Giáo án Tuần 25 - Buổi sáng - Lớp 3

Giáo án Tuần 25 - Buổi sáng - Lớp 3

Tiết 2 + 3: Tập đọc - kể chuyện

Tiết 67-68: HỘI VẬT

I. Mục đích yêu cầu

 A. Tập đọc:

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

- Hiểu nội dung: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, giàu kinh nghiệm tr¬ước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi.

- HS trả lời được các câu hỏi trong SGK.

B. Kể chuyện:

- Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo gợi ý cho trước. HS giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện.

* HSKT: Luyện đọc 1- câu theo sự giúp đỡ của giáo viên

 

doc 20 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 866Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tuần 25 - Buổi sáng - Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
Thứ hai ngày 25 tháng 02 năm 2013
Tiết 1: Hoạt động tập thể
CHÀO CỜ
__________________________________
Tiết 2 + 3: Tập đọc - kể chuyện
Tiết 67-68: HỘI VẬT
I. Mục đích yêu cầu
 A. Tập đọc:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu nội dung: Cuộc thi tài hấp dẫn giữa hai đô vật đã kết thúc bằng chiến thắng xứng đáng của đô vật già, giàu kinh nghiệm trước chàng đô vật trẻ còn xốc nổi. 
- HS trả lời được các câu hỏi trong SGK.
B. Kể chuyện:
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo gợi ý cho trước. HS giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện.
* HSKT: Luyện đọc 1- câu theo sự giúp đỡ của giáo viên
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên:- SGK, tranh 
 - Đoạn hướng dẫn luyện đọc.
2. Học sinh:- Sách giáo khoa.
3.Hình thức: - HS luyện đọc cá nhân, nhóm 2, nhóm 4.
III. Các hoạt động dạy và học.
1. Kiểm tra bài cũ
- GV nhận xét, đánh giá điểm 
2. Bài mới 
2.1. Giới thiệu bài: 
2.2. Luyện đọc
a. Giáo viên đọc toàn bài	 
b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc và giải nghĩa từ
* Đọc câu trong đoạn: 
- Học sinh tiếp sức đọc từng câu
- Sửa phát âm
* Đọc đoạn trước lớp 
- Cho học sinh chia đoạn 
- GV hướng dẫn học sinh đọc ngắt nghỉ
- Cho học sinh đoạn đoạn trước lớp
- Sửa phát âm
- Giải nghĩa các từ mới trong đoạn : tứ xứ, khôn lường, khố, keo vật, xới vật.
* Đọc đoạn trong nhóm
- Nhận xét
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh
- 2 HS đọc bài:Tiếng đàn
- 1 HS nêu nội dung bài đọc.
- Theo dõi
- Học sinh đọc tiếp sức từng câu
- Học sinh chia đoạn: 5 đoạn
- Học sinh đọc và phát hiện cách nhấn giọng
- Học sinh đọc tiếp sức đoạn
- Giải nghĩa các từ mới từng trong đoạn 
- Học sinh đọc nhóm đôi
- Đại diện các nhóm thi đọc
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài
2.3. Tìm hiểu bài
*Cho học sinh đọc thầm 1
CH: Tìm những chi tiết miêu tả cảnh tượng sôi động của hội vật ?
* Cho học sinh đọc thầm 2
CH: Cuộc đánh giữa ông Cản ngũ Và Quắm Đen có gì khác nhau?
* Cho học sinh đọc thầm đoạn 3
CH: Việc ông Cản Ngũ bước hụt đã làm thây đổi keo vật nh thế nào ?
- Nhận xét
* Cho học sinh đọc thầm đoạn 4 + 5
CH: Ông Cản Ngũ bất ngờ chiến thắng như thế nào ?
+ Vì sao ông Cản Ngũ thắng ?
2.4. Luyện đọc lại
- Giáo viên đọc lại đoạn 2
- Hướng dẫn học sinh đọc đoạn 2
- Nhận xét và bình chọn
- Cho học sinh thi đọc cả bài
- Nhận xét
2.5. Kể chuyện
a. Giáo viên nêu nhiệm vụ
b. Hướng dẫn học sinh 
- Dựa vào những gợi ý hãy kể lại từng đoạn truyện : Hội vật
* Gợi ý : 
1. Cảnh mọi người đi xem hội vật.
2. Mở đầu keo vật. 
3. Ông Cản Ngũ bước hụt và hành động của Quắm Đen.
4. Thế vật bế tắc của quắm đen.
5. Kết thúc keo vật.
- Gọi học sinh nối tiếp nhau kể từng đoạn của câu chuyện
- HS giỏi kể lại toàn bộ câu chuyện
- Nhận xét.
3. Củng cố dặn dò 
- Qua câu chuyện này giúp em hiểu điều gì 
- Nhận xét giờ học
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
* Học sinh đọc thầm 1
- Tiếng trống dồn dập ; người xem đông như nước chảy ; ai cũng náo nức muốn xem mặt xem tài ông Cản Ngũ ; chen lấn nhau ; quây kín quanh xới vật ; trèo lên những cây cao để xem.
* Học sinh đọc thầm 2
- Quắm Đen : lăn xả vào, đánh dồn dập, ráo ráo riết, Ông Cản Ngũ : chậm chạp lớ 
ngớ, chủ yếu là chống đỡ.
* Học sinh đọc thầm đoạn 3
- Ông Cản Ngũ bước hụt, Quắm Đen nhanh như cắt luồn qua hai cánh tay ông, ôm một bên chân ông, bốc lên. Tình huống keo vật không còn chán ngán như trước nữa. Người xem phấn chấn reo lên, tin chắc ông Cản Ngũ nhất định sẽ thua cuộc. 
* Học sinh đọc thầm đoạn 4 + 5
- Quắm Đen gò lưng vẫn không sao bê nổi chân ông Cản Ngũ.....có buộc sợi rơm ngang bụng.
- Ông Cản Ngũ thắng vì ông giàu kinh nghiệm
- Học sinh thi đọc đoạn 2 trong nhóm 4.
- Nhận xét
- Thi đọc cả bài
- Học sinh nêu nhiệm vụ
- Chú ý theo dõi.
- Học sinh tiếp nối kể từng đoạn của câu chuyện theo nhóm 5.
- Từng nhóm thực hành kể lại câu chuyện.
- Một số HS giỏi kể toàn bộ câu chuyện.
- Bình chọn bạn kể hay.
- Khi tham gia thi đấu bất kì môn thi nào cần phải có sự chuẩn bị chu đáo, bình tĩnh.
______________________________________________
Tiết 4 :Toán
Tiết 121: THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ (Tiết 2)
I. Mục tiêu
- Nhận biết được về thời gian (thời điểm, khoảng thời gian).
- Biết xem đồng hồ chính xác đến từng phút( cả trường hợp mặt đồng hồ có ghi số La Mã)
- Biết thời điểm làm công việc hằng ngày của học sinh.
- HS thực hành làm đúng các bài tập trong SGK.
II. Đồ dùng dạy học 
 - Đồng hồ điện tử, phiếu bài tập(BT2)
 - HS thực hành theo nhóm 2, nhóm 4.
III. Các hoạt động dạy học 
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1(125): 
- Giáo viên gọi học sinh đọc yêu cầu
- Cho học sinh làm bài theo nhóm 2 ra PBT.
- GV chữa bài cho HS và chấm bài cho các nhóm.
- Nhận xét
Bài 2(125) : Vào buổi chiều hoặc tối hai đồng hồ nào cùng thời gian
- Gọi học sinh đọc bài toán
- Nhận xét
Bài 3(125)
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi
3. củng cố và dặn dò 
- Nhắc lại nội dung bài học 
- Nhận xét giờ học 
- Về nhà học bài và chuẩn bi bài sau
- HS nêu yêu cầu, làm bài theo nhóm 2 ra PBT.
a. An tập thể dục lúc 6 giờ 10 phút.
b. An đến trường lúc 7 giớ 12 phút
c. An đang học bài lúc 10 giờ 24 phút.
d. An ăn cơm lúc 6 giớ kém 15 phut.
e. An xem truyền hình lúc 8 giờ 7 phút.
g. An đang ngủ lúc 10 giờ kém 5 phút.
- Học sinh đọc yêu cầu 
- Học sinh làm bài theo nhóm 4 - báo cáo kết quả
 A – I ; B – H : C – K 
 D – M ; N – E ; L – G 
- Học sinh làm bài theo nhóm 5. 
- Cho học sinh thi làm nhanh theo nhóm 
a. Hà đánh răng rửa mặt trong 10 phút.
b. Từ 7 giờ kém5 phút đến 7 giờ là 5 phút
c. Trương trình phim hoạt hình kéo dài trong 30 phút.
- Nhắc lại nội dung bài
- Chú ý theo dõi
	_____________________________________________________________
Thứ ba ngày 26 tháng 02 năm 2013
Tiết 1: Tự nhiên và xã hội
Tiết 49: ĐỘNG VẬT
Giáo viên dạy: Trần Thị Huề
______________________________________________
Tiết 2: Âm nhạc
Tiết 25: HỌC HÁT BÀI: CHỊ ONG NÂU VÀ EM BÉ
Giáo viên dạy: Trần Đức Tiên
____________________________________________
Tiết 3: Toán
Tiết 122 : 	BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN RÚT VỀ ĐƠN VỊ
I. Mục tiêu
- Biết cách giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị
- HS thực hành làm dúng các bài tập trong SGK.(1,2,3)
* HSKT: Luyện làm bài tập 1 theo sự giúp đỡ của giáo viên
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên:- SGK, giáo án
2. Học sinh:- Sách giáo khoa.
3. Hình thức:- HS làm cá nhân, nhóm 2(BT3)
III. Các hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ
- 1 giờ chiều còn gọi là bao nhiêu giờ?
- 20 giờ 55 phút còn gọi là bao nhiêu giờ?
- GV nhận xét, đánh giá điểm.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài: Nêu MT của tiết học
2.2. Hướng dẫn học sinh giải bài toán 1
( bài toán đơn)
- Giáo viên đọc bài toán
- Gọi 2 học sinh đọc bài toán
- Hướng dẫn học sinh phân tích bài toán
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán yêu cầu chúng ta tìm gì?
+ Muốn giải bài toán này ta làm như thế nào?
 Tóm tắt 
 7 can : 35 l
 1 can : ... l
- Nhận xét
3. Hướng dẫn học sinh giải bài toán 1 (bài toán hợp)
- Giáo viên đọc bài toán
- Gọi 2 học sinh đọc bài toán
- Hướng dẫn học sinh phân tích bài toán
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán yêu cầu chúng ta tìm gì ?
+ Muốn giải bài toán này ta làm như thế nào?
- Giáo viên khái quát: Khi giải “ bài toán liên quan đến rút về đơn vị(là đưa về 1): thường tiến làm theo 2 bước.
Bước1: Tìm giá trị 1 phần (thực hiện phép tính chia)
Bước 2: Tìm giá trị nhiều phần đó (thực hiện phép tính nhân)
2.3. Bài tập
Bài 1(128) 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn phân tích bài toán
- Nhận xét
Bài 2(128) 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh làm bài
- GV chấm bài cho HS.
Bài 3(128) 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh làm bài
- GV nhận xét .
3. Củng cố – dặn dò 
- Hệ thống lại nội dung bài
- Nhận xét giờ học
- Về nhà các em học bài và chuẩn bị bài sau.
- 13 giờ
- 8 giờ 55 phút hoặc 9 giờ kém 5 phút hoặc 21 giờ kém 5 phút.
- Học sinh đọc bài toán
- Có 35 lít mật ong, chia đều cho 7 can
- Mỗi can chứa bao nhiêu lít mật ong
- Ta lấy số lít mật ong chia cho số can
- Học sinh giải bảng con; bảng lớp.
 Bài giải
 Số lít mật ong trong mỗi can là:
 35 : 7 = 5 ( l)
 Đáp số: 5 lít mật ong..
- Học sinh đọc bài toán
- Có 35 lít mật ong, chia đều cho 7 can
2 can có chứa bao nhiêu lít mật ong?
- Ta tìm số lít mật ong của 1 can sau đó tìm số mật ong của 2 can
- Học sinh nêu cách giải
 Tóm tắt
 7 can : 35 l
 2 can:.....l ?
 Bài giải
 Số lít mật ong trong mỗi can là:
 35 : 7 = 5 ( l)
 Số lít mật ong chứa trong 2 can là:
 5 x 2 = 10 ( l)
 Đáp số: 10 lít mật ong..
- Học sinh nhắc lại
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài
 Tóm tắt:
 4 vỉ: 24 viên
 3 vỉ: .......viên ?
 Bài giải
Số viên thuốc trong mỗi vỉ là:
 24 : 4 = 6 ( viên)
Số viên thuốc trong 3 vỉ là:
 6 x 3 = 18 ( viên)
 Đáp số: 18 viên thuốc.
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài ra vở
 Tóm tắt:
7 bao: 28 kg gạo
5 bao: .......kg ? 
 Bài giải
Số kg gạo đựng trong mỗi bao là:
 28 : 7 = 4 ( kg)
Số kg gạo đựng trong 5 bao là:
 4 x 5 = 20 (kg)
 Đáp số: 20 kg gạo
- Học sinh xếp hình theo nhóm 2.
- Nhận xét và sửa sai 
- Nhắc lại nội dung bài
- Chú ý theo dõi.
________________________________________
Tiết 4: Chính tả( nghe -viết)
Tiết 45: HỘI VẬT
I. Mục đích yêu cầu
Rèn kỹ năng viết chính tả.
	 - Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng bài tập (2a) chính tả phân biệt tr/ch.
* HSKT: Luyện nghe – viết 1-2 câu theo sự giúp đỡ của giáo viên.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên:- SGK, bài tập chuẩn bị ra bảng phụ (BT2)
2. Học sinh:- Sách giáo khoa, bảng, vở
III. Các hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ 
- Nhận xét - cho điểm.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài: Nêu MĐ của tiết học
2.2. Hướng dẫn viết chính tả
a. Chuẩn bị
- Giáo viên đọc bài viết.
- Nêu nội dung của đoạn viết?
CH: Những chữ nào trong bài viết hoa?
- Giáo viên đọc một số từ khó:, Cản Ngũ, Quắm Đen , loay hoay, nghiêng mình
- Nhận xét
b. Giáo viên đọc bài
- Giáo viên đọc thong thả từng câu
- Theo dõi học sinh viết
- Nhắc nhở tư thế ngồi viết
c. Chấm chữa
- Giáo viên đọc lại bài
- Giáo viên thu bài
- Chấm 5 bài tại lớp 
- Nhận xét
 ... ợc 4 km vì 4 x 1 = 4
- Học sinh theo dõi
- 2 học sinh làm bài ra phiếu bài tập theo nhóm 2.
4 giờ
3 giờ
 5 giờ
16 km
12 km
20 km
- 1 học sinh đọc yêu cầu
- Viết biểu thức rồi tính giá trị của biểu thức.
- HS thi đua theo nhóm 5
49 x 4 : 7 = 196 : 7
 = 28
45 x 2 x 5 = 90 x 5
 = 450
234 : 6 : 3 = 39 : 3
 = 13
- Nhắc lại nội dung bài
- Chú ý theo dõi
______________________________________________
Tiết 4: Luyện từ và câu
Tiết 23 : NHÂN HÓA. ÔN CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI “ VÌ SAO ”
I. Mục đích yêu cầu
- HS nhận ra hiện tượng nhân ho, bước đầu nêu được cảm nhận về cái hay của những hình ảnh nhân hoá(BT1)
- Xác định được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi vì sao?(BT2)
- Trả lời đúng các câu hỏi vì sao?trong bài tập 3.
- Rèn kĩ năng nhận biết các cách nhân hóa, đặt và trả lời câu hỏi vì sao.
* HSKT : Luyện đọc, viết lại câu có hình ảnh nhân hóa, luyện đặt và trả lời câu hỏi vì sao theo sự giúp đỡ của giáo viên.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên:- SGK, giáo án, phiếu bài tập BT1.
2. Học sinh:- Sách giáo khoa.
 3. Hình thức:- HS làm bài cá nhân, nhóm 4(BT1); nhóm 2(BT3)
III. Các hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra đầu giờ
- Nêu một số từ ngữ về nghệ thuật:
- Nhận xét- cho điểm
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài tập 1
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Giáo viên đọc bài thơ 
- Cho học sinh trả lời ra phiếu bài tập.
+ Chỉ người làm nghệ thuật: Ca sĩ, diễn viên, nhạc sĩ...
+ Chỉ hoạt động của người làm nghệ thuật: Hát, múa, biểu diễn, đạo diến, đóng phim.
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh đọc bài thơ theo nhóm 4 và trả lời câu hỏi theo phiếu bài tập
- Học sinh trả lời đúng, nhanh
Học sinh làm như bảng sau:
Tên những vật được nhân hoá
 Cách nhân hoá
a. Những vật ấy 
được gọi bằng
b. Những vật ấy được tả bằng những từ ngữ
Lúa
chị
phất phơ bím tóc
Tre
cậu
bá vai nhau thì thầm đứng học
Đàn cò
áo trắng, khiêng nắng qua sông
Gió
cô
chăn mây trên đồng
Mặt trời
bác
đạp xe đạp qua ngọn núi
Bài tập 2
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh làm 
- Quan sát học sinh làm
- Gọi học sinh lên bảng làm
- Nhận xét
Bài tập 3
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh làm 
- Quan sát học sinh làm
- Gọi học sinh trả lời 
- Nhận xét.
3. Củng cố – dặn dò 
- Nhắc lại các cách nhân hoá
- Nhận xét giờ học
- Về nhà các em học bài và chuẩn bị bài sau.
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài vào nháp
- Học sinh lên bảng làm
+ Cả lớp cười ồ lên vì câu thơ vô lý quá.
+ Những chàng man – gát rất bình bĩnh vì họ thường là những ngời phi ngựa rất giỏi.
+ Chị em Xô- Phi đã về ngay vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiều người khác.
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài theo nhóm 2.
- 1 số nhóm báo cáo kết quả
+ Người tứ xứ đổ về xem hội rất đông vui ai cũng muốn xem mặt ông, xem tài ông Cản Ngũ.
+ Lúc đầu keo vật xem chứng chán ngắt vì Quắm Đen thua ông Cản Ngũ.
- Nhắc lại nội dung bài
- Chú ý theo dõi.
	_________________________________________________________
Thứ sáu ngày 01 tháng 3 năm 2013
Tiết 1: Toán
Tiết 125: TIỀN VIỆT NAM
I. Mục tiêu
- Học sinh biết các mệnh giá của tiền Việt Nam. 
- Biết sử dụng tiền, tiết kiệm, đúng mục đích.
* HSKT: Nhận biết các tờ Tiền Việt Nam, luyện làm bài tập 1, 2 theo sự giúp đỡ của giáo viên.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên :- Tiền có mệnh giá khác nhau , SGK, giáo án.
2. Học sinh: - Sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra đầu giờ 
- Quay kim đồ hồ chỉ 8 giờ 13 phút, 7 giờ 9 phút và hỏi
- Nhận xét- cho điểm
2. Bài mới.
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Giới thiệu các tờ giấy bạc 2000, 5000, 10000
- Giáo viên đưa ra các tờ tiên cho học sinh quan sát.
- Nhận xét
2.3.Thực hành
Bài tập 1 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh trả lời miệng
- Nhận xét
Bài tập 2 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh làm bài
Bài tập 3
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh làm bài
3. Củng cố - Dặn dò
- Nhắc lại nội dung bài
- Dặn: Làm bài tập, chuẩn bị bài sau.
- Học sinh quay kim đồng hồ theo yêu cầu của giáo viên.
- Học sinh quan sát và nhận xét về màu sắc, chữ số của các tờ 2000, 5000, 10000
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh trả lời miệng
Trong chú lợn có 6200 đồng
Trong chú lợn có 8400 đồng
Trong chú lợn có 4000 đồng.
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài
Lấy 5000 và 500 đồng
Lấy 2 tờ 5000đồng
Lấy 2 tờ 2000 và 1 tờ 1000đồng
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm bài
Bóng bay 1000 đồng ít nhất, lọ hoa có giái tiền nhiều nhất là 8700 đồng
- Nhắc lại nội dung bài
- Chú ý theo dõi.
Tiết 2 : Thủ công 
Tiết 25: LÀM LỌ HOA GẮN TƯỜNG ( T1)
Giáo viên dạy: Nguyễn Thị Mến
__________________________________________________
Tiết 3: Tập viết 
Tiết 23: ÔN CHỮ HOA S
I. Mục đích yêu cầu
- Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa S (1 dòng), C, T(1 dòng)
- Viết đúng tên riêng Sầm Sơn(2 dòng) bằng cữ chữ nhỏ.
- Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ( 2 lần): 
“Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”
* HSKT : Luyện viết chữ hoa, từ và câu ứng dụng theo sự giúp đỡ của giáo viên.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên:- Mẫu chữ S
 - Tên riêng : Sầm Sơn và câu ứng dụng
2. Học sinh:- Vở tập viết, bảng.
III. Các hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra đầu giờ
- Kiểm tra phần bài viết ở nhà
- Nhận xét.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn viết trên bảng con
a. Luyện viết chữ hoa
- YC học sinh tìm các chữ hoa có trong bài.
- Giáo viên viết mẫu nhắc lại quy trình viết
- Hướng dẫn học sinh viết bảng con
- Nhận xét
b. Luyện viết từ ứng dụng
Gọi học sinh đọc từ ứng dụng Sầm Sơn 
Chốt lại: Sầm Sơn thuộc tỉnh Thanh Hoá là nơi có bãi biển đẹp và nổi tiếng ở nước ta.
- Giáo viên viết mẫu dụng Sầm Sơn
- Hướng dẫn học sinh viết bảng con
- Nhận xét
c. Luyện viết câu ứng dụng
- Gọi học sinh đọc từ ứng dụng
- Giáo viên viết mẫu 
- Hướng dẫn học sinh viết bảng con Côn Sơn, Ta.
2.3. Hướng dẫn viết vở
Giáo viên nêu yêu cầu
 Viết chữ S: 1 dòng
 Viết chữ C và T: 1 dòng
 Viết tên riêng :Sầm Sơn: 2 dòng
 Viết câu ca dao: 2 lần
- Hướng dẫn học sinh viết vở
- Quan sát, uốn nắn, nhận xét
2.4. Chấm chữa bài
- Giáo viên thu 5 bài chấm tại lớp
- Nhận xét- tuyên dương
3. Củng cố – dặn dò 
- Cho học sinh viết lại các chữ hay viết sai, cha đẹp
- Nhận xét giờ học
- Về nhà các em học bài và viết phần ở nhà vào vở.
- Học sinh viết từ: Phan Rang
- Học sinh tìm chữ hoa: S, T
- Theo dõi
Học sinh viết bảng con chữ 
S
- Học sinh đọc từ ứng dụng Sầm Sơn 
- Học sinh theo dõi
Học sinh viết bảng
Sầm Sơn
- Nhận xét
- Học sinh đọc câu ca dao
“Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.”
- Học sinh theo dõi
- Học sinh viết bảng
- Nhận xét
- Học sinh viết bài vào vở
- Thu bài
- Nhắc lại nội dung bài
- Chú ý theo dõi.
____________________________________________
Tiết 4: Tập làm văn
Tiết 23 : KỂ VỀ LỄ HỘI
I. Mục đích yêu cầu
- Dựa vào kết quả quan sát hai bức tranh lễ hội : chơi đu và đua thuyền trong sách học sinh chọn kể lại đợc tự nhiên, dựng lại đúng và sinh động quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội trong bức tranh.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: - SGK, tranh
2. Học sinh: - Tranh, SGK
III. Các hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra đầu giờ
- Gọi học sinh kể lại câu chuyện : Người bán quạt may mắn
- Nhận xét cho điểm
2. Bài mới.
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn làm bài tập
- Mời em đọc yêu cầu
- Giáo viên viết câu hỏi lên bảng
+ Quang cảnh trong từng bức ảnh thế nào?
+ Người tham gia lễ hội đang làm gì?
- Học sinh quan sát và trao đổi theo nhóm
- Gọi học sinh nói trước lớp
- Nhận xét
3. Củng cố
- Hệ thống lại nội dung bài học
- Nhận xét, đánh giá giờ học
- Về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau
- Học sinh kể lại chuyện
- Học sinh đọc yêu cầu
+ Quang cảnh trong từng bức ảnh thế nào?
+ Người tham gia lễ hội đang làm gì?
- Học sinh quan sát và nói cho nhau nghe những gì mình đã quan sát được trong 2 tấm ảnh.
VD : Hình 1: Đây là cảnh một góc ở sân đình quê em, Người người tấp nập trên sân với những bộ quần áo nhiều mằu sắc. Lá cờ ngũ sắc của lễ hội treo ở vị trí trung tâm, khẩu hiệu đỏ : Chúc mừng năm mới treo trước cửa đình....
Hình 2: Đó là cảnh lễ hội đua thuyền trên sông. Một chùm bóng bay to nhiều màu được neo bên bờ càng làm tăng vẻ náo nức cho lễ hội 
- Học sinh nói trước lớp
- Nhắc lại nội dung bài học
- Chú ý theo dõi
	________________________________________________
Tiết 4: Chính tả ( nghe -viết)
Tiết 50 : HỘI DUA VOI Ở TÂY NGUYÊN
I. Mục tiêu
Rèn kỹ năng viết chính tả.
	 - Nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài Hội đua voi ở Tây Nguyên viết đúng các dấu câu.
- Làm đúng được bài tập chính tả phân biệt tr/ch.
II. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên:- SGK, bài tập chuẩn bị ra bảng phụ
2. Học sinh:- Sách giáo khoa, bảng, vở
III. Các hoạt động dạy và học
1. Kiểm tra đầu giờ
- Giáo viên đọc: Cản Ngũ, Quắm Đen.
- Nhận xét - cho điểm
2. Bài mới. 
2.1 Giới thiệu bài
2.2 Hướng dẫn viết chính tả
a. Chuẩn bị
- Giáo viên đọc bài viết
CH: Những chữ nào trong bài viết hoa?
 - Giáo viên đọc một số từ khó 
- Nhận xét
b. Giáo viên đọc bài
- Giáo viên đọc thong thả từng câu
- Theo dõi học sinh viết
- Nhắc nhở t thế ngồi viết
c. Chấm chữa
- Giáo viên đọc lại bài
- Giáo viên thu bài
- Chấm 5 bài tại lớp 
- Nhận xét
2.3. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
a. Bài tập 2: 
Điền vào chỗ trống : tr hay ch
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh làm phần a
- Nhận xét
3. Củng cố – dặn dò 
- Cho học sinh viết lại các từ, tiếng hay viết sai
- Nhận xét giờ học
- Về nhà các em học bài và chuẩn bị bài sau
- Học sinh viết bảng con
- 1 học sinh viết trên bảng lớp
- Học sinh theo dõi
- Học sinh đọc bài viết
- Đầu bài và chữ cái đầu câu 
- Học sinh viết các từ khó: man gát, ghìm đà, huơ vòi, nhiệt liệt. 
- Học sinh viết bài vào vở
- Học sinh dùng bút chì soát lỗi
- Thu bài
- Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm phần a
- Lời giải: 
Lời giải a: ...Chiều chiều em đứng nơi này em trông .
...Cánh cò chớp trắng trên sông Kinh Thầy.
- Nhắc lại nội dung bài
- Chú ý theo dõi
________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 25.doc