I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết được cách sử dụng màu thứ cấp để diễn tả đậm, nhạt trong bài vẽ.
- Vẽ được tranh về hoạt động của học sinh ở lớp, trường.
- Chỉ ra được màu thứ cấp và hình ảnh chính, phụ trong sản phẩm mỹ thuật.
- Chia sẻ được giá trị của tình bạn trong học tập và vui chơi.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Máy tính, màn hình ti vi. Ảnh, tranh, video về hình ảnh HS đang cùng nhau tham gia các hoạt động ở trường.
- HS : Màu, giấy, tẩy, bút chì
CHỦ ĐỀ 1: TRƯỜNG EM ( 4 TIẾT ) Giới thiệu chủ đề - Chủ đề: Trường em nhằm giới thiệu về: màu sắc và cách pha màu thứ cấp; Về các hoạt động của HS ở lớp, trường. - Thông qua hình thức Mỹ thuật như vẽ tranh với các hoạt động cá nhân, nhóm nhằm giúp học sinh nhận ra được vẻ đẹp của màu sắc trong sản phẩm mỹ thuật; Chia sẻ được giá trị của tình bạn trong học tập và vui chơi. Mục tiêu HS cần đạt sau chủ đề: Quan sát, nhận thức: - Nêu được cách pha và sử dụng màu thứ cấp trong sản phẩm mỹ thuật. - Chỉ ra được màu thứ cấp trong sản phẩm mỹ thuật. 2. Sáng tạo và ứng dụng: - Tạo và sử dụng được màu thứ cấp trong sản phẩm mỹ thuật. - Vẽ được các hoạt động của HS ở lớp, trường. 3. Phân tích và đánh giá: - Chia sẻ được vẻ đẹp của màu sắc trong sản phẩm mỹ thuật. - Chia sẻ được giá trị của tình bạn trong học tập và vui chơi. CHỦ ĐỀ 1: TRƯỜNG EM BÀI 1: SẮC MÀU CỦA CHỮ ( 2 tiết ) Thời gian thực hiện: từ ngày tháng năm 202 Đến ngày tháng năm 202 I. Yêu cầu cần đạt: - Nhận ra được kiểu chữ cơ bản, cách pha màu thứ cấp để vẽ và trang trí. - Vẽ và trang trí được tên riêng bằng màu thứ cấp. - Đọc được tên một số màu thứ cấp trong bài vẽ. - Nêu được cảm nhận về vẻ đẹp của màu sắc thể hiện trong bài vẽ. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Máy tính, màn hình ti vi. Ảnh, tranh, video về các mẫu chữ trang trí trên bảng, tên trường, đồ vật, báo hoặc tạp chí,... - HS : Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ, III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Khám phá * Khám phá một số hình thức trang trí chữ: * Khởi động: Trình chiếu PowerPoint: - Bài hát: “ Ở trường cô dạy em thế” để tạo không khí. Yêu cầu HS lắng nghe và ghi nhớ xem cô giáo đã dạy em những gì xuất hiện trong bài hát? - Giới thiệu SGK và Vở bài tập Mỹ thuật 3. - Yêu cầu HS lấy đồ dùng cho bài học hôm nay. Nhiệm vụ của GV: Khuyến khích HS quan sát một số mẫu chữ được trang trí và cho HS thảo luận để nhận biết cách vẽ và trang trí chữ. Trình chiếu PowerPoint: - Câu hỏi thảo luận: 1. Em có ấn tượng với mẫu chữ nào? Chữ đó có nét đều hay nét thanh, nét đậm? 2. Các chữ được trang trí như thế nào? 3. Những màu nào được sử dụng để trang trí chữ? Màu nào được pha từ 2 màu cơ bản? 4. Em thấy kiểu chữ trang trí thường được sử dụng ở đâu? - GV nhận xét chung, biểu dương nhóm trả lời tốt. - Hs quan sát và lắng nghe. - HS trả lời: ( Cô dạy em viết chữ; dạy em làm toán,..). - HS lấy SGK, VBT Mỹ thuật. - Hs lấy đồ dùng. - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, gợi ý của GV: - HS mở SGK trang 6. - HS quan sát mẫu chữ được trang trí. - Chỉ ra kiểu chữ; hình thức trang trí; màu sắc trong trang trí chữ. - HS thảo luận nhóm đôi. - Đại diện nhóm trả lời. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. Hoạt động 2: Kiến tạo kiến thức – kĩ năng. * Cách pha màu thứ cấp: Nhiệm vụ của GV: Tổ chức cho HS tìm hiểu và ghi nhớ cách pha màu đơn giản. Khuyến khích HS quan sát hình minh hoạ trong SGK trang 7, để nhận biết cách pha màu đơn giản. Trình chiếu PowerPoint: - Mời trưởng ban học tập điều khiển lớp. - Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ ở SGK trang 7, thảo luận để nhận biết cách pha màu đơn giản. - Câu hỏi thảo luận: 1. Kể tên 3 màu cơ bản đã học? 2. Màu vàng pha trộn với màu đỏ sẽ được màu gì? 3. Màu đỏ pha trộn với màu lam sẽ được màu gì? 4. Màu vàng pha trộn với màu lam sẽ được màu gì? - GV gọi HS nhắc lại cách pha trộn từng cặp màu cơ bản để tạo ra màu mới. - GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ: - Yêu cầu HS làm bài tập 1 trong VBT trang 4: Trang trí các chữ cái bằng chấm, nét và màu thứ cấp. - HS quan sát trình chiếu trên bảng: (Hình trang 7 SGK ) - HS thảo luận nhóm đôi. - Đại diện nhóm trả lời. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - 3 màu cơ bản: Vàng- Đỏ- Lam. - Màu vàng pha với màu đỏ được màu da cam. - Màu đỏ pha với màu lam được màu tím. - Màu vàng pha với màu lam được màu xanh lá cây ( Lục). - HS nhắc lại cách pha trộn màu. * Ghi nhớ: Pha các cặp màu cơ bản với nhau sẽ tạo được rất nhiều màu, trong đó có màu da cam, màu xanh lá cây và màu tím là các màu thứ cấp. - HS làm bài tập: Trang trí các chữ cái bằng chấm, nét và màu thứ cấp. Hoạt động 3: Luyện tập – sáng tạo * Trang trí tên riêng của em: Nhiệm vụ của GV: Hướng dẫn HS viết, cách điệu và trang trí tên của mình bằng các chấm, nét, hình, màu theo ý thích. Khuyến khích HS tham khảo các bài vẽ trong SGK và gợi ý cho HS có thêm ý tưởng sáng tạo. Trình chiếu PowerPoint (8 hs xem băng rol, oficic GV chuẩn bị ) - Hãy quan sát và trả lời các câu hỏi sau: 1. Em sẽ chọn kiểu chữ nào ( chữ in; chữ thường; chữ nét đều; chữ nét thanh, nét đậm để viết tên mình? 2. Em sẽ cách điệu chữ với hình thức nào và có ý tưởng trang trí chữ như thế nào? 3. Em sẽ chọn màu nào là màu chủ đạo để trang trí chữ? 4. Em có muốn trang trí thêm cho nền không? Và Em định trang trí thêm những gì vào nền? - Cho HS xem bài của HS đã làm cùng chủ đề để HS tham khảo. - Yêu cầu HS làm bài tập 2 trong VBT trang 5: Vẽ và trang trí tên của em. - HS quan sát. - HS trả lời và nhận thức. - HS nhận xét, bổ sung. - Cách vẽ và trang trí tên: + Chọn kiểu chữ để vẽ tên. + Chọn họa tiết để trang trí tên theo ý thích, có thể trang trí thêm cả ngoài nền cho đẹp. + Tô màu bằng các màu thứ cấp. Lưu ý: - Có thể trang trí chữ bằng những hình ảnh liên quan đến ý nghĩa của tên mình. - Những họa tiết trang trí trên tên cần có sự liên quan đến nhau. - HS nhắc lại các bước vẽ và trang trí tên. - HS quan sát. - HS làm bài tập: Vẽ và trang trí tên của mình. Hoạt động 4: Phân tích- đánh giá * Trưng bày sản phẩm và chia sẻ: Nhiệm vụ của GV: - Hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm. - Khuyến khích HS giới thiệu, chia sẻ cảm nhận của cá nhân về kiểu chữ, các chấm, nét, hình, màu trong các bài vẽ của mình hay của các bạn. + Đọc tên các màu thứ cấp có trong bài vẽ? Màu đó được pha bởi những màu nào? + Em có ấn tượng với bài vẽ nào? Vì sao? + Kiểu chữ nào được sử dụng để trang trí trong bài vẽ? + Bài vẽ nào có sự thống nhất giữa các hình trang trí và nội dung chữ? + Em thấy bài vẽ của con thế nào? Em còn muốn điều chỉnh gì ở bài vẽ của mình để bài được hoàn thiện hơn?... - GV nhận xét, khen ngợi HS có bài vẽ đẹp. Động viên HS cả lớp. - HS gắn bài lên bảng. - HS giới thiệu, chia sẻ: Nhận xét bài mình, bài bạn. - Tìm ra bài mình thích. - Tham gia nhận xét, đánh giá và tự đánh giá. - Nêu ý tưởng điều chỉnh ở bài vẽ của mình để thể hiện rõ màu đậm, nhạt hơn?.. - HS nghe. Hoạt động 5: Vận dụng - phát triển * Tìm hiểu các kiểu chữ: Nhiệm vụ của GV: Tổ chức cho Hs quan sát và chỉ ra sự khác nhau về nét và màu thứ cấp của các chữ cái trong hai hình. Trình chiếu PowerPoint (nếu có ) - Hãy quan sát các chữ cái ở hai hình (trang 9 SGK) trên màn hình và trả lời các câu hỏi sau: 1. Các chữ, số trong hình 1,2 có sự khác nhau như thế nào về hình dáng nét chữ? 2. Kiểu chữ có trong mỗi hình là gì? 3. Những màu thứ cấp nào có trong các bảng chữ cái đó? - GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ: - HS quan sát trên màn hình. - Thảo luận nhóm đôi qua các câu hỏi - HS trả lời câu hỏi. - HS nhận xét, bổ sung. * Ghi nhớ: Màu sắc kết hợp với sự phong phú của hình dáng chữ thường được sử dụng để trang trí trong các sản phẩm mỹ thuật. * Dặn dò: Quan sát về hình dáng, đặc điểm, sở thích của những người bạn xung quanh mình. Chuẩn bị giấy vẽ, màu vẽ cho bài sau. * Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có): CHỦ ĐỀ 1: TRƯỜNG EM BÀI 2: NHỮNG NGƯỜI BẠN THÂN THIỆN ( 2 tiết ) Thời gian thực hiện: từ ngày tháng năm 202 Đến ngày tháng năm 202 I. Yêu cầu cần đạt: - Biết được cách sử dụng màu thứ cấp để diễn tả đậm, nhạt trong bài vẽ. - Vẽ được tranh về hoạt động của học sinh ở lớp, trường. - Chỉ ra được màu thứ cấp và hình ảnh chính, phụ trong sản phẩm mỹ thuật. - Chia sẻ được giá trị của tình bạn trong học tập và vui chơi. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Máy tính, màn hình ti vi. Ảnh, tranh, video về hình ảnh HS đang cùng nhau tham gia các hoạt động ở trường. - HS : Màu, giấy, tẩy, bút chì III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Khám phá * Kể về những người bạn của em: * Khởi động: Trình chiếu PowerPoint: ( hoặc nghe trên lotus) - Cho HS khởi động cùng bài hát “ Lớp chúng ta đoàn kết’’. Một màn khởi động rất sôi động phải không các con? Và bạn nào nhớ trên màn hình có hình ảnh gì? - Yêu cầu HS lấy SGK, VBT, ĐD học tập theo bài. Nhiệm vụ của GV: Tạo cơ hội cho HS chia sẻ về những người bạn và các hoạt động tham gia cùng các bạn ở lớp, trường để tìm hiểu về những hình ảnh, không gian liên quan đến nội dung bài học. - Mời trưởng ban học tập điều khiển lớp. - Một số bạn HS lên chia sẻ tên, hình dáng, đặc điểm, sở thích của người bạn mình yêu quý theo câu hỏi sau: 1. Em yêu quý bạn nào? Bạn ấy có vóc dáng, gương mặt có gì nổi bật? Bạn ấy có sở thích gì? - Cho một số HS lên diễn tả lại một hoạt động ở lớp, trường mà các em đã tham gia: Ở lớp em và các bạn thường cùng nhau tham gia những hoạt động nào? Hoạt động đó diễn ra ở đâu?... - GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ: - HS múa và hát theo. - HS trả lời câu hỏi: ( có lớp học, các bạn,..). - HS lấy ĐD học tập theo yêu cầu. - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, gợi ý của GV: - Lần lượt khoảng 3-4 HS lên chia sẻ về người bạn mình thích. - Khoảng 3-4 bạn tạo thành 1 nhóm lên diễn tả lại một số hoạt động đã tham gia: Học nhóm; Vui chơi,... Hoạt động 2: Kiến tạo kiến thức – kĩ năng. * Cách vẽ tranh về hoạt động ở trường: Nhiệm vụ của GV: Khuyến khích HS quan sát hình minh hoạ trong SGK, thảo luận để tìm hiểu và ghi nhớ cách vẽ tranh về hoạt động của em và bạn ở trường. Trình chiếu PowerPoint: ( hoặc nghe trên lotus) - Yêu cầu HS quan sát hình ở SGK trang 11, thảo luận nhóm đôi theo các câu hỏi sau: 1. Có mấy bước để vẽ tranh về hoạt động ở trường? 2. Hình ảnh chính của bức tranh được thể hiện ở bước nào? 3. Vẽ màu đã phải là bước hoàn thiện tranh chưa? - Gọi HS nhắc lại và cùng ghi nhớ các bước thực hiện bài vẽ. - GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ: - Yêu cầu HS làm bài tập 1 trong VBT trang 6: Đánh dấu x vào ô trống dưới bài vẽ hoạt động học tập hoặc vui chơi diễn ra ở trường, lớp. - HS quan sát - HS t ... về hình trọng tâm, điểm nhấn và nét, hình, màu trong bài vẽ theo các câu hỏi sau: 1. Em thích bài vẽ nào? Vì sao? Khung cảnh trong bài vẽ đó được vẽ từ những hình gì? 2. Bài vẽ nào có màu sắc, cách vẽ đặc biệt? 3. Bài vẽ nào có nhiều hình, khối được lặp lại? 4. Bài vẽ nào có hình, màu tương phản với nhau? 5. Em có ý tưởng điều chỉnh gì để bài vẽ của mình hoặc của bạn được hoàn thiện hơn? Lưu ý: Nếu thời gian cho phép có thể sắp xếp các bài vẽ thành một bức tranh lớn rồi chia sẻ theo nhóm. - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, gợi ý của GV: - HS trưng bày, giới thiệu, chia sẻ sản phẩm về: + Nêu cảm nhận về hình ảnh, màu sắc và đặc điểm của khu đô thị trong bài vẽ. + Chỉ ra hình ảnh trọng tâm và các chấm, nét, hình trong bài vẽ. + Chỉ ra tỉ lệ và sự tương phản về hình, màu giữa các ngôi nhà và khung cảnh xung quanh. + Nêu ý tưởng điều chỉnh để bài vẽ hoàn thiện hơn. Lưu ý: Nếu thời gian cho phép có thể sắp xếp các bài vẽ thành một bức tranh lớn rồi chia sẻ theo nhóm. Hoạt động 5: Vận dụng - phát triển * Xem sản phẩm mỹ thuật của bạn: Nhiệm vụ của GV: Tổ chức cho HS quan sát sản phẩm mỹ thuật của bạn để nhận biết hình, màu tạo nhịp điệu và không gian trong bài vẽ. Trình chiếu PowerPoint: - Yêu cầu HS quan sát trên màn hình (hình trang 73 SGK: Sản phẩm mỹ thuật của HS: Bảo An – Chất liệu: màu sáp và hình cắt), và trả lời các câu hỏi sau: 1. Bài vẽ của bạn có những hình ảnh gì? 2. Bạn sử dụng màu sắc trong bài vẽ như thế nào? 3. Em thích bài vẽ ở điểm gì? 4. Em có ước mơ gì về khu đô thị trong tương lai? - GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ. * GV liên hệ bài học vào thực tế cuộc sống. - Quê hương Nam Định của chúng ta cũng có nhiều khu đô thị. Con có đến hay sinh sống ở khu đô thị không? Con hãy kể tên các khu đô thị mà con biết? Khu đô thị ấy có điểm gì làm con ấn tượng, yêu thích? - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, gợi ý của GV: - HS thưởng thức nghệ thuật. - HS trả lời các câu hỏi theo quan sát và cảm nhận của mình. - HS nêu ước mơ về khu đô thị trong tương lai. * Ghi nhớ: Chúng ta có thể quảng bá nét đẹp của quê hương thông qua việc sáng tạo các sản phẩm, tác phẩm mỹ thuật về khu đô thị. - HS trả lời theo quan sát, cảm nhận và hiểu biết của mình: Khu ĐT Hòa Vượng; Khu ĐT Thống Nhất; Khu đô thị Dệt; Khu ĐT Mỹ Trung, * Dặn dò: Chuẩn bị giấy, bìa màu, giấy thủ công, tạp chí, dây, kéo, hồ dán, bút màu cho bài học sau: Hành trình đến đô thị. * Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có): CHỦ ĐỀ 6: ĐÔ THỊ NGÀY NAY BÀI 4: HÀNH TRÌNH ĐẾN ĐÔ THỊ ( 1 tiết ) Thời gian thực hiện: từ ngày tháng năm 202 Đến ngày tháng năm 202 I. Yêu cầu cần đạt: - Nêu được tên và cách tạo sơ đồ các chủ đề và bài học đã học. - Tạo được sơ đồ giới thiệu thứ tự bài học đã học. - Chỉ ra được một số màu thứ cấp và nhịp điệu, hình, màu tương phản, điểm nhấn trong sản phẩm mỹ thuật. - Chia sẻ được nội dung học tập yêu thích và cách lưu giữ sản phẩm của bản thân trong năm học. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Các hình ảnh và sản phẩm về các khu đô thị. Video về khu đô thị Lấp Vò (nếu có). - HS: Giấy, bìa màu, giấy thủ công, tạp chí, dây, kéo, hồ dán, bút màu. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Hoạt động 1: Khám phá * Kể tên các bài đã học có trong mỗi chủ đề: * Khởi động: Trình chiếu PowerPoint: Cho HS xem trích đoạn Video về phong cảnh Thành phố Đồng Tháp. - Trong đoạn video có những hình ảnh gì? Con thấy quê hương mình có đẹp không? - GV giới thiệu bài. - Yêu cầu HS lấy ĐD học tập theo bài. Nhiệm vụ của GV: - Yêu cầu HS kể tên các bài đã học trong SGK Mỹ thuật 3. - Gợi mở để HS nhớ lại các chủ đề, bài học và sản phẩm mỹ thuật đã tạo được trong năm học. Trình chiếu PowerPoint: - Yêu cầu HS quan sát trên màn hình (hình trang 74 SGK), thảo luận nhóm đôi và trả lời các câu hỏi sau: 1. Sách giáo khoa Mỹ thuật 3 gồm có mấy chủ đề? Đó là những chủ đề nào? 2. Em đã học những bài nào trong SGK Mỹ thuật 3? 3. Em thích nhất bài học nào? Vì sao? 4. Vật liệu để tạo các sản phẩm trong bài học đó là gì? Lưu ý: Có thể cho học sinh quan sát các bài học trong SGK Mỹ thuật 3 hoặc sản phẩm đã làm ở các bài để tìm hiểu và nhớ lại những bài học, kiến thức đã học. - GV nhận xét, khen ngợi HS tích cực phát biểu xây dựng bài. - Yêu cầu HS làm bài tập 1 trong VBT trang 38+39: Quan sát hình và ghi tên các bài học của từng chủ đề. - HS xem và trả lời câu hỏi theo cảm nhận của riêng mình. - HS nhắc lại tên bài. - HS lấy ĐD học tập. - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, gợi ý của GV: - HS quan sát. - HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi về: + Nêu tên, nội dung và hình thức mỹ thuật của các bài đã học. + Thảo luận để tìm ra những chủ đề, bài học các em yêu thích. - Đại diện nhóm trả lời. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe. - HS làm bài tập 1 trong VBT trang 38+39: Quan sát hình và ghi tên các bài học của từng chủ đề. Hoạt động 2: Kiến tạo kiến thức - kĩ năng. * Cách tạo mô hình sơ đồ các bài học: Nhiệm vụ của GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu cách tạo mô hình sơ đồ các bài học bằng giấy, bìa màu. Trình chiếu PowerPoint: - Yêu cầu HS quan sát trên màn hình (hình trang 75 SGK), thảo luận nhóm đôi và trả lời các câu hỏi sau: 1. Tạo mô hình sơ đồ các bài học từ giấy, bìa màu được thực hiện qua các bước như thế nào? 2. Để tạo mô hình sơ đồ các bài học cần chuẩn bị những vật liệu gì? 3. Trang trí mô hình sơ đồ các bài học từ các hình, khối, màu sắc như thế nào? 4. Bài học nào hướng dẫn cách tạo hình khối bằng giấy, bìa màu? 5. Hình khối nào của vật liệu đã qua sử dụng có thể dùng để tạo mô hình bài học? - Gọi HS nhắc lại các bước tạo mô hình sơ đồ các bài học. - Hướng dẫn bằng thao tác mẫu hoặc gợi ý từng bước để HS quan sát, ghi nhớ. - GV tóm tắt để học sinh ghi nhớ. - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, gợi ý của GV: - HS quan sát, thảo luận nhóm: - Đại diện nhóm trả lời. - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. * Cách tạo mô hình sơ đồ các bài học bằng giấy, bìa màu: B1: Tạo hình khối cơ bản và ghi tên bài học. B2: Sắp xếp các bài học và tạo hình ảnh riêng theo chủ đề. B3: Tạo đường dẫn qua các chủ đề theo trình tự đã học. - HS nhắc lại các bước tạo mô hình sơ đồ các bài học. - HS lắng nghe và quan sát. * Ghi nhớ: Có thể sử dụng các hình khối cơ bản bằng giấy, bìa màu để tạo sơ đồ các bài trong năm học. Hoạt động 3: Luyện tập – sáng tạo * Tạo mô hình sơ đồ các bài học môn Mỹ thuật lớp 3: Nhiệm vụ của GV: Tổ chức cho HS tạo hình khối và sắp xếp các chủ đề thành khu đô thị theo ý thích. Trình chiếu PowerPoint: - Yêu cầu HS quan sát trên màn hình (hình trang 76+77 SGK) và trả lời các câu hỏi sau: 1. Nhóm con muốn tạo sơ đồ bài học bằng những hình khối nào? 2. Kích thước, màu sắc của các hình khối đó như thế nào? 3. Chủ đề nhóm con chọn cần mấy hình khối để tạo mô hình? 4. Nhóm con sẽ tạo sơ đồ bài học bằng cách cắt, dán giấy, bìa hay tận dụng vỏ đồ hộp đã qua sử dụng? - Hỗ trợ HS về kỹ thuật và các thao tác cắt, gấp, dán tạo mô hình sơ đồ các bài học. - Nêu câu hỏi gợi ý giúp HS nhớ lại và hình dung được một khu đô thị để tạo mô hình thể hiện chủ đề và các bài học. Lưu ý: Có thể sử dụng các hình khối từ đồ vật đã qua sử dụng cho bài tập. - Yêu cầu HS làm bài tập 2 trong VBT trang 39: Tạo mô hình sơ đồ các bài học theo ý thích. - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, gợi ý của GV: - HS quan sát. - HS trả lời câu hỏi. - HS nhận xét, bổ sung. + Chia sẻ về cách tạo và sắp xếp mô hình sơ đồ các bài học của nhóm. + Lựa chọn được giấy, bìa màu phù hợp tạo mô hình sơ đồ các bài học. - HS quan sát. - HS nhớ lại và hình dung được một khu đô thị để tạo mô hình thể hiện chủ đề và các bài học. Lưu ý: Trang trí trước cuộn giấy dán tạo thân rối. - HS làm bài tập 2 trong VBT trang 39: Tạo mô hình sơ đồ các bài học theo ý thích. Hoạt động 4: Phân tích- đánh giá * Trưng bày sản phẩm và chia sẻ: Nhiệm vụ của GV: Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm và chia sẻ về hình khối, sự tương phản, điểm trọng tâm trong các chủ đề và chất liệu tạo hình của các bài học ghi trong mô hình theo các câu hỏi sau: 1. Các con sẽ trình bày khu đô thị chung như thế nào? 2. Đô thị có mấy cụm chủ đề? 3. Làm thế nào để người xem hình dung được tiến trình các bài học trong năm? 4. Kể tên và chia sẻ số hình lặp lại trong mô hình? Màu sắc được lặp lại ở hình khối hay chủ đề nào? 5. Hình khối, màu sắc nào tương phản với nhau? 6. Mô hình của nhóm nào làm em ấn tượng nhất? Vì sao? 7. Nêu ý tưởng điều chỉnh để sản phẩm hoàn thiện hơn? - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, gợi ý của GV: - HS trưng bày sản phẩm. - HS giới thiệu, chia sẻ sản phẩm về: - Các chủ đề, hình thức tạo hình trong mỗi bài đã học? - Chất liệu tạo hình trong mỗi bài học? - Ý tưởng tạo mô hình của nhóm con? - Tỉ lệ giữa các hình khối, sự tương phản, khối lặp lại, sự hài hòa và điểm trọng tâm trong sản phẩm. Hoạt động 5: Vận dụng - phát triển * Chia sẻ về cách lưu giữ sản phẩm mỹ thuật trong năm học: Nhiệm vụ của GV: Tổ chức cho HS chia sẻ về cách sử dụng và bảo quản sản phẩm mỹ thuật ở các bài đã học. - Hướng dẫn và định hướng để HS nhận biết và có ý thức bảo quản, giữ gìn, trân trọng những sản phẩm mỹ thuật do mình hoặc bạn tạo ra. - Thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, gợi ý của GV: - HS chia sẻ về cách sử dụng và bảo quản sản phẩm mỹ thuật ở các bài đã học. - HS lắng nghe, ghi nhớ. * Dặn dò: Các con về nhà sắp xếp và giữ gìn các sản phẩm đã học từ đầu năm đến giờ. Làm thêm các sản phẩm mà mình yêu thích. Chúc các con có kỳ nghỉ hè vui vẻ, bổ ích! * Điều chỉnh sau bài dạy (nếu có): * ĐÁNH GIÁ TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ: Chủ đề: Đô thị ngày nay được thực hiện bởi các hình thức Mỹ thuật như vẽ, cắt dán, gấp, dính kết giấy, bìa màu (Thủ công 2D, 3D) với các hoạt động cá nhân, nhóm. Thông qua chủ đề giúp học sinh nhận ra được vẻ đẹp của hình khối, màu sắc trong sản phẩm mỹ thuật và trong cuộc sống. Chỉ ra được một số màu thứ cấp và nhịp điệu, hình, màu tương phản, điểm nhấn trong sản phẩm mỹ thuật. Từ đó giúp HS phát triển trí tưởng tượng trong sáng tạo sản phẩm Mỹ thuật. Sau khi học xong chủ đề, về nhà các con sẽ sử dụng các đồ vật đã qua sử dụng để tạo nên những đô thị sầm uất với khu vui chơi lành mạnh, bổ ích dành cho thiếu nhi nhé! THÔNG TIN TÁC PHẨM, TÁC GIẢ
Tài liệu đính kèm: