Giáo án Tuần 13 Lớp 5

Giáo án Tuần 13 Lớp 5

TIẾT 2: TẬP ĐỌC

NGƯỜI GÁC RỪNG TÍ HON

I. Mục đích yêu cầu:

 - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, phù hợp với diễn biến các sự việc.

- Hiểu ý nghĩa: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi. (Trả lời các câu hoi 1, 2, 3b)

* GDKNS: ứng phó với căng thẳng, Đảm nhận trách nhiệm.

II. Đồ dùng dạy - học

 GV: Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn, câu văn cần hướng dẫn luyện đọc

III. Các hoạt động dạy - học

 

doc 48 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 803Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 13 Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13
Thứ hai ngày 19 tháng 11 năm 2012
Tiết 1: Chào cờ
------------------------------------------
Tiết 2: Tập đọc
Người gác rừng tí hon
I. Mục đích yêu cầu:
 - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể chậm rãi, phù hợp với diễn biến các sự việc.
- Hiểu ý nghĩa: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi. (Trả lời các câu hoi 1, 2, 3b)
* GDKNS: ứng phó với căng thẳng, Đảm nhận trách nhiệm.
II. đồ dùng dạy - học
	GV: Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn, câu văn cần hướng dẫn luyện đọc
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Hành trình của bầy ong 
- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài 
- Nhận xét, cho điểm từng HS
 2 . Dạy - học bài mới
2.1. Khám phá - Giới thiệu bài
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ và mô tả những gì vẽ trong tranh.
- GV giới thiệu: Bảo vệ môi trường không chỉ là việc làm cỉa người lớn mà trẻ em cũng rất tích cực tham gia, bài tập đọc Người gác rừng tí hon .....
2.2Kết nối: 
a) Luyện đọc
- Gọi HS đọc bài.
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ của bài (2 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS 
- Gọi HS đọc phần chú giải
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- GV đọc mẫu toàn bài. 
b) Tìm hiểu bài
- Y/ c HS đọc thầm bài TLCH:
+ Theo lối ba vẫn đi tuần rừng, bạn nhỏ đã phát hiện được điều gì?
Từ ngữ: đi tuần
+ Y/c HS nêu ý 1
+ Kể lại những việc làm của bạn nhỏ cho thấy:
+ Bạn là người thông minh.
+ Bạn là người dũng cảm.
+ Y/c HS nêu ý 2.
+ Em học tập được ở bạn nhỏ điều gì?
+ Em hãy nêu nội dung chính của chuyện.
- Ghi nội dung chính lên bảng
c) Đọc diễn cảm
- Gọi HS đọc tiếp nối bài.
- Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 3
+ Lưu ý HS nhấn giọng TN gợi tả.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 3
+Treo bảng phụ có viết đoạn 3
+ Đọc mẫu
+ Yêu cầu HS luyện đọc
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm
- NHận xét, cho điểm HS
- Y/c 1 HS đọc diễn cảm toàn bài
3. Củng cố dặn dò
- Em học được điều gì từ bạn nhỏ?
- Giáo dục Hs nêu cao ý thức tích cực tham gia bảo vệ môi trường rừng ở địa phương.
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học và soạn bài Trồng rừng ngập mặn.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc thuộc lòng bài thơ 
- Nhận xét
- HS: Tranh vẽ cuộc nói chuyện giữa một chú bé và chú công an ở rừng. Phía sau là hình ảnh các chú công an đang giải tên tội phạm.
- Lắng nghe
+ 1 HS đọc cả bài – lớp đọc thầm theo.
- HS đọc nối tiếp đoạn theo trình tự ( lần 1):
+ HS1: ba em làm.....ra bìa rừng chưa?
+ HS2: Qua khe lá.....thu lại gỗ
+ HS3: Đêm ấy....chàng gác rừng dũng cảm!
- Đọc từ dễ sai: rắn rỏi, loay hoay....
- HS khác đọc nối tiếp đoạn ( lần 2) theo trình tự trên.
- Luyện đọc câu khó:
+ Hai ngày nay/ đâu có đoàn khách tham quan nào? (băn khoăn)
+ Mày đã dặn lão Sáu Bơ/ tối đánh xe ra bìa rừng chưa? (thì thào)
- 1HS đọc phần chú giải
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc tiếp nối từng đoạn. (đọc 1 vòng).
Đại diện vài HS đọc từng đoạn trước lớp.
- Theo dõi GV đọc mẫu
- Đọc thầm bài TLCH
+ Theo lối ba vẫn đi tuần rừng bạn nhỏ phát hiện ra những dấu chân người lớn hẳn trên đất. Bạn thắc mắc vì hai ngày nay không có đoàn khách tham quan nào cả. Lần theo dấu chân bạn nhỏ thấy hơn chục cây to bị chặt thành từng khúc dài, bọn trộm gỗ bàn nhau sẽ dùng xe để chuyển gỗ ăn trộm vào buổi tối.
* Giải nghĩa từ:( đi tuần): là công việc của người làm nhiệm vụ bảo vệ rừng( đi để xem xét, canh giữ, bảo vệ rừng.)
ý 1: Cậu bé phát hiện ra bọn trộm gỗ.
+ Những việc làm cho thấy bạn nhỏ rất thông minh: thắc mắc khi thấy dấu chân người lớn trong rừng. Lần theo dấu chân. Khi phát hiện ra bọn trộm gỗ thì lén chạy theo đường tắt, gọi điện thoại báo công an.
+ Những việc làm cho thấy bạn nhỏ rất dũng cảm: chạy đi gọi điện thoại báo công an về hành động của kẻ dấu mặt . Phối hợp với các chú công an để bắt bọn trộm gỗ.
ý 2: Cậu bé phối hợp với các chú công an để bắt bọn trộm.``
+ Em học tập ở bạn nhỏ:
* Tinh thần trách nhiệm bảo vệ tài sản chung, đức tính dũng cảm, sự táo bạo.
* Sự bình tĩnh, thông minh khi xử trí tình huống bất ngờ.
* Khả năng phán đoán nhanh, phản ứng nhanh trước tình huống bất ngờ.
+ HS nêu nội dung chính của chuyện( đại ý ).
Nội dung: Biểu dương ý thức bảo vệ rừng, sự thông minh và dũng cảm của một công dân nhỏ tuổi.
- 2 HS nhắc lại nội dung chính của bài, cả lớp ghi vào vở.
- Ba em đọc nối tiếp bài
+ HS theo dõi., tìm cách đọc diễn cảm:
* Toàn bài với giọng chậm rãi, nhanh hồi hộp hơn ở đoạn kể về mưu trí và hành động dũng cảm của cậu bé có ý thức bảo vệ rừng. Chuyển giọng linh hoạt phù hợp với nhân vật.
+ Lời cậu bé tự thắc mắc:băn khoăn
+ Câu hỏi của tên trộm: Hạ giọng, thì thào, bí mật.
+ Câu trả lời của chú công an: vui vẻ
+ Theo dõi và tìm các từ cần nhấn giọng
* Nhấn giọng ở những từ ngữ:, , , , lửa đốt, bành bạch, loay hoay, lao tới, khựng lại quả là, dũng cảm....
+ 2 HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc
- 3 HS thi đọc diễn cảm đoạn văn trước lớp, cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay
- 1 HS đọc diễn cảm toàn bài.
- Theo dõi thực hiện.
------------------------------------
Tiết 3: Toán
Luyện Tập chung
Mục tiêu:
- Thực hiện cộng, trừ, nhân các số thập phân.
- Nhân một số thập phân với một tổng hai số thập phân 
II. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoat động 1: Củng cố kiến thức.
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm bài tập sau: 
Tính nhanh: 7,01 x 4 x 25 
 250 x 5 x 0,2
- GV nhận xét ghi điểm.
* Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài : trong giờ học toán này các em cùng làm các bài toán luyện tập về phép cộng, phép trừ, các số thập phân.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện tập
Bài 1( VBT)
+ GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
+ Giaựo vieõn cho hoùc sinh nhaộc laùi quy taộc +, – ,´ soỏ thaọp phaõn.
+ Nhận xét, chữa bài, uốn nắn HS cách đặt tính và thực hiện phép tính.( đối với Hs làm sai).
Bài 2: Tính nhẩm(VBT)
- Nêu yêu cầu
- Gọi HS trình bày kết quả
Bài 3( VBT-HSK): Mua 7 m vải phải trả 245000 đồng. Hỏi mua 4,2m vải cùng laọi phải trả ít hơn bao nhiêu tiền?
Bài 4a.( VBT):HD HS tính rồi so sánh giá trị của( a + b) x c và
 a x c + b x c.
+ Gọi Hs đọc y/c bài tập.
+ HD HS tìm hiểu y/c bài tập.
+ Y/c HS tự thực hiện y/c , GV kẻ bài tập lên bảng.
+ Tổ chức cho HS chữa bài – rút ra nhận xét và nêu tính chất “ một tổng nhân với một số”.
Bài 4b; Tính bằng cách thuận tiện nhất.
Khuyến khích học sinh khá, giỏi tự làm)
Hoạt động nối tiếp: 
- Nhận xét giờ học
 - Chuẩn bị bài 
2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp, làm vào vở nháp, theo dõi nhận xét.
2 HS giải thích cách làm, nhắc lại tính chất kết hợp của phép nhân.
- HS nghe để xác định nhiệm vụ của tiết học
- HS đọc thầm làm bài
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở .
- kết hợp 3 hoùc sinh nhaộc laùi quy taộc cộng, trừ, nhân, soỏ thaọp phaõn
- Nhận xét, chữa bài.
- HS nêu yêu cầu , tự làm bài
- HS nối tiếp nêu kết quả. Nhaộc laùi quy taộc nhaõn nhaồm moọt soỏ thaọp phaõn vụựi 10, 100, 1000 ; 0, 1 ; 0,01 ; 0, 001.
- Nhận xét , chữa bài.:
a. 8,37 x 10 = 83,7; 39,4 x 0,1 = 3,94
b. 138,05 x100 =13805;420,1 x 0,01= 4,201
c. 0,29 x 10 = 2,9; 0,98 x 0,1 = 0,098
+ Hs đọc y/c bài toán.
+ HS tìm hiểu bài tóan.
+ HS làm bài vào VBT. 1 HS lên bảng làm.
Bài giải
 Giá tiền 1m vải là:
 245000: 7 = 35 000 (đồng)
Mua 4,2 m vải hết số tiền là: 
 35 000 x 4,2 = 147 000 ( đồng)
 Số tiền phải trả ít hơn là: 
 245000- 147 000 = 98 000( đồng)
 Đáp số: 98 000đồng
+ Hs đọc y/c bài tập.
+ HS tìm hiểu bài tập.
+ HS tự thực hiện y/c , 1 HS lên bảng.
+ HS chữa bài: 
a
b
c
 (a + b) x c
a xc+bxc
2,4
1,8
10,5
(2,4+1,8)10,5 
= 44,1 
2,4x10,5+ 1,8 x10,5
= 44,1 
2,9
3,6
0,25
(2,9 + 3,6)x0,25
= 1,625
2,9 x0,25 + 3,6x 0,25
= 1,625
* Nhận xét:
(2,4+1,8)x10,5 = 2,4x10,5+ 1,8 x10,5
(2,9 + 3,6)x0,25= 2,9 x0,25 + 3,6x 0,25
-> (a + b) x c = a x c + b x c 
– Rút ra nhận xét và nêu tính chất “ một tổng nhân với một số”.
- Vài HS nêu tính chất “ một tổng nhân với một số”( như sgk).
+ Nếu còn thời gian, GV gọi vài HS khá, giỏi nêu miệng bài làm:
a, 12,1 x 5,5+ 12,1 x 4,5
 = 12,1 x ( 5,5+ 4,5)
 = 12,1 x 10
 = 121
b, 0,81 x 8,4 + 2,6 x 0,81
= 0,81 x ( 8,4 + 2,6)
= 0,81 x 11
= 8,91
c, 16,5 x47,8 + 47,8 x 3,5
 = 47,8 x20
 = 957
........................................... * * * ...........................................
Tiết 4: Đạo đức
 Kính già yêu trẻ (Tiết 2)
I. Mục tiêu : 
- Biết vì sao cần phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương nhường nhịn em nhỏ.
- Nêu được những hành vi, việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người già, yêu thương em nhỏ.
- Có thái độ và hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người già, nhường nhịn em nhỏ.
HS khá: Biết nhắc nhở bạn bè thực hiện kính trọng người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ.
GDKNS: KN tư duy phê phán, KN giao tiếp. 
II. Các hoạt động dạy học
HĐ của Giáo viên
HĐ của học sinh
A. Bài cũ: 
Nêu những việc làm thể hiện kính già, yêu trẻ mà em đã làm? 
- GV nhận xét cho điểm 
B. Bài mới:
HĐ1:Đóng vai (bài tập 2, sgk) 
- GV Chia lớp thành 2 nhóm và phân công mỗi nhóm xử lý, đóng vai một tình huống để thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ 
HĐ2: Tìm hiểu những ngày dành cho người già, em nhỏ 
Yêu cầu hs làm bài tập 3- 4
+ Ngày dành cho người cao tuổi là ngày?
+ Ngày dành cho trẻ em là ngày nào ? 
+ Tổ chức dành cho người cao tuổi là?
+ Các tổ chức dành cho trẻ em là ? 
HĐ3:Tìm hiểu truyền thống “Kính già, yêu trẻ”của địa phương, của dân tộc ta 
- Tìm các phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện tình cảm kính già yêu trẻ của dân tộc Việt Nam 
C. Củng cố, dặn dò
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.	
- Nhận xét tiết học 
- 2HS nêu và liên hệ thực tế bản thân 
- Lớp nhận xét .
HS làm việc theo nhóm 
- Các nhóm thảo luận tìm cách giải quyết tình huống và chuẩn bị đóng vai 
+ Từng nhóm cử đại diện lên thể hiện 
+ Các nhóm khác thảo luận, nhận xét 
- HS làm việc theo nhóm 
+ Đại diện các nhóm lên trình bày 
+ ngày 1/10 hàng năm 
+ ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6
+ Hội người cao tuổi 
+Đội TNTP Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng 
 HS thảo luận theo nhóm đôi 
- Đại diện các nhóm lên trình bày 
+Tổ chức lễ thượng thọ cho ông bà 
+ Mừng tuổi, tặng quà mỗi dịp lễ tết,
- HS học bài và chuẩn bị bài sau 
........................................... * * *  ... , lễ phép với người già, yêu thương nhường nhịn em nhỏ.
- Nêu được những hành vi, việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người già, yêu thương em nhỏ.
 - Có thái độ, hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người già, nhường nhịn em nhỏỷ, bieỏt phaỷn ủoỏi nhửừng haứnh vi khoõng toõn troùng, yeõu thửụng ngửụứi giaứ, em nhoỷ
II. Đồ dùng dạy học.
- Phiếu bài tập HĐ3
- Bảng phụ HĐ2
III.Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ
- GV yêu cầu HS nêu bài học.
- GV nhận xét
2.Bài mới
Hoạt động 1: Thảo luận giải quyết tình huống.
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm. Thảo luận để tìm cách giải quyết các tình huống, Em hãy thảo luận cùng các bạn trong nhóm để sắm vai giải quyết tình huống sau:
1.Trên đường đi học, thấy một em bé bị lạc, đang khóc tìm mẹ, em sẽ làm gì?
2.Em sẽ làm gì khi thấy hai em nhỏ đang đánh nhau để tranh giành một quả bóng.
3.Lan đang chơi nhảy dây cùng bạn thì có một cụ già đến hỏi thăm đường. Nếu là lan em sẽ làm gì?
+ GV yêu cầu HS nhận xét, bổ sung.
+ GV nhận xét, kết luận: Khi gặp người già các em cần nói năng, chào hỏi lễ phép, khi gặp em nhỏ chúng ta phải nhường nhịn, giúp đỡ.
Hoạt động 2: Làm việc với phiếu bài tập
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.
- GV đưa phiếu học tập cho các nhóm thảo luận
-2 HS trả lời bài.
-HS tiến hành chia nhóm và thảo luận để tìm ra cách ứng xử, 
- HS thực hiện
+ HS tiến hành sắm vai xử lý tình huống.
+ HS nhận xét.
1. Em dừng lại, dỗ em bé và hỏi tên địa chỉ. Sau đó em có thể dẫn em bé đến đồn công an gần nhất để nhờ tìm gia đình em bé. Nếu nhà em ở gần, em sẽ dẫn bé về nhà, nhờ bíô mẹ giúp đỡ.
2. Em sẽ can để 2 em không đánh nhau nữa. Sau đó có thể hướng dẫn các em chơi với bạn.
3. Em sẽ ngừng nhảy dây và hỏi cụ xem cụ cần hỏi thăm nhà ai. Nếu biết đường em sẽ hướng dẫn đường đi cho cụ. Nếu không biết, em sẽ lễ phép xin lỗi bà cụ.
-HS tiến hành chia nhóm.
-HS thảo luận
Phiếu học tập
Em hãy đánh dấu X vào ă trước ý đúng:
1. Ngày dành riêng cho thiếu nhi
ă Ngày 1 tháng 6
ă Ngày 6 tháng 5
2. Ngày dành riêng cho người cao tuổi.
ă Ngày 22 tháng 12
ă Ngày 1 tháng 10
3. Ghi vào ă chữ G trước tiên tổ chức dành riêng cho người cao tuổi, chữ T trước tên tổ chức dành riêng cho trẻ em.
ă Hội người cao tuổi
ă Hội Cựu chiến binh
ă Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
ă Sao nhi đồng
- Gv yêu cầu các nhóm lên đính kết quả trên bảng.
- GV yêu cầu các nhóm nhận xét, bổ sung kết quả của nhau.
- GV nhận xét và kết luận
Hoạt động 3: Truyền thống tốt đẹp - Kính già, yêu trẻ.
- GV tổ chức cho HS hoạt động theo bàn
- GV đưa nội dung thảo luận:
- Em hãy kể với bạn những phong tục tập quán tốt đẹp thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ của dân tộc Việt Nam
- GV tổ chức cho HS hoạt động cả lớp . HDHS liên hệ thực tế ở địa phương, ở gia đình, bản thân học sinh.
+GV mời HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận:
3.Củng cố - dặn dò
- GV tổng kết bài
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS .
- Các nhóm lên dán phiếu của mình lên bảng. 
- Đọc phiếu của từng nhóm và nêu ý kiến.
- ý kiến đúng là:
1. Ngày dành riêng cho thiếu nhi
ă Ngày 1 tháng 6
2. Ngày dành riêng cho người cao tuổi.
ă Ngày 1 tháng 10
3. Tổ chức dành riêng cho người cao tuổi
ă Hội người cao tuổi
- HS thảo luận theo bàn
- Một số HS nêu trước lớp.
- HS tiến hành làm việc cả lớp.
+Trả lời câu hỏi.
+Nhận xét, bổ sung.
********************************************************************************************************************
***************************************************************************************************************************************************************************
Kế hoạch bài học
( Thao giảng tuyến trường)
Lớp dạy: 5A
Ngày dạy: 17/11/2010
Phân môn: Tập đọc
Bài dạy: Trồng rừng ngập mặn
I. Mục tiêu: 
Giúp học sinh.
- Đọc đúng các tiếng, từ ngữ :, xói lở, sóng lớn.....
- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ nói về tác dụng của việc trồng rừng ngập mặn.
- Biết đọc lưu loát toàn bài với giọng thông báo.
- Hiểu được các từ khó trong bài rừng ngập mặn, phong trào, phục hồi, bảo vệ....
- Hiểu được nội dung bài: Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá, thành tích khôi phục rừng ngập mặn những năm qua, tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi.
- Giaựo duùc hoùc sinh yự thửực baỷo veọ rửứng.
II/. Đồ dùng dạy - học
- Tranh minh hoạ trang 129, SGK 
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài Người gác rừng tí hon và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
+ Hãy nêu nội dung chính của bài.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
2. Giới thiệu bài 
2.1. Dạy - học bài mới
- Cho HS quan sát bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam. Nêu vấn đề:
ở phía Bắc và phía Tây nước ta có rừng rậm nhiệt đới, ở các tỉnh phía Đông và phia Nam nước ta có rừng ngập mặn. Việc trồng rừng có tác dụng gì và thực trạng rừng ngập mặn hiện nay ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài Trồng rừng ngập mặn.
2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Gọi HS đọc bài
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ của bài văn (2 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có).
- Gọi HS đọc phần chú giải
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- GV đọc mẫu toàn bài
- 3 HS tiếp nối nhau đọc bài và trả lời các câu hỏi
- Nhận xét
- Quan sát bản đồ.
1 HS đọc cả bài.
- HS: đọc bài ( lần 1) theo trình tự :
+ HS 1:trước đây....sóng lớn
+ HS 2: Mấy năm qua.....Cồn Mờ (Nam Định),.....
+ HS 3:Nhờ phục hồi..... bảo vệ vững chắc đê điêu.
- Đọc từ, tiếng dễ sai:VD: xói lở; sóng lớn...
- HS đọc bài ( lần2) theo trình tự trên.
- Đọc câu khó: 
Nhân dân địa phương đều phấn khởi/ vì rừng ngập mặn phục hồi đã góp phần đáng kể tăng thêm thu nhập/ và bảo vệ vững chắc đê điều.
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc tiếp nối từng đoạn (đọc 1 vòng).
- Đại diện vài HS đọc và thi đọc từng đoạn trước lớp.
- Theo dõi GV đọc mẫu
	.
b) Tìm hiểu bài:
+ Y/c HS đọc thầm đoạn 1: (Từ đầu...sóng lớn)- trả lời câu hỏi:
+ Nêu nguyên nhân dẫn đến việc phá rừng ngập mặn.
- Từ ngữ: rừng ngập mặn.
- GV giới thiệu: Để bảo vệ biển, chống xói lở, chống vỡ đê khi có gió to, bão lớn, đồng bào sống ở ven biển đã biết cách tạo nên một lớp lá chắn đó là trồng rừng ngập mặn... Nhưng do chiến tranh, do quá trình quai đê lấn biển, làm đầm nuôi tôm... làm một phần rừng ngập mặn bị mất đi.
+Rừng ngập mặn bị tàn phá đã gây ra hậu quả gì?
 _ GV dùng hình ảnh minh hoạ- giải thích cho HS hiểu: ở các địa phương vùng ven biển thường đắp đê để ngăn gió to, bão lớn, ngăn nước mặn tràn vào đồng ruộng. Việc phá rừng ngập mặn đã làm cho: Lá chắn bảo vệ đê biển không còn, đê điều bị xói lở, bị vỡ khi có gió, bão, sóng lớn 
- Nêu nội dung chính đoạn 1
+ Y/c HS đọc thầm đoạn 2: (Từ mấy năm qua... Cồn Mờ( Nam Định), trả lời câu hỏi:
+ Vì sao các tỉnh ven biển có phong trào trồng rừng ngập mặn?
- Từ ngữ: phong trào.
+ Các tỉnh nào có phong trào trồng rừng ngập mặn tốt?
- Giới thiệu các tỉnh này trên bản đồ Việt Nam.
Nêu nội dung chính đoạn 2
+ Y/c HS đọc thầm đoạn 3, trả lời câu hỏi:
+ Nêu tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi.
- Từ ngữ: bảo vệ.
+ Nêu nội dung chính đoạn3
+ Em hãy nêu nội dung chính cảu bài.
- Ghi nội dung chính cảu bài lên bảng.
c) Đọc diễn cảm
+ Yêu cầu HS dựa vào nội dung bài để tìm giọng đọc diễn cảm.
+ Gọi HS nối tiếp đọc từng đoạn theo cách đọc diễn cảm vừa nêu.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 3
+ Yêu cầu HS luyện đọc
+ Đọc thầm đoạn 1: (Từ đầu...sóng lớn)- trả lời câu hỏi:
+ Nguyên nhân: Do chiến tranh, do quá trình quai đê lấn biển, làm đầm nuôi tôm... làm một phần rừng ngập mặn bị mất đi.
- Nêu nghĩa của từ: Rừng ngập mặn: Loại rừng trồng ở ven biển nhiệt đới, phần gốc cây ngập trong nước mặn.
+ Hậu quả của việc phá rừng ngập mặn: Lá chắn bảo vệ đê biển không còn, đê điều bị xói lở, bị vỡ khi có gió, bão, sóng lớn.
ý 1: Nguyên nhân và hậu quả của việc rừng ngập mặn bị tàn phá .
+Đọc thầm đoạn 2: (Từ mấy năm qua... Cồn Mờ( Nam Định), trả lời câu hỏi:
+ Vì các tỉnh này làm tốt công tác thông tin tuyên truyền để mọi người dân hiểu rõ tác dụng của rừng ngập mặn đối với việc bảo vệ dê điều.
- Nêu nghĩa của từ: phong trào( Việc trồng rừng ngập mặn được đông đảo mọi người hưởng ứng và tham gia tích cực.)
+ Các tỉnh: Minh Hải, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh,....
- Quan sát, lắng nghe.
ý 2 : Công tác phục hồi rừng ngập mặn 
ở một số địa phương.
+ HS đọc thầm đoạn 3, trả lời câu hỏi:
+ Rừng ngập mặn được phục hồi đã phát huy tác dụng bảo vệ vững chắc đê biển, tăng thu nhập cho người dân nhờ sản lượng hải sản nhiều, các loại chim nước trở nên phong phú.
- Nêu nghĩa của từ: bảo vệ:( chống lại mọi sự xâm phạm để giữ cho nguyên vẹn.)
ý3: Tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi.
Đại ý: + Nguyên nhân khiến rừng ngập mặn bị tàn phá, thành tích khôi phục rừng ngập mặn ở một số tỉnh và tác dụng của rừng ngập mặn khi được phục hồi.
- 2 HS nhắc lại nội dung chính của bài, HS cả lớp ghi vào vở.
+ Thực hiện theo y/c của GV.
+ Theo dõi và tìm giọng đọc hay và các từ cần nhấn giọng:
* Toàn bài đọc với giọng thông báo, lưu loát, rõ ràng, rành mạch, phù hợp với nội dung một văn bản khoa học.
* Nhấn giọng ở những từ ngữ: Xói lở, bị vỡ, thông tin, tuyên truyền, phát triển, hải sản tăng nhiều, phong phú, nhấn khởi, phục hồi, tăng thêm, bảo vệ, vững chắc
 3 HS nối tiếp đọc từng đoạn.
+1 HS đọc đoạn 3 và tìm giọng đọc hay và các từ cần nhấn giọng: thay đổi, nhanh chóng, không còn bị xói lở,, lượng cua con, hàng tăm đầm cua, hải sản tăng nhiều, phong phú, phấn khởi, tăng thêm thu nhập, bảo vệ vững chắc.
1 HS đọc lại đoạn 3 theo cánh nhấn giọng vừ nêu.
+ 2 HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm
- Nhận xét, cho điểm HS
 3. Củng cố dặn dò
- Giaựo duùc hoùc sinh yự thửực baỷo veọ rửứng, yeõu rửứng.
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học và soạn bài Chuỗi ngọc lam
- 3 HS thi đọc diễn cảm đoạn văn trước lớp, cả lớp theo dõi và bình chọn bạn đọc hay
- 1 HS đọc diễn cảm toàn bài

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan13(lop5).doc