Tập đọc+Kể chuyện:
Tiết 28+29: GIỌNG QUÊ HƯƠNG
I. Mục tiêu:
- Rèn đọc đúng các từ : ngạc nhiên, xúc động, nghẹn ngào, mím chặt .
- Giọng đọc bước đầu bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa: Tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen ( trả lời được các câu hỏi1,2,3,4). HS khá, giỏi trả lời được CH5.
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa ( HS khá, giỏi kể được cả câu chuyện )
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa truyện trong SGK.
TUẦN 10: Thứ hai ngày 22 tháng 10 năm 2012 BUỔI 1: Chào cờ: TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG __________________________________ Tập đọc+Kể chuyện: Tiết 28+29: GIỌNG QUÊ HƯƠNG I. Mục tiêu: - Rèn đọc đúng các từ : ngạc nhiên, xúc động, nghẹn ngào, mím chặt ... - Giọng đọc bước đầu bộc lộ được tình cảm, thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại trong câu chuyện. - Hiểu ý nghĩa: Tình cảm thiết tha gắn bó của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen ( trả lời được các câu hỏi1,2,3,4). HS khá, giỏi trả lời được CH5. - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa ( HS khá, giỏi kể được cả câu chuyện ) II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa truyện trong SGK. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: - Thông báo kết quả kiểm tra định kì; nêu yêu cầu học tập cho h/s vào cuối kì I và kì II. B. Bài mới: 1. Phần giới thiệu : * Giới thiệu chủ điểm và bài đọc. 2. Luyện dọc kết hợp giải nghĩa từ * Đọc mẫu diễn cảm toàn bài. * Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: - Yêu cầu HS đọc từng câu trước lớp. - GV sửa lỗi phát âm. - Gọi HS đọc từng đoạn trước lớp. - Lắng nghe nhắc nhớ học sinh ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đoạn văn với giọng thích hợp. - HD giải nghĩa các từ khó trong SGK (đôn hậu , thành thực , bùi ngùi ). - Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm, GV theo dõi nhắc nhở. - Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3. 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài : + Thuyên và Đồng cùng ăn trong quán với những ai ? + Chuyện gì xảy ra làm Thuyên và Đồng ngạc nhiên ? + Vì sao anh thanh niên cảm ơn cảm ơn Thuyên và Đồng ? + Những chi tiết nào nói tình cảm tha thiết của các nhân vật đối với quê hương ? + Qua câu chuyện em nghĩ gì về giọng quê hương ? 4. Luyện đọc lại: - Đọc diễn cảm đoạn 2 và 3 trong bài. Hướng dẫn HS đọc đúng câu khó trong đoạn. - Yêu cầu luyện đọc. - HD đọc phân vai đoạn 2 và 3. - Mời 1 nhóm đọc lại toàn truyện theo vai. - Giáo viên và lớp theo dõi bình chọn nhóm và cá nhân đọc hay nhất. Kể chuyện: 1. Giáo viên nêu nhiệm vu: - Hướng dẫn học sinh quan sát tranh và thực hiện đúng yêu cầu của kiểu bài nhập vai nhân vật để kể. 2. HD kể chuyện: - Gọi một học sinh nêu sự việc được kể ở từng tranh ứng với từng đoạn - Từng cặp học sinh nhìn tranh tập kể. - Gọi 3HS khá tiếp nối nhau tập kể trước lớp theo 3 bức tranh. - Tổ chức thi kể chuyện. - Giáo viên cùng lớp bình chọn bạn kể hay nhất C. Củng cố dặn dò: -** Em nhận xét gì về các nhân vật trong truyện? - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe. - Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu. - Nối tiếp nhau đọc từng câu trước lớp, luyện phát âm đúng. - Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong bài, giải nghĩa các từ: đôn hậu, thành thực, bùi ngùi. - Đọc từng đoạn trong nhóm. - Cả lớp đọc ĐT đoạn 3. + Cùng ăn với ba người thanh niên. + Lúc Tuyên đang bối rối vì quên tiền thì một trong ba thanh niên tiến lại xin trả tiền giúp. + Trao đổi trong nhóm để trả lời: Vì Thuyên và Đồng có giọng nói gợi cho anh thanh niên nhớ về người mẹ hiền và nhớ về quê hương. + Người trẻ tuổi: cúi đầu đôi môi mím chặt lộ vẻ đau thương. Còn Thuyên và Đồng: yên lặng nhìn nhau mắt rớm lệ. + Giọng quê hương rất thân thiết, gần gũi, giọng quê hương gợi nhớ lại kỉ niệm quê hương - Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu. - HS luyện đọc đoạn 3. - Thi đọc đoạn 3. - 1 nhóm khá giỏi thi đọc(người dẫn chuyện, anh thanh niên, Thuyên). - Lớp lắng nghe bình chọn bạn đọc hay nhất. - Lắng nghe giáo viên nêu nhiệm vụ của tiết học . - Cả lớp quan sát tranh minh họa câu chuyện. - Một em lên chỉ và nêu nội dung sự việc được nêu ở từng bức tranh ứng với từng đoạn của câu chuyện . - Từng cặp học sinh tập kể theo đoạn. - Lần lượt mỗi lần 3 em kể nối tiếp theo 3 bức tranh cho lớp nghe về - Thi kể từng đoạn. -**Kể cả câu chuyện. - Lớp theo dõi bình xét bạn kể hay nhất ___________________________________ Toán: Tiết 46 : THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI I. Mục tiêu: - Biết dùng thước và bút để vẽ các đoạn thẳng có độ dài cho trước. - Biết cách đo và đọc kết quả đo độ dài những vật gần gũi với HS như độ dài cái bút, chiều dài mép bàn, chiều cao bàn học. - Biết dùng mắt ước lượng độ dài (tương đối chính xác). ( Bài 1, bài 2, bài 3 (a, b) II Đồ dùng dạy học: Thước thẳng học sinh và thước mét. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: - Gọi 2 em lên bảng làm BT: 2m 5dm = ... dm 3m 4cm = ... cm 2 m 3cm = ... cm 3m 2dm = ... dm - Nhận xét ghi điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện tập: Bài 1: - Hướng dẫn HS cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước. - Yêu cầu HS tự vẽ vào vở đoạn thẳng. AB = 7 cm; CD = 12cm ; - Theo dõi giúp đỡ những HS yếu. - Giáo viên nhận xét đánh giá. Bài 2: - Hướng dẫn cách đo. - Yêu cầu cả lớp thực hành đo và đọc kết quả rồi ghi vào vở. - GV tới các bàn gợi ý h/s yếu. - KT nhận xét bài làm của học sinh. Bài 3: - Hướng dẫn HS dùng mắt ước lượng các độ dài của: bức tường lớp học; chân tường lớp học; mép bảng lớp ... : Dựng chiếc thước mét đứng áp sát tường đo 1m. Sau đó đùng mắt ước lượng xem bức tường cao bao nhiêu mét? - Cho cả lớp thực hành theo nhóm đo và ghi số đo vào vở. - Mời 1 số nhóm đọc kết quả, các nhóm khác bổ sung. C. Củng cố dặn dò: - Nhận xét đánh giá tiết học - Chuẩn bị thước kẻ, ê ke, thước mét cho giờ sau. - HS lên bảng làm bài. - HS theo dõi. - Cả lớp vẽ các đoạn thẳng vào vở. - 1 h/s lên bảng vẽ: EG =1 dm 2cm. - Một em nêu bài tập 2. - Lớp lắng nghe GV hướng dẫn cách đo. - Cả lớp thực hành đo chiều dài của cây bút, chiều dài mép bàn học, chiều cao chân bàn học của em ghi kết quả và đọc to kết quả đo được rồi ghi vào vở. - 3 em đọc kết quả trước lớp, cả lớp nhận xét bổ sung. - Theo dõi GV hướng dẫn cách đo. - Các nhóm thực hành đo, ghi kết quả vào vở - 3 nhóm đọc kết quả, cả lớp nhận xét bổ sung. ____________________________________________________________________ Thứ ba ngày 23 tháng 10 năm 2012 BUỔI 1: Toán: Tiết 47: THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI (Tiếp theo) I. Mục tiêu: - Biết cách đo cách ghi và đọc được kết quả đo độ dài. - Biết so sánh các độ dài(Bài 1, bài 2) II. Đồ dùng dạy học: Thước thẳng học sinh và thước mét. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra: - Gọi HS lên đo chiều dài bảng lớp. - Nhận xét ghi điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Luyện tập: Bài 1: - Hướng dẫn gợi ý. - Yêu cầu cả lớp tự làm bài vào vở. - Yêu cầu nêu cách đọc và so sánh số đo của từng bạn. - Yêu cầu lớp đổi chéo vở để kiểm tra. - Giáo viên nhận xét đánh giá. Bài 2 : - Hướng dẫn làm BT theo nhóm lần lượt đo và ghi chép các số đo vào nháp. - Yêu cầu các nhóm thảo luận để sắp xếp số đo các bạn theo thứ tự nhất định. - GV tới các nhóm theo dõi hướng dẫn. - Đại diện nêu số đo và đọc to kết quả . + Nhận xét chung về bài làm của học sinh. C. Củng cố dặn dò: - Yêu cầu hai em nêu về cách đo chiều cao các bạn? - Nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn HS về nhà tập đo các bạn khác. - HS lên bảng thực hành đo và đọc kết quả. - Nêu yêu cầu bài. - Quan sát và nhận xét về cách đổi về số đo có cùng một đơn vị đo rồi so sánh: + Hương: 1 m 32cm = 132 cm + Nam: 1m 15 cm = 115 cm + Hằng: 1m 20 cm = 120 cm + Minh: 1m 25 cm = 125 cm Bạn Hương cao nhất và bạn Nam thấp nhất . - Học sinh đọc yêu cầu bài tập 2. - Các nhóm thực hành đo chiều cao từng bạn trong nhóm của mình và ghi vào nháp. - Các nhóm thảo luận trao đổi và sắp xếp về chiều cao của các bạn trong nhóm theo thứ tự từ cao nhất đến thấp hoặc ngược lại, đọc to kết quả đo được. - Các nhóm khác lắng nghe và nhận xét. _____________________________________ Chính tả: Tiết 19: QUÊ HƯƠNG RUỘT THỊT I. Mục tiêu: - Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Tìm và viết được tiếng có vần oai/oay (BT2). - Làm được BT (3) a/b hoặc bài tập CT phương ngữ do GV soạn. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết sẵn câu văn của bài tập 3b. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra: - Mời 2 h/s viết các tiếng chứa có vần uôn/uông? - Nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS viết chính tả : a. Hướng dẫn chuẩn bị : - Giáo viên đọc bài một lượt. + Vì sao chị Sứ rất yêu quê hương mình? ( GV liên hệ về tình yêu quê hương tích cực bảo vệ môi trường ở quê hươngcủa h/s) + Những chữ nào trong bài viết hoa? - Yêu cầu HS đọc thầm lại bài chính tả và luyện viết các tiếng khó trên bảng con. - Giáo viên nhận xét đánh giá . b. Đọc chính tả cho HS viết vào vở. - Theo dõi nhắc nhở h/s yếu. - Đọc cho h/s soát lỗi. c. Chấm, chữa bài. 3. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 2 : Gọi 1HS nêu yêu cầu của bài tập 2. - GV tổ chức cho HS làm theo nhóm: từng nhóm thi tìm đúng, nhanh các từ vào bảng phụ. - Mời đại diện các nhóm đọc to kết quả. - GV cùng cả lớp nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc. Bài 3 (3b). - Yêu cầu các nhóm nhìn sách giáo khoa. - Tổ chức cho các nhóm thi đọc với nhau. - Mời 2 em lên bảng thi viết nhanh và đúng. - Giáo viên nhận xét bài làm học sinh C. Củng cố dặn dò: - Vì sao cần yêu quê hương đất nước? - Dặn về nhà viết lại cho đúng những từ đã viết sai. - HS lên bảng làm bài. - HS đọc lại bài, cả lớp đọc thầm. + Vì đó là nơi chị sinh ra và lớn lên, là nơi có lời hát ru ngọt ngào củạ mẹ chị và của chị. + Các chữ đầu câu, đầu đoạn phải viết hoa: Quê, Chị Sứ, Chính, và. - Lớp tập viết trên bảng con các từ khó VD: da dẻ , quả ngọ , ruột thịt ... - Nghe - viết bài vào vở. - Sửa lỗi. - 1HS đọc yêu cầu BT. - Các nhóm thi làm bài trên bảng phụ. - Trình bày bài. - Cả lớp theo dõi, bình chọn nhóm thắng cuộc. - Lớp làm vào VBT theo lời giải đúng: + khoan khoái, củ khoai, bà ngoại,.... + xoay quanh, nước xoáy, ngọ ngoạy, ... - HS nêu yêu cầu bài tập. - Lớp chia nhóm nhìn sách đọc bài . - Trong nhóm cử người đọc đúng, nhanh nhất lên thi đọc với nhóm khác. - 2HS lên bảng thi viết nhanh (nhớ và viết lại bài). - Lớp theo dõi nhận xét và bình chọn bạn đọc nhanh và bạn viết nhanh nhất. ___________________________________________ Đạo đức: Tiết 10: CHIA SẺ BUỒN VUI CÙNG BẠN (Tiết 2) ( GDCSPL THUẾ) I. Mục tiêu: - Biết được bạn bè cần phải chia sẻ với nhau khi có chuyện vui, buồn. - Nêu được một vài việc làm cụ thể chia ... thanh (BT1, BT2). - Biết dùng dấu chấm để ngắt câu trong một đoạn văn (BT3). - Yêu quý vẻ đẹp của đất nước, tích cực bảo vệ môi trường xung quanh. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết sẵn BT1, bảng lớp viết đoạn văn ở BT3 - 3 tờ phiếu to kẻ bảng để HS làm bài tập 2. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: - Treo tranh cây cọ, giới thiệu hình ảnh cây cọ, lá cọ. - Yêu cầu cả lớp làm bài theo cặp. - Gọi HS nêu kết quả trước lớp. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - Yêu cầu cả lớp viết bài vào VBT. Bài 2 : - Yêu cầu học sinh trao đổi theo cặp. - GV tới các bang nhắc nhở gợi ý. - Mời 3 em lên bảng làm vào tờ phiếu lớn(hoặc bảng phụ). - Giáo viên và học sinh cả lớp theo dõi nhận xét. - Những câu thơ, văn trên miêu tả vẻ đẹp của những vùng nào trên đất nước ta?( GV: Côn Sơn thuộc vùng đất Chí Linh Hải Dương nơi Nguyễn Trãi về ở ẩn; trăng và suối trong câu thơ tả cảnh rừng Việt Bắc; Đoàn Giỏi tả cảnh vường chim ở Nam Bộ. Đó là những cảnh rất đẹp trên đất nước ta. C. Củng cố dặn dò - Em biết gì về các cảnh đẹp trên đất nước? Cần làm gì để giữ gìn các cảnh đẹp đất nước? - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn về nhà học bài xem trước bài mới. - 2 em đọc yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm bài tập. - HS quan sát. - Thực hành làm bài tập theo cặp. - 1 vài HS nêu kết quả, cả lớp nhận xét bổ sung. + Tiếng mưa trong rừng được so sánh với tiếng thác, tiếng gió. + Qua đó cho thấy tiếng mưa trong rừng cọ rất to và rất vang động. - Một em đọc bài tập 2, lớp theo dõi và đọc thầm theo. - Các cặp trao đổi hoàn thành bài tập. - 3 em lên bảng làm vào tờ phiếu lớn đã treo sẵn. Âm thanh 1 Từ ss Âm thanh 2 a/ Tiếng suối b/Tiếng suối c/Tiếng chim Như Như Như T. đàn cầm T. hát xa T.xóc của rổ tiền đồng - Lớp theo dõi nhận xét và nhận xét. _________________________________ Mĩ thuật: Tiết 10: TẬP MÔ TẢ CÁC HÌNH ẢNH, VÀ MÀU SẮC TRÊN TRANH I. Mục tiêu: - Biết tập mô tả các hình ảnh,và màu sắc trên tranh. - Có cảm nhận vẻ đẹp của tranh tĩnh vật. - HS khá giỏi: Chỉ ra các hình ảnh và màu sắc trên tranh mà em yêu thích. II. Chuẩn bị : Giáo viên : Một số bức tranh tĩnh vật , bài vẽ tranh tĩnh vật của lớp trước. Học sinh : Các đồ dùng liên quan tiết học, III. Hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: - Kiểm tra các đồ dùng học tập của học sinh. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hoạt động 1 : Xem Tranh. - Cho học sinh quan sát tranh ở vở tập vẽ và kết hợp cho học sinh nhận xét. - Yêu cầu thảo luận theo cặp. + Tác giả bức tranh là ai ? + Tranh vẽ những loại hoa quả nào ? + Hình dáng của các loại hoa quả ra sao? + Có những màu sắc nào được vẽ ? Những hình chính của bức tranh được đặt như thế nào? 3. Hoạt động 2 : Nhận xét đánh giá : - Nhận xét đánh giá chung giờ học . - Khen ngợi những học sinh phát biểu xây dựng bài. C. Củng cố dặn dò : - Dặn về tập mô tả các bức tranh. - Quan sát về cành lá cây ( về hình dáng và màu sắc). - Cả lớp cùng theo dõi tranh vẽ về tĩnh vật (hoa quả) để nhận xét: - Thảo luận theo cặp trả lời. - Qua bức vẽ vừa quan sát cho biết bức tranh này do họa sĩ Đường Ngọc Cảnh vẽ. - Quan sát từng loại quả có trong tranh từ đó đưa ra các nhận xét khác nhau. - Tranh vẽ các loại quả như: Sầu riêng, cam, chuối, đu đủ - Cả lớp theo dõi giáo viên hướng dẫn kết hợp quan sát và tập nêu bố cục của hình vẽ tĩnh vật trong vở tập vẽ . - Quan sát về hình dáng và màu sắc của một số cành lá , hoa , quả ____________________________________________________________________ Thứ sáu ngày 26 tháng 10 năm 2012 Toán: Tiết 50: BÀI TOÁN GIẢI BẰNG HAI PHÉP TÍNH I. Mục tiêu : - Bước đầu biết giải và trình bày bài giải bài toán bằng hai phép tính. - GDHS yêu thích học toán.( Bài 1, bài 3) II. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: - Nhận xét trả bài kiểm tra giữa học kì I. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Bài toán 1: - Nêu bài toán, ghi tóm tắt lên bảng. Hàng trên: 3kèn Hàng dưới: | 2kèn ? kèn ? kèn - Gọi 2 HS nhìn vào sơ đồ nêu lại bài toán. + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? - Yêu cầu HS trao đổi theo cặp để tìm ra cách giải. - Mời 1 số HS nêu miệng cách giải. - GV ghi bảng: Giải: Số kèn hàng dưới có là: 3 + 2 = 5 (cái) Số kèn cả 2 hàng có là: 3 + 5 = 8 (cái) Đáp số: a. 5 cái kèn b. 8 cái kèn. + Khi che câu hỏi b thì cách giải bài toán có gì thay đổi không ? Bài toán 2: - Nêu bài toán, ghi tóm tắt: Bể 1: 4 con cá Bể 2: | 3con cá ? con cá - Gọi 2HS đọc lại bài toán dựa vào sơ đồ. - Nêu câu hỏi: + Bài toán cho biết gì? + Bài toán hỏi gì? + Muốn tìm số cá ở 2 bể trước hết ta phải tìm gì ? + Khi tìm được số cá ở bể thứ hai, ta làm thế nào để tìm số cá ở cả hai bể? - Mời 1HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào nháp. - GV nhận xét chữa bài trên bảng lớp. * KL: Đây là bài toán giải bằng 2 phép tính. 3. Luyện tập: Bài 1: - Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài toán. - Gọi HS đọc lại bài toán trước lớp. - Bài toán cho biết gì? Hỏi gì? - Bài toán dạng gì? - Tổ chức cho h/s làm bài. - Theo dõi nhắc nhở hướng dẫn h/s. Bài 2**: - Yêu cầu HS khá làm vào vở. - Mời 1HS lên bảng chữa bài. - Nhận xét bài làm của HS. Bài 3: - Bài toán cho biết gì, hỏi gì? - Yêu cầu HS làm vào vở. - Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài. C. Củng cố dặn dò: - Khi giải bài toán có lời văn cần chú ý điều gì? - Dặn HS về nhà xem lại các BT đã làm. - Lắng nghe để rút kinh nghiệm qua bài kiểm tra. - Theo dõi GV nêu bài toán. - 2HS nhìn sơ đồ nêu lại bài toán. + Hàng trên có 3 cái kèn, hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 2 cái kèn. + Hỏi: a) Hàng dưới có bao nhiêu cái kèn? b) Cả 2 hàng có bao nhiêu cái kèn? - Từng cặp trao đổi với nhau để tìm cách giải và tự giải vào nháp. - 3 em nêu miệng bài giải, Cả lớp nhận xét bổ sung. + Cách giải không thay đổi, chỉ thay đổi phần ghi đáp số - ghi 1 đáp số. - Lắng nghe GV nêu bài toán. - 2HS dựa vào sơ đồ nêu lại bài toán. + Bể thứ nhất có 4 con cá, bể thứ hai nhiều hơn bể thứ nhất 3 con cá. + Hỏi cả 2 bể có bao nhiêu con cá. + Trước hết cần tìm số cá ở bể thứ hai. + Lấy số cá ở bể thứ nhất cộng với số cá ở bể thứ hai. - Cả lớp làm bài vào nháp. - HS lên bảng giải, lớp nhận xét bổ sung. Giải: Số con cá ở bể thứ hai là: 4 + 3 = 7 (con) Số con cá cả 2 bể có là: 4 + 7 = 11 (con) Đáp số:11 con cá - Lớp đọc thầm bài toán. - HS đọc lại bài toán trước lớp. - 1HS lên bảng tóm tắt bài toán, cả lớp theo dõi bổ sung. - HS nêu ý kiến. - 1 h/s lên bảng, lớp làm bài vào vở. Giải : Số tấm bưu ảnh của em : 15 – 7 = 8 ( tấm ) Số bưu ảnh cả hai anh em là : 15 + 8 = 23 ( tấm ) ĐS: 23 tấm bưu ảnh - Cả lớp làm bài vào vở. - 1 học sinh lên bảng trình bày bài giải, lớp nhận xét chữa bài. Giải : Số lít dầu ở thùng thứ 2 là: 18 + 6 = 24 ( l ) Số lít dầu ở cả hai thùng là: 18 + 24 = 42 ( l ) ĐS : 42 lít dầu - Lớp quan sát sơ đồ tóm tắt rồi nêu lời bài toán và giải. Cả lớp thực hiện làm vào vở. - Một học sinh lên bảng giải, lớp nhận xét bổ sung. Giải : Bao ngô cân nặng là: 27 + 5 = 32 (kg) Cả hai bao cân nặng là: 27 + 32 = 59 ( kg) Đ/S : 59 kg ______________________________________ Âm nhạc: (Cô Trang soạn giảng) _____________________________________ Chính tả: Tiết 20: QUÊ HƯƠNG I. Mục tiêu : - Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. - Làm đúng BT điền tiếng có vần et/ oet (bt2). - Làm đúng BT3a/b. - GDHS rèn chữ viết đúng đẹp, biết giữ vở sạch. II. Đồ dùng dạy học: Bảng lớp viết hai lần bài tập 2, tranh minh họa giải đố bài tập 3. III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra: - GV đọc cho h/s viết vào bảng con. - Nhận xét đánh giá. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn nghe - viết : a. Hướng dẫn chuẩn bị : - Đọc 3 khổ thơ đầu của bài thơ. - Yêu cầu hai học sinh đọc lại. - Yêu cầu đọc thầm suy nghĩ trả lời câu hỏi : + Nêu những hình ảnh gắn liền với quê hương? + Những từ nào trong bài chính tả cần viết hoa? - Yêu cầu HS tập viết các từ khó trên bảng con: rợp, nghiêng, ... - Giáo viên nhận xét đánh gia. b. Đọc cho học sinh viết 3 khổ thơ vào vở. - Giáo viên theo dõi uốn nắn cho học sinh yếu. - Đọc lại cho lớp tự chữa lỗi. * Chấm, chữa bài. - Chấm bài 5-7 em. 3. Hướng dẫn làm bài tập : Bài 2 : - HD điềm mẫu. Em bé toét miệng cuời - Yêu cầu 2 học làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm vào VBT. - GV cùng HS nhận xét, chữa bài trên bảng lớp. - Gọi 2 HS đọc lại bài đã điền hoàn chỉnh. Bài 3: - GV đọc câu đố. - Yêu cầu HS tham khảo tranh minh họa rồi ghi lời giải câu đố vào bảng con. - Nhận xét chữa bài. C. Củng cố dặn dò: - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn về nhà xem lại BT3, ghi nhớ chính tả, HTL các câu đố. Chuẩn bị giấy và phong bì thư để thực hành viết thư trong tiết TLV. - Học sinh lên viết bảng: quả xoài, nước xoáy, vẻ mặt, buồn bã. - Cả lớp theo dõi giáo viên đọc bài. - HS đọc lại bài. + Cánh diều, con đò nhỏ, cầu tre,... + Chữ cái đầu mỗi dòng thơ. - Lớp nêu ra một số tiếng khó và thực hiện viết vào bảng con. - Cả lớp viết 3 khổ thơ vào vở. - HS chữa lỗi. - HS đọc yêu cầu của bài: Điền vào chỗ trống et hay oet. - Lớp làm bài vào vở. - Hai em thực hiện làm trên bảng. - Cả lớp nhận xét, chữa bài. + Vần cần điền là: Em bé toét miệng cuời, mùi khét, cưa xoèn xoẹt, xem xét. - HS đọc lài bài. - Cả lớp giải câu đố trên bảng con: + cổ - cỗ + Co - cò - cỏ. ______________________________________ Sinh hoạt: NHẬN XÉT TUẦN 10 I. Mục tiêu: - HS biết nhận ra những ưu điểm và mặt tồn tại trong mọi hoạt động tuần 10. - Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc phải. - HS vui chơi, múa hát tập thể. II. Các hoạt động : 1. Sinh hoạt lớp: - HS nêu các ưu điểm đã đạt được và nhược điểm còn mắc ở tuần học 10. - HS nêu hướng phấn đấu của tuần học 11. * GV nhận xét chung các ưu và nhược điểm của học sinh trong tuần học 10. * GV bổ sung cho phương hướng tuần 11: - Tuyên dương một số h/s chăm ngoan, hăng hái trong học tập. - Nhắc nhở h/s tiếp tục ôn lại các bảng nhân chia đã học và các quy tắc toán. 2. Hoạt động tập thể: - Tổ chức cho h/s múa hát và vui chơi các trò chơi dân gian. - GV theo dõi nhắc nhở các em tham gia múa hát-vui chơi tích cực.
Tài liệu đính kèm: