Giáo án Tuần 22 đến 29 Khối 3

Giáo án Tuần 22 đến 29 Khối 3

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN

Nhà bác học và bà cụ

I. MỤC TIÊU

A. Tập đọc.

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng.

- Đọc đúng: Ê-di-xơn, nổi tiếng, khắp nơi, đấm lưng, loé lên, nảy ra .

- Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật.

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu.

- Hiểu nghĩa từ: nhà bác học, cười móm mém.

- Hiểu nội dung câu chuyện.

B. Kể chuyện

1. Rèn kĩ năng nói: Biết cùng các bạn dựng lại câu chuyện theo cách phân vai.

 

doc 144 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1286Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 22 đến 29 Khối 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22
Ngày soạn: 8/2/2006
Thứ hai ngày 13 tháng 2 năm 2006
Buổi sáng:
chào cờ
Nội dung do nhà trường phổ biến
tập đọc – kể chuyện
Nhà bác học và bà cụ
I. Mục tiêu 
A. Tập đọc. 
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng. 
Đọc đúng: Ê-di-xơn, nổi tiếng, khắp nơi, đấm lưng, loé lên, nảy ra ... 
Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật. 
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu. 
Hiểu nghĩa từ: nhà bác học, cười móm mém. 
Hiểu nội dung câu chuyện. 
B. Kể chuyện 
1. Rèn kĩ năng nói: Biết cùng các bạn dựng lại câu chuyện theo cách phân vai. 
2. Rèn kĩ năng nghe. 
II. Đồ dùng dạy – học 
Tranh ảnh minh hoạ, 1 vài đạo cụ để dựng lại câu chuyện. 
III. Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Tiết 1
1. Kiểm tra bài cũ
Thi kể chuyện “Ông tổ nghề thêu” 
2. Dạy bài mới. 
2.1. Giới thiệu bài: Ê-đi-xơn là một nhà bác học vĩ đại vào bậc nhất của thế giới ... 
2.2. Luyện đọc đúng 
a. Gv đọc mẫu truyện lần 1. 
b. Hướng dẫn hs luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. 
*Luyện đọc đúng từ khó:
Lưu ý những từ ghi ở phần mục tiêu.
* Luyện đọc từng câu
 Đoạn 1. 
Câu 1: + Ê-di-xơn, nổi tiếng. 
Câu 2: + khắp nơi; ngắt sau dấu phẩy 
Câu 3: + đấm lưng, thùm thụp; ngắt sau dấu phẩy + Giải nghĩa: nhà bác học / SGK 
* Đoạn 2: 
Câu thoại 1: Giọng bà cụ chậm chạp. 
Câu thoại 2: Giọng Ê-đi-xơn ngạc nhiên.
Câu thoại 3: Giọng bà cụ mệt mỏi 
* Đoạn 3: 
Câu thoại 1, 3: + nảy ra, reo lên, bao lâu. 
	 + giọng Ê-di-xơn reo vui khi sáng kiến chợt loé lên. 
Câu thoại 2: Giọng cụ già phấn chấn. 
 * Đoạn 4: 
Câu 3: dạo nọ
Câu thoại 1: Giọng Ê-di-xơn vui, hóm hỉnh. 
Câu thoại 2: Giọng bà cụ phấn khởi. 
Giải nghĩa: cười móm mém / SGK 
Hướng dẫn đọc đoạn 4: Giọng thán phục; Nhấn giọng: miệt mài, xếp hàng dài 
* Luyện đọc đoạn 
Luyện đọc trong nhóm
* Đọc cả truyện: Gv hướng dẫn chung. 
Tiết 2
	c. Hướng dẫn hs tìm hiểu bài 
	Tổ chức cho HS tìm hiểu các nội dung sau: 
Nói những điều em biết về Ê-di-xơn? 
Câu chuyện giữa Ê-di-xơn và bà cụ xảy ra vào lúc nào? 
+ Đọc thầm đoạn 2, 3 + câu hỏi 3
Bà cụ mong muốn điều gì? 
Vì sao cụ mong có chiếc xe không cần ngựa kéo? 
Mong muốn của bà cụ gợi cho Ê-di-xơn ý nghĩ gì? 
+ Đọc thầm đoạn 4 + câu hỏi 4, 5 
Nhờ đâu mong ước của bà cụ được thực hiện? 
Theo em, khoa học mang lại lợi ích gì cho con người? 
Gv chốt ý chung. 
	2.3. Luyện đọc diễn cảm 
Thi đọc diễn cảm đoạn 3: Nhấn giọng: loé lên, nảy ra, vô cùng, ngạc nhiên, bình thường. 
Kể chuyện 
a. Gv nêu nhiệm vụ: Tập kể lại câu chuyện theo cách phân vai. 
b. Hướng dẫn hs dựng lại câu chuyện theo vai. 
Gv nhắc: Nói lời nhân vật mình nhập vai theo trí nhớ, chú ý cách diễn đạt lời các nhân vật.
 3. Củng cố – dặn dò
Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? 
Gv chốt ý. 
VN: Tập kể chuyện cho mọi người cùng nghe. 
3HS thực hiện yêu cầu.
- HS tự tìm từ khó -> luyện đọc.
- HS đọc nối tiếp cá nhân.
- 4HS đọc một lượt.
- Mỗi nhóm 4HS tự luyện đọc.
- 1HS đọc cả bài.
- Đọc thầm từng đoạn, thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi.
- 3HS thi đọc đoạn 3.
1 hs đọc cả bài. 
- Hs tự hình thành nhóm, phân vai. 
- Từng tốp 3 em thi dựng lại câu chuyện theo vai. 
Lớp nhận xét, bình chọn nhóm dựng lại dựng lại câu chuyện hấp dẫn, sinh động.
Toán
Tiết 106: Luyện tập
I.Mục tiêu
+Củng cố về tên gọi các tháng trong một năm,số ngày trong từng tháng.
+Củng cố kĩ năng xem lịch(tờ lịch tháng,năm...)
II.Đồ dùng dạy học
+Lịch tờ,lịch bàn năm 2006
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
+Những tháng nào có 31 ngày,30 ngày,28 hoặc 29 ngày?
+Một năm có bao nhiêu tháng?bao nhiêu ngày?
2/Hoạt động 2: Luyện tập
	-Bài 1
+Kiến thức:Củng cố cách xem thứ,ngày của tháng
 -Bài 2 (chuyển yêu cầu xem lịch năm 2006)
+Kiến thức:Củng cố cách xem thứ,ngày của tháng trong năm
	-Bài 3
+Kiến thức:Củng cố cách xem ngày,tháng trong năm
+Nêu cách xem?
 -Bài4
 +Kiến thức:Củng cố cách xem thứ,ngày trong tháng, cách tính ngày trong tháng.
3/Hoạt đông 3: Củng cố-dăn dò
+ Tháng 5,7,10 là tháng có bao nhiêu ngày?
 Tháng 2 là tháng có bao nhiêu ngày?
 Ngày 30/10 năm nay vào thứ mấy?
- 2HS thực hiện yêu cầu.
- Thực hành xem lịch theo nhóm.
- Chia lớp làm 4 nhóm.
- Thi tìm nhanh theo nhóm.
- Làm bài cá nhân vào vở. Tự kiểm tra bài -> vài HS đọc kết quả.
- HS nêu kết quả -> giải thích lý do.
- Trảlời miệng.
Ngày soạn: 8/2/2006
Thứ ba ngày 14 tháng 2 năm 2006
Buổi sáng:
tập đọc
Cái Cầu
	I. Mục tiêu 
	1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng. 
Đọc đúng: xe lửa, bắc cầu, đãi đỗ, Hàm Rồng. 
Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ, khổ thơ. 
2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu 
Hiểu từ: chum, ngòi, sông Mã. 
Hiểu nội dung bài: Bạn nhỏ yêu và tự hào về cha mình. 
3. Giáo dục tình cảm cha con.
 Học thuộc lòng bài thơ. 
II. Chuẩn bị đồ dùng dạy – học 
Tranh, ảnh minh hoạ bài đọc SGK
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ : Y/cầu HS kể lại truyện “Nhà bác học và bà cụ” và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
B. Dạy bài mới. 
1. Giới thiệu bài : Tranh ( ảnh ) – giới thiệu 
2. Luyện đọc đúng 
Gv đọc mẫu bài lần 1: Gv chia khổ thơ 
b. Hướng dẫn hs luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. 
** Luyện đọc tiếng, từ khó
**Luyện đọc đúng theo từng dòng thơ 
** Luyện đọc từng khổ thơ 
- Luyện đọc theo nhóm
** Lớp đọc ĐT 1 lần.
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài 
Tổ chức cho HS đọc thành tiếng, đọc thầm bài thơ + TLCH trong SGK để nắm được các nội dung sau:
- Người cha trong bài thơ làm nghề gì?
- Cha đã làm chiếc cầu như thế nào?
- Tình cảm của bạn nhỏ đối với cha mình.
Em thích nhất câu thơ nào? Vì sao? 
Chốt: Bài thơ cho em thấy tình cảm của bạn nhỏ đối với cha ntn? 
2.3. Luyện đọc thuộc lòng bài thơ 
 Tổ chức cho HS học thuộc từng khổ thơ -> cả bài.
Thi đọc thuộc lòng bài thơ.
3. Củng cố – dặn dò 
Nhận xét giờ học. Gv yêu cầu cả lớp về nhà tiếp tục học thuộc lòng cả bài thơ. 
- 3HS thực hiện yêu cầu
- HS tự tìm tiếng, từ khó và luyện đọc.
- HS nối tiếp nhau đọc từng dòng thơ, chú ý phát âm đúng những tiếng khó: từng HS đọc- cả lớp lắng nghe + nhận xét.
- 4HS đọc nối khổ thơ 1 lượt.
- Mỗi nhóm 4HS luyện đọc.
- 2nhóm thi đọc trước lớp
- HS làm việc cá nhân.
Lớp nhẩm thuộc từng khổ thơ - Kiểm tra thuộc. 
Đọc thuộc nối khổ thơ- cả bài.
Toán
Tiết 107: Hình tròn, tâm, đường kính, bán kính
I.Mục tiêu
+HS có biểu tượng về hình tròn.Biết được tâm,bán kính hình tròn.
+Bước đầu học sinh biết dùng compa để vẽ được hình tròn có tâm và bán kính cho trước.
II.Đồ dùng dạy học
+Mô hình hình tròn(mặt đòng hồ,chiếc đĩa hình tròn...)
+Compa
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
+GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2/Hoạt động 2: Dạy bài mới
2.1.Giới thiệu hình tròn
+GV đưa ra một số vật mẫu có dạng hình tròn(mặt đồng hồ...)để giới thiệu hình tròn.
+GV vẽ đường tròn lên bảngàgiới thiệu tâm O, bán kính OM, đường kính AB(GV mô tả cho HS biết)
=>GV rút ra kết luận giống SGK
2.2.Giới thiêu compa và cách vẽ hình tròn
+GV cho Hs quan sát compa,giới thiệu về cấu tạo của compaàGVdùng compa để vẽ hình tròn.
3/Hoạt động 3: Luyện tập-thưc hành
	-Bài 1
+Kiến thức:Củng cố cách đọc tên bán kính,đường kính của mỗi hình tròn
+Nêu cách nhận biết về hình tròn?
	-Bài 2
+Kiến thức:Củng cố cách vẽ hình tròn có tâm và bán kính cho trước
+Nêu cách vẽ?
	-Bài3
+Kiến thức:Củng cố cách vẽ bán kính,đường kính của hình tròn
4/Hoạt động 4: Củng cố-dăn dò
+GV nhận xét giờ học,chốt lại kiến thức
 + Nhắc HS tự thực hành vẽ hình tròn.
- HS quan sát
- Nhắc lại
- Theo dõi cách vẽ hình tròn.
- Nêu miệng.
- Làm vào vở.
- Nhắc lại cách vẽ hình tròn.
- Theo dõi SGK – trả lời miệng.
Chính tả 
Nghe – viết: Ê-đi-xơn
Phân biệt: tr/ch
	I. Mục tiêu
	Rèn kĩ năng viết chính tả. 
Nghe và viết lại chính xác, trình bày đúng đoạn văn về Ê-di-xơn. 
Làm đúng bài tập về âm, dấu thanh dễ lẫn ( tr / ch; dấu hỏi / ngã ) 
II. Đồ dùng dạy – học 
Bảng phụ ( Bài 2 / 33, 34 ) 
III. Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ 
GV đọc: 	+ giấy trắng 	+ mầu nhiệm 
	+ dập dềnh 	+ biển biếc 
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài: Chính tả ( nghe - viết ): Ê-di-xơn
b. Hướng dẫn chính tả 
* GV đọc bài 1 lần
* Luyện viết tiếng khó
+ Nhận xét chính tả. 
Những chữ nào trong bài được viết hoa? 
Tên riêng Ê-di-xơn viết thế nào? 
c. Viết chính tả: 
Gv hướng dẫn tư thế ngồi, cầm bút. 
Gv đọc mẫu đoạn viết lần 2. 
Gv đọc 
d. Chấm – chữa bài 
Gv đọc – Hs soát lỗi ( 2 lần ) – Gv kết hợp chữa lỗi: Ê-di-xơn, sáng tạo, câu chuyện, giàu sáng kiến. 
e. Hướng dẫn hs làm bài tập chính tả 
* Bài 2 / tr33. 
a/ Mặt tròn; trên cao; chui vào
b/chẳng, đổi, dẻo, đĩa
3. Củng cố – dặn dò 
Nhận xét bài hs 
Dặn học sinh về luyện viết từ dễ sai. 
- 2HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con.
- 2HS đọc lại.
- Tự tìm tiếng khó – luyện viết.
– Hs viết bài 
- Soát và chữa lỗi.
Hs đọc yêu cầu bài ( a ) – Hs tìm hiểu từ điền (tr/ch) vào vở
Đạo đức
Bài 10 : Tôn trọng khách nước ngoài(tiết 2) 
I . Mục tiêu : 
 1/ Học sinh hiểu
+ Như thế nào là tôn trọng khách nước ngoài ?
+ Vì sao phải tôn trọng khách nước ngoài ?
	+ Trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng, không phân biệt màu da, quốc tịch ... quyền được giữ gìn bản sắc dân tộc.
 2/ Học sinh biết cư xử lịch sự khi gặp gỡ với khách nước ngoài
	 3/ Học sinh có thái độ tôn trọng khi gặp gỡ ,tiếp xúc với khách nước ngoài.
II . Đồ dùng dạy- học
	+ Vở BT đạo đức 3.
III . Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Kiểm tra bài cũ 
	+ Hãy nêu những biểu hiện thể hiện sự tôn trọng khách nước ngoài ?
 +Nhận xét, đánh giá.
2/ Các hoạt động 
* Hoạt động 1: Liên hệ thực tế
 Yêu cầu HS kể về 1 hành vi lịch sự với khách nước ngoài mà em biết . Nhận xét về hành vi đó.
	+ Kết luận : Cư xử lịch sự với khách nước ngoài là 1 việc làm tốt chúng ta nên học tập.
* Hoạt động 2: Đánh giá hành vi 
 \ GV chia nhóm, phát phiếu học tập.
 - Yêu cầu HS thảo luận cách ứng xử trong các trường hợp được ghi ở phiếu học tập.
 	+ Kết luận : về cách ứng xử của từng tình huống.
* Hoạt động 3: Xử lí tình huống và đóng vai 
 \ Chia nhóm ,thảo luận nhóm về cách ứng xử cần thiết trong từng tình huống:
- Có vị khách nước ngoài đến thăm  ... học
- Mẫu chữ viết hoa T (Tr).
- Tên riêng Trường Sơn và câu Trẻ em như búp... viết trên dòng kẻ ô li.
III – Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A – Kiểm tra bài cũ
- Gọi 1HS đọc thuộc từ và câu ứng dụng của tiết trước.
- Gọi 2HS lên bảng viết: Thăng Long.
B – Dạy học bài mới
1 – Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học
2 – Hướng dẫn viết chữ hoa
Nêu các chữ hoa có trong bài.
GV yêu cầu HS viết chữ viết hoa Tr 
GV nhận xét bài viết của HS.
-Gv viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ
- Y/cầu HS tập viết chữ Tr, S và B.
GV nhận xét, chỉnh sửa lỗi cho HS.
GV nhắc lại quy trình viết đúng.
3 – Hướng dẫn viết từ ứng dụng:
- Gọi 1HS đọc từ ứng dụng.
GV giới thiệu: Trường Sơn là tên dãy núi kéo dài từ miền Trung và dài gần 1000km. Trong kháng chiến chống Mĩ, đường mòn Hồ Chí Minh chạy dọc theo dãy Trường Sơn....
 - Y/cầu HS quan sát và nhận xét về cách viết từ ứng dụng.
Y/cầu HS luyện viết từ Trường Sơn.
4 – Hướng dẫn viết câu ứng dụng
Tổ chức hướng dẫn tương tự phần viết từ ứng dụng.
5 – Hướng dẫn viết vào vở Tập viết
- Gv nêu yêu cầu viết.
GV theo dõi, chỉnh sửa lỗi cho từng HS.
- Thu chấm 5 – 7 bài -> nhận xét.
C – Củng cố, dặn dò
Nhận xét tiết học, chữ viết của HS.
Dặn HS tiếp tục hoàn thành phần luyện viết thêm.
-1HS đọc.
-2HS lên bảng viết, dưới lớp viết bảng con.
- HS nêu chữ hoa T (Tr),S,B.
- 2HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con.
- Lớp viết lại chữ hoa Tr vào bảng con.
- 2HS viết bảng. Cả lớp viết vào bảng con.
- 1HS đọc: Trường Sơn
- Nhận xét về độ cao, khoảng cách giữa các con chữ.
- HS viết vở nháp.
- HS thực hiện viết bài.
Ngày soạn: 29/3/2006
Thứ năm ngày 6 tháng 4 năm 2006
Buổi sáng:
Toán
Tiết 144:Luyện tập
I.Mục tiêu
	+Rèn luyện củng cố kĩ năng tính diện tích hình vuông
II.Đồ dùng dạy học
	+Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
	+ Tính diện tích hình vuông có cạnh 5cm?
	+Nêu qui tắc tính diện tích hình vuông? tính diện tích hình vuông
2/ Hoạt động 2:Luyện tập
	*-Bài 3
	+Kiến thức:Củng cố về diện tích cách tính chu vi , diện tích hình chữ nhật? hình vuông?
	+Nêu cách làm?
	* -Bài 1
	+Kiến thức:Củng cố cách tính diện tích hình vuông
	+Nêu cách tính?
 -Bài 2
	+Kiến thức: Tính diện tích hình vuông
	+Nêu cách làm?
3/Hoạt động 3:Củng cố,dặn dò(3’)
+Nêu cách tính diện tích hình vuông, hình chữ nhật
+Nhận xét giờ học 
- Lớp tính vào bảng con.
- 2HS thực hiện yêu cầu
- HS làm bài vào vở nháp/.
- 2HS nêu cách làm.
- Làm bài vào vở.
- Thảo luận nhóm đôi, tự làm bài.
nghệ thuật (mĩ thuật
Vẽ tranh tĩnh vật (lọ hoa và quả)
Giáo viên chuyên soạn giảng
chính tả
(Nghe – viết) Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục
Phân biệt s/x
I – Mục tiêu:
Nghe – viết đúng đoạn từ Giữ gìn dân chủ....của mỗi một người yêu nước trong bài Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục.
Làm đúng bài tập chính tả phân biệt s/x.
II - Đồ dùng dạy – học
4 tờ phiếu viết nội dung BT2a.
4 cái bút dạ.
III – Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A – Kiểm tra bài cũ
Y/cầu 1HS đọc cho cả lớp viết: nhảy xa, nhảy xào, sới vật, xiếc, đua xe.
B – Dạy bài mới
1 – Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu giờ học
2 – Hướng dẫn HS nghe – viết
a/ Hướng dẫn HS chuẩn bị
Gv đọc 1 lần bài chính tả
+Vì sao mỗi người dân phải luyện tập thể dục?
Y/cầu HS luyện viết từ khó:
Nhận xét:
+ Đoạn văn có mấy câu?
+ Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao?
+ Chữ đầu đoạn viết như thế nào cho đẹp?
b/ Gv đọc cho HS viết
- Đọc lại 1 lượt cho HS soát lỗi.
c/ Chấm 5 – 7 bài, nhận xét.
3 – Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
a/ Bài tập 2
Gọi 1HS đọc yêu cầu.
Y/cầu HS tự làm bài.
Gọi HS chữa bài.
 * Giúp HS tìm hiểu ý nghĩa của câu chuyện.
C - Củng cố, dặn dò:
Giáo viên nhận xét tiết học, dặn HS về nhà đọc lại bài viết, soát lỗi.
2HS viết bảng lớp, cả lớp viết vở nháp.
- 2HS đọc lại, cả lớp theo dõi trong SGK.
- Học sinh tự trả lời.
- HS tự tìm tiếng từ khó - đọc –luyện viết vở nháp.
- HS thảo luận cặp đôi, trả lời.
- HS viết bài.
- 1HS đọc y/cầu của bài.
- HS làm bài trong nhóm.
- 3HS dán bài lên bảng và đọc bài làm của nhóm mình.
- HS viết vào vở.
luyện từ và câu
Từ ngữ về thể thao – Dấu phẩy
I – Mục tiêu:
- Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Thể thao: kể đúng tên một số môn thể thao; tìm đúng các từ ngữ nói về kết quả thi đấu.
- Ôn luyện về dấu phẩy.
II - Đồ dùng dạy – học
Kẻ sẵn 2 bảng thống kê từ như sau vào giấy khổ to
Các môn thể thao bắt đầu bằng tiếng
a/ bóng
b/ chạy
c/ đua
d/ nhảy
- Bảng phụ viết các câu văn ở BT3.
III – Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A – Kiểm tra bài cũ
Gọi 3HS lên bảng làm miệng các bài tập của tiết LTVC tuần 28.
B – Dạy bài mới
1 – Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:(Dùng bảng thống kê từ)
- Gọi 1HS đọc yêu cầu của bài
- GV giới thiệu trò chơi “Xì điện” và phổ biến cách chơi
- Cho HS chơi thử.
- Tổ chức chơi
- Tổng kết trò chơi, GV tuyên dương đội thắng cuộc.
- Yêu cầu HS đọc bảng từ và ghi từ vào VBT.
Bài 2:
- Gọi 1HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Gọi 1HS khác đọc lại truyện vui.
- Yêu cầu HS tự tìm và ghi ra giấy nháp, sau đó gọi 1HS đọc các từ tìm được và yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung câu chuyện:
+ Anh chàng trong truyện tự nhận mình là người ntn?
+ Anh ta có thắng ván cờ nào không?
+ Anh ta đã nói thế nào về kết quả các ván cờ của mình?
- GV nêu ý nghĩa câu chuyện
Bài 3:
- Y/cầu HS đọc thầm bài tập trong SGK và giúp HS nắm yêu cầu của bài.
- Y/cầu HS tự làm bài vào VBT, sau đó gọi 1HS lên bảng làm bài trên bảng phụ.
C- Củng cố, dặn dò
-Nêu tên những môn thể thao mà em yêu thích.
- Nhận xét tiết học, dặn HS tập đặt câu với tên các môn thể thao em yêu thích.
- 3HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- 1HS đọc, cả lớp theo dõi
- Nghe phổ biến cách chơi và nắm luật chơi.
- 2HS chơi thử.
- HS cả lớp cùng tham gia trò chơi.
- Đọc và ghi từ theo yêu cầu.
- 1HS đọc, cả lớp theo dõi
- 1HS đọc trước lớp.
- HS tự làm bài.
- HS thảo luận cặp đôi, trả lời các câu hỏi tìm hiểu truyện.
- Tìm hiểu yêu cầu của bài.
- HS cả lớp làm bài, 1HS làm bài trước lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét.
Ngày soạn: 29/3/2006
Thứ sáu ngày 7 tháng 4 năm 2006
Buổi sáng:
Toán
Tiết 145:Phép cộng các số trong phạm vi 100.000
I.Mục tiêu
	+HS biết thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 100.000
	+Củng cố về giải toán có lời văn bằng 2 phép tính và về tính diện tích hình chữ nhật
II.Đồ dùng dạy học
	+Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ
	+ Đặt tính và tính	
 5732 + 6194, 5372 + 263
	+Nêu cách đặt tính và tính?	
2/Hoạt động 2:Dạy bài mới
2.1.Hướng dẫn HS thực hiện phép cộng
45732 + 36194
	+Y/cầu HS nêu cách tính?
	+GV và HS thực hiện phép cộng: 45732+36194	
Y/cầu HS nhận xét về phép cộng?(là phép cộng số có 5 chữ số có nhớ hai lần không liên tiếp)
2.2. HS ghi nhớ cách thực hiện phép cộng các số trong phạm vi 100.000.
3/Hoạt động 3:Luyện tập-Thực hành
	* -Bài 1
	+Kiến thức:Củng cố cách cộng các số trong phạm vi 100.000.
	+Nêu cách tính?
	*-Bài 2
	+Kiến thức:Củng cố cách thực hiện các số trong phạm vi 100000
	+Nêu cách đặt tính và tính?
	* -Bài 3
	+Kiến thức:Củng cố về giải toán bàng hai phép tính
4/Hoạt động 4:Củng cố,dặn dò
	+ Đặt tính và tính?
35046 + 26734 ; 2475 + 6820
+ Nhận xét giờ học, dặn HS về nhà xem lại các bài tập đã làm.
- 2HS lên bảng thực hiện tính, cả lớp làm vào bảng con.
- 2HS nêu cách tính.
- Thực hiện tính trên bảng con.
- Nêu nhận xét về phép cộng.
- Tự trao đổi về cách thực hiện phép cộng theo nhóm đôi.
- Thực hiện vào giấy nháp.
- 2HS lên bảng tính và nêu cách tính.
- Làm bài vào bảng con.
- Đọc và phân tích yêu cầu của đề bài.
- Tự làm bài vào vở.
- Đặt tính vào bảng con.
tự nhiên – xã hội
Bài 58 – Thực hành: Đi tham quan thiên nhiên (tiết 2)
I – Mục tiêu:
HS đi tham quan vườn hoa, vẽ hoặc viết về những cây cối mà HS đã quan sát được khi đi thăm thiên nhiên.
II - Đồ dùng dạy – học
- Giấy khổ A4, bút màu đủ dùng cho mỗi HS.
- Bút + vở viết .
III – Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ1: Tập trung HS phổ biến yêu cầu tiết học và những nội quy khi tham quan.
Giao nhiệm vụ: Quan sát, vẽ hoặc ghi chép mô tả cây cối mà các em nhìn thấy.
HĐ2: GV dẫn HS đi tham quan vườn hoa
HĐ3: Báo cáo kết quả
- GV tập trung HS yêu cầu báo cáo kết quả thu nhận được sau buổi tham quan.
- GV giúp HS khái quát chung và thực vật.
HĐ4: Củng cố dặn dò
Nhận xét tiết học.
Dặn HS hoàn chỉnh bài vẽ (viết) trong buổi tham quan và chuẩn bị bài sau.
- Tập trung cả lớp.
- HS đi theo nhóm. Các nhóm trưởng quản lý các bạn.
- Từng cá nhân HS báo cáo.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung.
thể dục
Tiết 58: Ôn bài thể dục với hoa hoặc cờ
Trò chơi: Ai kéo khoẻ
Giáo viên chuyên soạn giảng
tập làm văn
Viết về một trận thi đấu thể thao
I – Mục tiêu:
Rèn kỹ năng viết: Dựa vào bài tập làm văn miệng của tuần trước, viết được một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu kể lại một trận thi đấu thể thao mà em có dịp xem.
Biết dùng từ đặt câu đủ ý, câu văn ngắn gọn, rõ ràng.
II – Các hoạt động dạy – học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A – Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3HS lên bảng, yêu cầu 2HS kể lại trận thi đấu thể thao mà các em có dịp xem, yêu cầu HS thứ 3 đọc lại tin thể thao mà em ghi được.
B – Dạy học bài mới
1 – Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học
2 – Hướng dẫn làm bài
- Y/cầu HS mở SGK trang 88 đọc lại các câu hỏi gợi ý của bài tập 1, tiết TLV tuần 28.
- GV hướng dẫn: Khi viết bài, các em có thể dựa vào các câu hỏi gợi ý và kể như bài tập làm văn miệng tuần trước hoặc kể về một trận thi đấu khác. Trước khi viết bài em nên viết ra nháp những ý chính về trận thi đấu để tránh viết thiếu hoặc lạc đề.
- GV cho HS tự viết bài.
- Gọi 5 – 7 em đọc bài làm trước lớp.
- GV chỉnh sửa lỗi cho từng em.
- Nhận xét và cho điểm HS.
C – Củng cố, dặn dò:
- Nêu ý nghĩa của việc luyện tập thể dục thể thao thường xuyên?
- Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
- 3HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- 2HS lần lượt đọc trước lớp, cả lớp cùng theo dõi.
- HS nghe GV hướng dẫn.
- HS làm bài.
- HS đọc bài làm, cả lớp theo dõi và nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 22 - 29 lop 3.doc