò chơi an toàn hơn, ...)
Bước 2: Một số cặp HS lên trình bày kết quả thảo luận.
Kết luận: Sau những giờ học mệt mỏi, các em cần đi lại, vận động và giải trí bằng cách chơi một số trò chơi, song không nên chơi quá sức để ảnh hưởng đến giờ học sau và cũng không nên chơi những trò chơi dễ gây nguy hiểm như : bắn súng cao su, đánh quay, ném nhau
* PP trực quan, thảo luận
- GV giới thiệu hoạt động, gắn tranh của HS.
- HS đọc câu hỏi trong SGK. 
- HS trao đổi theo cặp, quan sát tranh và trả lời các câu hỏi.
- GV quan sát, giúp đỡ.
- HS lần lượt trả lời.
- HS khác bổ sung.
- GV nhận xét.
- HS kết luận.
- GV nhận xét, khái quát.
3. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm:
* Mục tiêu: Biết lựa chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh nguy hiểm khi ở trường.
ã Cách tiến hành:
Bước 1: 
- Lần lượt từng HS trong nhóm kể những trò chơi mình thường chơi trong giở ra chơi và trong thời gian nghỉ giữa giờ.
- Thư kí ghi lại tát cả các trò chơi mà các thành viên trong nhóm kể.
- Cả nhóm cùng nhận xét xem trong các trò chơi đó, những trò chơi nào có ích, những trò chơi nào nguy hiểm ?
- Cả nhóm cùng lựa chọn những trò chơi để chơi sao cho vui vẻ, khoẻ mạnh và an toàn.
Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
ã Phân tích mức độ nguy hiểm của một số trò chơi có hại.
+ Chơi bắn súng cao su dễ bắn vào đầu, vào mắt người khác.
+ Leo trèo có thể ngã, gẫy chân tay
* PP trực quan, vấn đáp, thảo luận
- GV nêu yêu cầu và gợi ý.
- HS làm việc theo nhóm 4, thảo luận.
- GV quan sát, giúp đỡ.
- HS báo cáo.
- HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, phân tích.
3’
B. Củng cố – dặn dò
- Nhận xét giờ học và hoạt động vui chơi của HS trong thời gian qua
- Dặn dò : Không chơi các trò chơi nguy hiểm
- GV nhận xét, khái quát, dặn dò.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_tu_nhien_xa_hoi_lop_3_tuan_13_bai_khong_choi_cac.doc