Hoạt động 1 : hướng dẫn học sinh thực hiện phép chia 96 : 3 ( 8 )
Mục tiêu : giúp học biết thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số ( chia hết và chia có dư ).
Phương pháp : giảng giải, đàm thoại
a. Phép chia 72 : 3
- GV viết lên bảng phép tính : 72 : 3 = ? và yêu cầu HS suy nghĩ để tìm kết quả của phép tính này
- Giáo viên gọi HS lên bảng đặt tính theo cột dọc
- Giáo viên gọi học sinh nêu cách đặt tính
- Yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và tự thực hiện phép tính trên, nếu HS tính đúng, GV cho HS nêu cách tính, sau đó GV nhắc lại để HS cả lớp ghi nhớ. Nếu HS cả lớp không tính được, GV hướng dẫn HS tính từng bước như phần bài học của SGK
CHIA SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ I/ Mục tiêu : Kiến thức: giúp học sinh : Biết thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số ( chia hết và chia có dư ). Củng cố về tìm một trong các phần bằng nhau của một số và giải bài toán có liên quan đến phép chia. Kĩ năng: học sinh làm tính nhanh, đúng, chính xác. Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo II/ Chuẩn bị : GV : Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập HS : vở bài tập Toán 3 III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : Luyện tập ( 4’ ) Gọi học sinh đọc bảng nhân 9 GV sửa bài tập sai nhiều của HS Nhận xét vở HS Các hoạt động : Giới thiệu bài : Chia số có hai chữ số với số có một chữ số ( 1’ ) Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS Hoạt động 1 : hướng dẫn học sinh thực hiện phép chia 96 : 3 ( 8’ ) Mục tiêu : giúp học biết thực hiện phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số ( chia hết và chia có dư ). Phương pháp : giảng giải, đàm thoại Phép chia 72 : 3 GV viết lên bảng phép tính : 72 : 3 = ? và yêu cầu HS suy nghĩ để tìm kết quả của phép tính này Giáo viên gọi HS lên bảng đặt tính theo cột dọc Giáo viên gọi học sinh nêu cách đặt tính Yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và tự thực hiện phép tính trên, nếu HS tính đúng, GV cho HS nêu cách tính, sau đó GV nhắc lại để HS cả lớp ghi nhớ. Nếu HS cả lớp không tính được, GV hướng dẫn HS tính từng bước như phần bài học của SGK Giáo viên hướng dẫn : chúng ta bắt đầu chia từ hàng chục của số bị chia, sau đó mới chia đến hàng đơn vị Giáo viên hỏi : + 7 chia 3 được mấy ? + Viết 2 vào đâu ? Giáo viên : 2 là chữ số thứ nhất của thương và cũng là thương trong lần chia thứ nhất. Sau khi tìm được thương lần thứ nhất, chúng ta đi tìm số dư trong lần chia thứ nhất + 2 nhân 3 bằng mấy? Giáo viên : Viết 6 thẳng cột với hàng chục của số bị chia và thực hiện trừ : 7 trừ 6 bằng 1, viết 1 thẳng cột với 7 Giáo viên : Tiếp theo ta sẽ chia hàng đơn vị của số bị chia : Hạ 2 được 12, 12 chia 3 được mấy? Giáo viên : Viết 4 vào thương, 4 là thương trong lần chia thứ hai. Giáo viên : trong lượt chia cuối cùng, số dư là 0. Vậy ta nói phép chia 72 : 3 = 24 là phép chia hết. Giáo viên gọi một số học sinh nhắc lại cách thực hiện phép chia. Phép chia 65 : 2 GV viết lên bảng phép tính : 65 : 2 = ? và yêu cầu HS suy nghĩ để tìm kết quả của phép tính này Giáo viên gọi HS lên bảng đặt tính theo cột dọc Giáo viên gọi học sinh nêu cách đặt tính Yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và tự thực hiện phép tính trên, nếu HS tính đúng, GV cho HS nêu cách tính, sau đó GV nhắc lại để HS cả lớp ghi nhớ. Nếu HS cả lớp không tính được, GV hướng dẫn HS tính từng bước như phần bài học của SGK Giáo viên hướng dẫn : chúng ta bắt đầu chia từ hàng chục của số bị chia, sau đó mới chia đến hàng đơn vị Giáo viên hỏi : + 6 chia 2 được mấy ? + Viết 3 vào đâu ? Giáo viên : 3 là chữ số thứ nhất của thương và cũng là thương trong lần chia thứ nhất. Sau khi tìm được thương lần thứ nhất, chúng ta đi tìm số dư trong lần chia thứ nhất + 3 nhân 2 bằng mấy? Giáo viên : Viết 6 thẳng cột với hàng chục của số bị chia và thực hiện trừ : 6 trừ 6 bằng 0, viết 0 thẳng cột với 6 Giáo viên : Tiếp theo ta sẽ chia hàng đơn vị của số bị chia : Hạ 5, 5 chia 2 được mấy? Giáo viên : Viết 2 vào thương, 2 là thương trong lần chia thứ hai. Giáo viên : trong lượt chia cuối cùng, số dư là 1. Vậy ta nói phép chia 65 : 2 = 32 là phép chia có dư. Giáo viên gọi một số học sinh nhắc lại cách thực hiện phép chia. Hoạt động 2 : hướng dẫn học sinh thực hành ( 8’ ) Mục tiêu : giúp học củng cố về tìm một trong các phần bằng nhau của một số và giải bài toán có liên quan đến phép chia Phương pháp : thi đua, trò chơi Bài 1 : tính : GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”. Lớp Nhận xét về cách đặt tính và cách tính của bạn. GV gọi HS nêu lại cách đặt tính và cách tính GV Nhận xét Bài 2 : tính GV gọi HS đọc đề bài GV hỏi : + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? Yêu cầu HS làm bài. Gọi học sinh lên sửa bài. Giáo viên nhận xét. Bài 3 : tính GV gọi HS đọc đề bài GV hỏi : + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? Yêu cầu HS làm bài. Gọi học sinh lên sửa bài. Giáo viên nhận xét. Bài 4 : vẽ tiếp để được hình vuông : GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả Giáo viên cho lớp nhận xét Hát HS suy nghĩ để tìm kết quả 72 6 3 24 12 12 0 7 chia 3 được 2, viết 2. 2 nhân 3 bằng 6; 7 trừ 6 bằng 1. Hạ 2 được 12; 12 chia 3 được 4, viết 4. 4 nhân 3 bằng 12; 12 trừ 12 bằng 0 7 chia 3 được 2 Viết 2 vào thương 2 nhân 3 bằng 6 12 chia 3 được 4 Cá nhân HS suy nghĩ để tìm kết quả 65 6 2 32 05 4 1 6 chia 2 được 3, viết 3. 3 nhân 2 bằng 6; 6 trừ 6 bằng 0. Hạ 5; 5 chia 2 được 2, viết 2. 2 nhân 2 bằng 4; 5 trừ 4 bằng 1 6 chia 2 được 3 Viết 3 vào thương 3 nhân 2 bằng 6 5 chia 2 được 2 Cá nhân HS làm bài Học sinh thi đua sửa bài Lớp Nhận xét HS nêu Học sinh đọc Một quyển truyện có 75 trang, bạn Hiền đã đọc được số trang đó. Hỏi bạn Hiền đã đọc được bao nhiêu trang ? 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở. Lớp nhận xét Học sinh đọc Có 58l nước mắm, rót đầy vào các can 5l. Hỏi có thể rót được nhiều nhất vào bao nhiêu can như thế và cón thừa mấy lít nước mắm ? 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở. Lớp nhận xét Học sinh đọc HS làm bài Học sinh thi đua sửa bài Lớp Nhận xét Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : bài Chia số có hai chữ số với số có một chữ số ( tiếp theo )
Tài liệu đính kèm: