Giáo asn Tiếng Việt lớp 3 tuần 12 đến 19 - Trường THTT Càng Long B

Giáo asn Tiếng Việt lớp 3 tuần 12 đến 19 - Trường THTT Càng Long B

Tập đọc- kể chuyện

nắng phương nam

I. Mục đích:

1/ Tập đọc:

-Bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật trong bài, phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

-Hiểu được tình cảm đẹp đẽ, thân thiết gắn bó giữa thiếu nhi hai miền Nam – Bắc ( trả lời được các câu hỏi trong SGK).

 2/ Kể chuyện:

- Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo ý tóm tắt.

- Biết theo dõi, nhận xét, dánh giá lời kể của bạn. Kể được tiếp lời kể của bạn.

 

docx 148 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 822Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo asn Tiếng Việt lớp 3 tuần 12 đến 19 - Trường THTT Càng Long B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 12	 Ngày soạn :
Tiết : 23-12	 Ngày dạy :
Tập đọc- kể chuyện
NẮNG PHƯƠNG NAM
I. Mục đích:
1/ Tập đọc:
-Bước đầu diễn tả được giọng các nhân vật trong bài, phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
-Hiểu được tình cảm đẹp đẽ, thân thiết gắn bó giữa thiếu nhi hai miền Nam – Bắc ( trả lời được các câu hỏi trong SGK).
	2/ Kể chuyện: 
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo ý tóm tắt.
- Biết theo dõi, nhận xét, dánh giá lời kể của bạn. Kể được tiếp lời kể của bạn.
	GDBVMT (trực tiếp): Giáo dục ý thức yêu quý cảnh quan môi trường của quê hương miền Nam.
II. Đồ dùng dạy học: 
	* GV: - Tranh minh họa bài học trong SGK.
	 - Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
 * HS: - SGK, vở.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Vẽ quê hương
- GV gọi 2 em lên đọc thuộc lòng bài và trả lời câu hỏi:
+Cảnh vật quê hương được miêu tả bằng nhiều màu sắc. Hãy kể tên những màu sắc ấy?
+Vì sao bức tranh quê hương rất đẹp?
- GV nhận xét bài kiểm tra của các em.
3. Dạy bài mới:
a.Giới thiệu bài- ghi tựa bài:
 Thiếu nhi Việt Nam chúng ta ở cả ba miền Bắc- Trung- Nam đều yêu quí nhau, thân thiết với nhau như anh em một nhà, Câu chuyện Nắng phương Nam các em đọc hôm nay viết về tình bạn gắn bó của các bạn thiếu nhi miền Nam với thiếu nhi miền Bắc và yêu quý cảnh quan môi trường của quê hương miền Nam.
b. Tiến hành các hoạt động
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
- Đọc mẫu bài văn - Giọng đọc sôi nổi, diễn tả rõ sắc thái tình cảm trong lời nói của từng nhân vật; nhấn giọng các từ gợi tả trong đoạn thư của Vân gửi các bạn miền Nam.
- Cho HS xem tranh minh họa.
- Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ.
- Mời HS đọc từng câu.
- Mời HS đọc từng đoạn trước lớp.
- Mời HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài.
- Chú ý cách đọc các câu:+ Nè, / sắp nhỏ kia, / đi đâu vậy? (Nhấn giọng ở những từ in đậm) .+ Vui / nhưng sao mà / lạnh dễ sợ luôn.+ “Hà Nội đang rạo rực những ngày giáp Tết. Trời cuối Đông lạnh buốt. Những dòng suối hoa trôi dưới bầu trời xám đục và làn mưa bụi trắng xóa”.
- GV mời HS giải thích từ mới: đường Nguyễn Huệ, sắp nhỏ, lòng vòng, dân ca, xoắn xuýt, sửng sốt.
GV cho HS đọc từng đoạn trong nhóm.
+ 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài.
+1 HS đọc cả bài.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- GV yêu cầu HS đọc thầm cả bài và trả lời câu hỏi:
+ Truyện có những bạn nhỏ nào?
- GV mời 1 HS đọc thầm đoạn 1
+ Uyên và các bạn đi đâu, vào dịp nào?
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2:
+ Nghe đọc thư Vân, các bạn mong ước điều gì?
- HS đọc thầm đoạn 3 và thảo luận theo nhóm đôi.
+ Phương nghĩ ra sáng kiến gì?
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi:
+ Vì sao các bạn chọn cành mai làm quà tết cho Vân?
- GV chốt lại: Vì cành mai chở nắng phương nam đến cho Vân trong những ngày đông rét buốt. Cành mai ở ngoài Bắc không có nên rất quí. Đồng thời kết hợp giáo dục HS ý thức yêu quý cảnh quan môi trường của quê hương miền Nam.
+ Em hãy đặt tên khác cho truyện? (Câu chuyện cuối năm, tình bạn, cành mai Tết)
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố.
- HS đọc diễn cảm toàn bài theo lời của từng nhân vật.
- GV chia HS ra thành nhóm 4 HS.
- GV yêu cầu HS đọc truyện theo phân vai từng nhân vật
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt.
* Hoạt động 4: Kể chuyện.
- HS dựa vào các gợi ý trong SGK, các em nhớ và kể lại từng đoạn của câu chuyện.
- GV mời 1 HS nhìn phần gợi ý ở bảng phụ, nhớ nội dung kể mẫu đoạn 1.
a) Đoạn 2: Đi chợ tết.
- Truyện xảy ra vào lúc nào?
- Uyên và các bạn đi đâu?
- Vì sao mọi người sững lại?
b) Đoạn 2: Bức thư.
- Vân là ai?
- Tết ngoài bắc ra sao?
- Các bạn mong ước đều gì?
c) Đoạn 3: Món quà.
- Sáng kiến của Phương.
- Quay lại chợ hoa.
+ GV nêu yêu cầu từng cặp HS kể chuyện
+ Ba HS tiếp nối nhau kể ba đoạn của câu chuyện.
+ Một HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
- GV nhận xét, công bố bạn nào kể hay.
4. Củng cố - Dặn dò:
- GV hỏi: Câu chuyện nêu lên ý nghĩa gì?
- Về luyện đọc lại câu chuyện.
- Chuẩn bị bài: Cảnh đẹp non sông.
- Nhận xét bài học. 
- Học sinh đọc thầm theo GV.
- Lắng nghe.
- Xem tranh minh họa.
- Đọc từng câu.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
- 3 HS đọc 3 đoạn trong bài.
- HS đọc lại các câu này.
- HS giải thích các từ khó trong bài.
- HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- Một HS đọc cả bài
- Cả lớp đọc thầm.
(Uyên, Huê, Phương cùng một số bạn ở TP. HCM. .)
- HS đọc thầm đoạn 1.
(Uyên cùng các bạn đi chợ hoa, vào ngày 28 Tết.)
- (Gửi cho Vân được ít nắng phương Nam.)
- HS đọc thầm đoạn 3:
Gửi tặng Vân ngoài Bắc một cành mai.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm phát biểu suy nghĩ của mình.
- HS nhận xét.
- Mỗi nhóm thi đọc truyện theo phân vai.
- HS nhận xét.
Quan sát, thực hành, trò chơi.
- HS nhìn vào phần gợi ý kể đoạn 1.
- Đúng vào ngày 28 Tết
- đang đi giữa chợ hoa
- có tiếng gọi “ Nè, sắp nhỏ kia đi đâu vậy?”
- HS nhìn phần gợi ý kể đoạn 2.
- HS nhìn vào phần gợi ý kể đoạn 3.
- Từng cặp HS kể từng đoạn của câu chuyện.
- Ba HS thi kể chuyện.
- Một HS kể toàn bộ lại câu chuyện.
- HS nhận xét.
+ Ca ngợi tình bạn thân thiết, gắn bó giữa thiếu nhi các miền trên đất nước ta
Tuần : 12	 Ngày soạn :
Tiết : 23	 Ngày dạy :
Chính tả (nghe viết)
CHIỀU TRÊN SÔNG HƯƠNG
I. Mục đích:
	- Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. 
	- Làm đúng bài tập điền tiếng có vần oc/ooc (BT2)
	- Làm đúng bài tập 3b.
	- Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Đồ dùng dạy học
	* GV: Bảng phụ viết BT3b
	* HS: VLT, bút.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Ổn định: Hát
B. Kiểm tra bài cũ: Vẽ quê hương.
- GV mời 2 HS lên bảng viết các từ: nhà sàn, đơn sơ, sáng lưng đồi.
- GV nhận xét bài cũ
C. Dạy bài mới:
Giới thiệu – ghi tựa bài.
D. Tiến hành các hoạt động
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết chính tả:
GV hướng dẫn HS chuẩn bị.
- GV đọc toàn bài viết chính tả.
- GV yêu cầu 1 –2 HS đọc lại bài viết.
- GV hướng dẫn HS nhận xét. GV hỏi:
+ Tác giả tả hình ảnh và âm thanh nào trên sông Hương?
- GV kết hợp giáo dục HS yêu cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước ta, từ đó thêm yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức BVMT.
+ Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao?
- GV hướng dẫn HS viết vào bảng con những chữ dễ viết sai: buổi chiều, yên tĩnh, khúc quanh, thuyền chài.
GV đọc cho HS viết bài vào vở.
- GV đọc cho HS viết bài.
- GV đọc thong thả từng câu, cụm từ.
- GV theo dõi, uốn nắn.
GV chấm chữa bài.
- GV yêu cầu HS tự chưã lỗi bằng bút chì.
- GV chấm bài (từ 5 – 7 bài) .
- GV nhận xét bài viết của HS.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
- HS tìm được các tiếng có vần oc/ooc.
+ Bài tập 2:
- GV cho HS nêu yêu cầu của đề bài.
- GV cho các tổ thi làm bài, phải đúng và nhanh.
- GV mời đại diện từng tổ lên đọc kết quả.
- GV nhận xét, chốt lại:
Con sóc, mặc quần soọc, cần cẩu móc hàng, kéo xe rơ- moóc.
+ Bài tập 3:
- Yêu mời HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, kết hợp với tranh minh họa SGK để giải đúng câu đố.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- GV chốt lại.
Câu b) Hạt mà không nở thành cây dùng để xây nhà là hạt cát.
E. Củng cố Dặn dò:
-Về xem và tập viết lại từ khó.
-Chuẩn bị bài: Cảnh đẹp non sông.
-Nhận xét tiết học. 
- HS lắng nghe.
- 1 – 2 HS đọc lại bài viết.
- Khói thả nghi ngút cả một vùng tre trúc trên mặt nước. , tiếng lanh canh của thuyền chài gõ những mẻ cá cuối cùng, khiến mặt sông nghe như rộng hơn.
- Viết hoa các chữ đầu bài và đầu câu. Tên riêng
- HS viết ra bảng con.
- Học sinh nêu tư thế ngồi.
- Học sinh viết vào vở
- Học sinh soát lại bài.
- HS tự chữa lỗi.
- Một HS đọc yêu cầu của đề bài.
- Các nhóm thi đua tìm các từ có vần oc/ooc.
- Đại diện từng tổ trình bày bài làm của mình.
- HS nhận xét.
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS làm việc cá nhân để tìm lời giải câu đố.
- HS cả lớp nhận xét.
Cả lớp sửa bài vào VLT.
Tuần : 12	 Ngày soạn :
Tiết : 24	 Ngày dạy :
Tập đọc
CẢNH ĐẸP NON SÔNG
I. Mục đích:
-Biết đọc ngắt nhịp đúng các dòng thơ lục bát, thơ 7 chữ trong bài.
-Bướt đầu cảm nhận được vẽ đẹp và sự giàu có của các vùng miền trên đất nước ta, từ đó thêm tự hàovề quêhương đất nước.
-Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
-Thuộc 2-3 câu ca dao trong bài.
II. Đồ dùng dạy học
	* GV: - Tranh minh hoạ bài học trong SGK; Tranh, ảnh về cảnh đẹp quê hương.
	* HS: - Xem trước bài học, SGK, VLT.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Ổn định: Hát
B. Kiểm tra bài cũ: Nắng phương Nam.
- GV gọi 3 học sinh đọc 3 đoạn của bài “Nắng phương nam ” và trả lời các câu hỏi:
+ Vì sao các bạn chọn cành mai làm quà tết cho Vân?
+ Qua câu chuyện em hiểu điều gì ?
- GV nhận xét.
C. Dạy bài mới:
Giới thiệu và ghi tựa bài: Đất nước ta ở mọi miền đều có nhiều cảnh đẹp. Hôm nay các em sẽ đọc một số câu ca dao nói về những cảnh đẹp nổi tiếng của đất nước để thêm hiểu biết, tự hào về vẽ đẹp và sự giàu có của thiên nhiên đất nước.
 ... - Cho học sinh viết tên một địa danh có chữ cái đầu câu là Nh. Yêu cầu: viết đúng, sạch, đẹp.
- Gv công bố nhóm thắng cuộc.
PP: Thực hành, trò chơi.
HT : Lớp , cá nhân, 
-Hs nêu tư thế ngồi viết, cách cầm bút, để vở.
-Hs viết vào vở
PP : Kiểm tra đánh giá, trò chơi. 
HT : Lớp , cá nhân, nhóm
-Đại diện 2 dãy lên tham gia.
-Hs nhận xét.
	5.Tổng kết – dặn dò. 
Về luyện viết thêm phần bài ở nhà.
Chuẩn bị bài: Ôn chữ N (Ng). 
Nhận xét tiết học.

Tuần : 18	 Ngày soạn :
Tiết : 36	 Ngày dạy :
Chính tả
Nghe – viết : Trần Bình Trọng
I/ Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 - Làm đúng bài tập 2a,b.
II/ Chuẩn bị:* GV: Ba, bốn băng giấy viết BT2.
 Bảng phụ viết BT3.
 * HS: VBT, bút.
III/ Các hoạt động:
	1.Khởi động: Hát. 
 2.Bài cũ: “ Hai bà trưng”. 
	- Gv mời 3 Hs lên bảng viết các từ bắt đầu bằng chữ n/l. 
	- Gv và cả lớp nhận xét.
3.Giới thiệu và nêu vấn đề.
	Giới thiệu bài + ghi tựa.
	4.Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs chuẩn bị.
- Mục tiêu: Giúp Hs nghe và viết đúng bài vào vở.
Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị.
Gv đọc 1 lần bài viết : Trần Bình Trọng.
Gv mời 2 HS đọc lại.
 Gv hướng dẫn Hs nắm nội dung và cách trình bày bài thơ.
+ Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa ?
+ Câu nào được đặt trong ngoặc kép, sau dấu hai chấm?
- Gv hướng dẫn các em viết ra nháp những từ dễ viết sai: Trần Bình Trọng, tước vương, khảng khái.
Gv đọc và viết bài vào vở.
 - Gv cho Hs ghi đầu bài, nhắc nhở cách trình bày.
 - Gv yêu cầu Hs gấp SGK và viết bài.
 - Gv đọc từng câu , cụm từ, từ. 
Gv chấm chữa bài.
 - Gv yêu cầu Hs tự chữa lỗi bằng bút chì.
- Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài).
- Gv nhận xét bài viết của Hs.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập.
- Mục tiêu: Giúp Hs làm đúng bài tập trong VBT.
+ Bài tập 2: 
- Gv cho 1 Hs nêu yêu cầu của đề bài.
- Gv yêu cầu Hs cả lớp làm vào VBT.
- Gv dán 3 băng giấy mời 3 Hs
- Gv nhận xét, chốt lời giải đúng:
 nay là – liên lạc – nhiều lần – luồn sâu – nắm tình hình – có lần – ném lựu đạn.
 biết tin – dự tiệc – tiêu diệt – công việc – chiếc cặp da – phòng tiệc – đã diệt.
PP: Hỏi đáp, phân tích, thực hành.
HT : Lớp , cá nhân, 
-Hs lắng nghe.
-Hai Hs đọc lại.
-Chữ đầu câu, đầu đoạn, các tên riêng.
-Câu nói của Trần Bình Trọng trả lời quân giặc. 
-Yêu cầu các em tự viết ra nháp những từ các em cho là dễ viết sai.
-Học sinh nêu tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở.
-Học sinh viết bài vào vở.
-Học sinh soát lại bài.
-Hs tự chữa bài.
PP: Kiểm tra, đánh giá, thực hành, trò chơi.
HT : Lớp , cá nhân, nhóm
-1 Hs đọc. Cả lớp đọc thầm theo.
-Cả lớp làm vào VBT.
-3 HS lên bảng làm.
-Hs nhận xét.
-2 Hs đọc lại toàn bộ đoạn văn.
-Cả lớp chữa bài vào VBT.
	5. Tổng kết – dặn dò.
Những Hs viết chưa đạt về nhà viết lại.
Nhận xét tiết học.
Tuần : 18	 Ngày soạn :
Tiết : 18	 Ngày dạy :
Luyện từ và câu
Nhân hóa. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi “ Khi nào?”
I/ Mục tiêu: 
- Nhận biết được hiện tượng nhân hóa, các cách nhân hóa (BT1,2).
	- Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi“ Khi nào ?”tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Khi nào? trả lời được câu hỏi Khi nào? ( BT3,4)
II/ Chuẩn bị: * GV: Bảng lớp viết BT1. 
	 Bảng phụ viết BT2. 
 Ba băng giấy viết 1 câu trong BT3.
 * HS: Xem trước bài học, VBT.
III/ Các hoạt động:
	1.Khởi động: Hát.
	2.Bài cũ: Kiểm tra cuối học kì I. 
- Gv nhận xét bài của Hs.
	3.Giới thiệu và nêu vấn đề. 
	Giới thiệu bài + ghi tựa.
Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Hướng dẫn các em làm bài tập.
- Mục tiêu: Giúp cho các em biết làm bài đúng.
. Bài tập 1: 
- Gv cho Hs đọc yêu cầu của bài.
- Gv yêu cầu Hs làm việc theo nhóm. Sau đó Hs nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
- Gv mời 3 Hs lên bảng làm.
- Gv kết luận: Con đom đóm trong bài thơ được gọi bằng “anh” là từ dùng để gọi người ; tính nết và hoạt động của con đom đóm được tả bằng những từ chỉ tính nết và hoạt động của con người. Như vậy con đom đóm đã được nhân hóa. 
+ Con đom đóm được gọi bằng: anh.
+ Tính nết của đom đóm : chuyên cần.
+ Hoạt động của đom đóm: lên đèn, đi gác, đi rất êm, đi suốt đêm, lo cho người ngủ.
. Bài tập 2:
- Gv mời 1 Hs đọc yêu cầu đề bài.
- Gv mời 1 Hs đọc thành tiếng bài “ Anh đom đóm”.
- Gv yêu cầu Hs làm bài cá nhân vào VBT.
- Gv mời 3 Hs lên bảng thi làm bài
- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
+ Tên các con vật: Cò Bợ, Vạc.
+ Các con vật được gọi là: chị, thím.
+ Các con vật được tả như tả người: Ru con: Ru hỡi !
Ru hời ! Hỡi bé tôi ơi ! Ngủ cho ngon giấc lặng lẽ mò tôm.
* Hoạt động 2: Thảo luận.
- Mục tiêu: Củng cố lại cho Hs cách đặt và trả lời câu hỏi“ Khi nào ?”
. Bài tập 3: 
- Gv mời hs đọc yêu cầu đề bài 
- Gv nhắc các em đọc kĩ từng câu văn, xác định đúng bộ phận nào trong câu trả lời cho câu hỏi “ Khi nào”.
- Gv chia lớp thành 3 nhóm. Mỗi nhóm nhận một băng giấy có ghi đề bài. Các nhóm thi đua làm bài.
- Gv yêu cầu Hs thảo luận theo nhóm.
- Gv yêu cầu các nhóm dán kết quả lên bảng.
- Gv nhận xét chốt lới giải đúng.
 a)Anh Đom Đóm lên đèn đi gác khi trời đã tối..
 b)Tối mai, anh Đom Đóm lại đi gác.
 c)Chúng em học bài thơ Anh Đom Đóm trong học kì 1.
. Bài tập 4: 
- Gv mời hs đọc yêu cầu đề bài. 
- Gv yêu cầu Hs làm vào VBT.
- Gv mời 3 Hs lên bảng sửa bài.
- Gv nhận xét, chốt lại:
Lớp em bắt đầu vào học kì II từ ngày 19 tháng 1.
Ngày 31 tháng 5, học kì II kết thúc.
Đầu tháng 6, chúng em được nghỉ hè.
PP:Trực quan, thảo luận, giảng giải, thực hành.
HT : Lớp , cá nhân, nhóm
-Hs đọc yêu cầu của đề bài.
-Các em trao đổi theo cặp.
-Hs cả lớp làm bài vào VBT.
-3 Hs lên bảng làm bài, mỗi em làm một câu.
-Hs nhận xét.
-Hs chữa bài đúng vào VBT.
-Hs đọc yêu cầu đề bài.
-Hs đọc bài.
-Hs làm bài cá nhân vàVBT.
-3Hs lên bảng thi làm bài.
-Hs lắng nghe.
-Hs chữa bài vào VBT.
PP: Thảo luận, thực hành.
HT : Lớp , cá nhân, nhóm
-Hs đọc yêu cầu đề bài.
-Hs thảo luận theo nhóm.
-Đại diện các nhóm lên bảng dán kết quả của nhóm mình.
-Hs nhận xét.
-Hs sửa bài vào VBT.
-Ba Hs đọc lại câu văn hoàn chỉnh.
-Hs đọc yêu cầu đề bài.
-Hs cả lớp làm vào VBT.
-3 Hs lên bảng làm.
-Hs nhậm xét.
	5.Tổng kết – dặn dò.
Về tập làm lại bài: 
Chuẩn bị : Từ ngữ về Tổ quốc, dấu phẩy. 
Nhận xét tiết học.
Tuần : 18	 Ngày soạn :
Tiết : 18	 Ngày dạy :
Tập làm văn
Nghe - kể: Chàng trai làng Phù Ủng
I/ Mục tiêu:
	- Nghe kể lại được câu chuyện “ Chàng trai làng Phù Ủng”.
	- Viết lại được câu trả lời cho câu hỏi b hoặc c.
III. Các KNS cơ bản được GD trong bài:
	- Lắng nghe tích cực.
	- Thể hiện sự tự tin.
	- Quản lý thời gian.
III. Các PP/KTDH tích cực có thể sử dụng:
	- Đóng vai.
	- Trình bày 1 phút.
	- Làm việc nhóm.
II/ Chuẩn bị: * GV: Bảng lớp viết các câu hỏi gợi ý.
 Ba câu hỏi gợi ý.
 * HS: VBT, bút.
III/ Các hoạt động:
	1.Khởi động: Hát.
	2.Bài cũ: Kiểm tra cuối học kì I.
- Gv nhận xét bài kiểm tra.
	3.Giới thiệu và nêu vấn đề.
	Giới thiệu bài + ghi tựa.
	4.Phát triển các hoạt động:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs nghe kể chuyện.
Mục tiêu: Giúp các em biết nghe , hiểu nội dung câu chuyện.
+ Bài tập 1:
- Gv mời Hs đọc yêu cầu của.
- Gv giới thiệu Phạm Ngũ Lão: vị tướng giỏi thời nhà Trần, có nhiều công lao trong hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, sinh năm 1255, mất năm 1320, quê ở làng Phù Ủûng (nay thuộc tỉnh Hải Dương).
- Gv mời Hs đọc 3 câu hỏi gợi ý.
- Gv cho Hs quan sát tranh minh họa.
+ Gv kể chuyện lần 1:
- Sau đó hỏi: Truyện có những nhân vật nào?
- Gv nói thêm: trần Hưng Đạo tên thật là Trần Quốc Tuấn, được phong tước Hưng Đạo Vương nên còn gọi là trần Hưng Đạo. Ôâng thống lĩnh quân đội nhà Trần, hai lần đánh thắng quân Nguyên (1285 – 1288).
+ Gv kể lần 2: 
a) Chàng trai ngồi bên vệ đường làm gì?
b) Vì sao quân lính đâm giáo vào đùi chàng trai
c) Vì sao Trần Hưng Đạo đưa chàng trai về kinh đô?
+ Gv kể chuyện lần 3: 
- Gv yêu cầu từng tốp 3 Hs kể lại câu chuyện.
- Các nhóm thi kể chuyện với nhau.
- Gv theo dõi, giúp đỡ các em.
- Từng tốp 3 Hs phân vai (người dẫn truyện, Hưng Đạo Vương, Phạm Ngũ Lão kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Gv nhận xét, tuyên dương những bạn kể tốt.
PP: Quan sát, giảng giải, thực hành.
HT : Lớp , cá nhân, nhóm
-Hs đọc yêu cầu của bài.
-Hs lắng nghe.
-Hs đọc câu hỏi gợi ý.
-Hs cả lớp quan sát tranh minh họa
-Chàng trai làng Phù Ủng, Trần Hưng Đạo, những người lính.
-Ngồi đan sọt.
-Chàng trai mải mê đan sọt không nhận thấy kiệu Trần Hưng Đạo đã đến. Quân mở đường giận dữ lấy giáo đâm vào đùi để chàng tỉnh ra, dời khỏi chỗ ngồi.
-Vì Trần Hưng Đạo mến trọng chàng trai giàu lòng yêu nước và có tài: mải nghĩ việc nước đến nỗi giáo đâm chảy máu mà chẳng biết đau, nói rất trôi chảy về phép dùng binh.
-Hs từng nhóm kể lại câu chuyện.
-Các nhóm thi kể chuyện với nhau.
 -Hs kể chuyện theo phân vai.
-Hs cả lớp nhận xét.
	 5 Tổng kết – dặn dò. 
Về nhà tập kể lại chuyện.
Chuẩn bị bài: Báo cáo hoạt động.
Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuan 12 -19.docx