Kế hoạch bài dạy buổi 1 Lớp 3 - Tuần 5 - Nguyễn Thị Phương

Kế hoạch bài dạy buổi 1 Lớp 3 - Tuần 5 - Nguyễn Thị Phương

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN

NGƯỜI LÍNH DŨNG CẢM.

I. Mục tiêu:

A. Tập đọc:

- Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi. Người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm( trả lời đúng các CH trong SGK).

B. Kể chuyện:

- Biết kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.

 

doc 29 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 21/01/2022 Lượt xem 352Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy buổi 1 Lớp 3 - Tuần 5 - Nguyễn Thị Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 
Ngày lập kế hoạch:15,16 /9/2012
 Ngày thực hiện kế hoạch:
 Từ ngày 24-28/9/2012
Thứ hai ngày 24 tháng 9 năm 2012
Toán: 
Tiết 21: Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số ( có nhớ )
A. Mục tiêu: Giúp HS:
+ Biết thực hành nhân số có hai chữ số với số có một chữ số ( có nhớ ).
+Vận dụng giải bài toán có 1 phép nhân.
 +Giáo duc HS say mê học tập.
B. Các hoạt động dạy – học:
I. Ôn luyện:
- Đọc bảng nhân 6 ( 2 HS ).
II. Bài mới:
- Giới thiệu bài
1. Hoạt động 1: Giới thiệu nhân số có hai chữ số với số có một chữ số.
* Yêu cầu HS nắm được cách nhân.
- GV nêu và viết phép nhân lên bảng
a. 26 x 3 = ?
- GV hướng dẫn cho HS tự đặt tính và tính:
- Nêu cách đặt tính?
- Nêu thứ tự thực hiện? 
- Gọi HS lên bảng tính
- Vậy 26 x 3 bằng bao nhiêu?
- Gv viết bảng : 26 x 3 = 78
b. 54 x 6 = ?
- GV hướng dẫn tương tự như trên. 
 2. Hoạt động 2: thực hành. 
a. Bài tập 1: Củng cố cách nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ)
- Tổ chức cho hs làm vào vở nháp các phép tính ở cột 1,2,4 
GV uốn nắn, sửa sai cho HS.
- Nhắc lại cách em vừa thực hiện?
b. Bài tập 2: Giải được bài toán có lời văn có liên quan đến phép nhân vừa học.
- GV hướng dẫn HS phân tích và giải.
- GV nhận xét – ghi điểm:
c. Bài tập 3: Củng cố cách tìm số bị chia chưa biết.
- Muốn tìm số bị chia chưa biết ta làm như thế nào?
- Tổ chức cho HS giải vào vở nháp sau đó giải vào vở
- GV sửa sai sau mỗi lần HS làm.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS theo dõi
- HS quan sát, đọc lại phép nhân
- Thừa số thứ hai viết dưới thừa số thứ nhất, đơn vị thẳng đơn vị, viết dấu gạch ngang dưới thừa số thứ hai.
- Nhân từ phải sang trái
- HS lên bảng đặt tính theo cột dọc, vừa tính vừa nêu
 x26 3 nhân 6 bằng 18 viết 8 (thẳng 
 3 cột với 6 và 3) nhớ 1; 
 78 3 nhân 2 bằng 6, thêm 1 bằng 7 
 viết 7 (bên trái 8)
 Vậy 26 x 3 = 78
- HS chú ý nghe và quan sát.
- Vài HS nêu lại cách nhân như trên.
- HS thực hiện.
- HS nhắc lại cách tính.
- HS nêu yêu cầu BT. 
– HS thực hiện trên vở nháp
 x47
 x25 
 x28
 x99
 2
 3
 6
 3
 94
 75
 168
 297
 x 36 x 18
 4 4
 144 72
- HS nêu yêu cầu BT.
- HS phân tích bài toán + giải vào vở.
- Lớp đọc bài và nhận xét.
 Giải:
 Hai cuộn vải như thế có số mét là:
 35 x 2 = 70 ( mét ).
 Đáp số: 70 (m)
- 1 hs đọc đề bài
- HS nêu.
- HS thực hiện 
 x : 6 = 12 x : 4 = 23
 x = 12 x 6 x = 23 x 4
 x = 72 x = 92
Tập đọc – kể chuyện
Người lính dũng cảm.
I. Mục tiêu:
A. Tập đọc:
- Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi. Người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm( trả lời đúng các CH trong SGK).
B. Kể chuyện:
- Biết kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
II. Giáo dục kĩ năng sống:
*Các KNS cơ bản được giáo dục: - Tự nhận thức , xác định giá trị cá nhân.
 - Ra quyết định.
 - Đảm nhận trách nhiệm.
* Các phương pháp: - Trải nghiệm.
 - Trình bày ý kiến cá nhân.
 - Thảo luận nhóm.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
III. Các hoạt động dạy – học:
Tập đọc
A. KTBC:
B. Bài mới:
1. GT bài: - Ghi đầu bài.
2. Luyện đọc:
a. GV đọc mẫu toàn bài:
- GV tóm tắt nội dung bài.
- GV hướng dẫn cách đọc.
b. GV HD HS luyện đọc giải nghĩa từ:
- Đọc từng đoạn trước lớp.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- GV nhận xét – ghi điểm.
3. Tìm hiểu bài:
- Các bạn nhỏ chơi trò chơi gì? ở đâu?
- Vì sao chú lính nhỏ quyết định chui qua lỗ hổng duới chân rào?
-Việc leo rào của các bạn khác đã gây hậu quả gì?
- Thầy giáo mong chờ gì ở HS trong lớp?
Vìsaochúlínhnhỏ"runlên"khinghethầygiáo hỏi?
- Phản ứng của chú lính ntn khi nghe lệnh " về thôi" của viên tướng?
- Thái độ của các bạn ra sao trước hành động của chú lính nhỏ?
-Trongtruyện ai là người lính dũng cảm?vì sao?
- Các em có khi nào dám dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi như bạn nhỏ?
4. Luyện đọc lại:
- GV đọc mẫu đoạn 4 và HD HS cách đọc.
- HD HS đọc phân vai và cho HS đọc.
- GV nhận xét ghi điểm. 
- Hai HS nối tiếp nhau đọc bài Ông ngoại. Sau đó trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- HS chú ý nghe.
- HS theo dõi
- HS đọc thầm theo
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp và giải nghĩa từ mới.
-Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm.
- 4 nhóm tiếp nối nhau đọc 4 đoạn.
à lớp nhận xét à bình chọn.
- 1 HS đọc lại toàn truyện
-...chơi đánh trận giả trong vườn trường.
- Chú lính sợ làm đổ hàng rào.
- Hàng rào đổ, tướng sĩ ngã đè lên luống hoa mười giờ
-ThầymongHSd/cảm nhận khuyết điểm.
- Vì chú sợ thầy giáo mắng.
- HS nêu.
- Mọi người sững sờ nhìn chú
- HS nêu.
- HS nêu.
- 1 HS đọc lại đoạn văn vừa HD.
- 4 –5 HS thi đọc lại đoạn văn.
- HS phân vai đọc lại truyện. 
à Lớp nhận xét – bình chọn.
Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào trí nhớ và 4 tranh minh hoạ, 4 đoạn của câu chuyện trong SGK, tập kể lại câu chuyện: Người lính dũng cảm.
2. Hướng dẫn HS kể chuyện theo tranh:
- GV treo tranh minh hoạ ,YC HS nêu ND tranh
- Tổ chức cho HS kể chuyện theo nhóm, nối tiếp mỗi em kể 1 tranh
- Trong trường hợp HS lúng túng vì không nhớ truyện, GV có thể gợi ý cho HS.
1. Viên tướng ra lệnh thế nào? Chú lính có thái độ ra sao?
2. Cả tốp vượt rào bằng cách nào? Chú lính vượt rào bằng cách nào? Kết quả?
3.Thầy giáo nóigì?Thầy mong gì ở các hs?
4. Viên tướng ra lệnh thế nào?
+Tổ chức cho HS thi kể trước lớp
- GV nhận xét – ghi điểm.
- GV nhận xét – ghi điểm.
C. Củng cố – dặn dò:
- Câu chuyện trên giúp em hiểu điều gì?
- GV: khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi. Người dám nhận lỗi, sửa chữa khuyết điểm của mình mới là người dũng cảm.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS theo dõi
- HS lần lượt quan sát 4 tranh minh hoạ trong SGK, nêu nội dung tranh.
- HS quan sát tranh, kể theo nhóm 4
- 4 HS tiếp nối nhau kể 4 đoạn của câu chuyện.
- Lớp nhận xét sau mỗi lần kể.
- 1-2HS K-G kể lại câu chuyện.
- Lớp nhận xét.
- Người dũng cảm là người dám nhận lỗi và sửa lỗi lầm..
- HS lắng nghe.
Thể dục: 
Tiết 9: Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp.
Trò chơi: thi đua xếp hàng
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái.
 - Biết cách đi vượt chướng ngại vật thấp. 
- Chơi trò chơi "thi xếp hàng". Yêu cầu biết cách chơi và chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm – phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ
- Phương tiện: còi, kẻ sân, vạch.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
A. Phần mở đầu:
- Lớp trưởng tập hợp, báo cáo sĩ số
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học
+GV hướng dẫn HS khởi động:
- Lớp giậm chân tại chỗ.
- Chơi trò chơi: có chúng em.
B. Phần cơ bản:
1. Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, quay phải, quay trái, điểm số.
- Lần 1: GV hô HS tập.
+ Những lần sau: Cán sự lớp điều khiển
-> GV quan sát, uấn nắn cho HS 
2. Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp
- HS tập đi -> GV quan sát sửa sai cho HS.
3. Trò chơi :"thi xếp hàng". 
- GV nêu lại tên trò chơi, cách chơi.
- HS chơi trò chơi
C. Phần kết thúc:
- Đi thường theo nhịp và hát. 
- GV cùng HS hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học, giao BTVN
4 - 6'
18 - 22'
5 - 7'
5' - 7'
5 - 7'
4 - 6'
ĐHTH : 
x x x x
x x x x
ĐHLT: 
x x x x x
x x x x x
ĐHLT: 
x x x x x
x x x x x
- Hs chú ý cách chơi
- Hs chơi trò chơi
- ĐHXL: 
 x x x x
 x x x x
Thứ ba ngày 25 tháng 9 năm 2012
Toán: 
Tiết 22: Luyện tập
A. Mục tiêu: Giúp HS:
+ Củng cố cách thực hiện phép nhân số có hai chữ số với số có 1 chữ số (Có nhớ).
+ Xem đồng hồ chính xác đến 5 phút.
B. Các hoạt động dạy học.
I. Kiểm tra bài cũ.
- Nêu cách thực hiện phép nhân số có hai chữ số với số có 1 chữ số (có nhớ)
- HS làm bài tập .
II. Bài mới: 
- Giới thiệu bài
1. Hoạt động 1: Bài tập. 
a. Bài 1: Tính
- Gọi HS đọc đề bài
- HS nêu cách đặt tính, cách thực hiện
- HS làm bài vào vở
- GV uốn nắn sửa sai cho HS
b.Bài 2: Đặt tính và tính
- Tổ chức cho hs làm bài, chữa bài
- GV nhận xét và chốt KT đúng. 
c. Bài 3
- GV cho HS phân tích sau đó giải vào vở.
- GV nhận xét , cho điểm.
d. Bài 4: HS thực hành xem được giờ trên mô hình đồng hồ. 
- GV nêu thời gian, HS dùng đồng hồ mô hình quay kim theo yêu cầu
- GV nhận xét, sửa sai cho HS. 
3. Củng cố dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS nêu
- 1 HS lên bảng làm bài
- HS theo dõi
- HS nêu yêu cầu bài học
- HS nêu cách thực hiện.
- HS làm bài
 x 49
 x27
 x57
 x 18
 x 64
 2
 4
 6
 5
 3
 98
 108
 342
 90
192
- HS nêu yêu cầu bài tập
- 2 HS lên bảng cả lớp làm vào vở 
- Lớp nhận xét.
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS giải vào vở + 1HS lên bảng 
Bài giải
Sáu ngày có tất cả số giờ là :
24 x 6 = 144 (giờ)
Đáp số : 144 giờ
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS thực hành trên đồng hồ. 
Chính tả: 
Tiết 9: Nghe - viết: Người lính dũng cảm.
I. Mục tiêu:
- Nghe – viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức văn xuôi.
- Làm đúng các bài tập 2 a/ b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.	
- Biết điền đúng 9 chữ và tên chữ vào ô trống trong bảng( BT 3).
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp viết ND bài 2
- Bảng kẻ sẵn tên 9 chữ.
III. Các hoạt động dạy học:
A. KTBC: 
GV: đọc: Loay hoay, gió xoáy, hàng rào .
B. Bài mới:
1. GT bài – ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn HS nghe – viết:
a. Hướng dẫn HS nghe viết 
- Gọi HS đọc bài viết
- Đoạn văn này kể chuyện gì ?
- Hướng dẫn nhận xét chính tả .
+ Đoạn văn trên có mấy câu?
-Những chữ nào trong bài được viết hoa? 
- Lời các NV được đánh dấu bằng dấu gì?
- Luyện viết tiếng khó:
Quả quyết,vườn trường,viên tướng, sững lại
b. GV đọc bài: 
- GV quan sát, uốn nắn cho HS.
c. Chấm chữa bài:
- GV đọc lại bài-- GV thu bài chấm điểm. 
3. Hướng dẫn HS làm bài chính tả.
a) Bài 2a: l/n
 - GV giúp HS nắm vững yêu cầu bài tập 
- Tổ chức cho HS làm bài vào vở. Chữa bài
b) Bài 3: Ôn bảng chữ cái
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu của BT
- Tổ chức cho hs làm bài
- GV nhận xét – sửa sai cho HS.
- Gọi HS đọc thuộc lòng bảng chữ cái
4. Củng cố dặn dò.
- Nhận xét tiết học -- Chuẩn bị bài sau
- HS viết vào vở nháp khi nghe GV đọc
- Hs theo dõi
- 1 HS đọc bài viết chính tả, lớp đọc thầm.
- HS nêu.
- 6 câu
- Các chữ đầu câu và tên riêng.
- Viết sau dấu hai chấm
- HS nghe, luyện viết vào vở nháp.
-  ... - Đừng nhai nhồm nhàm 
b. Bài 3 a : Tìm các từ
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu 
-> GV nhận xét, chốt lại bài giải đúng 
Nắm – lắm ; gạo nếp 
4. Củng cố dặn dò : 
- Nêu lại nội dung bài ?
- Về nhà chuẩn bị bài sau 
- Đánh giá tiết học 
1HS viết bảng lớp
HS dưới lớp viết vào vở nháp.
- HS theo dõi
- HS chú ý nghe 
- 2 HS đọc lại đoạn chép.
- Thơ bốn chữ. 
- Viết giữa trang vở. 
- Các chữ đầu dòng, tên riêng: chị Hằng.
- Viết hoa và lùi vào 2 ô
- HS luyện viết vào vở nháp
- HS nhìn bảng chép bài vào vở 
- HS dùng bút chì soát lỗi 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- Yêu cầu hs làm bài vào vở,
 2 hs lên bảng chữa bài
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- Hs tìm từ thích hợp, ghi vào vở nháp
Thứ sáu ngày 28 tháng 9 năm 2012
Toán : 
Tiết 25: Tìm một trong các thành phần bằng nhau của một số 
A. Mục tiêu: 
- Giúp HS : Biết cách tìm một trong các thành phần bằng nhau của một số và vận dụng để giải các bài toán có lời văn.
B. Đồ dùng dạy học :
- 12 chiếc kẹo.
C. Các hoạt động dạy học :
I. Ôn luyện: 	
- Đọc bảng chia (3 HS ) mỗi HS đọc 1 bảng chia 
- HS + GV nhận xét 
II. Bài mới: 
- Giới thiệu bài
1.Hoạt động 1 : HD HS tìm 1 trong các thành phần bằng nhau của một số .
- Yêu cầu biết cách tìm một trong các thành phần bằng nhau của một số .
+ GV nêu bài toán 
- Làm thế nào để tìm của 12 cái kẹo 
 ? cái kẹo
Sơ đồ : |-----|-----|-----|
 12 cái kẹo
- Vậy muốn tìm của 12 cái kẹo ta làm 
như thế nào ? 
- Muốn tìm của 12 cái kẹo thì làm như thế nào ? 
- Vậy muốn tìm 1 trong các thành phần bằng nhau của một số ta làm như thế nào ? 
2. Hoạt động 2 : Thực hành 
* Củng cố cho HS cách tìm 1 trong các 
Thành phần bằng nhau của 1 số .
a. Bài 1 : 
- GV giúp HS lắm vững yêu cầu của bài 
- Tổ chức cho hs làm bài, chữa bài
b. Bài 2 : 
- GV HD HS phân tích và nêu cách giải 
- Tổ chức cho hs giải bài
-> GV nhận xét , sửa sai cho HS 
3. Củng cố dặn dò :
- Muốn tìm một phần mấy của một số ta làm như thế nào ? 
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau 
* Đánh giá tiết học 
- Đọc bảng chia 4; 5; 6
- Hs theo dõi
- HS chú ý nghe 
- HS nêu lại 
- Có 12 cái kẹo chia thành 3 phần bằng nhau, mỗi phần là số kẹo cần tìm .
- HS nêu và giải 
Bài giải :
 Chị cho em số kẹo là : 
 12 : 3 = 4 ( cái ) 
 Đáp số : 4 cái kẹo 
- Lấy12 cái kẹo chia thành 4 phần bằng nhau : 12 : 4 = 3 (cái) . Mỗi phần bằng nhau đó (3 cái kẹo) là của số kẹo 
- Ta lấy số đó chia cho số phần
- Vài HS nêu lại
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS nêu cách làm, nêu miệng kết quả 
-> cả lớp nhận xét 
của 8 kg là 4 kg ... 
của 24l là 6 l 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS phân tích bài toán và giải vào vở,
 1 hs lên bảng giải
- Lớp nhận xét .
Giải :
 Đã bán số mét vải là : 
 40 : 5 = 8 (m ) 
 Đáp số : 8 m vải 
 - 2HS trả lời
Thể dục : 
Tiết 10: Trò chơi : Mèo đuổi chuột 
I. Mục tiêu: 
- Tiếp tục ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái.
 - Biết cách đi vượt chướng ngại vật thấp. 
- Chơi trò chơi "Mèo đuổi chuột". Yêu cầu biết cách chơi và chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm – phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ.
- Phương tiện: Còi, kẻ vạch, dụng cụ cho phần tập vượt chướng ngại vật thấp.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
A. Phần mở đầu:
- Lớp trưởng tập hợp báo cáo sĩ số.
- GV nhận lớp , phổ biến ND , 
- Lớp giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp.
- Chơi trò chơi: Qua đường Lội.
B. Phần cơ bản.
1. Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng điểm số, quay phải,quay trái .
- HS tập theo tổ, các em thay nhau làm người chỉ huy.
- GV quan sát sửa sai cho HS.
2. Ôn đi vượt chướng ngại vật 
- HS tập đi -> GV quan sát sửa sai cho HS.
3. Học trò chơi: Mèo đuổi chuột.
- GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi.
- GV cho HS học vần điệu.
- HS chơi thử 1 – 2 lần.
- HS chơi trò chơi chính thức.
- GV quan sát, sửa sai.
C. Phần kết thúc:
- Đứng vỗ tay và hát 
- GV + HS hệ thống bài, nhận xét
- Giao BTVN
4 -6'
18 - 22'
5 - 7'
5 - 7'
5 - 7'
4 - 6'
 ĐHTH:
 x x x x x
 x x x x x
ĐHTL:
 x x x x x 
 x x x x x 
ĐHTL:
 x x x x x 
 x x x x x 
( mỗi em cách nhau 2 m).
- Hs chú ý cách chơi
- Hs chơi trò chơi
- ĐHXL:
 x x x x x 
 x x x x x
Tập làm văn : Tiết 5 
kể về người thân trong gia đình em
I. Mục tiêu: HS biết
- Bước đầu biết lựa chọn và kể về một người thân trong gia đình em (Dựa vào câu hỏi gợi ý).
II. Các hoạt động dạy học : A. KTBC 
- 2 HS làm bài tập 1 và2 ( tiết TLV tuần 4 ) - 1 HS kể lại câu chuyện : Dại gì mà đổi 
- 2 HS đọc bức điện báo gửi gia đình .
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài : ghi đầu bài 
2. HD làm bài tập : 
a. GV giúp HS xác định yêu cầu bài tập 
- GV : Để kể về người thân trong gia đình, các em cần dựa vào các câu hỏi gợi ý sau: 
+ Những người thân trong gia đình em là những ai?
+ Em muốn kể về người nào trong gia đình?
+ Người đó bao nhiêu tuổi?
+ Hình dáng và tính tình người đó như thế nào?
+ Sự quan tâm của người đó đối với em và những thành viên khác trong gia đình?
+ Tình cảm của em đối với người thân đó như thế nào?
- Gọi hs nhắc lại
b. Từng tổ làm việc 
-> GV theo dõi, giúp đỡ HS 
c. Các tổ thi nói trước lớp 
-> GV nhận xét . 
- GV cho HS tự viết đoạn văn mình vừa kể vào vở
- Hs theo dõi.
- 1 HS đọc yêu cầu bài và câu hỏi gợi ý . Lớp đọc thầm 
- HS nêu 
- HS chú ý nghe .
- 1 HS nhắc lại nội dung câu hỏi gợi ý
- 2 HS ngồi theo đơn vị bàn nói cho nhau nghe về người thân trong gia đình.
- Các tổ thi kể trước lớp về người thân trong gia đình mình .
- Lớp bình chọn những cá nhân kể đúng theo trình tự câu hỏi gợi ý, chính xác và biểu cảm nhất.
- HS viết bài vào vở.
3. Củng cố dặn dò : 
- Nhắc lại ND bài.
- Về nhà chuẩn bị bài sau .
Thủ công : 
Tiết 5: Gấp,cắt,dán,ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng (Tiết 1)
I. Mục tiêu: 
- HS biết gấp , cắt, dán ngôi sao năm cánh .
- Gấp, cắt, dán được ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng. Các cánh của ngôi sao tương đối đều nhau. Hình dán tương đối phẳng, cân đôi.
- Rèn sự khéo léo của đôi bàn tay, óc sáng tạo.
II. Chuẩn bị: 
- Mẫu lá cờ đó sao vàng bằng giấy thủ công 
- Giấy thủ công màu đỏ , vàng, giấy nháp, kéo, hồ dán 
- Tranh qui trình gấp , cắt, dán lá cờ đỏ sao vàng 
III. Các hoạt động dạy học: 
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.Bài cũ
B.Bài mới
1. Hoạt động 1: HD HS quan sát và nhận xét 
2. Hoạt động 2 : GV hướng dẫn mẫu .
- Bước 1 : Gấp giấy để cắt ngôi sao vàng năm cánh 
- Bước 2 : Cắt ngôi sao năm cánh 
- Bước 3 : Dán ngôi sao vàng 5 cánh vào tờ giấy màu đỏ để được lá cờ đỏ sao vàng 
3.HĐ3: thực hành
4.Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- CB bài sau
- Kiểm tra đồ dùng của hs
- Giới thiệu bài
- GV giới thiệu mẫu lá cờ đỏ sao vàng được cắt dán 
+ Hình dạng màu sắc lá 
cờ ? 
+ Ngôi sao được dán ở đâu?
+Tỉ lệ chiều dài, chiều rộng lá cờ ? 
+ Nêu ý nghĩa của lá cờ? 
- GV nói thêm về lá cờ 
- Lấy giấy thủ công màu vàng cắt 1 hình vuông có cạnh 8 ô . Đặt hình vuông lên bàn sau đó gấp tờ giấy làm 4 phần bằng nhau để lấy điểm 0 ở giữa . 
- Mở một đường gấp đôi ra, để lại 1 đường gấp A0B .
- Đánh dấu điểm O cách điểm C 1 ô . Gấp ra phía sau theo đường dấu gấp OD 
- Gấp cạnh OA theo đường dấu gấp sao cho OA trùng với OD 
- Gấp đôi hình 4 sao cho các góc được gấp vào bằng nhau .
- Đánh dấu 2 điểm trên 2 cạnh dài của hình A ngoài cùng 
- Kẻ nối 2 điểm thành đường chéo H6 
- Dùng kéo cắt theo đường kẻ chéo 
- Mở hình mới cắt ra được ngôi sao năm cánh 
- Lấy 1 tờ giấy thủ công màu đỏ có chiều dài 21ô, chiều rộng 14 ô để làm lá cờ . Đánh dấu ở giữa hình 
- Đánh dấu dán vị trí ngôi sao 
- Bôi hồ vào mặt sau của ngôi sao, đặt ngôi sao vào đúng vị trí 
- Gọi hs nhắc lại quy trình
- Tổ chức cho hs thực hành
- Trình bày đồ dùng lên bàn
- HS quan sát 
- HCN màu đỏ trên ngôi sao màu vàng 
- Dán ở chính giữa 
- HS nêu 
- HS nêu
- HS chú ý nghe và quan sát 
- HS chú ý quan sát 
- HS chú ý nghe và quan sát
- 1-2 HS nhắc lại 
- Hs thực hiện thao tác gấp, cắt, dán ngôi sao 5 cánh 
- Thu xếp đồ dùng
Tự nhiên xã hội : 
Tiết 10: hoạt động bài tiết nước tiểu
I. Mục tiêu: HS biết 
- Kể tên và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu trên mô hình hoặc tranh vẽ. 
-GD HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học :
- Các hình trong SGK – 22, 23 
- Hình cơ quan bài tiết nước tiểu phóng to 
III. Các hoạt động dạy học :
A. KTBC: 
- Nêu nguyên nhân gây bệnh thấp tim 
- Cách đề phòng bệnh thấp tim ?
B. bài mới : 
1. Giới thiệu bài : ghi đầu bài 
2. Hoạt động 1 : Quan sát và thảo luận .
* Mục tiêu : Kể được tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu .
* Tiến hành :
+ Bước 1 : Làm việc theo cặp 
- GV nêu yêu cầu 
+ Bước 2 : Làm việc cả lớp 
- GV treo hình cơ quan bài tiết nước tiểu lên bảng 
* Kết luận : Cơ quan bài tiết nước tiểu Gồm hai quả thận, hai ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.
3. Hoạt động 2: Thảo luận
 * Mục tiêu : HS nắm được chức năng của các bộ phận bài tiết nước tiểu .
* Tiến hành : 
+ Bước 1 : Làm việc cá nhân 
- Gv yêu cầu:
 + Bước 2 : Làm việc theo nhóm 
- GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển 
Các bạn trong nhóm tập đặt câu hỏi và 
Trả lời 
VD : Nước tiểu được tạo thành ở đâu ? 
Trong nước tiểu có chất gì ? 
+ Bước 3 : Thảo luận cả lớp 
- GV tuyên dương những nhóm nghĩ ra được nhiều câu hỏi và câu trả lời hay 
* Kết luận : Thận có chức năng lọc máu, lấy ra các chất thải độc hại trong máu tạo thành nước tiểu .
- ống dẫn nước tiểu cho nước tiểu đi từ thận xuống bóng đái .
- Bóng đái có chức năng chứa nước tiểu .
- ống đái có chức năng dẫn nước tiểu từ bóng đái ra ngoài .
C. Củng cố dặn dò : 
- Chỉ vào cơ quan tuần hoàn bài tiết nước tiểu và nói tóm lại hoạt động của cơ quan này ?
* Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau 
* Đánh giá tiết học 
- 2 hs nêu
- Hs theo dõi
- 2 HS cùng quan sát hình 1 trang 22 SGK và chỉ đâu là thận, đâu là ống dẫn nước tiểu 
- 2 HS lên chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu 
-> lớp nhận xét 
- HS quan sát hình 2 , đọc câu hỏi và trả lời 
- HS các nhóm thảo luận và trả lời 
- HS các nhóm đặt câu hỏi và chỉ định 
Nhóm khác trả lời . Ai trả lời đúng sẽ 
được đặt câu hỏi tiếp và chỉ định nhóm khác trả lời 
- HS nêu và chỉ 

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_buoi_1_lop_3_tuan_5_nguyen_thi_phuong.doc