Kế hoạch bài học môn Toán Lớp 3 - Tuần 30

Kế hoạch bài học môn Toán Lớp 3 - Tuần 30

I/ Mục tiêu :

1. Kiến thức: giúp học sinh :

- Củng cố về cộng các số có đến năm chữ số ( có nhớ )

- Củng cố về giải bài toán bằng hai phép tính và tính chu vi, diện tích của hình chữ nhật.

2. Kĩ năng: học sinh biết cộng các số có đến năm chữ số ( có nhớ ) ; giải bài toán bằng hai phép tính và tính chu vi, diện tích của hình chữ nhật nhanh, chính xác.

3. Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo

II/ Chuẩn bị :

 GV : Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập

 HS : vở bài tập Toán 3

 

doc 13 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 13/01/2022 Lượt xem 511Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài học môn Toán Lớp 3 - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30
Toán Tuần 30 – Tiết 1
Luyện tập 
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: giúp học sinh : 
Củng cố về cộng các số có đến năm chữ số ( có nhớ )
Củng cố về giải bài toán bằng hai phép tính và tính chu vi, diện tích của hình chữ nhật.
Kĩ năng: học sinh biết cộng các số có đến năm chữ số ( có nhớ ) ; giải bài toán bằng hai phép tính và tính chu vi, diện tích của hình chữ nhật nhanh, chính xác. 
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : Đồ dùng dạy học phục vụ cho việc giải bài tập
HS : vở bài tập Toán 3
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
 Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Phép cộng các số trong phạm vi 100 000 ( 4’ )
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Luyện tập ( 1’ )
Hướng dẫn thực hành : ( 33’ )
Mục tiêu: giúp học sinh củng cố về cộng các số có đến năm chữ số ( có nhớ )
Củng cố về giải bài toán bằng hai phép tính và tính chu vi, diện tích của hình chữ nhật
Phương pháp : thi đua, trò chơi
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Bài 1: Tính:
GV gọi HS đọc yêu cầu 
GV cho HS làm bài 
GV: ở bài này cô sẽ cho các con chơi một trò chơi mang tên: “Hạ cánh”. Trước mặt các con là sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Nội Bài, có các ô trống để máy bay đậu, các con hãy thực hiện phép tính sau đó cho máy bay mang các số đáp xuống chỗ đậu thích hợp. Lưu ý các máy bay phải đậu sao cho các số thẳng cột với nhau. Bây giờ mỗi tổ cử ra 4 bạn lên thi đua qua trò chơi. 
Lớp Nhận xét về cách trình bày và cách tính của bạn
GV gọi HS nêu lại cách tính
Bài 2: Tính:
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên hướng dẫn học sinh tính mẫu một bài
+
+
 16528
20132
32416
69076
8 cộng 2 bằng 10, 10 cộng 6 bằng 16, viết 6 nhớ 1
2 cộng 3 bằng 5, 5 cộng 1 bằng 6, thêm 1 bằng 7, viết 7.
5 cộng 1 bằng 6, 6 cộng 4 bằng 10, viết 0 nhớ 1.
6 cộng 0 bằng 6, 6 cộng 2 bằng 8, thêm 1 bằng 9, viết 9
1 cộng 2 bằng 3, 3 cộng 3 bằng 6, viết 6.
GV cho HS làm bài 
GV cho 3 dãy cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
Lớp Nhận xét về cách trình bày và cách tính của bạn
GV gọi HS nêu lại cách tính
GV Nhận xét
Bài 3: Giải bài toán theo tóm tắt sau:
GV gọi HS đọc tóm tắt: 
Sáng bán:
Chiều bán:
200l
? l
GV hỏi :
+ Sáng bán được bao nhiêu lít ?
+ Chiều bán được như thế nào so với sáng ?
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Để tính được cả hai buổi bán được bao nhiêu lít ta phải biết được những gì ?
+ Số lít sáng bán được biết chưa ?
+ Số lít chiều bán được biết chưa ?
Giáo viên: vậy chúng ta phải đi tìm số lít chiều bán được trước, sau đó mới tính số lít của cả hai buổi bán được.
+ Bài toán này thuộc dạng gì ?
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét
Bài 4: 
GV gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét
Hát
HS đọc 
HS làm bài
HS thi đua sửa bài
+
+
54672
28298
82970
+
+
36159
38741
74900
+
+
47066
19838
66904
+
+
95648
 4352
100000
HS đọc 
HS làm bài
HS thi đua sửa bài
+
+
33527
4130
25269
62926
+
+
60500
8197
22023
90720
+
+
80909
9090
10001
100000
Học sinh đọc
Sáng bán được 200 lít 
Chiều bán được nhiều gấp 4 lần so với số lít sáng bán.
Hỏi cả hai buổi bán được bao nhiêu lít ?
Để tính được cả hai buổi bán được bao nhiêu lít ta phải biết được số lít của buổi.
Sáng bán được 200 lít
Số lít chiều bán được chưa biết 
Bài toán này thuộc dạng bài toán giải bằng hai phép tính
1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở.
Bài giải
Số lít chiều bán được là
200 x 4 = 800 ( lít )
Số lít cả hai buổi bán được là 
200 + 800 = 10000 ( lít )
Đáp số: 10000 lít
Học sinh nêu 
Một hình chữ nhật có chiều dài bằng 12cm, chiều rộng bằng chiều dài.
Tính chu vi hình chữ nhật 
Tính diện tích hình chữ nhật.
1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở.
Bài giải
Chiều rộng hình chữ nhật là:
12 : 3 = 4 ( cm )
Chu vi hình chữ nhật là:
( 12 + 4 ) x 2 = 32 ( cm )
Diện tích hình chữ nhật là:
12 x 4 = 48 ( cm2 )
Đáp số: a) 32cm 
b) 48cm2
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : Phép trừ các số trong phạm vi 100 000. 
 Toán
Phép trừ các số trong phạm vi 100000 
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: giúp học sinh biết thực hiện phép trừ các số trong phạm vi 100 000 ( bao gồm đặt tính rồi tính đúng )
 Củng cố về giải bài toán bằng phép trừ, quan hệ giữa km và m.
Kĩ năng: học sinh thực hiện phép trừ các số trong phạm vi 100 000 nhanh, chính xác. 
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : 
HS : vở bài tập Toán 3.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Luyện tập ( 4’ )
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: phép trừ các số trong phạm vi 100 000 ( 1’ )
Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tự thực hiện phép trừ 85674 – 58329 ( 8’ ) 
Mục tiêu: giúp học sinh biết thực hiện phép trừ các số trong phạm vi 100 000 ( bao gồm đặt tính rồi tính đúng )
Phương pháp : giảng giải, đàm thoại, quan sát 
GV viết phép tính 85674 – 58329 = ? lên bảng
Yêu cầu học sinh đặt tính theo cột dọc
Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tự thực hiện phép tính trên. 
Nếu học sinh tính đúng, Giáo viên cho học sinh nêu cách tính, sau đó Giáo viên nhắc lại để học sinh ghi nhớ.
Giáo viên cho học sinh nhắc lại cách tính
Giáo viên nêu quy tắc khái quát thực hiện phép trừ các số có năm chữ số: “ Muốn trừ số có năm chữ số cho số có năm chữ số, ta viết số bị trừ rồi viết số trừ sao cho chữ số hàng đơn vị thẳng hàng với chữ số hàng đơn vị, chữ số hàng chục thẳng hàng với chữ số hàng chục, chữ số hàng trăm thẳng hàng với chữ số hàng trăm, chữ số hàng nghìn thẳng cột với chữ số hàng nghìn, chữ số hàng chục nghìn thẳng cột với chữ số hàng chục nghìn
Cho học sinh nêu lại quy tắc.
Hoạt động 2: thực hành ( 8’ ) 
Mục tiêu: giúp học sinh biết thực hiện phép trừ các số trong phạm vi 100 000 ( bao gồm đặt tính rồi tính đúng )
Củng cố về giải bài toán bằng phép trừ, quan hệ giữa km và m
Phương pháp: thi đua, trò chơi 
Bài 1: đặt tính rồi tính
GV gọi HS đọc yêu cầu 
+ Khi đặt tính ta cần lưu ý điều gì ?
GV cho HS tự đặt tính rồi tính kết quả 
GV cho 3 dãy cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
GV gọi HS nêu lại cách đặt tính và cách tính
GV Nhận xét
Bài 2 : 
GV gọi HS đọc đề bài 
GV hỏi :
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét.
Hát
Học sinh theo dõi
1 học sinh lên bảng đặt tính, học sinh cả lớp thực hiện đặt tính vào bảng con.
-
85674 
58329
27345
4 không trừ được 9, lấy 14 trừ 9 bằng 5, viết 5 nhớ 1
2 thêm 1 bằng 3, 7 trừ 3 bằng 4, viết 4.
6 trừ 3 được 3, viết 3
5 không trừ được 8, lấy 15 trừ 8 bằng 7, viết 7 nhớ 1
5 thêm 1 bằng 6, 8 trừ 6 bằng 2, viết 2
Cá nhân
Học sinh nêu
HS đọc.
Ta đặt tính sao cho chữ số hàng đơn vị thẳng hàng với chữ số hàng đơn vị, chữ số hàng chục thẳng hàng với chữ số hàng chục, chữ số hàng trăm thẳng hàng với chữ số hàng trăm, chữ số hàng nghìn thẳng cột với chữ số hàng nghìn, chữ số hàng chục nghìn thẳng cột với chữ số hàng chục nghìn.
HS làm bài
HS thi đua sửa bài
Học sinh nêu
Học sinh đọc
Một bể có 45 900l nước. Sau một tuần lễ sử dụng, trong bể còn 44 150l nước.
Hỏi mỗi ngày đã dùng bao nhiêu lít nước, biết rằng số lít nước sử dụng mỗi ngày đều bằng nhau ?
1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở.
Bài giải
1 tuần lễ = 7 ngày 
Số lít nước đã sử dụng là:
45 900 – 44 150 = 1750 ( lít )
Số lít nước mỗi ngày đã dùng là 
1750 : 7 = 250 ( lít )
Đáp số: 250 lít 
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Tiền Việt Nam. 
 Toán
Tiền Việt Nam
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: giúp học sinh
Nhận biết các tờ giấy bạc: 20 000 đồng, 50 000 đồng, 100 000 đồng. 
Bước đầu biết đổi tiền.
Biết làm tính trên các số với đơn vị là đồng. 
Kĩ năng: Nhận biết các tờ giấy bạc, biết đổi tiền, thực hiện các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng nhanh, đúng, chính xác.
Thái độ: Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV: Các tờ giấy bạc: 20 000 đồng, 50 000 đồng, 100 000 đồng
HS: vở bài tập Toán 3
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Phép trừ các số trong phạm vi 100 000 ( 4’ )
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Tiền Việt Nam ( 1’ )
Hoạt động 1: Giới thiệu các tờ giấy bạc: 20 000 đồng, 50 000 đồng, 100 000 đồng ( 8’ ) 
Mục tiêu: giúp học sinh nhận biết các tờ giấy bạc: 20 000 đồng, 50 000 đồng, 100 000 đồng
Phương pháp: giảng giải, đàm thoại 
Giáo viên giới thiệu: khi mua, bán hàng ta thường sử dụng tiền. Trước đây, chúng ta đã làm quen với những loại giấy bạc 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng, 2000 đồng, 5000 đồng, 10 000 đồng. 
Hôm nay, các em sẽ được biết thêm một số tờ giấy bạc khác, đó là: 20 000 đồng, 50 000 đồng, 100 000 đồng 
Giáo viên cho học sinh quan sát từng tờ giấy bạc trên và nhận biết giá trị các tờ giấy bạc bằng dòng chữ và con số ghi giá trị trên tờ giấy bạc như:
+ Màu sắc của tờ giấy bạc.
+ Dòng chữ “Hai mươi nghìn đồng” và số 20 000
+ Dòng chữ “Năm mươi nghìn đồng” và số 50 000
+ Dòng chữ “Một trăm nghìn đồng” và số 100 000
Hoạt động 2: Thực hành ( 26’ ) 
Mục tiêu: giúp học sinh nhận biết các tờ giấy bạc, biết đổi tiền, thực hiện các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng nhanh, đúng, chính xác
Phương pháp: thi đua, trò chơi 
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau quan sát các chiếc ví và nói trong mỗi chiếc ví có bao nhiêu tiền.
Giáo viên cho học sinh quan sát chú lợn thứ nhất và hỏi : Chiếc ví thứ nhất có bao nhiêu tiền ? 
Cho học sinh làm bài
Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả 
Giáo viên cho lớp nhận xét
Bài 2: 
GV gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Yêu cầu HS làm bài.
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét
Bài 3: Viết số tiền thích hợp vào ô trống trong bảng 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên hỏi:
+ Mỗi quyển vở giá bao nhiêu tiền ?
+ Các số cần điền vào ô trống là những số như thế nào ?
+ Vậy muốn tính số tiền mua 2 quyển vở ta làm như thế nào ?
Cho học sinh làm bài
Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả 
Giáo viên cho lớp nhận xét
Bài 4: Viết số thích hợp vào ô trống (theo mẫu): 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Cho học sinh làm bài
Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả 
Giáo viên cho lớp nhận xét
Hát
Học sinh lắng nghe
Học sinh quan sát 
HS đọc.
Học sinh quan sát 
Chiếc ví thứ nhất có 80 000 đồng. Ta tính nhẩm: 50 000 đồng + 10 000 đồng + 20 000 đồng = 80 000 đồng.
HS làm bài và thi đua sửa bài
Chiếc ví thứ hai có 90 000 đồng. Ta tính nhẩm: 50 000 đồng + 10 000 đồng + 10 000 đồng + 20 000 đồng = 90 000 đồng.
Chiếc ví thứ ba có 90 000 đồng. Ta tính nhẩm: 50 000 đồng + 20 000 đồng + 20 000 đồng = 90 000 đồng
Chiếc ví thứ tư có 20 800 đồng. Ta tính nhẩm: 100 đồng + 200 đồng + 500 đồng + 20 000 đồng = 20 800 đồng
HS đọc 
Bác Toàn mua 2 vé xem xiếc, mỗi vé giá 20 000 đồng. Sau đó bác mua xăng xe máy hết 16 000 đồng.
Hỏi bác Toàn đã tiêu hết tất cả bao nhiêu tiền ?
Bác Toàn có 100 000 đồng. Hỏi bác Toàn có đủ tiền để mua vé xem xiếc và mua xăng không ?
HS làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
Bài giải
Số tiền bác Toàn mua vé là:
20 000 x 2 = 40 000 ( đồng )
Số tiền bác Toàn đã tiêu hết tất cả là 
40 000 + 16 000 = 56 000 ( đồng )
Bác Toàn đủ tiền để mua vé xem xiếc và mua xăng và còn dư :
100 000 – 56 000 = 44 000 ( đồng )
Đáp số : 56 000 đồng
Học sinh đọc
Mỗi quyển vở giá 1500 đồng 
Các số cần điền vào ô trống là số tiền phải trả để mua 2, 3, 4 quyển vở 
Muốn tính số tiền mua 2 quyển vở ta lấy giá tiền mua một quyển vở nhân với 2
HS làm bài. 
Học sinh thi đua sửa bài 
Số quyển vở
1 quyển
2 quyển
3 quyển
4 quyển
Số tiền
1500 đồng
3000 đồng
4500 đồng
6000 đồng
Học sinh đọc
HS làm bài. 
Học sinh thi đua sửa bài 
Tổng số tiền
Số các tờ giấy bạc 
10 000 đồng
20 000 đồng
50 000 đồng
80 000 đồng
1
1
1
30 000 đồng
1
1
60 000 đồng
1
1
90 000 đồng
2
1
100 000 đồng
1
2
1
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Luyện tập. 
Toán Tuần 30 – Tiết 3
Luyện tập 
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: giúp học sinh biết trừ nhẩm các số tròn chục nghìn.
Củng cố về trừ các số có đến năm chữ số, về giải bài toán bằng phép trừ, về số ngày trong các tháng.
Kĩ năng: học sinh biết trừ các số có đến năm chữ số, về giải bài toán bằng phép trừ, về số ngày trong các tháng nhanh, đúng, chính xác. 
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : đồ dùng dạy học: trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập
HS : vở bài tập Toán 3.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Tiền Việt Nam ( 4’ )
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Luyện tập ( 1’ )
Hướng dẫn thực hành: ( 33’ ) 
Mục tiêu: giúp học sinh biết trừ các số có đến năm chữ số, về giải bài toán bằng phép trừ, về số ngày trong các tháng nhanh, đúng, chính xác
Phương pháp: thực hành, thi đua 
Bài 1: Tính nhẩm:
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình
Bài 2 : Đặt tính rồi tính :
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh làm bài
GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
Bài 3: 
GV gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét
Hát
HS nêu 
Học sinh làm bài
HS thi đua sửa bài
80 000 – 50 000
90 000 – 70 000
60 000 – 20 000
70 000 – 60 000
100 000 – 90 000
100 000 – 30 000
= 30 000
= 20 000
= 40 000
= 10 000
= 10 000
= 70 000 
HS nêu 
Học sinh làm bài
Học sinh thi đua sửa bài.
62947 - 25819
-
62947 25819
37126
41572 – 12466
-
41572 12466
29106
70254 - 63217
-
70254 63217
 7037
84630 - 36402
-
84630 36402
48228
35791 - 8855
-
35791 
 8855
26936
14600 - 578
-
14600 
 578
14022
Học sinh đọc
Bác Hoà thu được 32 650kg cà phê. Bác đã bán lần đầu được 20 000kg, lần sau bán 12 600kg.
Hỏi bác Hoà còn lại bao nhiêu ki-lô-gam cà phê? (Giải bài toán bằng hai cách khác nhau)
Học sinh làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
Bài giải
Cách 1: Số kg cà phê cả hai lần bán được 
20 000 + 12 600 = 32 600 ( kg )
Số kg cà phê bác Hoà còn lại là:
32 650 – 32 600 = 50 ( kg )
Cách 2: Số kg cà phê còn lại sau khi bán lần đầu là 
32 650 – 20 000 = 12 650 ( kg )
Số kg cà phê bác Hoà còn lại là:
12 650 – 12 600 = 50 ( kg )
Đáp số: 850 kg 
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : Luyện tập chung 
 Toán
Luyện tập 
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: giúp học sinh.
Củng cố về cộng, trừ ( nhẩm và viết ) các số trong phạm vi 100 000
Củng cố về giải bài toán bằng hai phép tính và bài toán rút về đơn vị.
Kĩ năng: học sinh biết cộng, trừ ( nhẩm và viết ) các số trong phạm vi 100 000; giải bài toán bằng hai phép tính và bài toán rút về đơn vị nhanh, đúng, chính xác. 
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : đồ dùng dạy học: trò chơi phục vụ cho việc giải bài tập
HS : vở bài tập Toán 3.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Luyện tập ( 4’ )
GV sửa bài tập sai nhiều của HS
Nhận xét vở HS
Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Luyện tập chung ( 1’ )
Hướng dẫn thực hành: ( 33’ ) 
Mục tiêu: giúp học sinh biết cộng, trừ ( nhẩm và viết ) các số trong phạm vi 100 000; giải bài toán bằng hai phép tính và bài toán rút về đơn vị nhanh, đúng, chính xác
Phương pháp: thực hành, thi đua 
Bài 1: Tính nhẩm:
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
GV cho 2 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình
Bài 2 : Đặt tính rồi tính :
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên cho học sinh làm bài
GV cho 3 tổ cử đại diện lên thi đua sửa bài qua trò chơi : “ Ai nhanh, ai đúng”.
Bài 3: 
GV gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét
Bài 4: 
GV gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Giáo viên cho học sinh tự làm bài 
Gọi học sinh lên sửa bài.
Giáo viên nhận xét
Hát
HS nêu 
Học sinh làm bài
HS thi đua sửa bài
50 000 + 20 000 + 10 000
50 000 + (20 000 + 10 000)
80 000 – 30 000 – 20 000
80 000 – (30 000 + 20 000)
= 80 000
= 80 000
= 30 000
= 30 000
HS nêu 
Học sinh làm bài
Học sinh thi đua sửa bài.
49635 - 31287
-
49635 31287
18348
84752 - 56282
-
84752 56282
28470
60800 - 21578
-
60800 21578
 48222
Học sinh đọc
Đội Một thu được 45 600kg tôm. Đội Hai thu được nhiều hơn đội Một 5300kg tôm. Đội Ba thu được ít hơn đội Hai 4600kg tôm.
Hỏi đội Ba thu được bao nhiêu ki-lô-gam tôm ?
Học sinh làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
Bài giải
Số kg tôm đội Hai thu được là : 
45 600 + 5300 = 50 900 ( kg )
Số kg tôm đội Ba thu được là:
50 900 – 4600 = 46 300 ( kg )
Đáp số: 46 300 kg 
Học sinh đọc
Mua 2 quyển sổ phải trả 10 000 đồng.
Hỏi mua 3 quyển sổ như thế phải trả bao nhiêu tiền ?
Học sinh làm bài
Học sinh thi đua sửa bài
Bài giải
Số tiền mua 1 quyển sổ là : 
10 000 : 2 = 5000 ( đồng )
Số tiền mua 3 quyển sổ là:
5000 x 3 = 15 000 ( đồng )
Đáp số: 15 000 đồng 
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Nhân số có năm chữ số với số có một chữ số. 

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_hoc_mon_toan_lop_3_tuan_30.doc