Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Tuần 8 - Bài: Vệ sinh thần kinh

Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Tuần 8 - Bài: Vệ sinh thần kinh

 I.Mục đích yêu cầu:Sau bài học, học sinh có khả năng:

 _Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh thần kinh

 _Phát hiện những trạng thái tâm lí có lợi và có hại đối với cơ quan thần kinh

 _Kể tên được một số thức ăn, đồ uống. Nếu bị đưa vào cơ thể sẽ gây hại đối với cơ quan thần kinh

 II.Chuẩn bị:

 1.Giáo viên : _ Các hình trong SGK trang 32, 33

 2.Học sinh : _Sách giáo khoa

III.Hoạt động lên lớp:

 1.Khởi động: Hát bài hát

 2.Kiểm tra bài cũ :Vai trò của não trong hoạt động thần kinh là gì ?

 3.Bài mới:

 

doc 3 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 9437Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội Lớp 3 - Tuần 8 - Bài: Vệ sinh thần kinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC
 MÔN: TỰ NHIÊN XÃ HỘI TUẦN:8
 BÀI : VỆ SINH THẦN KINH 
 Ngày thực hiện: 
 I.Mục đích yêu cầu:Sau bài học, học sinh có khả năng:
 _Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh thần kinh 
 _Phát hiện những trạng thái tâm lí có lợi và có hại đối với cơ quan thần kinh 
 _Kể tên được một số thức ăn, đồ uống. Nếu bị đưa vào cơ thể sẽ gây hại đối với cơ quan thần kinh
 II.Chuẩn bị:
 1.Giáo viên : _ Các hình trong SGK trang 32, 33
 2.Học sinh : _Sách giáo khoa
III.Hoạt động lên lớp:
 1.Khởi động: Hát bài hát
 2.Kiểm tra bài cũ :Vai trò của não trong hoạt động thần kinh là gì ?
 3.Bài mới: 
Thời gian
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
ĐDDH
 10’
 10’
 10’
­Giới thiệu bài:Tiết hôm nay,các em sẽ tìm hiểu về vệ sinh thần kinh.
­Hoạt động 1 :Quan sát và thảo luận 
*Mục tiêu :Nêu một số việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh thần kinh 
*Cách tiến hành 
+Bước 1 : Làm việc theo nhóm 
 _ Nhóm trưởng điều kiển các bạn trong nhóm cùng quan sát các hình ở trang 32 SGK ; đặt câu hỏi và trả lời cho từng hình nhằm nêu rõ nhân vật trong mỗi hình đang làm gì ;Việc làm đó có lợi hay có hại đối với cơ quan thần kinh 
 _ Giáo viên phát phiếu học tập cho các nhóm để thư kí ghi kết quả thảo luận của nhóm vào phiếu 
+Bước 2 : Làm việc cả lớp 
_Giáo viên gọi một số học sinh lên trình bày trước lớp.Mỗi học sinh chỉ nói về một hình .Các học sinh khác góp ý, bổ sung 
­Hoạt động 2: Học sinh đóng vai 
*Mục tiêu :Phát hiện những trạng thái tâm lí có lợi hoặc có hại đối với cơ quan thần kinh 
*Cách tiến hành 
+Bước 1 :Tổ chức.Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và chuẩn bị 4 phiếu , mỗi phiếu ghi một trạng thái tâm lí:Tức giận ,vui vẻ.lo lắng.sợ hãi. 
+Bước 2 :Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm thực hiện theo yêu cầu trên của giáo viên 
+Bước 3:Mỗi nhóm cử một bạn lên trình diễn vẻ mặt của người đang ở trạng thái tâm lí mà nhóm được giao 
_Các nhóm khác quan sát và đoán xem bạn đó đang thể hiện trạng thái tâm lí nào?
 _ Kết thúc việc trình diễn và thảo luận xen kẽ, giáo viên yêu cầu học sinh rút ra bài học gì qua hoạt động này .
­Hoạt động 3 : Làm việc với SGK 
*Mục tiêu : Kể được tên một số thức ăn, đồ uống nếu đưa vào cơ thể sẽ gây hại đối với cơ quan thần kinh 
*Cách tiền hành 
+Bước 1: Học sinh làm việc theo cặp 
 _Hai bạn quay mặt và nhau cùng quan sát hình 9 trang 33 SGK và trả lời theo gợi ý : 
+Bước 2 : Làm việc cả lớp 
 _ Giáo viên gọi một số học sinh lên trình bày trước lớp. 
_Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài.
 _Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm hoạt động 
_ Học sinh hoạt động trong phiếu học tập và trình bày trước lớp .
_Các nhóm học sinh nhận phiếu thảo luận .
 _Mỗi nhóm cử một bạn lên trước lớp trình diễn vẻ mặt của mình .
_ Học sinh quan sát và thảo luận .
_ Học sinh rút bài học qua hoạt động trên .
 _2 bạn cùng một bàn cùng quan sát và thảo luận .
_Học sinh lên trình bày trước lớp 
Tranh ảnh SGK/ 32
 Tranh ảnh SGK/ 33
 4.Củng cố :_ Giáo viên nhận xét tiết học 
 5.Dặn dò: _Bài nhà: Xem sách và bài học / 32, 33
 _Chuẩn bị bài: Giữ vệ sinh thần kinh ( Tiếp theo )
 * Các ghi nhận, lưu ý : 
__________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 15 TNXH.doc