Giáo dục an toàn giao thông Lớp 3 - Chủ đề 1: Em tìm hiểu giao thông đường bộ, đường sắt - Năm học 2018-2019

Giáo dục an toàn giao thông Lớp 3 - Chủ đề 1: Em tìm hiểu giao thông đường bộ, đường sắt - Năm học 2018-2019

I. MỤC TIÊU:

- HS nhận biết được GT đường bộ, GT đường sắt, những quy định của GT đường bộ, GT đường sắt.

- Tên gọi các loại đường bộ, nhận biết điều kiện, đặc điểm của các loại GTđường về mặt an toàn và chưa an toàn.

- Phân biệt được các loại đường bộ và biết cách đi trên các con đường một cách an toàn.

- HS biết được những quy định khi đi đường gặp đường sắt cắt ngang đường bộ.

- Giáo dục HS thực hiện đúng luật GTđường bộ. Có ý thức bảo vệ đường sắt.

II - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

1.Ổn định lớp, khởi động

2. Bài mới :

- GV giới thiệu các loại đường bộ: - HS biết được các looại GT đường bộ. Phân biệt các loại đường bộ

Bài tập 1: Giao thông đường bộ có những loại đường nào?

 

doc 17 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 05/07/2022 Lượt xem 352Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo dục an toàn giao thông Lớp 3 - Chủ đề 1: Em tìm hiểu giao thông đường bộ, đường sắt - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG
CHỦ ĐỀ 1: EM TÌM HIỂU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG SẮT
(3 tiết)
	Ngày dạy: Tiết1: Thứ 4, ngày 12/9/2018
 Tiết 2: Thứ 4, ngày 25/9/2018
 Tiết3: Thứ 4, ngày 03/10/2018
I. MỤC TIÊU:
- HS nhận biết được GT đường bộ, GT đường sắt, những quy định của GT đường bộ, GT đường sắt. 
- Tên gọi các loại đường bộ, nhận biết điều kiện, đặc điểm của các loại GTđường về mặt an toàn và chưa an toàn.
- Phân biệt được các loại đường bộ và biết cách đi trên các con đường một cách an toàn.
- HS biết được những quy định khi đi đường gặp đường sắt cắt ngang đường bộ.
- Giáo dục HS thực hiện đúng luật GTđường bộ. Có ý thức bảo vệ đường sắt.
II - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
1.Ổn định lớp, khởi động
2. Bài mới : 
- GV giới thiệu các loại đường bộ: - HS biết được các looại GT đường bộ. Phân biệt các loại đường bộ
Bài tập 1: Giao thông đường bộ có những loại đường nào?
- HS quan sát tranh và cho biết:
- Nêu đặc điểm đường, xe cộ của từng tranh?
+ Mạng lưới giao thông đường bộ gồm các loại đường nào?
+ Đường làng xã trong tranh khác với đường đô thị như thế nào?
HS thảo luận.
- Báo cáo, chia sẻ kết quả hoạt động bài 1:
	+ Đại diện nhóm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm.
	+ Nhận xét, đánh giá
	+ Kết luận: Mạng lưới giao thông gồm: Đường đường huyện, đường quốc lộ, đường cao tốc, đường cầu vượt dành cho người đi bộ, đường làng, xã, đường đô thị, đường sắt.
********
Bài tập 2. Các loại đường bộ khác nhau như thế nào?
	Khoanh vào chữ các trước ý trả lời đúng:
- Đổi vở để kiểm tra bài của nhau.
- Báo cáo, chia sẻ kết quả hoạt động bài 2:
	+ Đại diện nhóm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm.
	+ Nhận xét, đánh giá
Bài tập 3: Đảm bảo an toàn khi đi bộ.
	- HS thảo luận, chọn đáp án đúng.
	Đường như thế nào là an toàn? Đường như thế nào là chưa an toàn?
- Đường an toàn là đường có vỉa hè, có dải phân cách, có đèn tín hiệu, có đèn điện vào ban đêm, có biển báo hiệu GT đường bộ.
- Đường không an toàn Là: Mặt đường không bằng phẳng, đêm không có đèn chiếu sáng, vỉa hè có nhiều vật cản che khuất tầm nhìn
- Báo cáo, chia sẻ kết quả hoạt động bài 3:
	+ Đại diện nhóm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm.
	+ Nhận xét, đánh giá
*******
Bài tập 4: Đảm bảo an toàn khi đi qua chỗ đường bộ giao nhau với đường sắt.
	- Em hãy quan sát 2 hình ảnh a, b và cho biết: Ở những nơi đường bộ giao nhau với đường sắt người ta đã sử dụng những thiết bị gì và làm gì để đảm bảo an toàn cho người đi đường? 
- Đường sắt có đặc điểm gì?
- Vì sao tàu hoả lại có đường riêng?
- Báo cáo, chia sẻ kết quả hoạt động bài 4:
	+ Đại diện nhóm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm.
	+ Nhận xét, đánh giá. 
KL:Đường sắt để dành riêng cho tầu hoả, các phương tiện GT khác không được đi trên đường sắt. Khi đi trên đường sắt cắt ngang đường bộ chúng ta phải tuân theo hiệu lệnh của biển báo hiệu và của người chỉ dẫn.
Đọc lời khuyên: 
3. Hoạt động ứng dung:
 	- Viết cam kết thực hiện an toàn khi đi trên đường phố
 	 - Thực hiện an toàn khi đi tham gia giao thông.
 GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG
CHỦ ĐỀ 2: EM TÌM HIỂU BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG 
 (3 tiết)
 Ngày dạy: Tiết1( tuần7): Thứ 4, ngày 17/10/2018
 Tiết 2( tuần9): Thứ 4, ngày 31/10/2018
 Tiết3:( tuần11) Thứ 4, ngày 14/11/2018
I. MỤC TIÊU
- HS nhận biết được đặc điểm, ND của biển báo ở cột A.
- Vận dụng hiểu biết về biển báo khi tham gia GT.
- GD ý thức khi tham gia GT.
II - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
1.Ổn định lớp, khởi động
2. Bài mới : 
Bài tập 1: Nhận biết biển báo cấm và biển hiệu lệnh đã học.
- Em hãy nối tên biển báo cấm, biển hiệu lệnh ơe cột A với hình của biển báo đó ở cột B cho đúng.
- Đổi vở kiểm tra kết quả.
- So sánh hình dạng, màu sắc của biển báo cấm và biển hiệu lệnh.
- Báo cáo, chia sẻ kết quả hoạt động bài 1:
- Nhận xét, đánh giá
Bài tập 2: Em hãy vẽ hoặc gấp, cắt, dán hai loại biển báo giao thông mà em đã 
nhìn thấy khi em đi đường vào 2 ô trong vở.
- Ghi tên biển báo. Biển báo này nhắc nhở mọi người điều gì khi tham gia giao thông?
- Giới thiệu biển em vừa vẽ, gấp hoặc cắt dán được trước lớp.	
+ Nhận xét, đánh giá
*******
Bài tập 3: Quan sát hình ảnh của 3 biển báo nguy hiểm
- Thảo luận nêu nêu những điều em thấy về hình dạng, màu sắc? 
- Biển báo nguy hiểm thường được đặt ở đâu? 
- Khi gặp những biển báo này em cần làm gì?	
- Báo cáo, chia sẻ kết quả hoạt động bài 3:
	+ Đại diện nhóm báo cáo kết quả hđ của nhóm
	+ Nhận xét, đánh giá
	+ Kết luận: Nhóm biển báo nguy hiểm: Hình tam giác, viền đỏ, nền vàng, hình vẽ biểu thị nội dung mầu đen.
Bài tập 4: Quan sát hình ảnh của 3 biển chỉ dẫn sau.
- Thảo luận 
- Các biển chỉ dẫn có hình dạng, màu sắc như thế nào? 
- Biển chỉ dẫn Người đi bộ sang ngang được đặt ở đâu?
- Biển chỉ dẫn Bến xe buýt được đặt ở đâu?
- Biển chỉ dẫn Chợ được đặt ở đâu? Người điều khiển ô tô, xe máy khi nhìn thấy biển chỉ dẫn này nên đi với tốc độ như thế nào?
- Báo cáo, chia sẻ kết quả hoạt động bài 4
	+ Đại diện nhóm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm.
	+ Nhận xét, đánh giá
	+ Kết luận: Nhóm biển báo chỉ dẫn: Hình vuông, nền mầu xanh, hình vẽ biểu thị nội dung mầu đen.
*********
Bài tập 5: Xử lí tình huống khi đi qua nơi đường bộ giao nhau với đường sắt.
- Thảo luận, sắm vai tình huống.
- Báo cáo, chia sẻ kết quả hoạt động bài 5:
- Chia sẻ kết quả hoạt động bài 5:
- Nhận xét, đánh giá
- Kết luận: 
Đọc lời khuyên
3. Hoạt động ứng dung:
	- Thực hiện và nhắc nhở các bạn cùng thực hiện an toàn khi đi 
	từ nhà đến trường và từ trường về nhà. Chấp hành theo biển chỉ dẫn
	 - Viết cam kết thực hiện an toàn khi đi trên đường phố.
GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG
CHỦ ĐỀ 3: ĐI BỘ SANG ĐƯỜNG AN TOÀN
 (3 tiết)
 	Ngày dạy: Tiết1(tuần 13): Thứ 4, ngày 28/11/2018
 Tiết 2 (tuần 15): Thứ 4, ngày 12/12/2018
 Tiết3(tuần 17): Thứ 4, ngày 26/12/2018
I. MỤC TIÊU
- HS nhận biết được đặc điểm, nội dung của biển báo.
- Vận dụng hiểu biết về biển báo khi tham gia GT.
- GD ý thức khi tham gia GT.
II - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
1.Ổn định lớp, khởi động
2. Bài mới : 
Bài tập 1: Hồi tưởng
- Em có thường đi bộ sang đường không?
- Theo em đi bộ sang đường như thế nào là an toàn?
- Báo cáo, chia sẻ kết quả hoạt động bài 1:
- Nhận xét, đánh giá
- Kết luận: 
Bài tập 2 : Những nơi, những điểm sang đường an toàn
 a) Đọc kĩ thông tin trong bảng.
b) Thảo luận: Vì sao những nơi, thời điểm đó lại an toàn hoặc không an toàn khi sang đường.
- Báo cáo, chia sẻ kết quả hoạt động 2
- Nhận xét, đánh giá
- Kết luận: Nơi có đèn tín hiệu giao thông và vạch dành cho người đi bộ. Nơi không có xe đỗ, nơi không bị che khuất, nơi không có nhiều xe chạy cả hai chiều, nơi có cầu vượt hoặc hầm cho người đi bộ.
	 **********	
 Bài tập 3 : Hành vi sang đường an toàn và không an toàn
- Quan sát tranh.
- Thảo luận: Hành vi nào là an toàn khi sang đường? 
- Hành vi nào không an toàn? Vì sao?
- Báo cáo, chia sẻ kết quả hoạt động 3
- Nhận xét, đánh giá
- Kết luận: Khi có đèn tín hiệu giao thông dành cho người đi bộ thì mới được phép qua đường nơi có vạch đi bộ qua đường. Nơi không có vạch đi bộ qua đường phải quan sát kỹ trước khi sang đường và chọn thời điểm thích hợp để qua đường.
Bài tập 4 : Kĩ năng đi bộ sang đường an toàn.
- Đọc và thảo luận về 5 bước đi bộ sang đường an toàn nơi không có đèn tín hiệu giao thông và vạch dành cho người đi bộ sang đường.
- Báo cáo, chia sẻ kết quả hoạt động 4:
- Nhận xét, đánh giá
- Kết luận: Khi đi bộ sang đường an toàn nơi không có đèn tín hiệu giao thông và vạch dành cho người đi bộ sang đường cần phải tuân thủ theo 5 bước:
	1. Dừng lại sát mép đường
	2. Quan sát các hướng phải, trái.
	3. Lắng nghe âm thanh xe ( Tiếng còi, tiếng động cơ)
	4. Sang đường khi đường trống và tiếp tục quan sát các phía trong lúc sang đường.
5. Đi sang đường khẩn trương, không chạy, không đùa nghịch.
	**********
Bài tập 5 : Thực hành đi bộ sang đường an toàn.
- Em hãy cùng các bạn thực hành đi bộ 5 bước sang đường an toàn.
- Đóng vai cảnh sát giao thông nhắc nhở những bạn thực hiện chưa đúng các bước đi bộ sang đường an toàn.
- Thực hành, sắm vai trước lớp.
- Nhận xét, đánh giá: Tuyên dương hóm thực hiện tốt
- Kết luận: Khi đi bộ sang đường an toàn nơi không có đèn tín hiệu giao thông và vạch dành cho người đi bộ sang đường cần phải tuân thủ theo 5 bước:
Đọc lời khuyên
3. Hoạt động ứng dung:	
	- Thực hiện và nhắc nhở các bạn cùng thực hiện đi bộ sang đường an toàn	 - Nói với người thân cùng thực hiện đi bộ sang đường an toàn	 
GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG
CHỦ ĐỀ 4: ĐƯỜNG ĐI BỘ AN TOÀN ĐẾN TRƯỜNG
 (3 tiết)
Ngày dạy: Tiết1(tuần 19): Thứ 4, ngày 09/01/2019
 Tiết 2 (tuần 21): Thứ 4, ngày /01/2019
 Tiết3(tuần 23): Thứ 4, ngày /0 /2019
I. MỤC TIÊU:
- HS nhận biết được các đặc điểm an toàn và khôn an toàn của đường bộ.
- Thực hành tốt kỹ năng đi và qua đường an toàn.
- Chấp hành tốt luật ATGT 
II. CHUẨN BỊ:
- HS: VBT thực hành.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
1.Ổn định lớp, khởi động
2. Bài mới : 
Bài tập 1: Thảo luận
Khi đi bộ em thường đi một mình hay đi cùng người lớn?
Đường em đi bộ là loại đường nào?
Em có cảm thấy an toàn khi đi bộ không?
Bài tập 2:
Em hãy đọc câu chuyện dưới đây.
Thảo luận và trả lời câu hỏi:
- Những phần đường được quy định dành riêng cho người đi bộ?
- Vì sao người đi bộ, nhất là trẻ em, sẽ an toàn khi sử dụng phần đường dành cho người đi bộ?
- Báo cáo, chia sẻ kết quả hoạt động 2
- Nhận xét, đánh giá.
- Kết luận: Đi trên vỉa hè, Không chạy nhảy, đùa nghịch. Nơi không có vỉa hè hoặc vỉa hè có vật cản phải đi sát lề đường và chú ý tránh xe cộ đi trên đường.
***********
Bài tập 3: Đường nào dưới đây dành cho người đi bộ?
	Em và bạn hãy quan sát các tranh, tô màu xanh vào phần đường dành cho người đi bộ. tô màu đỏ vào phần đường không dành cho người đi bộ.
	Em và bạn đổi vở để đối chiếu kết quả.
Bài tập 4: Đường đi bộ an toàn.
Em vẽ bông hoa đỏ vào ô trống nếu đó là con đường an toàn cho người đi bộ và ghi rõ lí do an toàn; không an toàn khi đi trên con đường đó vào chỗ chấm.
***********
Bài tập 5:
	a) Em cùng các bạn quan sát đường giao thông xung quanh trường, phân biệt phần đường dành cho người đi bộ.
b) Nhận xét hành vi tham gia giao thông của mọi người trong thời điểm quan sát, đưa ra những khuyến nghị cần thiết.
- Báo cáo, chia sẻ kết quả hoạt động 5
- Nhận xét, đánh giá.
- GV nx, kl.
Đọc lời khuyên
3. Hoạt động ứng dụng:
- Thực hiện và nhắc nhở các bạn cùng thực hiện đi bộ an toàn đến trường . Nói với các bạn cùng thực hiện đi bộ đến trường an toàn.
GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG
 CHỦ ĐỀ 5: ĐƯỜNG ĐI BỘ AN TOÀN ĐẾN TRƯỜNG (Tiếp)
 (3 tiết)
Ngày dạy: Tiết1(tuần 25 ): Thứ 4, ngày 05/ 3 /2019
 Tiết 2 (tuần27): Thứ 4, ngày20 /03/2019
 Tiết 3(tuần 29): Thứ 4, ngày 27/03/2019
I. MỤC TIÊU:
- HS biết tên đường phố xung quanh trường. 
- Biết các đặc điểm an toàn và kém an toàn của đường đi. Biết lựa chọn đường an toàn đến trường 
- Thực hành tốt kỹ năng đi và qua đường an toàn.
II. CHUẨN BỊ:
- HS: VBT thực hành.
III -CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
1.Ổn định lớp, khởi động
2. Bài mới : 
Bài tập 1: Em hãy quan sát tranh và trả lời câu hỏi
1. Bạn nhỏ đi trên phần đường nào để qua đường? Phần đường đó có an toàn cho người đi bộ không?
2. Khi qua đường bạn nhỏ đã nhìn về phía nào của con đường? Bạn nhỏ đã nhìn vật gì trên đường?
3. Vì sao trước và trong khi qua đường phải quan sát kĩ cả hai phía?
Bài tập 2: Ai có hành vi an toàn?
	Hãy quan sát và nhận xét hành vi tham gia giao thông an toàn của những người trong các bức ảnh dưới đây?
- Báo cáo, chia sẻ kết quả hoạt động 2
- Nhận xét, đánh giá.
- Kết luận: Cần chọn đường an toàn để đến trường. Con đường ngắn nhất có thể không phải là con đường an toàn nhất.
************
Bài tập 3: Vẽ sơ đồ đường đi học của em.
a)Em vẽ sơ đồ đường đi học của mình và tô màu đỏ vào những đoạn đường nguy hiểm khi đi bộ.
b)Em hãy suy nghĩ và thử tìm đường đi bộ khác an toàn hơn. Vẽ sơ đồ đường đi bộ mới và giải thích vì sao đường này lại an toàn hơn đường đi trước?
c)Em hãy nê những việc em cần làm khi đi trên đường có nguy cơ không an toàn cho bản thân.
Bài tập 4: Xử lí tình huống:
 Em cùng các bạn thảo luận và lựa chọn cách xử lí trong những tình huống
- Báo cáo, chia sẻ kết quả hoạt động 4
- Nhận xét, đánh giá.
GVKL: Về cách ứng xử trong mỗi tình huống.
*************
Bài tập 5: 
Em cùng các bạn trong nhóm thảo luận và viết một thông điệp kêu gọi người đi bộ hãy bảo vệ an toàn cho bản thân và những người xung quanh. 
Em và nhóm trình bày thông điệp trước các bạn trong nhóm.
- GV và HS nhận xét.
 Đọc lời khuyên
3. Hoạt động ứng dung: 
 - Thực hiện và nhắc nhở các bạn cùng thực hiện đi bộ an toàn đến trường
GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG
CHỦ ĐỀ 6: AN TOÀN KHI ĐI XE KHÁCH (3 tiết)
 Ngày dạy: Tiết1(tuần 31 ): Thứ 4, ngày 17 / 4 / 2019
 Tiết 2 (tuần33): Thứ , ngày / /2019
 Tiết 3(tuần 35): Thứ , ngày / /2019
I. MỤC TIÊU:
- HS biết nơi chờ xe khách, xe buýt. Ghi nhớ những quy định khi lên xuống xe. 
- Biết mô tả, nhận biết hành vi an toàn và không an toàn khi ngồi trên xe.
- Biết thực hiện đúng các hành vi an toàn khi đi xe.
- Có thói quên thực hiện hành vi an toàn trên các phương tiện giao thông công cộng.
II - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
1.Ổn định lớp, khởi động
2. Bài mới : 
Bài tập 1: Hồi tưởng và chia sẻ
Em đã đi xe khách bao giờ chưa? Đó là khi nào?
Em đã biết hoặc thực hiện những quy định nào để đảm bảo an toàn khi đi xe khách?
- Chia sẻ trước lớp.
Bài tập 2: Quy định an toàn khi đi xe khách.
- Em hãy tìm những từ/ cụm từ thích hợp và điền vào chỗ trống trong các Quy định an toàn khi đi xe khách.
	Em làm bài vào PHT.
- Báo cáo, chia sẻ kết quả hoạt động 2
- Nhận xét, đánh giá.
- Kết luận: Chờ xe dừng hẳn mới lên xuống. Bám vịn chắc chắn vào thành xe mới lên hoặc xuống, không chen lấn, xô đẩy.Khi xuống xe không được qua đường ngay.
Bài tập 3: Hành vi nào dưới đây đúng quy định?
Em hãy quan sát các bức ảnh dưới đây và cho biết hành vi trong bức ảnh nào là thực hiện đúng quy định về an toàn khi đi xe khách. Vì sao?
- Báo cáo, chia sẻ kết quả hoạt động 3
- Nhận xét, đánh giá.
GVKL: Thực hiện đúng quy định về an toàn khi đi xe khách: Ngồi ngay ngắn không thò đầu, thò tay ra ngoài cửa sổ. Phải bám vịn vào ghế hoặc tay vịn khi xe chuyển bánh. Khi ngồi không xô đẩy, không đi lại, đùa nghịch
Bài tập 4: Đóng vai
 Em cùng các bạn đóng vai, xử lí các tình huống
- Báo cáo, chia sẻ kết quả hoạt động 4
- Nhận xét, đánh giá.
GVKL: Về cách ứng xử trong mỗi tình huống.
Đọc lời khuyên
3. Hoạt động ứng dung:
- Thực hiện và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện an toàn khi đi xe khách
- Nói với người thân cùng thực hiện các hành vi để đảm bảo an toàn cho mình và cho người khác khi đi xe khách.	

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_duc_an_toan_giao_thong_lop_3_chu_de_1_em_tim_hieu_giao.doc