Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Tuần 20 - Năm học 2006-2007 - Trần Thị Thanh Hà

Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Tuần 20 - Năm học 2006-2007 - Trần Thị Thanh Hà

I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết

- Nêu được những điểm giống và khác nhau của cây cối xung quanh.

- Nhận ra sự đa dạng của thực vật trong tự nhiên.

- Vẽ và tô màu một số cây.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh ảnh sưu tầm về thực vật

- Các cây có ở trường

- Giấy A4, bút màu, giấy khổ to, hồ dán, .

 

doc 4 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1147Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Tuần 20 - Năm học 2006-2007 - Trần Thị Thanh Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THDL Lý Thái Tổ
Lớp: 3A2
Giáo viên: Trần Thị Thanh Hà
 Thứ ba ngày 23 tháng 1 năm 2007
Kế hoạch dạy học môn tự nhiên và xã hội
Tiết 39: Ôn tập: Xã hội
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
Kể tên các kiến thức đã học về xã hội.
Kể với bạn về gia đình nhiều thế hệ, trường học và cuộc sống xung quanh (phạm vi tỉnh).
Yêu quý gia đình, trường học và tỉnh (thành phố) của mình.
Cần có ý thức bảo vệ môi trường nơi công cộng và cộng đồng nơi sinh sống.
II. Đồ dùng dạy học: 
Tranh ảnh sưu tầm được về chủ đề xã hội
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tg
Nội dung dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
1’
 5’
A. Ôn định tổ chức
B. Kiểm tra bài cũ
- Nêu những việc em đã làm để bảo vệ môi trường? 
(Vứt rác đúng nơi quy định; tiết kiệm nước, chăm sóc vật nuôi sạch sẽ,...)
* Kiểm tra,đánh giá
- HS trả lời câu hỏi
- HS khác nx, bổ sung
- GV đánh giá
1’
C. Bài mới
1. Giới thiệu bài
Ôn tập : Xã hội
* Trực tiếp
- GV giới thiệu, ghi tên bài
15’
12’
2. Hướng dẫn HS ôn tập
Phương án 1: 
Sưu tầm những thông tin (mẩu chuyện, bài báo, tranh, ảnh hoặc hỏi bố, mẹ, ông bà) về một trong những điều kiện ăn, ở, vệ sinh của gia đình, trường học, cộng đồng trước kia và hiện nay.
ã Bước 1: HS trình bày tranh ảnh trên tờ giấy Ao và có ghi chú thích nội dung tranh. GV phân công mỗi nhóm sưu tầm và trình bày về một nội dung: hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, thông tin liên lạc, y tế, giáo dục
ã Bước 2 : Thảo luận, mô tả nội dung và ý nghĩa bức tranh quê hương.
Phương án 2: Chơi trò chơi Chuyển hộp.
- GV đưa ra một hệ thống câu hỏi liên quan đến nội dung chủ đề xã hội. Mỗi câu hỏi được viết vào một tờ giấy nhỏ gấp tư và để trong một hộp giấy nhỏ.
- HS vừa hát vừa chuyền tay nhau hộp giấy nói trên. Khi bài hát dừng lại, hộp giấy ở trong tay người nào thì người đó phải nhặt một câu hỏi bất kì trong hộp để trả lời. Câu hỏi đã được trả lời sẽ bỏ ra ngoài. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi hết câu hỏi.
ã Câu hỏi :
- Thế nào là gia đình hai / ba thế hệ?
- Vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng bên nội/ ngoại của bạn.
- Chúng ta cần làm gì để phòng cháy khi ở nhà?
- Kể tên một số hoạt động ở trường ngoài giờ lên lớp.
- Hãy nói đôi điều về thành phố nơi bạn đang sống.
- Hoạt động thông tin liên lạc ở nơi bạn sống như thế nào?
- Giới thiệu vầ hoạt động công nghiệp, thương mại mà bạn biết.
- Làng quê và đô thị khác nhau như thế nào?
- Khi đi xe đạp chúng ta cần chú ý điều gì?...
* Trực quan, vấn đáp, thảo luận
- GV nêu yêu cầu 
- HS trình bàytrên giấy, thảo luận 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả
- HS khác nx, bổ sung
- GV nxét, khái quát
* Trò chơi
- GV gthiệu trò chơi
- HS chơi 
- HS khác nhận xét
- GV nxét, tổng kết trò chơi
2’
D. Củng cố - dặn dò
+ Ôn tập các bài học phần xã hội
+ Đọc trước nội dung phần tự nhiên
- GV nhận xét, khái quát, dặn dò
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Trường THDL Lý Thái Tổ
Lớp: 3A2
Giáo viên: Trần Thị Thanh Hà
 Thứ sáu ngày 26 tháng 1 năm 2007
Kế hoạch dạy học môn tự nhiên và xã hội
Tiết 40: Thực vật
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết
- Nêu được những điểm giống và khác nhau của cây cối xung quanh.
- Nhận ra sự đa dạng của thực vật trong tự nhiên.
- Vẽ và tô màu một số cây.
II. Đồ dùng dạy học: 
Tranh ảnh sưu tầm về thực vật
Các cây có ở trường
Giấy A4, bút màu, giấy khổ to, hồ dán, ...
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tg
Nội dung dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
1’ 
2’
A. Ôn định tổ chức
B. Giới thiệu bài
- Giới thiệu phần tự nhiên
- Giới thiệu bài Thực vật
* Liên hệ thực tế
- HS nói những điều quan sát được trong tự nhiên
- GV nhận xét, giới thiệu, ghi tên bài
15’
C. Bài mới
Hoạt động 1 : Quan sát theo nhóm ngoài thiên nhiên.
* Mục tiêu: 
- Nêu được những điểm giống và khác nhau của cây cối xung quanh.
- Nhận ra sự đa dạng của thực vật trong tự nhiên.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức, hướng dẫn.
Bước 2: Làm việc theo nhóm ngoài thiên nhiên.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn cùng làm việc theo trình tự:
- Chỉ vào từng câu và nói tên các cây có ở khu vực nhóm được phân công.
- Chỉ và nói tên từng bộ phận của mỗi cây.
- Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về hình dáng và kích thước của những cây đó.
Bước 3: Làm việc cả lớp.
- GV giúp HS nhận ra sự đa dạng và phong phú của thực vật ở xung quanh và đi đến kết luận như trang 77 SGK.
*Kluận: Xq ta có rất nhiều cây. Chúng có kthước, hdạng khác nhau. Mỗi cây thường có rễ, thân, lá, hoa, quả.
- Hình 1: Cây khế.
- Hình 2: Cây vạn tuế (trồng trong chậu đặt trên bờ tường), cây trắc bách diệp (cây cao nhất ở giữa hình)
- Hình 3: Cây kơ - nia (cây có thân to nhất), cây cau (cây có thân thẳng và nhỏ ở phía sau cây kơ - nia).
- Hình 4: Cây lúa ở ruộng bậc thang, cây tre
- Hình 5: Cây hoa hồng.
- Hình 6: Cây súng.
* Trực quan, vấn đáp, thảo luận 
- GV chia nhóm, phân khu vực quan sát cho từng nhóm, hướng dẫn HS cách quan sát cây cối 
- GV giao nhiệm vụ; gọi một vài HS nhắc lại nhiệm vụ quan sát trước khi cho các nhóm ra quan sát cây cối ở sân trường.
- Nhóm trưởng điều khiển hoạt động nhóm.
- Hết thời gian quan sát theo nhóm, cả lớp tập hợp lần lượt đi đến khu vực của từng nhóm để nghe đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình.
- GV kết luận
- HS giới thiệu tên của một số cây trong SGK trang 76, 77.
- GV nhận xét, kết luận
15’
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân.
* Mục tiêu: Biết vẽ và tô màu một số cây.
* Cách tiến hành:
Bước 1: HS lấy giấy và bút chì hay bút màu ra để vẽ một hoặc vài cây mà các em quan sát được. Các em có thể vẽ phác ở ngoài sân rồi vào lớp hoàn thiện tiếp hoặc các em có thể vào lớp vẽ theo trí nhớ của mình về một số cây đã quan sát được.
- Lưu ý dặn HS: Tô màu, ghi chú tên cây và các bộ phận của cây trên hình vẽ.
Bước 2: Trưng bày tranh
* Thực hành
- GV nêu yêu cầu 
- HS thực hành
- GV quan sát, nhắc nhở, giúp đỡ HS
- HS dán bài của mình vào một tờ giấy khổ to và trưng bày trước lớp.
- Một số HS lên giới thiệu về bức tranh của mình.
- GV và HS cùng nhận xét, đánh giá các bức tranh vẽ của lớp.
2’
D. Củng cố - dặn dò
- Dặn dò:
+ Đọc trước nội dung bài sau
- GV nhận xét, khái quát, dặn dò
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docTNXH 3 tuan 20.doc