Kế hoạch bài dạy Lớp 3 - Tuần 26 đến 30 - Trường Tiểu học số 2 Nà Tấu

Kế hoạch bài dạy Lớp 3 - Tuần 26 đến 30 - Trường Tiểu học số 2 Nà Tấu

Tiết 2,3 : Tập đọc - kể chuyện

 Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử

 Hoàng Lê

I- Mục tiêu

A. tập đọc

- Chú ý đọc các từ khó dễ lẫn: Chử Đồng Tử, du ngoạn, khóm lau, ra lệnh,.

- Biết đọc trôi chảy toàn bài, biết thay đổi giọng đọc phù hợp với nội dung.

- Hiểu được nghĩa các từ mới (Chử Xá, du ngoạn, bàng hoàng, duyên trời, hóa lên trời, hiển linh, .)

- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó.

 

doc 106 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 749Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lớp 3 - Tuần 26 đến 30 - Trường Tiểu học số 2 Nà Tấu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
Ngày dạy: Thứ hai ngày 7 tháng 3 năm 2011
Tiết 1: Chào cờ
__________________________________________
Tiết 2,3 : Tập đọc - kể chuyện
 Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử
 Hoàng Lê 
I- Mục tiêu
A. tập đọc
- Chú ý đọc các từ khó dễ lẫn: Chử Đồng Tử, du ngoạn, khóm lau, ra lệnh,....
- Biết đọc trôi chảy toàn bài, biết thay đổi giọng đọc phù hợp với nội dung.
- Hiểu được nghĩa các từ mới (Chử Xá, du ngoạn, bàng hoàng, duyên trời, hóa lên trời, hiển linh, ....)
- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi Chử Đồng Tử là người có hiếu, chăm chỉ, có công lớn với dân với nước. Nhân dân kính yêu và ghi nhớ công ơn của vợ chồng Chử Đồng Tử. Lễ hội được tổ chức hằng năm ở nhiều nơi bên sông Hồng là sự thể hiện lòng biết ơn đó.
B. kể chuyện
1. Rèn kỹ năng nói: dựa vào tranh minh họa đặt tên và kể lại được từng đoạn, kể tự nhiên, đúng nội dung, biết phối hợp cử chỉ nét mặt khi kể.
2. Rèn kỹ năng nghe: chăm chú nghe bạn kể, học được ưu điểm của bạn, phát hiện đúng sai sót, kể tiếp được lời bạn.
*Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Thể hiện sự cảm thông
- Đảm nhận trách nhiệm
- Xác định giá trị
*Các phương pháp/ Kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
- Trình bày ý kiến cá nhân
- Thảo luận nhóm
- Hỏi đáp trước lớp
II- Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ truyện trong SGK .
- Bảng phụ viết đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III- Các hoạt động dạy học
 1. Kiểm tra
- HS đọc bài " Hội đua voi ở Tây Nguyên ".
- Cuộc đua voi diễn ra như thế nào?
- Nêu những cử chỉ ngộ nghĩnh, đáng yêu của voi?
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài - ghi đầu bài.
b. Nội dung.
+ GV đọc toàn bài.
- Đọc từng câu rèn phát âm 
- Đọc từng đoạn Giúp HS nắm nghĩa các từ mới.
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Lưu ý HS đọc ĐT (giọng vừa phải).
* Tiết 2: Tìm hiểu bài
+ Tìm những chi tiết cho thấy cảnh nhà Chử Đồng Tử rất nghèo?
+ Tình cảm của Chử Đồng Tử với cha như thế nào?
+ Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa Tiên Dung và Chử Đồng Tử diễn ra như thế nào?
+ Vì sao công chúa Tiên Dung kết duyên cùng Chử Đồng Tử?
+ Chử Đồng Tử và Tiên Dung giúp dân làm những việc gì?
+ Nhân dân đã làm gì để tỏ lòng biết ơn Chử Đồng Tử?
* Luyện đọc lại.
- Chọn đọc mẫu đoạn 1,2.
- Nhận xét
- Theo dõi GV đọc và SGK.
 * Từ khó: khóm lau, ra lệnh,....
* Từ mới: Chử Xá, du ngoạn, bàng hoàng, duyên trời, hiển linh, ....)
- Đọc theo nhóm.
- Mẹ mất sớm, hai cha con chỉ có một chiếc khố mặc chung. Khi cha mất Chử Đồng Tử thương cha đã quấn khố chôn cha. 
- Chử Đồng Tử là người rất thương cha.
- Chử Đồng Tử thấy chiếc thuyền lớn sắp cặp bờ thì hoảng. Chàng.....bới cát phủ lên mình để trốn......
- Công chúa cảm động khi biết tình cảnh nhà Chử Đồng Tử....và kết duyên cùng chàng.
- Hai người đi khắp nơi truyền cho dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải.
 - Nhân dân đã lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng........tưởng nhớ ông. 
- 2, 3 HS thi đọc đoạn văn.
- HS đọc cả bài.
Kể chuyện
1. GV nêu nhiệm vụ : như SGV.
2. Hướng dẫn HS dựng lại câu chuyện.
- HS đọc yêu cầu.
- HS dựa vào tranh để kể lại câu chuyện. Kết hợp lời kể với động tác, cử chỉ, điệu bộ.
- Theo dõi, nhận xét, khen những HS có sáng tạo.
- HS kể dựa vào tranh, đặt tên và kể lại từng đoạn.
-Từng tốp HS thi dựng lại câu chuyện.
- Bình chọn nhóm dựng lại câu chuyện hấp dẫn, sinh động nhất.
3. Củng cố - Dặn dò
- Qua câu chuyện em thấy Chử Đồng Tử là người như thế nào?
- Nhận xét tiết học.
 - Khích lệ HS về nhà kể câu chuyện cho người thân nghe
__________________________________________
Tiết 4: Toán:
Luyện tập
I- Mục tiêu
- Tiếp tục củng cố về nhận biết và cách sử dụng các loại giấy bạc.
- Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị
là đồng.
- Biết giải bài toán có liên quan đến tiền tệ.
II- Đồ dùng dạy - học
- Các tờ giấy bạc.
III- Các hoạt động dạy - học
1. Kiểm tra
- Kiểm tra vở bài tập của học sinh.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài - ghi đầu bài.
b. Nội dung.
- Nêu yêu cầu
- HS quan sát tranh và so sánh.
- HS nêu - nhận xét.
- HS nêu yêu cầu.
- HS nêu - chữa.
- HS đọc bài
- HS làm việc theo cặp.
- HS đọc
- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết cô bán hàng phải trả lại bao nhiêu tiền ta cần biết gì?
- HS lên giải, lớp giải ra vở nháp.
* Bài 1 (132): Chiếc ví nào có nhiều tiền nhất?
- Chiếc ví C có nhiều tiền nhất: 10000đồng.
* Bài 2 a,b(132): Phải lấy ra tờ giấy bạc nàođể được số tiền ở bên phải: 
3600 đồng, 3100 đồng, 7500 đồng
* Bài 3(133): Xem tranh rồi trả lời câu hỏi.
a, Mai có 3000 đồng, Mai vừa đủ tiền mua chiếc kéo.
b, Nam có 7000 đồng, Nam vừa đủ tiền mua sáp màu, thước.
* Bài 4/
 Bài giải
 Mẹ mua hết số tiền là
 6700 + 2300 = 9000 (đồng)
 Cô bán hàng phải trả lại số tiền là
 10 000 - 9 000 = 1 000 (đồng)
 Đáp số: 1 000 đồng
3. Củng cố - Dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Về nhà xem lại bài tập
__________________________________________
 DẠY CHIỀU
Tiết 1. Toán (T)
 Luyện tập
I. Mục tiêu
- Củng cố về tiền Việt Nam.
- Giúp HS hiểu và biết sử dụng tiền.
II. Chuẩn bị
- Đồ dùng học tập, bảng phụ bài 1.
III. Các hoạt động dạy - học
1.Kiểm tra 
- Kể tên một số tờ bạc mà em biết?
2.Bài mới 
a,Giới thiệu bài
b,Luyện tập 
- HS nêu yêu cầu.
- HS tự làm vào vở BT.
- 1 em lên bảng làm.
- HS nêu yêu cầu
- HS làm vào vở BT - GV quan sát.
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm - nhận xét, chữa.
- HS đọc
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Muốn biết cô bán hàng phải trả lại mẹ bao nhiêu tiền ta cần gì?
- HS lên bảng giải
- HS giải vào vở BT
* Bài 1/
 Đánh dấu x vào ô trống dưới chiếc ví có ít tiền nhất:
 ( Bảng phụ )
* Bài 2/ 
 - Tô màu các tờ giấy bạc để được số tiền tương ứng ở bên phải:
- HS làm vào vở BT
* Bài 3: Xem tranh rồi viết thêm đồ vật thích hợp vào chỗ chấm:
a, Lan có 3000 đồng, ...mua được hộp bút
b, Cúc có 2000đồng, ... mua được vở hs.
c, An có 8000đồng, ... mua được ô tô và vở hs
* Bài 4: 
 Bài giải
 Số tiền mẹ đưa cô bán hàng là:
 5000 + 2000 = 7000 (đồng)
 Số tiền cô bàn hàng phải trả lại là:
 7000 - 5600 = 1400 (đồng)
 Đáp số: 1400 đồng
3.Củng cố-Dặn dò
- Nhận xét tiết học
Tiết 2.Tiếng Việt (T)
Luyện đọc: Ôn các bài tuần 25
I. Mục tiêu
+ Củng cố lại cách đọc to, rõ ràng, trôi chảy toàn bài
+ Rèn kỹ năng đọc đúng, phát âm đúng các tiếng có âm l/n, HS giỏi đọc hay, đọc diễn cảm; hiểu 1 số từ mới và hiểu nội dung bài.
+ Giáo dục HS có ý thức trong học tập, yêu thích môn học.
II. Hoạt động dạy học
- Yêu cầu HS đọc lại các bài tập đọc.
*Bài: Hội vật.
- Gọi HS khá đọc cả bài.
- GV gọi HS nhận xét bạn đọc.
- Yêu cầu đọc nối đoạn và nêu cách đọc.
- GV cho HS thi đọc giữa các nhóm.
- GV cùng HS nhận xét chọn nhóm đọc tốt nhất.
- Yêu cầu nêu nội dung bài.
- Gọi HS đọc lại cả bài.
* Bài: Hội đua voi ở Tây Nguyên:
- Gọi HS khá đọc cả bài.
- Yêu cầu HS nhận xét và nêu cách đọc.
- GV cho HS đọc nối đoạn.
- Gọi HS nêu nhận xét.
- Yêu cầu đọc thi giữa các nhóm.
- Gọi HS nhận xét và chọn nhóm thắng cuộc.
- Yêu cầu HS nêu nội dung bài.
- Gọi HS đọc lại cả bài.
* Bài: Ngày hội rừng xanh.
- Gọi HS khá đọc cả bài.
- Yêu cầu đọc nối khổ thơ.
- Gọi HS nhận xét, nêu cách đọc.
- Yêu cầu đọc thi giữa các tổ.
- Gọi HS nhận xét và chọn nhóm thắng cuộc.
- Yêu cầu HS nêu nội dung bài.
- Gọi HS đọc thuộc cả bài.
- 1 HS đọc, HS khác theo dõi.
- 1 số HS nhận xét.
- 5 HS đọc, nhận xét.
- 3 nhóm, mỗi nhóm 5 HS đọc.
- 2 HS nêu, HS khác nhận xét.
- 1 HS đọc lại.
- 1 HS đọc, HS khác theo dõi.
- 3 HS nêu.
- 2 HS đọc, mỗi HS đọc 1 đoạn.
- 2 HS nhận xét.
- 3 nhóm, mỗi nhóm 2 HS.
- 2 HS nêu nội dung bài.
- 1 HS đọc lại cả bài.
- 1 HS đọc, HS khác theo dõi.
- 4 HS đọc, mỗi HS đọc 1 khổ thơ.
- 2 HS nhận xét và nêu cách đọc.
- 3 tổ, mỗi tổ 4 HS.
- 2 HS nêu nội dung bài.
- 2 HS đọc thuộc bài.
III. Củng cố dặn dò
- Kể tên một số lễ hội ở quê em?
- GV nhận xét tiết học. 
Tiết 3:Tiếng Việt (T)
ÔN NGHE - KỂ: NGƯỜI BÁN QUẠT MAY MẮN 
I- Mục tiêu
- Rèn kĩ năng nói: Nghe - kể câu chuyện "Người bán quạt may mắn".
- HS nhớ nội dung câu chuyện, kể lại đúng tự nhiên.
II- Chuẩn bị 
- Tranh minh họa.
- Đồ dùng học tập.
III- Các hoạt động dạy - học
1. Kiểm tra
- HS đọc bài trước lớp : "Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật"
2. Bài mới
a.Giới thiệu bài
b.Nội dung
- GV kể - kể theo tranh.
- Giải nghĩa từ: lem luốc, cảnh ngộ.
* Tìm hiểu bài.
- Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì?
- Ông Vương Hi Chi viết chữ vào những chiếc quạt để làm gì?
- Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt?
- HS luyện kể theo cặp.
- Gọi một số HS kể trước lớp.
- Qua câu chuyện này em biết gì về Vương Hi Chi?
- HS chú ý nghe
- Bà lão gặp ông Vương Hi Chi phàn nàn quạt bán ế nên chiều nay cả nhà bà không có cơm ăn.
- Ông viết chữ, đề thơ vào tất cả những chiếc quạt và tin rằng bằng cách ấy sẽ giúp được bà lão.
- Vì mọi người nhận ra nét chữ lời thơ của Vương Hi Chi trên quạt, họ mua quạt như một tác phẩm nghệ thuật quý giá.
- Vương Hi Chi là người có tài nhân hậu.
3.Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
 - Về viết thành đoạn văn hoàn chỉnh.
==========================oOo=======================
Ngày dạy: Thứ ba ngày 8 tháng 3 năm 2011
Tiết 1: Toán 
Làm quen với thống kê số liệu
I. Mục tiêu
- Giúp HS bước đầu làm quen với dãy số liệu.
- Biết sử lý số liệu ở mức độ đơn giản và lập dãy số liệu.
 II. Đồ dùng dạy - học
 - Nội dung bài, hình vẽ minh họa.
 III. Các hoạt động dạy - học
1. Kiểm tra
- Kiểm tra vở bài tập của HS.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài - ghi đầu bài.
b. Nội dung.
- HS quan sát tranh SGK
- HS đọc tên và số đo chiều cao của từng bạn.
- 122 là số thứ mấy trong dãy?
(Các số còn lại tương tự)
- Dãy số liệu trên có mấy số?
* Luyện tập
- Nêu yêu cầu
- HS thảo luận cặp đôi.
 1em hỏi - 1 em trả lời theo từng phần
- HS đọc yêu cầu
- HS trả lời câu hỏi.
- Nêu yêu cầu
- HS lên bảng xếp.
- Nhận xét - chữa
- Nêu yêu cầu
- HS thảo luận cặp đôi lần lượt trả lời các câu hỏi trong SGK.
* Làm quen với dãy số liệu
122 cm ; 130 cm ; 127 cm ; 118cm.
- 122 là số thứ nhất.
- có 4 số
* Bài 1 (135): Bốn bạn Dũng, Hà, Hùng, Quân có chiều cao theo thứ tự:
129 cm; 132 cm; 125 cm; 135 cm.
* Bài 2T (135) 
*Dãy các chủ nhật của tháng 2 năm 2004 là các ngày: 1; 8; 15; 22; 29.
a, Tháng 2 năm 2004 có 5 ngày chủ nhật.
b, Chủ nhật đầu tiên là ngày mồng 1 ...  nước là:
 45 900 - 44 150 = 1750 (lít)
 Mỗi ngày dùng số lít nước là:
 1750 : 7 = 250 (lít)
 ĐS : 250 lít nước
* Bài 3 (69) 
Phép trừ 100000 – 999999có thể nhẩm được vì số liền sau hơn số liền trước1 đơn vị hoặc...
3.Củng cố - Dặn dò
- Nhận xét tiết học
=============================0O0===========================
Ngày dạy: Thứ năm ngày 7 tháng 4 năm 2011
Tiết 1: Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu 
- Giúp HS biết nhẩm các số tròn chục.
- Củng cố về trừ các số có 5 chữ số, về giải toán bằng phép trừ về số ngày trong tháng.
II. Các hoạt động dạy học
1.Kiểm tra
- HS lên bảng tính: 89653 - 24975
 75625 - 8496
2.Bài mới
a.Giới thiệu bài - ghi đầu bài.
b.Nội dung.
- HS nêu yêu cầu bài
-HS tính nhẩm các số tròn chục, nghìn
- HS nối tiếp nhau nêu kết quả
- 2HS lên bảng làm, cả lớp làm bảng con
- HS nêu yêu cầu
+ Bài toán hỏi gì? Cho biết gì?
+ Muốn biết còn lại bao nhiêu lít mật ong ta làm thế nào?
1 HS lên bảng giải
-HS nêu yêu cầu
- HS suy luận để tìm được 4 tháng có 30 ngày
* Bài 1 (159)
60000 - 30000 = 30000
100000 - 40000 = 60000
80000 - 500000 =30000
10000 - 70000 =30000
* Bài 2:
* Bài 3 (159)
Tóm tắt:
 Có:23500 lít
 Bán: 21800 lít
 Còn: .....lít?
 Bài giải
 Số lít mật ong còn lại là
 23500 - 21800 = 1700 (lít)
 Đáp số: 1700 lít
* Bài 4a (160)
a. cho phép trừ
 khoanh vào C. 9
 69505
T-b. bốn tháng đều có 30 ngày là khoanh vào D
3.Củng cố - Dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà các em xem lại bài
____________________________________________
 Tiết 2: Chính tả (Nhớ – viết): 
 Một mái nhà chung
I. Mục tiêu
- Nhớ - viết đúng ba khổ thơ đầu của bài .
- Làm đúng các bài tập điền vào chố trống tiếng có âm, vần dễ viết lẫn ch/tr.
- Giáo dục học sinh có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Đồ dùng dạy - học
- Bảng phụ bài 2, bảng con
III. Các hoạt động dạy - học
1. Kiểm tra
- HS lên viết: chênh chếch, lếch thếch, ....
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài - ghi đầu bài.
b. Nội dung.
* GV đọc thong thả đoạn viết 1 lần.
- Đoạn thơ nói lên những mái nhà riêng của ai? Nó có gì đặc biệt?
- Cách trình bày?
- HS viết từ khó
*Viết chính tả
- HS nhớ - viết bài.
- GV theo dõi, uốn nắn.
* Chấm, chữa bài
- Chấm một số vở, nhận xét.
* Hướng dẫn làm bài tập:
- HS nêu yêu cầu.
- HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét- chữa bài
- HS đọc thuộc 3 khổ thơ đầu. Cả lớp đọc thầm theo.
- Những mái nhà của chim, cá, dím, ốc
- Lá biếc, sóng xanh, lòng đất, nghiêng.
 - HS viết bài vào vở. 
- HS tự soát lỗi.
- Tự chữa lỗi, ghi số lỗi ra lề vở
* Bài 2 (104): Điền vào chỗ trống ch/tr. 
 Mèo con đi học ban trưa
 Nón nan không đội, trời mưa ào ào
 Hiên che không chịu nép vào
 Tối về sổ mũi còn gào "meo meo".
 3.Củng cố, dặn dò
 - GV nhận xét tiết học.
 - Về làm vào vở BT.
_____________________________________________
Tiết 3:Thể dục
 - Dạy chuyên
______________________________________________
Tiết 4: Tự nhiên xã hội
- Dạy chuyên
______________________________________________
 DẠY CHIỀU
Tiết 1: Thủ công(T)
 - Dạy chuyên
_______________________________________________
 Tiết 2: Tự nhiên xã hội(T)
- Dạy chuyên
_______________________________________________
Tiết 3: Tập viết
 Ôn chữ hoa U
I. Mục tiêu
- Củng cố cách viết chữ hoa U, B, D thông qua bài tập ứng dụng.
- Viết riêng tên (Uông Bí) bằng chữ cỡ nhỏ.
- Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ.
II. Đồ dùng dạy - học
- Chữ mẫu U Từ ứng dụng và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô ly.
- Vở TV, bảng con, phấn màu.
III. Các hoạt động dạy - học
1.Kiểm tra 
- Kiểm tra vở viết ở nhà.
- HS viết bảng con: Trường Sơn, Trẻ em.
2.Bài mới
a. Giới thiệu bài - ghi đầu bài.
b. Nội dung.
*Luyện viết chữ hoa:
- Gọi HS tìm các chữ hoa có trong bài: U, B, D
- GV viết mẫu từng chữ, kết hợp nhắc lại cách viết.
* Viết từ ứng dụng:
- GV: Uông Bí là tên một thị xã ở tỉnh Quảng Ninh.
- Hướng dẫn HS viết bảng con.
* Viết câu ứng dụng:
- GV: Câu ca dao ý nói dạy con phải dạy ngay từ thuở nhỏ, mới dễ hình thành những thói quen tốt cũng như cây non cành mềm dễ uốn.
* Hướng dẫn viết vở TV:
- GV nêu yêu cầu, HS xem vở mẫu.
- GV quan sát HS viết, uốn nắn, nhắc nhở.
* Chấm, chữa bài: 4 - 5 bài
U U U U U U
B B B D D D
Uông Bí Uông Bí
Uốn cây từ thuở còn non
Dạy con từ thuở con còn bi bô
- HS nghe, rút kinh nghiệm.
 3.Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Viết bài tập về nhà. Học thuộc câu ứng dụng.
_______________________________________________
Tiết 4:Toán(T)
 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu 
- Giúp HS biết trừ nhẩm các só tròn chục nghìn.
- Củng cố về trừ các số có đến 5 chữ số, về giải bài toán bằng phép trừ về số ngày trong tháng.
II. Chuẩn bị
*Thầy: nội dung.
*Trò: bảng con.
III. Các hoạt động dạy - học
1. Kiểm tra
- Vở bài tập của học sinh.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Luyện tập
- Nêu yêu cầu?
- GV hướng dẫn- nhẩm
- HS lên làm – HS làm vào bảng con
- HS đọc
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- HS lên giải
* Bài 1: Tính nhẩm:
a) 60000 – 30.000 = 30.000
 100. 000 – 40.000 = 60.000
 80.000 – 50.000 = 30.000 
 * Bài 2: đặt tính rồi tính
 81981 86296
- - 
 45245 74951
 36736 11345 ..
* Bài 3/
 Bài giải
Còn lại số lít mật ong là 
 23560 – 21800 = 1760 (lít) 
 ĐS: 1760 lít
* Bài 4: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng
- Làm vào giấy nháp
3.Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Về rèn cách nhân
=============================0O0===========================
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 8 tháng 4 năm 2011
Tiết 1: Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu 
- Giúp HS củng cố về phép cộng, trừ (nhẩm và viết) các số trong phạm vi
100 000.
- Củng cố về giải toán bằng hai phép tính về bài toán rút về đơn vị.
II. Đồ dùng dạy học
- Nội dung bài.
III. Các hoạt động dạy học
1.Kiểm tra
- Kiểm tra vở bài tập của HS.
- HS lên bảng làm: 
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài - ghi đầu bài.
b. Nội dung.
- Nêu yêu cầu
- HS nêu cách nhẩm và kết quả.
- Nhận xét
- Nêu yêu cầu
- HS làm vào bảng con.
- HS lên bảng làm
- HS đọc
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Nêu cách giải?
- HS đọc
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- HS lên bảng làm.
- Nhận xét - chữa.
* Bài1(160): Tính nhẩm.
 40 000 + 30 000 + 20 000 = 90 000
 40 000 + (30 000 + 20 000) = 90 000 
 60 000 - 20 000 - 10 000 = 30 000
 60 000 - (20 000 + 10 000) = 30 000 
* Bài 2 (160): Tính
* Bài 3 (160)
 Bài giải 
 Số cây ăn quả ở xã Xuân Hòa là:
 68700 + 5200 = 73 900 (cây)
 Số cây ăn quả ở xã Xuân Mai là:
 73 900 - 4500 = 69 400 (cây)
 Đáp số: 69 400 cây
* Bài 4/
5 cái Com-pa: 10 000 đồng
3 cái Com-pa: ..... đồng?
 Bài giải
 Giá tiền mỗi cái Com-pa là:
 10 000 : 5 = 2000 (đồng)
 Số tiền 3 cái Com-pa là:
 2000 3 = 6000 (đồng)
 ĐS : 6000 đồng
3.Củng cố-Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà các em xem lại bài tập
__________________________________________________
Tiết 2: Tập làm văn
Viết thư 
I. Mục tiêu
- HS biết viết một bức thư ngắn cho một bạn nhỏ nước ngoài để làm quen và bày tỏ tình thân ái.
- Lá thư trình bày đúng thể thức; đủ ý, dùng từ đặt câu đúng, thể hiện tình cảm với người nhận thư.
*Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Ứng xử lịch sự trong giao tiếp
- Tư duy sáng tạo
 - Thể hiện sự tự tin
*Các phương pháp/ Kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
 - Trình bày ý kiến cá nhân
 - Trải nghiệm 
 - Đóng vai
II. Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ viết gợi ý.
 - Phong bì thư, tem, giấy
III. Các hoạt động dạy học
1.Kiểm tra
 - 2 HS đọc bài văn kể lại trận thi đấu thể thao.
2.Bài mới
a, Giới thiệu bài - ghi đầu bài.
b, Nội dung.
- HS đọc đề.
- Nêu yêu cầu
- Em viết thư cho ai? Bạn đó tên là gì? Bạn sống ở nước nào? Lý do để em viết thư cho bạn là gì?
- Nội dung bức thư em viết là gì? Em tự giới thiệu về mình ra sao, hỏi thăm bạn những gì?
- Em nêu trình tự một bức thư.
- GV đọc bài văn mẫu.
- HS viết thư vào giấy, gọi HS đọc.
- HS viết phong bì thư - dán
- Nhận xét - cho điểm.
 * Đề bài: Hãy viết một bức thư ngắn cho một bạn nước ngoài để làm quen và bày tỏ tình thân ái.
- Em viết cho bạn Giét-xi-ca ở Lúc-xăm-bua.
- Em được biết các bạn nhỏ Lúc-xăm-bua qua bài tập đọc. Em thấy các bạn thật dễ mến.
- Em hỏi thăm về sức khỏe, về học tập: - --- Bạn thích học những môn học gì? Thích hát những bài hát nào? ....
3.Củng cố, dặn dò
- HS nhắc lại trình tự một lá thư?
- Nhận xét tiết học
____________________________________________
Tiết 3: Thể dục(T)
- Dạy chuyên
__________________________________________________
Tiết 4: Mĩ thuật
- Dạy chuyên
__________________________________________________
Tiết 5: Sinh hoạt lớp 
Tuần 30
I. Mục tiêu
- Nhận xét đánh giá mọi hoạt động diễn ra trong tuần để từ đó giúp HS thấy
được những ưu, nhược điểm trong tuần để HS phát huy những ưu điểm đã
đạt được và khắc phục những tồn tại.
- Giáo dục học sinh có ý thức phê và tự phê cao.
II. Nội dung Sinh hoạt
1.Đạo đức
- Nhìn chung các em đều ngoan ngoãn, đoàn kết giúp đỡ bạn bè. Lễ phép chào hỏi thầy cô và khách đến trường. Có ý thức trong mọi hoạt động.
2. Học tập
- Các em đi học chuyên cần, đúng giờ, không có hiện tượng bỏ học giữa chừng.
Nhiều em có ý thức trong học tập, trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng
bài và đạt nhiều bông hoa điểm tốt như  em: Anh, Dũng, Mai, Phong, ...
Duy trì đều đặn ôn phụ đạo HS yếu ở các ngày trong tuần.
- Nhiều em có nhiều tiến bộ về chữ viết: Sơn, Ngân... song bên cạnh đó vẫn còn một số em chữ viết giảm sút: Nam, Q.Mai,...
- Một số em có tiến bộ về đọc: Tuấn, Quyết,....
Song bên cạnh đó vẫn còn một số em tính toán chậm: Hồng, Tuấn...
3.Các hoạt động khác
- Các em đều có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, lớp, trường tương đối sạch sẽ. Tuy nhiên một vài em ý thức giữ gìn vệ sinh chưa cao còn vứt giấy rác ra lớp học.
- Trang phục tương đối sạch đẹp. Các em có ý thức chăm sóc bồn hoa của lớp.
II.Nội dung kế hoạch tuần sau
- Duy trì tốt mọi nền nếp học tập: Bồi dưỡng các kĩ năng đọc, viết, tính toán.
- Đi học đều và đúng giờ, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập.
- Thường xuyên rèn chữ viết đẹp.
- Trang phục sạch sẽ, gọn gàng đi học. Vệ sinh lớp - trường sạch sẽ. Có ý thức bảo vệ của công.
- Thực hiện tốt thư viện thân thiện. Tiếp tục chăm sóc bồn hoa của lớp.
=============================0O0===========================

Tài liệu đính kèm:

  • docG.A -Q6 Đang sửa-T26-30.doc