Tiết 1 & 2
Môn: Tập đọc (KC)
Tiết (CT): 43
Bài: NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ
I. MỤC TIÊU
A. Tập đọc.
- Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: nhà bác học, cười móm mém
- Hiểu nội dung câu chuyện : ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người.
Rèn Hs
- Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật.
- Chú ý các từ ngữ các từ dễ phát âm sai: bác học, nổi tiếng, đèn điện, may mắn, lóe lên
- Giáo dục Hs phải siêng năng, cần cù trong việc.
Thứ hai ngày tháng .. năm 2010 Tiết 1 & 2 Môn: Tập đọc (KC) Tiết (CT): 43 Bài: NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ I. MỤC TIÊU A. Tập đọc. - Nắm được nghĩa của các từ ngữ trong bài: nhà bác học, cười móm mém - Hiểu nội dung câu chuyện : ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê-đi-xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người. Rèn Hs - Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật. - Chú ý các từ ngữ các từ dễ phát âm sai: bác học, nổi tiếng, đèn điện, may mắn, lóe lên - Giáo dục Hs phải siêng năng, cần cù trong việc. B. Kể chuyện. - Biết cùng các bạn dựng lại câu chuyện theo cách phân vai. - Kể tự nhiên, phối hợp được điệu bộ, động tác ; thay đổi giọng kể phù hợp với nội dung câu chuyện. - Biết theo dõi bạn kể, nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC Tranh minh họa trong SGK. Bảng phụ viết đoạn văn cần HD luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Thời gian HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH A. Kiểm tra bài cũ GV kiểm tra 2 Hs đọc bài thơ đọc thuộc lòng bài thơ: “Chú ở bên Bác Hồ”. + Từ những tờ giấy cô làm ra những gì? + tả bức tranh gấp và cắt dán giấy của cô giáo? - GV nhận xét bài cũ. B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: Gv nêu mục tiêu của tiết học. 2. Các hoạt động chính: Hoạt động 1: Luyện đọc a) Mục tiêu: Giúp Hs bước đầu đọc đúng các từ khó, câu khó. Ngắt nghỉ hơi đúng ở câu dài. b) Cách tiến hành: Gv đọc mẫu bài văn. - Gv đọc diễn cảm toàn bài. Gv hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ. Gv mời Hs đọc từng câu. - Gv viết lên bảng: Ê-đi-xơn. + Hs tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn. Gv mời Hs đọc từng đoạn trước lớp. - Gv mời Hs tiếp nối nhau đọc 4 đoạn trong bài. - Gv mời Hs giải thích từ mới: nhà bác học, cười móm mém - Gv cho Hs đọc từng đoạn trong nhóm. - Đọc từng đoạn trước lớp. + Bốn nhóm nhóm tiếp nối nhau đọc đồng thanh 4 đoạn. + Một Hs đọc cả bài. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài. a) Mục tiêu: Giúp Hs nắm được cốt truyện, hiểu nội dung bài. b) Cách tiến hành: - Gv yêu cầu Hs đọc thầm chú thích dưới ảnh Ê-đi-xơn và trả lời câu hỏi( SGK) + Nói những điều em biết về Ê-đi-xơn? - Gv phát chốt lại: Ê-đi-xơn là nhà bác học người Mĩ (1847 – 1931). Oâng đã cống hiến cho loài người hơn một ngàn sáng chế. Tuổi thơ của ông rất vất vả. Oâng đi bán báo kiếm sống và tự học tập. Nhờ tài năng và lao động không mệt mỏi, ông trở thành một bác sĩ vĩ đại. - Gv nhận xét, chốt lại: Khoa học cải tạo thế giới, cải thiện cuộc sống con người, làm cho con người sống tốt hơn, sung sướng hơn.. Hoạt động 3: Luyện đọc lại, củng cố. a) Mục tiêu: Giúp HS đọc diễn cảm toàn bài theo lời của từng nhân vật b) Cách tiến hành: - Gv đọc diễn cảm đoạn 3. - Gv cho 4 Hs thi đọc truyện trước lớp . - Gv yêu cầu 4 Hs tiếp nối nhau thi đọc 4 đoạn của bài. - Gv nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt. Hoạt động 4: Kể chuyện. a) Mục tiêu: Hs tập kể lại câu chuyện theo cách phân vai. b) Cách tiến hành: - Gv cho Hs phân thành các vai: người dẫn chuyện, Ê-đi-xơn và bà cụ. - Gv nhắc nhở Hs: Nói lời nhân vật mình nhập vai theo trí nhớ. Kết hợp với lời kể với động tác, cử chỉ, điệu bộ. - Gv yêu cầu từng tốp 3 em dựng lại câu chuyện theo vai. - Gv nhận xét, tuyên dương nhóm kể hay, tốt. 3. Củng cố – dặn dò: - Yêu cầu Hs nêu lại nội dung và ý nghĩa của câu chuyện. - Chuẩn bị bài tiếp theo. Học sinh đọc thầm theo Gv. Hs lắng nghe. Hs đọc từng câu. Cả lớp đọc đồng thanh. Hs đọc tiếp nối nhau đọc từng câu trong đoạn. Hs đọc từng đoạn trước lớp. 4 Hs đọc 4 đoạn trong bài. Hs giải thích các từ khó trong bài. Hs đọc từng đoạn trong nhóm. Đọc từng đoạn trứơc lớp. Bốn nhóm đọc ĐT 4 đoạn. Một Hs đọc cả bài. Hs đọc thầm các đoạn Hs phát biểu. Hs thi đọc diễn cảm truyện. Bốn Hs thi đọc 4 đoạn của bài. Hs nhận xét. Hs tự hình thành nhóm, phân vai. Từng tốp 3 Hs lên phân vai và kể lại câu chuyện. Hs nhận xét. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY: Ưu điểm: .. -------------------------------------------------------------------------------------------------------- Hạn chế: ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tiết 3 Môn: Toán Tiết (CT): 106 Bài: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU Giúp Hs nắm được: - Củng cố về tên gọi các tháng trong một năm, số ngày trong từng tháng. - Củng cố kĩ năng xem lịch . Rèn Hs làm toán, chính xác, thành thạo. Yêu thích môn toán, tự giác làm bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC Bảng phụ, phấn màu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Thời gian HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH A. Kiểm tra bài cũ - Gọi 1 học sinh lên bảng sửa bài 1 - Ba Hs đọc bảng chia 2. - Nhận xét ghi điểm. - Nhận xét bài cũ. B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: Gv nêu mục tiêu của tiết học. 2. Các hoạt động chính: Hoạt động 1: Làm bài 1 a) Mục tiêu: Giúp Hs biết xem lịch và ghi số ngày trong từng tháng. b) Cách tiến hành: Bài tập 1. + Yêu cầu học sinh quan sát tờ lịch tháng 1, tháng 2, tháng 3 năm 2004. a) Ngày 3 tháng 2 là ngày thứ mấy? + Ngày 8 tháng 3 là ngày thứ mấy? + Ngày đầu tiên của tháng 3 là thứ mấy? + Ngày cuối cùng của tháng 1 là thứ mấy? b) Thứ Hai đầu tiên của tháng 1 là ngày nào? + Chủ nhật cuối cùng của tháng 3 là ngày nào + Tháng 2 có mấy thứ Bảy? c) Tháng 2 năm 2004 có bao nhiêu ngày? Lưu ý: Giáo viên có thể thay bằng các tờ lịch tháng khác nhưng đảm bảo các câu hỏi yêu cầu học sinh: + Cho ngày trong tháng tìm ra thứ của ngày? + Cho thứ và đặc điểm của ngày trong tháng, tìm ra ngày cụ thể. Hoạt động 2: Làm bài 2, 3, 4 a) Mục tiêu: Giúp cho các em biết xem các ngày trong tháng. b) Cách tiến hành: Bài tập 2. + Tiến hành như bài 1. Bài tập 3. + Yêu cầu học sinh kể với bạn bên cạnh về các tháng có 31; 30 ngày trong năm. Bài tập 4. + Yêu cầu học sinh tự khoanh và tự chữa bài. Chữa bài + Ngày 30 tháng 8 là ngày thứ mấy? + Ngày tiếp theo sau ngày 30 tháng 8 là ngày nào, thứ mấy? + Ngày tiếp theo sau ngày 31 tháng 8 là ngày nào, thứ mấy? + Vậy ngày 2 tháng 9 là ngày thứ mấy? 3. Củng cố – dặn dò: - Yêu cầu Hs nêu lại nội dung bài học - Chuẩn bị bài tiếp theo. + Học sinh quan sát lịch và trả lời câu hỏi của bài. + Là ngày thứ Ba. + Là ngày thứ Hai. + Là ngày thứ Hai. + Là ngày thứ Bảy. + Là ngày mùng 5. + Là ngày 28. + Tháng 2 có 4 ngày thứ Bảy. Đó là các ngày 7; 14; 21; 28. + Có 29 ngày. + Là ngày Chủ nhật. + Là ngày 31 tháng 8; Thứ Hai. + Là ngày 1 tháng 9; Thứ Ba. + Là ngày thứ Tư. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY: Ưu điểm: .. -------------------------------------------------------------------------------------------------------- Hạn chế: ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tiết 4 Môn: Đạo đức Tiết (CT): 22 Bài: TÔN TRỌNG KHÁCH NƯỚC NGOÀI (Tiết 2) I. MỤC TIÊU Giúp HS hiểu: - Cần phải tôn trọng và giúp đỡ khách nước ngoài- Như thế là thể hiện lòng tự tôn dân tộc và giúp những người khách nước ngoài thêm hiểu, thêm yêu quí đất nước, con người Việt Nam. - HS có hành động giúp đỡ khách nước ngoài(chỉ đường, hướng dẫn). - Thể hiện sự tôn trọng: chào hỏi, đón tiếpkhách nước ngoài trong một số trường hợp cụ thể. - Không tò mò chạy theo sau khách nước ngoài. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - Bảng phụ. - Giấy khổ to, bút dạ. Phiếu bài tập. - Bộ tranh vẽ, ảnh (cho các nhóm và treo trên bảng) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Thời gian HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH A. Kiểm tra bài cũ - GV kiểm tra bài cũ 2 em - GV nhận xét, ghi điểm B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: Gv nêu mục tiêu của tiết học. 2. Các hoạt động chính: Hoạt động 1: Nhận xét hành vi a) Mục tiêu: HS có hành động giúp đỡ khách nước ngoài (chỉ đường, hướng dẫn). b) Cách tiến hành: - Thảo luận cặp đôi theo nội dung sau: Nhận xét hành vi sau là đúng hay sai? Vì sao? a- Khi khách nước ngoài hỏi thăm, Hải xấu hổ, lúng túng không trả lời và chạy đi. b- Mai biết 1 chút tiếng Anh đã rất nhiệt tình chỉ dẫn đương đi cho người nước ngoài c- Một tốp các bạn nhỏ chạy theo sau người nước ngoài yêu cầu họ mua đồ lưu niệm, đánh giày. d- Thấy 1 nhóm người nước ngoài, bạn Tùng chỉ trỏ nói: ”Trông họ lạ chưa kìa ! Người thì đen xì xì, tóc xoăn tít,người thì mặc quần áo dài chẳng thấy gì”. Các bạn nhìn vào nhóm khách lạ và cười ầm lên. - Nhận xét ý kiến của HS Kết luận: Chúng ta nên học tập các hành vi đúng như bạn Mai, phản đối các bạn nhỏ chưa đúng khi cười người nước ngoài, lôi kéo mua hàng. Những bạn còn giống bạn hải cần mạnh dạn hơn. Hoạt động 2: Xử lí tình huống a) Mục tiêu: HS hiểu cần phải tôn trọng và giúp đỡ khách nước ngoài- Như thế là thể hiện lòng tự tôn dân tộc và giúp những người khách nước ngoài thêm hiểu, thêm yêu quí đất nước, con người Việt Nam. b) Cách tiến hành: - Thảo luận xử lí 2 tình huống sau: 1- Hôm đó có 1 đoàn khách nước ngoài đột xuất chọn lớp em là lớp duy nhất trong trường họ ... øo vở. b) Cách tiến hành: Gv hướng dẫn Hs chuẩn bị. Gv đọc 1 lần đoạn viết “ Một nhà thông thái” Gv mời 2 HS đọc thuộc lòng lại bài thơ. Gv hướng dẫn Hs nắm nội dung và cách trình bày bài thơ. + Đoạn văn gồm mấy câu? + Những chữ nào trong đoạn phải viết hoa ? + Nên bắt đầu viết từ ô nào trong vở? - Gv hướng dẫn các em viết ra nháp những từ dễ viết sai:26 ngôn ngữ, 100 bộ sách, 18 nhà bác học. Gv đọc và viết bài vào vở - Gv cho Hs ghi đầu bài, nhắc nhở cách trình bày. - Gv yêu cầu Hs gấp SGK và viết bài. - Gv chấm chữa bài. - Gv yêu cầu Hs tự chữ lỗi bằng bút chì. - Gv chấm vài bài (từ 5 – 7 bài). - Gv nhận xét bài viết của Hs. Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài tập. a) Mục tiêu: Giúp Hs làm đúng bài tập trong vở. b) Cách tiến hành: Bài tập 2: - Gv cho 1 Hs nêu yêu cầu của đề bài. - Gv yêu cầu Hs cả lớp làm vào vở. - Gv dán 3 băng giấy mời 3 Hs - Gv nhận xét, chốt lời giải đúng: : ra-đi-ô – dược sĩ – giây . : thước kẻ – thi trượt – dượ sĩ. Bài tập 3: - Gv cho 1 Hs nêu yêu cầu của đề bài. - Gv phát phiếu cho các nhóm. - Gv mời đại diện các nhóm đọc kết quả. - Gv nhận xét, chốt lại: + Tiếng bắt đầu bằng chữ r: reo hò, rang cơm, rán cá, ra lệnh, rong chơi, rêu rao + Tiếng bắt đầu bằng chữ d: dạy học dỗ dành, dấy binh, dạo chơi, dang dở, dang tay, sử dụng + Tiếng bắt đầu bằng chữ gi: gieo hạt, giao hạt, giáng trả, giáo dục, giả danh, giương cờ + Có chứa vần ươc: bước lên, bắt chước, rước đèn, đánh cược, khước từ + Có chứa vần ươt: trượt đi, vượt lên, tập dượt, rượt đuổi, lướt ván. 3. Củng cố – dặn dò: - Yêu cầu Hs nêu lại nội dung bài học - Chuẩn bị bài tiếp theo. Hs lắng nghe. Hai Hs đọc lại. Có 4 câu. Những chữ đầu ở mỗi dòng, tên riêng Trương Vĩnh Ký. Yêu cầu các em tự viết ra nháp những từ các em cho là dễ viết sai. Học sinh nêu tư thế ngồi, cách cầm bút, để vở. Học sinh nhớ và viết bài vào vở. Học sinh soát lại bài. Hs tự chữa bài. 1 Hs đọc. Cả lớp đọc thầm theo. Cả lớp làm vào vở. 3 lên bảng làm. Hs nhận xét Cả lớp chữa bài vào vở. Hs đọc yêu cầu của đề bài. Hs các nhóm viết các từ vừa tìm được. Hs nhận xét. Hs chữa bài đúng vào vở. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY: Ưu điểm: .. -------------------------------------------------------------------------------------------------------- Hạn chế: ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tiết 2 Môn: Toán Tiết (CT): 110 Bài: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU - Tiếp tục thực hành nhân số có bốn chữ số với một số có một chữ số. - Aùp dụng phép nhân số có bốn chữ số cới số có một chữ số để giải bài toán có liên quan. - Củng cố về tìm số bị chia. Thực hành tính bài toán một cách chính xác. Yêu thích môn toán, tự giác làm bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC Bảng phụ, phấn màu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Thời Gian HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH A. Kiểm tra bài cũ - Gv gọi 2Hs lên bảng sửa bài 1, 2. - Gv nhận xét. B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: Gv nêu mục tiêu của tiết học. 2. Các hoạt động chính: Hoạt động 1: Làm bài 1. a) Mục tiêu: Giúp cho Hs củng cố lại cách nhân số có bốn chữ số với số có 1 chữ số. Củng cố về tìm số bị chia. b) Cách tiến hành: Bài tập 1. + Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? + Hướng dẫn: Các em hãy chuyển mỗi tổng trong bài thành phép nhân, sau đó thực hiện phép nhân để tìm kết quả và ghi vào vở. + Vì sao em viết tổng 4129 + 4129 thành phép nhân 4129 x 2 ? + GV hỏi tương tự với các trường hợp còn lại? Bài tập 2. + Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? Số bị chia 432 423 9604 15355 Số chia 3 3 4 5 Thương 144 141 2041 1071 Hoạt động 2: Làm bài 3, 4 a) Mục tiêu: Củng cố lại cho Hs cách giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính. b) Cách tiến hành: Bài tập 3 + Gọi 1 học sinh đọc đề toán. + Tất cả có mấy thùng dầu? Mỗi thùng chứa bao nhiêu lít dầu? + Đã lấy ra bao nhiêu lít dầu? + Bài toán yêu cầu tính gì? + Yêu cầu học sinh làm bài. Tóm tắt. Có : 2 Thùng. Mỗi thùng có : 1025 lít dầu. Đã lấy : 1350 lít dầu. Còn lại : ? lít dầu. Bài tập 4. + Giáo viên treo bảng phụ có viết sẵn bảng số như SGK. + Yêu cầu học sinh tiếp tục làm bài. + Giáo viên chấm và chữa bài cho học sinh. 3. Củng cố – dặn dò: - Yêu cầu Hs nêu lại nội dung bài học - Chuẩn bị bài tiếp theo. + Viết các tổng thành phép nhân rồi ghi kết quả. + Nghe giáo viên hướng dẫn, sau đó làm bài. + 3 học sinh lên bảng làm bài, lớp làm vào vở bài tập. a) 4129 + 4129 = 4129 x 2 = 8258 b) 1052 + 1052 + 1052 = 1052 x 3 = 3156 c) 2007 + 2007 + 2007 + 2007 = 2007 x 4 = 8028 + Vì tổng 4129 + 4129 có hai số hạng bằng nhau và bằng 4129. + Bài tập yêu cầu chúng ta điền số thích hợp vào các ô trống trong bảng. + Học sinh đọc đề bài 3 SGK/114. + Có 2 thùng dầu, mỗi thùng chứa 1025 lít dầu. + Đã lấy ra 1350 lít dầu. + Tính số lít dầu còn lại. + 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập. Bài giải Số lít dầu có cả trong hai thùng là: 1025 x 2 = 2050 (lít dầu) Số lít dầu còn lại là : 2050 – 1350 = 700 (lít dầu) Đáp số : 700 lít dầu + Học sinh đọc bảng số. + 1 học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở bài tập. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY: Ưu điểm: .. -------------------------------------------------------------------------------------------------------- Hạn chế: ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tiết 4 Môn: Tập làm văn Tiết (CT): 21 Bài: NÓI VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ ÓC I. MỤC TIÊU Giúp Hs - Kể được một vài điều về một người lao động trí óc mà em biết (tên, nghề nghiệp; công việc hằng ngày ; cách làm việc của người đó). - Viết lại được những điều em vừa kể thành một đoạn văn (từ 7- 10 câu) diễn đạt rõ ràng, sáng sủa. - Giáo dục Hs biết rèn chữ, giữ vở. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC Bảng lớp viết các câu hỏi gợi ý. Tranh ảnh minh họa. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Thời Gian HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH A. Kiểm tra bài cũ - Gv gọi 2 Hs kể lại câu chuyện “ Nâng niu từng hạt giống”. - Gv nhận xét. B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài: Gv nêu mục tiêu của tiết học. 2. Các hoạt động chính: Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs làm bài. a) Mục tiêu: Giúp các em biết nói về một người lao động trí thức và viết thành một đoạn văn ngắn b) Cách tiến hành: Bài tập 1: - Gv mời Hs đọc yêu cầu của bài. - Gv mời 1 – 2 Hs kể tên một số nghề lao động trí óc - Gv mời 1 Hs nói về một người lao động trí óc mà em chọn. - Gv gợi ý cho Hs: + Người ấy tên là gì? Làm nghề gì? Ở đâu? Quan hệ thế nào với em? + Công việc hằng ngày của người ấy là gì? + Người đó làm việc như thế nào? + Công việc ấy quan trọng, cần thiết như thế nào với mọi người? + Em có thích làm công việc như người ấy không? - Gv mời từng cặp hs kể - Gv mời 4 – 5 Hs thi kể trước lớp. - Gv nhận xét, chốt lại. Hoạt động 2: Hướng dẫn Hs làm bài. a) Mục tiêu: Giúp viết thành một đoạn văn ngắn mà các em vừa kể. b) Cách tiến hành: Bài tập 2: - Yêu cầu hs đọc đề bài. - Gv nhắc nhở Hs viết vào vở rõ ràng, từ 7 – 10 câu những lời mính vừa kể. - Gv theo dõi nhắc nhở các em. - Gv mời từ 5 – 7 Hs đọc bài viết của mình trước lớp. - Gv nhận xét, tuyên dương những bạn viết tốt. 3. Củng cố – dặn dò: - Yêu cầu Hs nêu lại nội dung bài học - Chuẩn bị bài tiếp theo. Hs đọc yêu cầu của bài. Hs kể: bác sĩ, giáo viên, kĩ sư, kiến trúc sư, nhà nghiên cứu.. Hs nói về người lao động trí thức. Từng cặp Hs kể . Hs thi kể chuyện. Hs lắng nghe. Hs đọc yêu cầu đề bài. Hs viết bài vào vở. Hs đọc bài viết của mình. Hs cả lớp nhận xét. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY: Ưu điểm: .. -------------------------------------------------------------------------------------------------------- Hạn chế: ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Long Điền Tiến A, ngày .. tháng .. năm 2010 Người soạn PHAN HOÀNG KHANH Ý kiến phê duyệt ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: