Giáo án Tuần 33 - Buổi 1 - Lớp 3

Giáo án Tuần 33 - Buổi 1 - Lớp 3

Tập đọc+Kể chuyện:

 Tiết 97+98: CÓC KIỆN TRỜI

( Tích hợp giáo dục BVMT)

I. MỤC TIÊU.

1. TẬP ĐỌC:

- Đọc đúng các từ ngữ dễ sai do ảnh hưởng của phương ngữ: Nắng hạn, nứt nẻ, trụi trơ, náo động, hùng hổ, nổi loạn, nghiến răng

- Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu ND: Do có quyết tâm và biết phối hợp với nhau đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của Trời, buộc Trời phải làm mưa cho hạ giới (trả lời được các CH trong SGK).

- Giáo dục cho học sinh ý thức biết bảo vệ môi trường thiên nhiên.

 

doc 13 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 759Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tuần 33 - Buổi 1 - Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33:
Thứ hai ngày 15 tháng 4 năm 2013
BUỔI 1:
Chào cờ:
TẬP TRUNG TOÀN TRƯỜNG
__________________________________
Tập đọc+Kể chuyện:
	Tiết 97+98: CÓC KIỆN TRỜI
( Tích hợp giáo dục BVMT)
I. MỤC TIÊU.
1. TẬP ĐỌC:
- Đọc đúng các từ ngữ dễ sai do ảnh hưởng của phương ngữ: Nắng hạn, nứt nẻ, trụi trơ, náo động, hùng hổ, nổi loạn, nghiến răng
- Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu ND: Do có quyết tâm và biết phối hợp với nhau đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của Trời, buộc Trời phải làm mưa cho hạ giới (trả lời được các CH trong SGK).
- Giáo dục cho học sinh ý thức biết bảo vệ môi trường thiên nhiên.
2. KỂ CHUYỆN:
- Kể lại được một đoạn chuyện theo lời của một nhân vật trong chuyện, dựa theo tranh minh hoạ (SGK).
-** HS khá, giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện theo lời của một nhân vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Tranh minh họa truyện trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TẬP ĐỌC:
A. KIỂM TRA: 
- Đọc bài cuốn sổ tay? 
- GV nhận xét.
B. BÀI MỚI:
- 2 h/s đọc bài.
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện đọc:
a. GV đọc toàn bài.
- HS nghe đọc mẫu.
- GV HD cách đọc.
b. Luyện đọc + giải nghĩa từ:
- Yêu cầu đọc từng câu.
+ HD luyện đọc từ khó.
- HS nối tiếp nhau đọc câu.
+ HS luyện phát âm từ khó.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
+ HD đọc đúng câu văn.
- HS đọc từng đoạn.
+ HS luyện ngắt, nghỉ hơi câu văn dài.
- HS giải nghĩa từ.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- GV nhận xét, đánh giá.
- HS đọc theo nhóm 3.
+ Đại diên các nhóm thi đọc.
+ HS nhận xét, bình chọn.
- Một số HS thi đọc cả bài.
- Lớp đọc đối thoại.
3. Tìm hiểu bài:
- Vì sao cóc phải lên kiện Trời?
- Vì trời lâu ngày không mưa, hạ giới lại hạn lớn, muôn loài khổ sở.
- Cóc sắp xếp đội ngũ như thế nào?
- Cóc bố trí lực lượng ở những chỗ bất ngờ.
- Kể lại cuộc chiến đấu giữa hai bên.
- HS khá kể.
- Sau cuộc chiến thái độ của Trời thay đổi như thế nào?
- Trời mời Cóc vào thương lượng.
- Theo em cóc có những điểm gì đáng khen?
* Nêu nội dung câu chuyện?
GV liên hệ việc bảo vệ rừng và trồng rừng phòng chống hạn hán thiếu nước trong sinh hoạt và cho cây trồng....
- HS nêu ý kiến.
+ Do có quyết tâm biết phối hợp với nhau đấu tranh cho lẽ phải nên cóc và đã thắng cả đội quân hùng hậu của trời, buộc trời phải làm mưa cho hạ giới.
4. Luyện đọc lại:
- Hướng dẫn luyện đọc phân vai.
- Tổ chức cho h/s luyện đọc bài.
- GV nhận xét, đánh giá.
- HS chia thành nhóm phân vai.
- Các nhóm thi đọc phân vai.
- HS nhận xét.
 KỂ CHUYỆN:
1. GV nêu nhiệm vụ.
- HS nghe.
2. HD kể chuyện:
- Một số HS phát biểu, cho biết các em kể theo vai nào.
- GV yêu cầu quan sát tranh.
- HS quan sát tranh, nêu tóm tắt ND từng trang.
- GV: Kể bằng lời của ai cũng phải xưng "Tôi".
- Tổ chức tập kể theo cặp.
- GV tới các cặp gợi ý thêm.
- GV nhận xét.
- Từng cặp HS tập kể.
- Vài HS thi kể trước lớp.
- HS nhận xét.
C. CỦNG CỐ DẶN DÒ:
- Vì sao lai có hạn hán? Chúng ta cần làm gì để BVMT?
- Nhận xét giờ học. Dặn chuẩn bị bài sau, động viên người thân tích cực bảo vệ môi trường.
___________________________________
Toán:
Tiết 161: KIỂM TRA
I. MỤC TIÊU:
Tập trung vào việc đánh giá:
- Kiến thức, kĩ năng đọc, viết số có năm chữ số.
- Tìm số liền sau của số có năm chữ số; sắp xếp 4 số có năm chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn; thực hiện phép cộng, phép trừ các số có năm chữ số; nhân số có năm chữ số với số có một chữ số (có nhớ không liên tiếp); chia số có năm chữ số cho số có một chữ số.
- Xem đồng hồ và nêu kết quả bằng hai cách khác nhau.
- Biết giải toán có đến hai phép tính.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. ĐỀ BÀI:
Bài 1: 
a. Đọc số 32654. 
b. Viết số: Tám mươi lăm nghìn không trăm ba mươi tám.
Bài 2: 
a. Sắp xếp các số: 12639; 12906; 12936; 12960 theo thứ tự lớn dần.
b. Viết số liến sau của: 45120.
Bài 3: Đặt tính rồi tính.
	13627 3	35250 : 5	
	49635+31287	 84752-56282
 Bài 4: Tìm x
	 x 2 = 2826	x : 3 = 1628
 Bài 5:
 Có 16560 viên gạch xếp đều lên 8 xe tải. Hỏi 3 xe đó chở được bao nhiêu viên gạch?
B. ĐÁP ÁN:
Bài 1: 1 điểm
Bài 2: 1 điểm - mỗi phần đúng được 0,5 điểm.
Bài 3: 4 điểm - mỗi phép tích đúng được 0,5 điểm.
Bài 4: 2 điểm - mỗi phân tích đúng được 1 điểm.
Bài 5: 2 điểm - mỗi phân tích đúng được1 điểm.
Bài giải:
Mỗi xe chở được số gạch:
16560 : 8 = 2070(viên)
Ba xe chở được số gạch:
2070 3= 6210 (viên) 
 Đáp số: 6210 viên gạch
____________________________________________________________________
Thứ ba ngày 16 tháng 4 năm 2013
BUỔI 1:
Toán:
Tiết 162: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100000
I. MỤC TIÊU : 
- Đọc, viết được số trong phạm vi 100000.
- Viết được số thành tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại.
- Biết tìm số còn thiếu trong một dãy số cho trước.( Bài 1, bài 2, bài 3 (a, cột 1 câu b), bài 4)
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. KIỂM TRA : 
- Yêu cầu h/s đọc: 5638; 56380; 7200,72009... 
- GV nhận xét. 
B. BÀI MỚI : 
1. Giới thiệu bài:
2. Thực hành: 
- HS đọc.
 Bài 1: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu. 
- HS nêu yêu cầu. 
- Yêu cầu h/s làm bài. 
- HS làm bài.
a. 30.000 , 40.000 , 70.000 , 80.000 
90.000 , 100.000
- GV gọi HS đọc bài. 
 b. 90.000 , 95.000 , 100.000
- GV nhận xét
- HS nhận xét 
 Bài 2 : 
- HS nêu yêu cầu.
- GV gọi HS nêu yêu cầu. 
- HS làm bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- 54175: Năm mươi tư nghìn một trăm bảy mươi năm .
- 14034 : mười bốn nghìn không trăm 
- GV nhận xét.
ba mươi tư .
 Bài 3 : 
- GV gọi HS nêu yêu cầu. 
- HS nêu yêu cầu. 
- Yêu cầu h/s làm vào SGK.
- HS làm vào SGK.
a. 2020 ; 2025 ; 2030 ; 2035 ; 2040 
b. 14600 ; 14700 ; 14800 ; 14900 
c. 68030 ; 68040 ; 68050 ; 68060 
- GV gọi HS đọc bài. 
- HS đọc. 
- GV nhận xét.
- HS nhận xét. 
C. CỦNG CỐ DẶN DÒ : 
- Nêu cách đọc số có nhiều chữ số? 
- Nhận xét giờ học, dặn h/s chuẩn bị bài sau.
_____________________________________
Chính tả:
Tiết 65: 	 CÓC KIỆN TRỜI
I. MỤC TIÊU:
- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Đọc và viết đúng tên 5 nước láng giềng ở Đông Nam Á (BT2).
- Làm đúng BT (3) a/b hoặc bài tập CT phương ngữ do GV soạn.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
A. KIỂM TRA:
- GV đọc một số từ có âm vần dễ lẫn cho h/s viết.
- GV nhận xét.
B. BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài:
2. HD nghe viết:
- HS viết bảng con.
a. HD chuẩn bị:
- Đọc bài chính tả.
- HS nghe.
- 2 HS đọc lại.
- Vì sao Cóc và các bạn thắng đội quân nhà trời?
+ Những từ nào trong bào chính tả được viết hoa? Vì sao?
- HS nêu ý kiến.
- Các chữ đầu đoạn, đầu câu, tên riêng
- GV đọc 1 số tiếng khó.
- HS luyện viết vào bảng con.
- GV sửa sai cho HS.
b. Viết chính tả:
- GV đọc bài.
- GV theo dõi, HD thêm cho HS.
- HS viết vào vở.
c. Chấm, chữa bài:
- GV đọc lại bài.
 - HS soát lỗi.
- GV thu vở chấm điểm.
- GV nhận xét bài viết.
3. HD làm bài tập:
 Bài 2:
- GV gọi HS nêu yêu cầu. 
- HS nêu yêu cầu.
- Tổ chức cho h/s làm bài.
- HS đọc ĐT tên 5 nước ĐNA.
- HS làm nháp.
- 2 HS lên bảng làm.
- GV nhận xét.
- HS nhận xét.
 Bài 3(a)
- GV gọi HS nêu yêu cầu.
- HS nêu yêu cầu.
- HD làm bài.
- HS làm vở + 1 HS lên làm vào bảng quay.
a. cây sào- xào nấu- lịch sử- đối xử
- GV gọi HS đọc bài.
- HS đọc kết quả.
- GV nhận xét
- HS nhận xét.
C. CỦNG CỐ DẶN DÒ:
- Nêu cách viết hoa tên riêng nước ngoài?
- Nhận xét chung tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
___________________________________________ 
Đạo đức:
Tiết 33: 	 DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
VỆ SINH TRƯỜNG HỌC
I. môc tiªu:
- Biết giữ gìn vệ sinh lớp, vệ sinh trường sạch sẽ.
- Rèn thói quen giữ gìn vệ sinh trường lớp.
- Có ý thức trong giữ gìn trường lớp.
II. Ho¹t ®éng d¹y häc:
1. Hoạt động 1: Vệ sinh trường lớp.
- GV hướng dẫn HS biết làm vệ sinh trường lớp sạch sẽ, gọn gàng.
- Tổ chức thực hành.
2. Hoạt động 2: Thảo luận.
+ Muốn giữ vệ sinh trường lớp sạch sẽ ta phải làm gì?
+ Làm thế nào để trường lớp được sạch mãi?
¨ Nếu thấy bạn nào vứt rác bừa bãi, ta phải nhắc nhở các bạn không nên vứt rác trong lớp, ngoài sân.
+ Hằng tuần đến ngày trực nhật em phải làm gì để trường lớp được sạch sẽ?
- GV tuyên dương một số nhóm, cá nhân.
3. Củng cố dặn dò: 
- HS nêu lại nội dung chính của bài.
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn các em về nhà thực hành bài.
- HS thực hành vệ sinh trường lớp.
+ Muốn giữ vệ sinh trường sạch sẽ ta không nên vứt rác bừa bãi, không khạc nhổ bừa bãi.
+ Muốn trường được sạch ta phải giữ gìn vệ sinh bằng cách không ăn quà vặt, không vứt giấy, rác, bao ni lông quanh sân trường, trong lớp học.
+ Hằng ngày các em thấy sân trường bẩn phải nhắc nhở các lớp trực vệ sinh sạch sẽ.
+ Đến ngày trực, các bạn Tổ trưởng nhắc tổ viên đến các bồn hoa, đến các hành lang và đến trước các lớp học để nhặt tất cả lá khô, bao ni lông, giấy bỏ vào sọt rác đem đến thùng rác công cộng để đổ.
_______________________________
Tự nhiên và xã hội:
Tiết 65: CÁC ĐỚI KHÍ HẬU
 ( Tích hợp giáo dục BVMT)
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được tên 3 đới khí hậu trên Trái Đất: nhiệt đới, ôn đới, hàn đới.
- Nêu đựoc đặc điểm chính của 3 đới khí hậu.
- Thấy được có các loại khí hậu khác nhau và ảnh hưởng của chúng đối với sinh vật. Từ đó biết BVMT thiên nhiên.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Hoạt động 1: Làm việc theo cặp
* Mục tiêu: Kể được các tên đới khí hậu trên trái đất.
* Tiến hành.
- Bước 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nêu câu hỏi gợi ý.
- HS quan sát theo cặp sau đó trả lời câu hỏi.
+ Chỉ và nói tên các đới khí hậu ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu.
+ Mỗi bán cầu có mấy đới khí hậu?
- Bước 2: Tổ chức cho h/s trình bày bài.
- Một số HS trả lời trước lớp.
- GV nhận xét. 
* Kết luận: Mỗi bán cầu đều có 3 đới khí hậu: Nhiệt đới, ôn đới, hàn đới. 
2. Hoạt động 2: Thực hành theo nhóm.
* Mục tiêu: Biết chỉ trên quả địa cầu các đới khí hậu. Biết đặc điểm chính của các đới khí hậu.
* Tiến hành:
- Bước 1: GV hướng dẫn cách chỉ các đới khí hậu
- HS nghe + quan sát.
+ GV yêu cầu tìm đường xích đạo
- HS thực hành.
+ Chỉ các đới khí hậu?
- Bước 2: Làm việc nhóm.
GV theo dõi nhắc nhở các nhóm.
- HS làm việc trong nhóm.
- Bước 3: Gọi h/s trình bày kết quả.
* Kết luận: Trên trái đất những nơi càng gần xích đạo càng nóng, càng ở xa xích đạo càng lạnh 
3. Hoạt động 3: Trò chơi: Tìm vị trí các đới khí hậu.
* Mục tiêu: Giúp HS nắm vững bị trí các đới khí hậu, tạo hứng thú trong học t ... ận xét.
- HS nhận xét.
4. Dặn dò. 
- Chúng ta cần làm gì để giữ cho khí hậu luôn ôn hoà? ( GV liên hệ tác dụng của khí hậu và việc cần thiết bảo vệ bầu không khí.)
- Nhận xét giờ học, dặn h/s thực hành bài,
chuẩn bị bài sau.
____________________________________________________________________
Thứ tư ngày 17 tháng 4 năm 2013
( Cô Nụ soạn giảng)
____________________________________________________________________
Thứ năm ngày 18 tháng 4 năm 2013
BUỔI 1:
Toán:
Tiết 164: ÔN TẬP BỐN PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100000
I. MỤC TIÊU : 
- Biết cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 100000.
- Biết giải toán bằng hai cách.(Bài 1, bài 2, bài 3)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - Bài 1 viết sẵn trên bảng lớp. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. KIỂM TRA : 
- Yêu cầu so sánh 12052 và 12025? 
- GV nhận xét cho điểm.
B. BÀI MỚI :
- HS làm bảng con.
1. Giới thiệu bài:
2. HD ôn tập :
 Bài 1 : - GV gọi HS nêu yêu cầu.
- HS nêu yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS làm vào Sgk. 
- HS làm BT. 
50000+20000=70000; 80000-40000=40000
20000 3 = 60000 ; 60000 : 2 = 30000
- GV nhận xét sửa sai cho HS.
 ............ 
 Bài 2 : 
- HS nêu yêu cầu BT
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập. 
- Thực hiện thế nào?
- HS nêu ý kiến.
- HS làm bài.
- Yêu cầu HS làm vào bảng con. 
 39178 86271 412
- GV theo dõi nhắc nhở, nhận xét 
 +25706 -43954 5
chữa bài. 
 64884 42317 2060
 25968 6
 19 4328
 16
 48
- GV nhận xét sửa sai cho HS
 0
 Bài 3 : 
- GV gọi HS nêu yêu cầu. 
- HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm vào vở. 
- HS làm vào vở. 
 Tóm tắt: 
 Bài giải : 
Có : 80000 bóng đèn 
Cả 2 lần chuyển đi số bóng đèn là :
Lần 1 chuyển : 38000 bóng đền 
38000 + 26000 = 64000 (bóng đèn)
Lần 2 chuyển : 26000 bóng đèn 
Số bóng đèn còn lại là :
Còn lại : .. bóng đèn ? 
80000 - 64000 = 16000 ( bóng đèn )
- GV nhận xét.
 Đáp số : 16000 bóng đèn 
C. CỦNG CỐ DẶN DÒ: 
- Nêu cách đạt tính và tính phép tính cộng trừ nhân chia? 
- Nhận xét giờ học, dặn chuẩn bị bài sau. 
_____________________________ 
 Tập làm văn:
Tiết 33: GHI CHÉP SỔ TAY
I. MỤC TIÊU:
Hiểu nội dung, nắm được ý chính trong bài báo A lô, Đô-rê-mon Thần thông đây! để từ đó biết ghi vào sổ tay những ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê-mon.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Tranh ảnh một số loài vật quý hiếm. Mỗi HS 1 cuốn sổ tay.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
A. KIỂM TRA:
- Em và người thân đã làm gì để bảo vệ môi trường?
- Nhận xét đánh giá.
B. BÀI MỚI:
- HS nêu ý kiến.
1. Giới thiệu bài.
2. HS làm bài tập:
 Bài 1: 
- HS đọc bài.
- GV gọi HS nêu yêu cầu.
- 1 HS đọc cả bài Alô, Đô rê mon 
- 1 HS đọc phân vai.
- GV giới thiệu tranh ảnh về các ĐV, TV quý hiếm được nêu trong bài báo.
- HS quan sát.
 Bài 2: 
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn.
+ GV phát bảng phụ cho một vài HS làm
- HS đọc đoạn hỏi đáp.
- HS trao đổi theo cặp nêu ý kiến.
- HS làm bài đính bảng phụ.
- GV nhận xét.
- HS nhận xét.
- Cả lớp viết bài vào sổ tay.
- HS đọc hỏi đáp ở mục b.
- HS trao đổi theo cặp, tóm tắt ý chính.
- GV nhận xét.
- HS nêu ý kiến
- GV thu chấm điểm.
- Vài HS đọc.
C. CỦNG CỐ DẶN DÒ:
- Vì sao em cần ghi chép sổ tay?
- Về nhà tập ghi sổ tay, chuẩn bị bài sau.
________________________________
Luyện từ và câu:
Tiết 33: NHÂN HOÁ
 I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết được hiện tượng nhân hoá, cách nhân hoá được tác giả sử dụng trong đoạn thơ, đoạn văn (BT1).
- Viết được một đoạn văn ngắn có sử dụng phép nhân hoá (BT2).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ viết BT1.
III. HOẠT ĐỘN DẠY HỌC:
A. KIỂM TRA:
- Trường học em học làm bằng gì?
- Bàn em ngồi học làm bằng gì?
- Nhận xét đánh giá.
B. BÀI MỚI:
- HS trả lời.
1. Giới thiệu bài:
2. HD HS làm bài:
 Bài 1:
- GV gọi HS nêu yêu cầu. 
- 2 HS nêu.
- Hướng dẫn trao đổi theo nhóm.
- HS trao đổi theo nhóm
- Các nhóm trình bày.
- GV nhận xét.
- HS nhận xét.
Sự vật được nhân hoá.
Nhân hoá bằng các từ ngữ chỉ người, bộ phận của người.
Nhân hoá = các từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người.
Mầm cây, hạt mưa, cây đào.
Mắt
Tỉnh giấc, mải miết, trốn tìm, lim dim, cười
Cơn dông, lá (cây) gạo, cây gạo.
Anh em
Kéo đến, múa, reo, chào, thảo, hiền đứng hát
- Nêu cảm nghĩ của em về các hình nhân hoá?
- HS nêu ý kiến.
 Bài 2: Viết 1 câu có hình ảnh nhân hoá.
- HS nêu.
- Yêu cầu h/s làm bài vào vở.
- Theo dõi nhắc nhở.
- HS viết bài vào vở.
- HS đọc bài làm.
- GV thu vở, chấm điểm.
VD: Chuối đưa tay ra vễy chào chúng tôi.
C. CỦNG CỐ DẶN DÒ.
- Em hiểu thế nào là nhân hoá?
- Chuẩn bị bài sau.
Mĩ thuật:
Tiết 33: THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT:
TẬP MÔ TẢ CÁC HÌNH ẢNH VÀ MÀU SẮC TRÊN TRANH
I. MỤC TIÊU:
- Hiểu nội dung các bức tranh.
- Có cảm nhận vẻ đẹp của các bức tranh qua bố cục, đường nét, hình ảnh, màu sắc.
-**HS khá giỏi: Chỉ ra các hình ảnh và màu sắc trên tranh em yêu thích.
II. CHUẨN BỊ:
 - Tranh ảnh của thiếu nhi Việt Nam. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 1: Xem tranh.
a) Tranh Mẹ Tôi của Xivét - ta - Ba - la - nô - va.
- GV cho tổ chức cho HS xem tranh.
- HS quan sát.
+ Trong tranh có những hình ảnh gì?
- Có Mẹ, con, các đồ vật.
+ Hình ảnh nào được vẽ nổi bật nhất?
- Mẹ và em bé.
+ Tình cảm của mẹ với em bé như thế nào?
- Mẹ vòng tay ôm em bé vào lòng, thể hiện sự chăm sóc.
+ Tranh vẽ cảnh diễn ra ở đâu?
- ở trong phòng.
+ Tả lại màu sắc trong tranh?
- 2 HS nêu.
+ Tranh được vẽ như thế nào?
- Ngộ nghĩnh, màu đơn giản, tươi 
- GV hát một bài hát về người mẹ hoặc gọi h/s hát.
- HS nghe.
b) Tranh cùng giã gạo của Xa-rau-giu Thê Pxông krao:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh.
- HS quan sát.
+ Tranh vẽ cảnh gì?
- Cảnh giã gạo có 4 người.
+ Các dáng của người giã gạo có giống nhau không?
- HS nêu.
+ Hình ảnh nào là chính?
- Những người giã gạo.
+ Trong tranh có những màu nào?
- HS nêu ý kiến.
+ Nêu cảm nghĩ của mình về bức tranh?
- HS nêu.
3. Hoạt động 2: Nhận xét đánh giá.
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn h/s chuẩn bị bài sau.
____________________________________________________________________ 
Thứ sáu ngày 19 tháng 4 năm 2013
Toán:
Tiết 165: ÔN TẬP BỐN PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100 000
I. MỤC TIÊU :
- Biết làm tính cộng, trừ, nhân, chia (nhẩm, viết).
- Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Biết tìm số hạng chưa biết trong phép cộng và tìm thừa số trong phép nhân.( Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Các hình tam giác.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC :
A. KIỂM TRA: 
- Gọi h/s làm miệng bài 1(170)
- Nhận xét cho điểm.
B. BÀI MỚI :
- HS nhẩm miệng: 60000:2=30000
.....
1. Giới thiệu bài:
2. HD ôn tập: 
 Bài 1 : 
- GV gọi HS nêu yêu cầu. 
- HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài miệng. 
- HS làm bài miệng:
30000+40000-50000= 70000-50000
 = 20000
 80000 -(20000+30000)=80000 - 50000 
 = 30000 
3000 2 : 3 = 6000 : 3 = 6000 : 3 
- GV nhận xét sửa sai cho HS.
 = 2000 
....
 Bài 2 : 
- HS nêu yêu cầu.
- GV gọi HS nêu yêu cầu. 
- HS làm bài.
- Nêu cách đặt tính và tính.
 4038 3608 8763 
- Yêu cầu HS làm vào bảng con. 
 +3269 4 - 2469
 7352 14432 6294
 40068 7 .........
 50 5724
 16
 28
- GV nhận xét sửa sai cho HS.
 0 
 Bài 3 : 
- GV gọi HS nêu yêu cầu BT. 
- HS nêu yêu cầu BT. 
- Muốn tính số hạng, thừa số chưa biêt ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS làm vào vở. 
- HS nêu ý kiến.
- HS làm bài.
a. 1999 + x= 2005 
 x = 2005 - 1999 
 x = 6 
b. x 2 = 3998 
 x = 3998 : 2 
 x = 1999
Bài 4 : 
- HS nêu yêu cầu.
- GV gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm vào vở .
 Bài giải: 
 Một quyển hết số tiền là : 
 28500 : 5 = 5700 ( đồng ) 
 8 quyển hết số tiền là : 
 5700 x 8 = 45600 ( đồng ) 
- GV nhận xét.
 Đáp số : 45600 đồng 
 Bài 5 **: (Không bắt buộc)
- GV gọi HS nêu yêu cầu BT. 
- 2 HS nêu yêu cầu BT. 
- Yêu cầu tự thực hành.
- HS xếp hình. 
- GV nhận xét.
C. CỦNG CỐ DẶN DÒ: 
- Nêu cách tìm thừa số, số hạng chưa biết? 
- Nhận xét giờ học, dặn chuẩn bị bài sau. 
______________________________________
Âm nhạc:
(Cô Trang soạn giảng)
_____________________________________
Chính tả:
Tiết 66: QUÀ CỦA ĐỒNG NỘI 
I. MỤC TIÊU :
- Nghe - viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT (2) a/b hoặc bài tập CT phương ngữ do GV soạn.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. KIỂM TRA: 
- HS lên bảng viết tên của 5 nước Đông Nam Á.
- GV nhận xét. 	
B. BÀI MỚI : 
1. Giới thiệu bài:
2. HD nghe viết:
- HS viết bảng lớp.
a. HD chuẩn bị . 
- Đọc đoạn chính tả. 
- HS theo dõi, 2 HS đọc. 
- Hạt lúa non được làm ra từ nhứng gì?
- Nêu các từ khó dễ lẫn?
- GV theo dõi uốn nắn.
- HS nêu ý kiến.
- HS đọc thầm đoạn văn, tự viết vào bảng những từ ngữ dễ viết sai: giọt sữa, phảng phất, trong sạch,...
b. Viết chính tả: 
- GV đọc bài cho h/s viết.
- GV quan sát uốn nắn cho HS tư thế ngồi viết, cầm bút, trình bày bài. 
- HS viết bài.
- GV đọc lại bài phân tích từ khó. 
- HS đổi vở soát lỗi. 
c. Chấm chữa bài.
- GV thu vở chấm điểm. 
- GV nhận xét bài chấm.
3. HD làm bài tập .
 Bài 2 (a) : 
- GV gọi HS nêu yêu cầu BT. 
- 2 HS nêu yêu cầu BT. 
- HS làm nháp nêu kết quả. 
a. Nhà xanh, đỗ xanh. (bánh chưng)
- HS nhận xét. 
- GV nhận xét.
 Bài 3 (a): 
- GV gọi HS nêu yêu cầu. 
- 2 HS nêu yêu cầu 
- Yêu cầu h/s làm bài vào vở.
- HS làm vào vở 
a. Sao - xa - sen 
- GV nhận xét.
- HS nhận xét 
C. CỦNG CỐ DẶN DÒ :
- Nêu lại ND bài ? 
- Nhận xét giờ học, dặn h/s chuẩn bị sau 
______________________________________
Sinh hoạt:
NHẬN XÉT TUẦN 33
I. MỤC TIÊU:
- HS biết nhận ra những ưu điểm, tồn tại về mọi hoạt động trong tuần 33.
- Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc phải. 
- HS vui chơi, múa hát tập thể.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG:
1. Sinh hoạt lớp: 
- HS tự nêu các ưu điểm đã đạt được và nhược điểm còn mắc ở tuần học 33. 
- HS nêu hướng phấn đấu của tuần học 34.
* GV nhận xét chung các ưu và nhược điểm của học sinh trong tuần học 33.
* GV bổ sung cho phương hướng tuần 34 :
- GV nêu gương một số em chăm học, hăng hái phát biểu ý kiến, giữ gìn trật tự lớp học để lớp học tập.
- Tăng cường ôn tập các bảng nhân chia và các quy tắc toán; luyện đọc viết và trả lời câu hỏi... chuẩn bị kiểm tra cuối năm.
2. Hoạt động tập thể :
- Tổ chức cho h/s chơi các trò chơi dân gian.
- GV theo dõi nhắc nhở các em chơi vui vẻ nhiệt tình.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 33 BUOI 1.doc