Giáo án Tuần 29 Lớp 3

Giáo án Tuần 29 Lớp 3

Tập đọc - Kể chuyện: BUỔI HỌC THỂ DỤC

YCCĐ: Đọc đúng giọng các câu cảm , câu cầu khiến . Hiểu nội dung ca ngợi quyết tâm vượt khó của một HS bị tật nguyền .

 Các hoạt động dạy chủ yếu:

 

doc 34 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 1022Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tuần 29 Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29
Thứ 2 ngày 2 tháng 4 năm 2010
Tập đọc - Kể chuyện: BUỔI HỌC THỂ DỤC
YCCĐ: Đọc đúng giọng các câu cảm , câu cầu khiến . Hiểu nội dung ca ngợi quyết tâm vượt khó của một HS bị tật nguyền .
 	 Các hoạt động dạy chủ yếu:
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ: (5/)
MT: Ôn lại kiến thức cũ 
PP: Thực hành, Hỏi-Đáp
ĐD: SGK
-3 HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng bài thơ Cùng vui chơi và trả lời câu hỏi:
 +Vì sao “Chơi vui học càng vui”?
-Cả lớp theo dõi, nhận xét bạn đọc; GV ghi điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (20/)
 Luyện đọc:
MT: + Đọc đúng: Đe-rốt-xi, Xtác-đi, Ga-rô-nê, Nen-li, khuỷu tay...
+Đọc đúng câu cảm, câu cầu khiến.
+Biết phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật
+Hiều nghĩa các từ ở phần chú giải:Gà tây, bò mộng, chật vật 
PP: Hỏi đáp, thảo luận
ĐD: -Ảnh gà tây, bò mộng.
SGK, bảng phụ, tranh minh hoạ
Hôm nay, chúng ta học bài “Buổi học thể dục’’.
GV ghi tên bài lên bảng.
a.GV đọc mẫu toàn bài. Cả lớp chú ý lắng nghe.
-HS quan sát tranh.
b.Luyện đọc từng câu: Dãy 1 và dãy 3.
-Bài có 21 câu, mỗi em đọc một câu và tiếp nối nhau cho đến hết bài. 
-Luyện đọc từ khó: Đê-rốt-xi, Cô-rét-ti, Xtác-đi, Ga-rô-nê, Nen-li,...
HS đọc cá nhân - đồng thanh
-Nếu HS phát âm sai từ nào GV chỉnh sửa kịp thời.
c.Luyện đọc đoạn:
-Bài có 3 đoạn , GV gọi 3 em đọc nối tiếp 3 đoạn. Cả lớp theo dõi bạn đọc.
-GV hướng dẫn HS cách đọc: Cần nghỉ hơi đúng, nhấn giọng một số từ. VD:
	Nen-li bắt đầu leo một cách rất chật vật. // Mặt cậu đỏ như lửa, / mồ hôi ướt đẫm trán. // Thầy giáo bảo cậu có thể xuống. // Nhưng cậu vẫn cố sức leo. // Mọi người vừa thấp thỏm sợ cậu tuột tay ngã xuống đất, / vừa luôn miệng khuyến khích: / “Cố lên ! // Cố lên !”
	Nen-li rướn người lên / và chỉ còn cách xà ngang hai ngón tay. // “Hoan hô”! // Cố tí nữa thôi!” / - Mọi người reo lên. // Nen-li đã nắm chặt được cái xà.//
-HS hiểu nghĩa các từ: Gà tây, bò mộng, chật vật Phần chú giải
-HS tập đặt câu với từ chật vật.
VD: Chú em phải chật vật lắm mới mua được vé xem chiếu bóng.
d.Luyện đọc đoạn trong nhóm: Nhóm 3.
-Các nhóm thi đọc: 3 nhóm.
-Các nhóm khác nhận xét; GV ghi điểm.
đ.Đọc đồng thanh đoạn 1: Cả lớp. Hai HS đọc đoạn 2, 3.
-2 HS đọc cả bài, các HS còn lại nhận xét bạn đọc, GV bổ sung và ghi điểm.
Hoạt động 2: (14/) 
Tìm hiểu bài:
MT: Ca ngợi quyết tâm vượt khó của một học sinh bị tật nguyền. 
PP: Thảo luận, hỏi đáp
ĐD: SGK, tranh
-Gọi một HS đọc lại toàn bài, Cả lớp đọc thầm từng đoạn và suy nghĩ để trả lời câu hỏi:
 +Các bạn trong lớp thực hiện bài thể dục như thế nào?
 +Vì sao Nen - li được miễn học thể dục?
 +Tìm những chi tiết nói lên quyết tâm của Nen - li?
-Cả lớp đọc thầm toàn bài, trao đổi theo nhóm 2 để TLCH:
 +Tìm thêm một tên thích hợp cho câu chuyện.
-HS lắng nghe, nhận xét và bổ sung.
GV chốt:
*Ca ngợi quyết tâm vượt khó của một học sinh bị tật nguyền.
Hoạt động 3: (17/)
 Luyện đọc lại
MT: Đọc đúng các kiểu câu. Phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật
PP: Học nhóm ĐD: SGK
-Lớp chia nhóm để luyện đọc: Nhóm 5. 
-3 HS nối tiếp nhau thi đọc 3 đoạn của câu chuyện.
-1 nhóm HS gồm 5 bạn đọc theo vai: người dẫn chuyện, thầy giáo, 3 HS cùng nói: Cố lên !...
-Cả lớp và GV nhận xét, ghi điểm.
Hoạt động 4: (20/)
Kể chuyện:
MT: Dựa vào trí, nhớ biết nhập vai kể tự nhiên toàn bộ câu chuyện bằng lời nhân vật.
+Rèn kĩ năng nghe. 
PP: Học nhóm, thuyết trình
ĐD: Tranh vẽ ở SGK
a.GV nêu nhiệm vụ: Kể lại toàn bộ câu chuyện bằng lời của một nhân vật.
b.HS kể:
-Một HS đọc đề bài và gợi ý. Cả lớp đọc thầm theo.
 -HS chọn kể lại câu chuyện theo lời của một nhân vật. (Có thể Đê-rốt-xi, Cô-rét-ti, Xtác-đi, Ga-rô-nê, Nen-li hoặc thầy giáo.)
-GV nhắc HS thế nào là nhập vai kể lại theo lời của nhân vật.
-1 HS xung phong kể mẫu. GV nhận xét, HS rút kinh nghiệm.
-HS tập kể theo nhóm 5.
-Thi kể giữa các nhóm: 2 nhóm.
-Cả lớp và GV nhận xét, chọn bạn kể hay nhất, bạn kể có tiến bộ. GV ghi điểm.
Hoạt động 5: (3/) 
Tổng kết:
-Câu chuyện trên giúp em hiểu ra điều gì? HS trả lời.
-GV nhận xét tiết học.
-GV giao nhiệm vụ:
 +Về nhà luyện kể lại câu chuyện cho cả nhà nghe.
 +Chuẩn bị bài sau: Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục.
Thứ 2 ngày 5 tháng 4 năm 2010
Toán: DIỆN TÍCH HÌNH CHỮ NHẬT
YCCĐ: Biết quy tắc tính diện tích hình chữ nhật khi biết hai cạnh của nó .Vận dụng tính diện tích một số hình chữ nhật đơn giản theo đơn vị đo xăng ti métvuông 
 Các hoạt động dạy chủ yếu:
Các hoạt động
Các hoạt động chủ yếu
1.Bài cũ: (5/)
MT: Ôn lại kiến thức đã học
-GV kiểm tra vở BT ở nhà của cả lớp.
 -Chấm 5 bài, nhận xét, ghi điểm.
 -Cả lớp viết bảng con đơn vị đo diện tích đã học: cm2.
2.Bài mới: Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (13/)
Tìm hiểu ví dụ: Xây dựng quy tắc tính diện tích hình chữ nhật:
MT: Nắm được qui tắc tính diện tích hình chữ nhật khi biết số đo hai cạnh của nó.
-Vận dụng để tính được diện tích một số hình chữ nhật đơn giản theo đơn vị đo là xăng-ti-mét vuông.
PP: Thực hành, Quan sát, thuyết trình
ĐD: -Hình chữ nhật bằng bìa có kích thước 3cm x 4cm; 6cm x 5cm; 20cm x 30cm
Bảng phụ
Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách tính diện tích hình chữ nhật. GV ghi đề bài lên bảng.
-GV gắn tấm bìa hình chữ nhật có kích thước 3cm x 4cm lên bảng.-HS tính: Số ô vuông có trong hình.
-HS nêu kết quả và cách làm: 4 x 3 = 12 (ô vuông). Hoặc có thể thực hiện phép cộng 4 + 4 + 4 hoặc 3 + 3 + 3 + 3GV hướng dẫn HS cách tìm số ô vuông có trong hình chữ nhật ABCD:-Các ô vuông trong hình chữ nhật ABCD được chia làm mấy hàng? Mỗi hàng có bao nhiêu ô vuông? vậy có tất cả bao nhiêu ô vuông? +Hình chữ nhật ABCD có: 4 x 3 = 12 (ô vuông)-Mỗi ô vuông có diện tích là bao nhiêu?
 +Mỗi ô vuông là 1 cm2.
-Biết 1 ô vuông có diện tích là 1 cm2. Vậy hãy tính diện tích hình chữ nhật trên vào vở nháp: 4 x 3 = 12 (cm2)-GV yêu cầu HS đo chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật ABCD.
*GV giới thiệu: 4cm x 3cm = 12cm2, 12cm2 là diện tích của hình chữ nhật ABCD.
*HS rút ra quy tắc tính diện tích hình chữ nhật. 	
*Lưu ý: HS thấy được “biểu tượng” diện tích của hình chữ nhật 4 x 3 (cm2) như là diện tích một con tem, một nhãn vở,...
Hoạt động 2: Thực hành (18/)
MT: Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.
Phương pháp: Thực hành, động não
ĐD: Vở toán, thước
Bài 1: Cả lớp cùng làm miệng.
-2 HS đọc yêu cầu bài, cả lớp lắng nghe bạn đọc.
-Cả lớp làm vào bảng con, GV theo dõi, hướng dẫn.
-GV yêu cầu HS làm bài 2,3/152 vào SGK vào vở ô li
-HS suy nghĩ và tự làm bài, GV theo dõi.
Lưu ý: Nếu chiều dài và chiều rộng không cùng đơn vị đo nên trước khi tính diện tích phải đổi đề-xi-mét sang xăng-ti-mét:
-HS làm xong, GV chấm, chưa bài nào HS làm sai. 
Hoạt động 3: 
Tổng kết (3/)
-GV nhận xét tiết học, tuyên dương những em hiểu bài nhanh, vận dụng bài học tốt.
-Giao nhiệm vụ: về nhà làm bài 1, 2, 3, 4/62, 63 VBT
Đạo đức:	TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC (T2).
YCCĐ: Biết thực hiện tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước ở gia đình , nhà trường , địa phương .
Các hoạt động dạy học chủ yếu
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
2.Bài mới: 
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (11/)Xác định các biện pháp
MT: HS biết đưa ra các biện pháp tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
PP: Động não, đàm thoại, quan sát
ĐD: Tình huống VBT
-GV giới thiệu ghi đề lên bảng
-Các nhóm lần lượt trình bày kết quả điều tra thực trạng và nêu các biện pháp tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước.
-Các nhóm khác trao đổi, bổ sung.
-Cả lớp bình chọn biện pháp hay nhất.
-GV nhận xét.
Kết luận chung: Nước là tài nguyên quý. Nguồn nước sử dụng trong cuộc sống chỉ có hạn. Do đó, chúng ta cần phải sử dụng hợp lí, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm.
Hoạt động 2: (10/)Thảo luận nhóm
MT: HS biết đưa ra ý kiến đúng, sai.
PP: Động não, đàm thoại, quan sát
ĐD: Thẻ xanh, đỏ
Cách tiến hành: GV chia lớp thành nhiều nhóm: mỗi nhóm 6 người. Phát phiếu học tập, yêu cầu các nhóm đánh giá các ý kiến và giải thích lí do.
- Nội dung phiếu như bài tập 4 VBT.
-Các nhóm thảo luận.
-Đại diện các nhóm trình bày, GV nhận xét.
c,GV kết luận: 
 a) Sai, vì lượng nước sạch chỉ có hạn và rất nhỏ so với nhu cầu của con người.
 b) Sai, vì nguồn nước ngầm có hạn.
 c) Đúng, vì không làm như vậy thì ngay từ bây giờ chúng ta cũng không đủ nước để dùng.
 d) Đúng, vì không làm ô nhiễm nguồn nước.
 đ) Đúng, vì nước bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng xấu đến cây cối, loài vật và con người.
 e) Đúng, vì sử dụng nước ô nhiễm sẽ gây ra nhiều bệnh tật cho người. 
Hoạt động 3: (10/)Trò chơi Ai nhanh, ai đúng
MT: HS ghi nhớ các việc làm để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
PP: động não, đàm thoại, quan sát
ĐD: Phiếu bài tập
-GV chia nhóm: 3 nhóm và phổ biến cách chơi:
 +Trong 5 phút, các nhóm phải liệt kê các việc làm để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ra giấy. Nhóm nào ghi được nhiều nhất, nhanh nhất, nhóm đó sẽ thắng cuộc.
-HS làm việc theo nhóm.
-Đai diện từng nhóm lên trình bày kết quả.
-GV nhận xét và đánh giá kết quả chơi.
Hoạt động 4: (3/)
 Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét tiết học, khen những em đã biết quan tâm đến việc sử dụng nước ở nơi mình sống..
-Chuẩn bị bài sau: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
Tự nhiên và Xã hội:
THỰC HÀNH: ĐI THĂM THIÊN NHIÊN.
YCCĐ: Quan sát và chỉ được các bộ phận bên ngoài của cây , con vật đẫ gặp khi đi thăm thiên nhiên .	 
Các hoạt động dạy học chủ yếu
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài mới: Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (15/)
Đi thăm thiên nhiên
MT: +Quan sát, vẽ hoặc ghi chép mô tả cây cối và các con vật các em đã nhìn thấy.
PP: Đàm thoại, thực hành
ĐD:-Các hình trong SGK trang 108, 109.
Vở nháp
-GV nêu yêu cầu bài tập 
-GV ghi đề lên bảng. Vài HS đọc lại
Cách tiến hành: 
-GV dẫn HS đi thăm thiên nhiên ở vườn cây trong chùa Sắc Tứ.
-HS đi theo nhóm 6. Các nhóm trưởng quản lí bạn không ra khỏi khu vực quy định.
-GV giao nhiệm vụ: 
 +Quan sát, vẽ hoặc ghi chép mô tả cây cối và các con vật các em đã nhìn thấy.
*Lưu ý: 
-Từng HS ghi chép hay vẽ độc lập, sau đó về báo cáo với nhóm.
-GV theo dõi, nhắc nhở các em giữ trật tự, không đùa nghịch
Hoạt động 2: (16/)
MT: Đánh giá kết quả đi thăm thiên nhiên.
PP: động não, đàm thoại, quan sát
ĐD: nnBảng phụ
-GV hỏi: Qua quan sát em đã nhìn thấy được những gì?
- Đại diện nhóm trình bày.
- GV kiêm rtra tranh vẽ của một số nhóm.
-GV nh ...  Răng bạn mọc có đều không?
+ Bạn có bị sâu răng không?
+ Răng bạn trắng bóng hay có màu gì?
-Hết gìơ thảo luận đại diện nhóm lên bảng trình bày nhóm khác bổ sung.
*Bước 2: GV nhận xét và kết luận:
Một số bạn răng mọc không đều là do khi nhỏ để răng mọc lệch.
+Một số bạn khác bị sâu răng là do hàng ngày chưa biết cách chăm sóc răng đúng cách như không đánh răng mỗi ngày 3 lần hay ăn nhiều bánh kẹo cũng bị sâu răng...
Hoạt động 2: (15/)
Thực hành
MT: Thực hành cách đánh răng.
PP: Thực hành
ĐD: Bàn chải, khăn mặt, thuốc đánh răng, chậu.
-HS thảo luận theo nhóm 4 trả lời câu hỏi sau:
Khi đánh răng chúng ta cần chuẩn bị những dụng cụ gì?
 +Nêu các bước tiến hành khi đánh răng?
 +Khi đánh răng ta tiến hành đánh thứ tự như thế nào?
-Hết giờ thảo luận GV gọi đại diện nhóm trình bày 
GV chốt lại ý đúng.
-Khi đánh răng cần chuẩn bị nước, bàn chải, kem đánh răng.
-Đánh mặt ngoài đến mặt trong, đánh mặt trên sau đó đánh mặt dưới.
-Đánh xong súc miệng lại bằng nước sạch, không được nuốt kem đánh răng vào miệng.
Hoạt động 3: (5/)
MT: Đánh giá
-Hỏi: Để có hàm răng đẹp cần chú ý điều gì?
-Nguyên nhân nào dẫn đến sâu răng?
-Về nhà nhớ thực hiện tốt vấn đề vệ sinh răng miệng.
Đạo đức:	TIẾT KIỆM VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC (T2).
Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
2.Bài mới: 
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (11/)Xác định các biện pháp
MT: HS biết đưa ra các biện pháp tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
PP: Động não, đàm thoại, quan sát
ĐD: Tình huống VBT
-GV giới thiệu ghi đề lên bảng
-Các nhóm lần lượt trình bày kết quả điều tra thực trạng và nêu các biện pháp tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước.
-Các nhóm khác trao đổi, bổ sung.
-Cả lớp bình chọn biện pháp hay nhất.
-GV nhận xét.
Kết luận chung: Nước là tài nguyên quý. Nguồn nước sử dụng trong cuộc sống chỉ có hạn. Do đó, chúng ta cần phải sử dụng hợp lí, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm.
Hoạt động 2: (10/)Thảo luận nhóm
MT: HS biết đưa ra ý kiến đúng, sai.
PP: Động não, đàm thoại, quan sát
ĐD: Thẻ xanh, đỏ
Cách tiến hành: GV chia lớp thành nhiều nhóm: mỗi nhóm 6 người. Phát phiếu học tập, yêu cầu các nhóm đánh giá các ý kiến và giải thích lí do.
- Nội dung phiếu như bài tập 4 VBT.
-Các nhóm thảo luận.
-Đại diện các nhóm trình bày, GV nhận xét.
c,GV kết luận: 
 a) Sai, vì lượng nước sạch chỉ có hạn và rất nhỏ so với nhu cầu của con người.
 b) Sai, vì nguồn nước ngầm có hạn.
 c) Đúng, vì không làm như vậy thì ngay từ bây giờ chúng ta cũng không đủ nước để dùng.
 d) Đúng, vì không làm ô nhiễm nguồn nước.
 đ) Đúng, vì nước bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng xấu đến cây cối, loài vật và con người.
 e) Đúng, vì sử dụng nước ô nhiễm sẽ gây ra nhiều bệnh tật cho người. 
Hoạt động 3: (10/)Trò chơi Ai nhanh, ai đúng
MT: HS ghi nhớ các việc làm để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước.
PP: động não, đàm thoại, quan sát
ĐD: Phiếu bài tập
-GV chia nhóm: 3 nhóm và phổ biến cách chơi:
 +Trong 5 phút, các nhóm phải liệt kê các việc làm để tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước ra giấy. Nhóm nào ghi được nhiều nhất, nhanh nhất, nhóm đó sẽ thắng cuộc.
-HS làm việc theo nhóm.
-Đai diện từng nhóm lên trình bày kết quả.
-GV nhận xét và đánh giá kết quả chơi.
Thủ công:	 LÀM ĐỒNG HỒ ĐỂ BÀN (T1).
Các hoạt động dạy học chủ yếu
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ: (2/)
-GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
-Nhận xét
2.Bài mới: 
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (5/) 
HS quan sát và nhận xét.
MT: HS biết ứng dụng cách gấp cắt dán 
PP: Quan sát, nhận xét
ĐD: - Mẫu Đồng hồ để bàn làm bằng giấy thủ công. Đồng hồ để bàn.
-GV ghi đề lên bảng- vài HS đọc lại đề
GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
-GV giới thiệu mẫu Đồng hồ để bàn.
-HS quan sát, nhận xét về đặc điểm, hình dáng, màu sắc và tác dụng của từng bộ phận trên Đồng hồ để bàn như kim chỉ giờ, kim chỉ phút, chỉ giây, các số ghi trên mặt đồng hồ....
-Liên hệ: Đồng hồ mẫu và đồng hồ để bàn được sử dụng trong thực tế.
-Mời 2 em lên bảng mở dần vật mẫu, HS suy nghĩ cách làm Đồng hồ để bàn.
Hoạt động 2: (24/) 
GV hướng dẫn mẫu. 
MT: HS biết vận dụng kĩ năng gấp, cắt dán, để làm lọ hoa gắn tường.
Làm được lọ hoa gắn tường theo đúng quy trình kĩ thuật
-Hứng thú với giờ học làm đồ chơi.
PP: Làm theo mẫu, thực hành, quan sát
ĐD:-Tranh quy trình làm Đồng hồ để bàn.
-Giấy nháp, giấy thủ công.
GV hướng dẫn mẫu.
-GV treo tranh quy trình làm Đồng hồ để bàn lên bảng, cả lớp quan sát.
-GV hỏi: Nhìn vào tranh quy trình, em thấy quy trình làm Đồng hồ để bàn gồm mấy bước? Đó là những bước nào?
-GV hướng dẫn HS cách làm Đồng hồ để bàn.
 	+Bước 1: Cắt giấy.
-Cắt 2 tờ giấy thủ công hoặc bìa màu có chiều dài 24 ô, rộng 16 ô để làm đế và làm khung dán mặt đồng hồ.
-Cắt 1 tờ giấy hình vuông có cạnh 10 ô để làm chân đỡ đồng hồ. 
-Cắt 1 tờ giấy trắng có chiều dài 14 ô, rộng 8 ô để làm mặt đồng hồ.
	+Bước 2: Làm các bộ phận của đồng hồ (khung, mặt, đế và chân đỡ đồng hồ)
-Làm khung đồng hồ: Lấy 1 tờ giấy thủ công dài 24 ô, rộng 16 ô, gấp đôi chiều dài, miết kĩ đường gấp.
-Làm mặt đồng hồ:
-Làm đế đồng hồ:
-Làm chân đỡ đồng hồ:
	+Bước 3: Làm thành đồng hồ hoàn chỉnh.
-Dán mặt đồng hồ vào khung đồng hồ:
-Dán khung đồng hồ vào phần đế:
-Dán chân đỡ vào mặt sau khung đồng hồ: 
Hoạt động 3: (3/)
Củng cố, dặn dò:
-Nêu quy trình cách Đồng hồ để bàn? HS trả lời.
-GV giao nhiệm vụ:+Về nhà tiếp tục chuẩn bị Giấy nháp, giấy thủ công, bút màu, kéo thủ công để tiết sau học tiếp.
Đạo đức:	 CHĂM SÓC CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI.
Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Khởi động: (2/)
2.Bài mới: 
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (9/)
Trò chơi Ai đoán đúng?
MT: HS hiểu đúng cây trồng vật nuôi trong đời sống con người
PP: Động não, đàm thoại, quan sát
ĐD:-Vở bài tập đạo đức.
 Tình huống VBT
Cả lớp chơi trò chơi
-GV giới thiệu ghi đề lên bảng
Cách tiến hành: -HS đếm theo số chẵn và số lẻ.
-GV giao nhiệm vụ cho từng số:
 +Số chẵn: Vẽ hoặc nêu một vài đặc điểm về 1 con vật nuôi yêu thích và nói lí do vì sao mình yêu thích, tác dụng của con vật đó.
 +Số lẻ: Vẽ hoặc nêu một vài đặc điểm 1 cây trồng mà em thích và nói lí do vì sao mình yêu thích, tác dụng của cây trồng đó.
-HS làm việc cá nhân.
-Một số em lên trình bày, các HS khác phải đoán và gọi được tên con vật nuôi hoặc cây trồng đó.
c,Kết luận: 
Hoạt động 2: (10/)
Quan sát tranh ảnh
MT: HS nhận biết các việc cần làm để chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
PP: Động não, đàm thoại, quan sát
ĐD:-Tranh ảnh một số cây trồng, vật nuôi.
Cách tiến hành: 
-GV cho cả lớp xem tranh ảnh và yêu cầu HS đặt các câu hỏi về các bức tranh.
-HS nêu câu hỏi, bạn khác trả lời về nội dung từng bức tranh. VD:+Các bạn trong tranh đang làm gì?
+Theo bạn, việc làm của các bạn đó sẽ đem lại ích lợi gì?
-Các HS khác trao đổi ý kiến và bổ sung.
GV kết luận: 
Hoạt động 3: (10/)
Đóng vai
MT: HS nhận biết các việc cần làm để chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
PP: động não, đàm thoại, quan sát
ĐD: Phiếu ghi nội dung lập dự án. 
Cách tiến hành: 
-GV chia lớp thành nhiều nhóm: mỗi nhóm 6 người. Mỗi nhóm có nhiệm vụ chọn 1 con vật nuôi hoặc cây trồng mình yêu thích để lập trang trại sản xuất, ví dụ:
+Một nhóm là chủ trại gà;
+Một nhóm là chủ vườn hoa, cây cảnh;
+Một nhóm là chủ vườn cây;
+Một nhóm là chủ trại bò;
+Một nhóm là chủ trại ao cá;
-Các nhóm thảo luận để tìm cách chăm sóc, bảo vệ trại, vườn của mình cho tốt.
-Đại diện các nhóm trình bày dự án sản xuất, các nhóm khác trao đổi và bổ sung ý kiến.
-GV cùng cả lớp bình chọn nhóm có dự án khả thi... 
Hoạt động 4: (3/)
 Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét tiết học, khen những em học chăm chỉ.
-Hướng dẫn thực hành:+Tìm hiểu các hoạt động chăm sóc cây trồng, vật nuôi ở trường và nơi em sống.
 +Sưu tầm các bài thơ, truyện, bài hát về chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
Tự nhiên và Xã hội:	 MẶT TRỜI.
Các hoạt động dạy học chủ yếu
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài mới: 
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (9/)
Thảo luận
MT: Biết Mặt Trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt.
PP: Đàm thoại, thực hành
ĐD: -Các hình trong SGK trang 110, 111.
Vở nháp
-GV nêu yêu cầu bài - ghi đề lên bảng. Vài HS đọc lại
Bước 1: Làm việc theo nhóm
-GV chia lớp thành nhiều nhóm: nhóm 4.
-GV yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi sau:
 +Vì sao ban ngày không cần đèn mà chúng ta vẫn nhìn rõ mọi vật?
 +Khi đi ra ngoài trời nắng, bạn thấy như thế nào? Tại sao? +Nêu ví dụ chứng tỏ Mặt Trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt?
Bước 2: Làm việc cả lớp
-Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung.
-GV hoàn thiện phần trình bày của các nhóm.
c,GV kết luận: Mặt trời vừa chiếu sáng vừa toả nhiệt.
Hoạt động 2: (10/)
Quan sát ngoài trời
MT: Biết vai trò của mặt trời đối với sự sống trên Trái Đất. 
PP: Thực hành, động não, đàm thoại, quan sát
ĐD: Bảng phụ
Bước 1: Từng cặp HS quan sát phong cảnh xung quanh trường và thảo luận với nội dung: 
 +Nêu ví dụ về vai trò của Mặt Trời đối với con người, động vật và thực vật.
 +Nếu không có ấy Mặt Trời thì điều gì sẽ xảy ra trên Trái Đất?
Bước 2: 3 nhóm trình bày, các nhóm còn lại bổ sung.
-GV nhận xét chung.
*Lưu ý: Tuy nhiên có 1 số tác hại của Mặt Trời đối với sức khoẻ và đời sống con người như cảm nắng, ...
c,GV kết luận: Nhờ có Mặt Trời, cây cỏ xanh tươi, người và động vật khoẻ mạnh.
Hoạt động 3: (5/)
 Làm việc với SGK
MT: Kể được một số ví dụ con người sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời trong cuộc sống hằng ngày.
Bước 1: GV hướng dẫn HS quan sát các hình 2, 3, 4 trang 111 SGK và kể với bạn những ví dụ về việc con người đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời.
Bước 2: HS trả lời và liên hệ thực tế hằng ngày: Gia đình em đã sử dụng ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời để làm gì?
-GV nhận xét, mở rộng: Những thành tựu khoa học ngày nay trong việc sử dụng năng lượng của Mặt Trời 
Hoạt động 4: (7/)
Thi kể về Mặt Trời
MT: Hệ thống lại các kiến thức về Mặt Trời mà HS đã được học ở lớp 2 và lớp 3.
Bước 1: HS kể về Mặt Trời trong nhóm của mình (có thể đóng vai Mặt Trời để tự kể về mình...).
Bước 2: 3 em của 3 nhóm xung phong kể trước lớp.
-GV nhận xét phần trình bày của các nhóm.
Hoạt động 3: (3/)
Củng cố, dặn dò:
-GV giao nhiệm vụ: Làm bài tập trong vở bài tập Tự nhiên và Xã hội. Chuẩn bị bài: Trái đất. Quả địa cầu. 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 29(6).doc