TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN :
TIẾT 1+2: CẬU BÉ THÔNG MINH
I. Mục tiêu :
A. Tập đọc :
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : đọc trôi chảy toàn bài , đọc đúng các từ có âm vần, thanh: hạ lệnh, bình tĩnh, om sòm , ầm ĩ , sứ giả
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm dấu phẩy , giữ các cụm từ .
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ .
- Biết phân biệt lời người kể với lời các nhân vật ( cậu bé, vua ) .
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu :
- Đọc thầm nhanh hơn lớp 2.
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ khó được chú giải ở cuối bài .
- Hiểu nội dung và ý nghĩa của câu chuyện ( ca ngợi sự thông minh tài trí của em bé .
Tuần 1 Thứ hai ngày 10 tháng 8 năm 2009 Hoạt động tập thể Toàn trường chào cờ ________________________________________ Tập đọc – kể chuyện : Tiết 1+2: Cậu bé thông minh I. Mục tiêu : A. Tập đọc : 1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : đọc trôi chảy toàn bài , đọc đúng các từ có âm vần, thanh: hạ lệnh, bình tĩnh, om sòm , ầm ĩ , sứ giả - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm dấu phẩy , giữ các cụm từ . - Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ . - Biết phân biệt lời người kể với lời các nhân vật ( cậu bé, vua ) . 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu : - Đọc thầm nhanh hơn lớp 2. - Hiểu nghĩa của các từ ngữ khó được chú giải ở cuối bài . - Hiểu nội dung và ý nghĩa của câu chuyện ( ca ngợi sự thông minh tài trí của em bé . B. Kể chuyện : 1. Rèn kĩ năng nói : - Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện . - Biết phối hợp lời người kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng cho phù hợp với nọi dung . 2. Rèn kỹ năng nghe: - Có khả năng theo dõi bạn kể chuyện . - Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn . II. Đồ dùng : - Tranh minh hoạ bài đọc và truyện kể trong SGK . - Bảng viết sẵn đoạn cần hướng dẫn luyện đọc . III. Các hoạt động dạy học : A. KTBC: - Kiểm tra đồ dùng học tập của HS . B. bài mới : Tập đọc : 1. Giới thiệu bài : - GV giới thiệu 8 chủ điểm trong SGK tập 1 - HS mở SGK lắng nghe - GV giới thiệu và ghi đầu bài 2. Luyện đọc : a. GV đọc toàn bài : - HS chú ý nghe - GV hd cách đọc b. GV hd luyện đọc kết hợo giải nghĩa từ : + Đọc nối tiếp từng câu - HS đọc nối tiếp từng câu trong bài + Đọc đoạn trước lớp - GV hd đọc đoạn khó trên bảng phụ - 1 HS đọc đoạn khó trên bảng phụ - HS đọc nối tiếp từng đoạn kết hợp giải nghĩa từ - Tìm từ gần nghĩa với từ trọng thưởng - khen thưởng - Em hiểu thế nào là từ hạ lệnh ? - Đưa lệnh xuống + Đọc đoạn trong nhóm: - HS đọc theo nhóm 2 - Gọi HS đọc đoạn 1 - Gọi HS đọc đoạn 2 - Lớp đọc đoạn 3 3. Tìm hiểu bài: - HS đọc thầm đoạn 1 ? NHà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài? - Lệnh cho mỗi người trong làng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng ? Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua ? - Vì gà trống không đẻ trứng được - 1 HS đọc đoạn 2 ? Cậu bé đã làm cách nào để vua thấy lệnh của ngài là vô lí ? - HS thảo luận nhóm -> Cậu nói chuyện khiến vua cho là vô lí ( bố đẻ em bé ) vua phải thừa nhận lệnh của ngài cũng vô lí * HS đọc thầm đoạn 3 ? Trong cuộc thử tài lần sau cậu bé yêu cầu điều gì ? -> Cậu yêu cầu sứ giả về tâu đức vua rèn chiếc kim thành 1 con dao thật sắc để sẻ thịt chim . - Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy ? -> Yêu cầu 1 việc không làm nổi để khỏi phải thực hiện lệnh của vua . * HS đọc thầm cả bài . - Câu chuyện này nói lên điều gì ? - Ca ngợi trí thông minh của cậu bé *) Câu chuyện đã phản ánh điều gì ? 4. Luyện đọc lại : - HS chú ý nghe - Hs trả lời Gv nhận xét . - HS đọc trong nhóm ( phân vai ) - 2 nhóm HS thi phân vai - Lớp nhận xét, bình chọn cá nhân nhóm đọc hay nhất Kể chuyện : 1. GV nêu yêu cầu : 2. HD HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh a. GV treo tranh lên bảng : - HS quan sát 3 tranh minh hoạ 3 đoạn trê bảng - HS nhẩm kể chuyện b. GV gọi HS kể tiếp nối : - HS kể tiếp nối đoạn - Tranh 1: Quân lính đang làm gì? - Đang đọc lệnh mỗi làng .... đẻ trứng - Thái độ của dân làng ra sao khi nghe lệnh này ? - Lo sợ - Tranh 2: Trước mặt vua cậu bé đang làm gì? - Cậu bé khóc ầm ĩ và bảo : bố cậu mới đẻ em bé , ..... bố đuổi đi . - Thái độ của vua ra sao ? - Nhà vua giận dữ quát vì cho cậu bé láo dám đùa với vua - Tranh 3: Cậu bé yêu cầu sứ giải điều gì? - Về tâu với vua chiếc kim thành 1 con dao thật sắc để sẻ thịt chim - Thái độ của vua thay đổi ra sao ? - Vua biết đã tìm được người tài , nên trọng thưởng cho cậu bé , gửi cậu vào trường để rèn luyện . - sau mỗi lần kể lớp nhận xét về nội dung , diễn đạt, cách dùng từ III. Củng cố dặn dò : * )TRong truyện em thích nhất nhân vật nào ? vì sao ? - HS nêu - Nêu ý nghĩa của truyện * Nhận xét tiết học - Dặn dò giờ sau học ___________________________________ Toán : Tiết1 : Đọc,viết,so sánh các số có ba chữ số A. Mục tiêu : - Giúp HS : Ôn tập củng cố cách đọc, viết , so sánh các số có ba chữ số . B. Hoạt động dạy học chủ yếu : I. Ôn luyện : - GV kiểm tra sách vở + đồ dùng sách vở của HS. II. Bài mới : 1. Hoạt động 1: Ôn tập về cách đọc số : * Bài tập 1: Yêu cầu HS đọc và viết đúng số có ba chữ số . - HS đọc yêu cầu BT + mẫu - 2 HS lên bảng - Lớp làm vào vở - Nhận xét bài làm của bạn 2. Hoạt động 2: Ôn tập về thứ tự số * Bài tập 2 : Yêu cầu HS tìm số thích hợp điền vào các ô trống - GV dán 2 băng giấy lên bảng - HS nêu yêu cầu BT - HS thi tếp sức ( theo nhóm ) + Băng giấy 1: - GV theo dõi HS làm bài tập 310 311 312 314 315 316 317 318 + Băng giấy 2: 400 399 398 397 396 395 394 393 392 + Em có nhận xét gì về các số ở băng giấy 1? + Em có nhận xét gì về các số ở băng giấy thứ 2? - Là dãy số TN liên tiếp xếp theo thứ tự giảm dần từ 400 ->392 3. Hoạt động 2: Ôn tập về so sánh số và thứ tự số . a. Bài tập 3: Yêu cầu HS biết - HS làm bảng con cách so sánh các số có ba chữ số. 303 516 30 + 100 < 131 ; 410- 10 < 400 + 1 ; - GV nhận xét , sửa sai cho HS 243 = 200 + 40 +3 b. Bài 4: Yêu cầu HS biết tìm số lớn nhất, số bé nhất trong các số đã cho 375 ; 241; 573 ; 241 ; 735 ; 142 - HS nêu yêu cầu bài tập - HS so sánh miệng + Số lớn nhất : 735 + Số bé nhất : 142 - GV nhận xét, sửa sai cho HS * ). Bài tập 5: Yêu cầu HS viết các số đã cho theo thứ tự từ - HS nêu yêu cầu BT - HS thảo luận nhóm bé đến lớn và ngược lại - Đại diện nhóm trình bày a, 162 ; 241 ; 425 ; 519; 537 b, 537 ; 519 ; 425 ; 241 ; 162 - Lớp nhận xét - GV nhận xét sửa sai cho HS II. Củng cố dặn dò : - Nêu lại nội dung bài học - HS nêu - Nhận xét tiết học - Về nhà chuẩn bị cho tiết học sau . ____________________________________ Đạo đức : Tiết 1: Kính yêu Bác Hồ I. Mục tiêu : 1. HS biết : Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lacó tình lớn đối với đất nước, với dân tộc . - Tình cảm giữa thiếu niên với Bác Hồ . - Thiếu nhi cần làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ . 2. HS hiểu : Ghi nhớ và làm theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng . 3. HS có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ . II. Các hoạt động dạy học chủ yếu : * Khởi động : - GV bắt nhịp cho cả lớp hát bài : Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên , nhi đồng - HS hát tập thể + Hãy nêu tên bài hát ? - HS nêu - Vậy Bác Hồ là ai ? Tại sao thiếu niên nhi đồng lại yêu quý bác như vậy ? Bài đạo đức hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu điều đó - HS nghe 1. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm a. Mục tiêu : - HS biết được : Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, công lao to lớn đối với đất nước , với dân tộc - Tình cảm giữa thiêu nhi với Bác Hồ . b. Cách tiến hành : - GV chia lớp thành 3 nhóm và nêu nhiệm vụ cho từng nhóm - N1: quan sát ảnh 1 - N2: quan sát ảnh 2,3 - N3: quan sát ảnh 4,5 - Các nhóm quan sát và thảo luận tìm hiểu nội dung và đặt tên cho từng ảnh - Các nhóm thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày - Lớp nhận xét - Thảo luận lớp : Em còn biết thêm gì về Bác Hồ + Quê Bác ở đâu ? + Bác còn có những tên gọi naog khác ? - HS nêu + Tình cảm giữa Bác và các cháu thiếu nhi như thế nào ? + Bác đã có công lao như thế nào với nhân dân ta , đất nước ta ? c. Kết luận : - Bác Hồ hồi còn nhỏ là Nguyễn Sinh Cung . Bác sinh ngày 19/5/1980 . Quê ở làng Sen – xã Kim Liên – Huyện Nam Đàn – Tỉnh Nghệ An . Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, là người có công lớn đối với đất nước, với dân tộc . Bác là vị chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam , người đã đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra đất nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ....Nhân dân Việt Nam cũng luôn quan tâm , yêu quí các cháu , thiếu nhi và Bác Hồ cũng luôn quan tâm yêu quí các cháu . 2. Hoạt động 2: Kể chuyện : Các cháu vào đây với Bác . Mục tiêu : HS biết được tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ và những việc các em cần làm để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ . Cách tiến hành : - GV kể chuyện - HS chú ý nghe - Thảo luận + Qua câu chuyện em thấy tình cảm giữa Bác Hồ và các cháu thiếu nhi như thế nào ? - HS nêu + Thiếu nhi cần phải làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ ? - Lớp nhận xét bổ xung c. Kết luận : - Các cháu thiếu nhi rất yêu quí Bác Hồ và Bác Hồ cũng rất yêu quúi các cháu , quan tâm đến các cháu thiếu nhi . - Để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ, thiếu nhi cần ghi nhớ và thực hiện năm điều Bác Hồ dạy . 3. Hoạt động 3: Tìm hiểu về năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng . Mục tiêu : Giúp HS hiếu và ghi nhớ nội dung năm điều Bac Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng . Cách tiến hành : - Học sinh đọc năm điều Bác Hồ dạy - GV ghi lên bảng 5 điều Bác Hồ dạy + Tìm 1 số biểu hiện cụ thể của 1 trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng . - HS thảo luận nhóm - GV chốt lại nội dung 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên , nhi đồng - Đại diện nhóm trình bày - Hướng dẫn thực hành : + Ghi nhớ và thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy . + Sưu tầm các bài thơ , bài hát, tranh, ảnh về Bác Hồ . + Sưu tầm cáca tấm gương cháu ngoan Bác Hồ . Thứ ba ngày 11 tháng 8 năm 2009 toán Tiết 2: Cộng trừ các số có ba chữ số ( không nhớ ). A. Mục tiêu: - Giúp HS : + Ôn tập củng cố cách tính cộng , trừ các số có ba chữ số . + Củng cố giải bài toán có lời văn nhiều hơn , ít hơn . B . Các hoạt động dạy học : I. Ôn luyện : - GV kiểm tra bài tập về nhà của HS : - GV nhận xét II. Bài mới : 1. Hoạt động 1: Bài tập a. Bài 1: Củng cố về cộng trừ các số có ba chữ số ( không nhớ ) - HS nêu yêu cầu bài tập - HS tính nhẩm và nêu kết quả 400 +300 = 700 500 + 40 = 540 700 – 300 = 400 540 – 40 = 500 100 + 20 + 4 = 124 300 + 60 + 7 = 367 - GV nhận xét, kết luận , đúng sai - Lớp nhận xét b. Bài 2: Củng cố về đặt tính và cộng trừ các số có ba chữ số . - GV gọi HS nêu yêu cầu - HS nêu yêu cầu BT - HS làm bảng con +352 _ 732 + 418 _ 395 416 511 201 44 768 221 619 351 -Sau mỗi lần giơ bảng GV quan sát và sửa sai cho HS ... số kĩ năng đội hình đội ngũ - Trò chơi: Nhóm ba, nhóm bảy. I. Mục tiêu: - Ôn tập một số kỹ năng đội hình đội ngũ đã được học ở lớp 1; 2. Yêu cầu thực hiện động tác nhanh chóng trật tự, theo đúng đội hình tập luyện. - Chơi trò chơi “Nhóm bo nhóm bảy”. Các em đã học ở lớp 2. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia đúng luật chơi và tham gia chơi đúng luật. II. Địa điểm – phương tiện: - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện. - Phương tiện: Còi, kẻ sân cho trò chơi III. Nội dung và phương pháp lên lớp. Nội dung Định lượng Phương pháp và tổ chức 1. Phần mở đầu: 5 –7 phút - ĐHT: - GV tập trung lớp, giúp đỡ lớp trưởng tập hợp báo cáo. x x x x x x x x x x - GV phổ biến nội dung theo yêu cầu giờ học - Vừa giậm chân tại chỗ vừa đếm theo nhịp. Lớp truởng điều khiển - Chạy nhẹ nhàng theo hàng dọc. * Chơi trò chơi: Làm theo hiệu lệnh. - Lớp trưởng điều khiển. 2. Phần cơ bản 20 – 23 phút a. Ôn tập hợp hàng dọc, quay phải, quay trái, đứng ngiêm, nghỉ, dàn hàng, cách chào báo cáo, xin ra vào lớp. - ĐHTL: x x x x x x x x x x - GV nêu động tác sau đó vừa làm mẫu vừa nhắc lại động tác. - GV kiểm tra, uốn nắn cho HS. - GV chia nhóm cho HS tập b. Chơi trò chơi: Nhóm ba nhóm bảy. - GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi. - HS chơi thứ 1 – 2 lần. - HS chơi trò chơi. 3. Phần kết thúc 5 phút - Đứng xung quanh vòng tròn vỗ tay và hát. - GV cùng HS hệ thống bài. - ĐHXL: - GV giao bài tập về nhà: x x x x x - Ôn động tác đi ai tay chống hông (dang ngang). x x x x x Tập Viết: Tiết 1: Ôn chữ A I. Mục tiêu: - Củng cố cách viết chữ hoa A ( viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ quy định ) thông qua BT ứng dụng. - Viết tên riêng ( Vừ A Dính ) bằng chữ cỡ nhỏ. - Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ. II. Đồ dùng dạy học: - Mẫu chữ viết hoc A - Tên riêng Vừ A Dính và câu tục ngữ trên dòng ô kẻ li. - Vở tập viết 3, tập 1, bảng con, phấn.... III. Các hoạt động dạy học: A. Mở đầu: - GV nêu yêu cầu của tiết tập viết lớp 3. + Tiếp tục rèn cách viết các chữ viết hoa - HS chú ý nghe 2. Hướng dẫn viết trên bảng con. a. Luyện viết chữ hoa: GV treo chữ mẫu. + tìm các chữ hoa có trong tên riêng - A, V, D. - GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết từng chữ - HS nghe, quan sát - HS tập viết từng chữ V, A, D trên bảng con. b. GV HD HS viết từ ứng dụng. - HS đọc từ ứng dụng - GV giới thiệu:Vừa A Dính là một thiếu niên người dân tộc.... - HS viết trên bảng con - GV, sửa sai uấn nắn cho HS c. Luyện viết câu ứng dụng . - HS đọc câu ứng dụng - GV giải nghĩa: Anh em thân thiết, gắn bó với nhau như chân với tay, lúc nào cũng phải yêu thương, đùm bọc nhau. - HS chú ý nghe. - HS tập viết bảng con các chữ Anh, Rách. 3. Hướng dẫn viết vào vở tập viết. - GV nêu yêu cầu - HS viết bài vào vở - GV nhắc nhở HS ngồi viết đúng tư thế, chú ý các nét, độ cao.... 4. Chấm, chữa bài. - GV thu vở chấm bài - GV nhận xét bài viết của HS - HS chú ý nghe 5. Củng cố dặn dò : -GV nhận xét tiết học - GV nhắc những HS chưa hoàn thành bài về nhà viết tiết . Thứ sáu ngày 14 tháng 8 năm 2009 Chính tả (nghe - viết) Tiết 2 : Chơi chuyền I. Mục tiêu: Rèn kĩ năng viết chính tả: - Nghe viết chính xác bài thơ: Chơi chuyền (56 tiếng). - Từ đoạn viết, củng cố cách trình bày một bài thơ: Chữ đầu các dòng viết hoa, viết các bài thơ ở giữa trang vở. - Điền đúng vào chỗ trống các vần ao/oao. Tìm đúng các tiếng có âm đầu l/n hoặc an/ ang theo nghĩa đã cho. II. Đồ dùng dạy dọc: - Bảng phụ viết BT2 III. Các hoạt động dạy học. A. KTBC: 2HS đọc thuộc lòng thứ tự 10 chữ cái đã học ở tiết trước. Lớp + GV nhận xét. B. Bài mới: 1. GT bài: GV nêu mục đích – yêu cầu tiết học. 2. Hướng dẫn nghe – viết: a. Hướng dẫn HS chuẩn bị - GV đọc 1 lần bài thơ - HS chú ý nghe - 1 HS đọc lại + lớp đọc thầm theo - Giúp HS nắm nội dung bài thơ + Khổ thơ 1 nói điều gì ? - Tả các bạn đang chơi chuyền ... + Khổ thơ 2 nói điều gì ? - Chơi chuyền giúp các bạn tinh mắt, nhanh nhẹn. - GV giúp HS nhận xét - Mỗi dòng thơ có mấy chữ ? - 3 chữ - Chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào - Viết hoa - Nên viết bắt đầu từ ô nào trong vở? - HS nêu - GV đọc tiếng khó: - Hs tập viết vào bảng con những tiếng dễ viết sai: b. Đọc cho HS viết - GV đọc thong thả từng dòng thơ - HS viết bài vào vở - GV theo dõi, uấn nắn cho HS. c. Chấm chữa bài: - GV đọc lại bài - HS dùng bút chì soát lỗi. - GV thu bài chấm điểm - GV nhận xét bài viết 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. a. Bài 2: - HS nêu yêu cầu BT - GV mở bảng phụ - 2 HS nên bảng thi điền nhanh – lớp làm nháp. - GV sửa sai cho HS - Lời giải: ngào, ngoao ngoao, ngao. Bài 3: Lựa chọn - GV yêu cầu - HS nêu yêu cầu bài tập - HS làm vào bảng con. - HS giơ bảng + Lời giải: Lành, nối, liềm. - GV nhận xét – sửa sai cho HS. 4. Củng cố – dặn dò: - GV nhận xét tiết học - Về nhà chuẩn bị bài sau. Tập làm văn: Tiết 1: Nói về đội thiếu niên tiền phong. Điền vào tờ giấy in sẵn. I. Mục tiêu: 1. Rèn kĩ năng nói: Trình bày được những hiểu biết về tổ chức Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh. 2. Rèn kĩ năng viết: Biết điền đúng nội dung vào mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách. II. Đồ dùng dạy học: - Mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách III. Các hoạt động dạy học: A. Mở đầu GV nêu yêu cầu và cách học tiết tập làm văn. B. Dạy bài mới: 1. GT bài: 2. Hướng dẫn làm bài tập. a. Bài 1 - HS nêu yêu cầu BT + lớp đọc thầm - GV: Tổ chức đội TN TP TPHCM tập hợp trẻ em thuộc cả độ tuổi nhi đồng, thiếu niên – sinh hoạt trong các chi đội TNTP. - HS trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi. + Đội thành lập ngày nào? ở đâu - Đại diện nhóm thi nói về tổ chức Đội TNTP. + Những đội viên đầu tiên của đội là ai? - Lớp nhận xét bổ sung, bình chọn người am hiểu nhất về đội TNTP. - Gv nhận xét, bổ sung – ghi điểm cho những học sinh trả lời tốt. b. Bài 2: - GV giúp HS nêu hình thức cảu mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách gồm: + Quốc hiệu và tiêu ngữ + Địa điểm, ngày, tháng năm.... - HS chú ý nghe. + Tên đơn + Địa chỉ gửi đơn + Họ tên, ngày sinh, địa chỉ lớp.... + Nguyện vọng và lời hứa. + Tên và chữ kí của người làm đơn. - HS làm bài vào vở - 2 – 3 HS đọc lại bài viết - Lớp nhận xét. 3. Củng cố – dặn dò: - GV nêu nhận xét về tiết học. - Yêu cầu HS nhớ mẫu đơn, thực hành điền chính xác khi viết đơn. - HS chú ý nghe. * Về nhà chuẩn bị bài học sau. Toán: Tiết 5: Luyện tập A. Mục tiêu: - Giúp HS: Củng cố cách tính cộng, trừ các số có ba chữ số ( có nhớ một lần sang hàng chục hoặc sang hàng trăm) B. Các hoạt động dạy học: I. Ôn luyện: 2HS lên bảng làm bài BT 3,4 Lớp nhận xét. II. Bài mới: * Hoạt động 1: Yêu cầu HS cộng đúng các số có ba chữ số (có nhớ 1 lần) - HS nêu yêu cầu BT - GV lưu ý HS: Tổng hai số có hai chữ số là số có ba chữ số. - HS thực hiện bảng con. +367 + 108 + 85 120 75 72 478 183 157 - GV sửa sai cho HS 3. Bài 3: Yêu cầu giải được bài toán có lời văn. - HS nêu yêu cầu BT - HS đặt đề toán theo tóm tắt - GV yêu cầu HS phân tích. - HS phân tích bài toán. - HS nêu cách giải - HS nên giải + lớp làm vào vở Giải Cả hai thùng có số lít dầu là: 125 + 145 = 260 (lít) Đáp số:260 lít dầu - GV nhận xét – ghi điểm - Lớp nhận xét. 4. Bài 4: Yêu cầu tính nhẩm theo cách nhanh nhất. - HS nêu yêu cầu bài tập - GV yêu cầu HS: Tính nhẩm rồi điền ngay kết quả - HS làm vào nháp + 3 HS lên bảng. 310 + 40 = 350 400 + 50 = 450 150 + 250 = 400 515 – 415 = 100 5. Bài 5: - HS nêu yêu cầu BT - HS dùng bút chì vẽ theo mẫu sau đó tô màu. - GV hướng dẫn thêm cho HS III. Củng cố – dặn dò: - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. - Đánh giá tiết học Thủ công: Tiêt 1 :Gấp tàu thuỷ hai ống khói ( tiết 1 ) I. Mục tiêu : - HS biết cách gấp tàu thuỷ hai ống khói . - Gấp được tàu thuỷ hai ống khói đúng qui trình kỹ thuật . - HS yêu thích gấp hình . II. GV chuẩn bị : - Mẫu tàu thuỷ hai ống khói được gấp bằng giấy có khích thước đủ lớn để Hs quan sát . - Tranh quy trình gấp tàu thuỷ hai ống khói . - Giấy nháp, giấy thủ công, bút màu, kéo III. Các hoạt động dạy học : Nội dung KT - KN cơ bản ( cả thời gian ) Phương pháp dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động 1: 5 – 6’ - GV HD HS quan sát và - GV giới thiệu mẫu tàu - HS quan sát nhận xét thuỷ hai ống khói + Tàu thuỷ có đặc điểm , hình dáng như thế nào ? - Có hai ống khói giống nhau ở giữa tàu, mỗi bên thành tàu có 2 hình tam giác giống nhau, mũi tàu thẳng đứng - GV giới thiệu hình mẫu chỉ là đồ chơi được gấp giống như tàu thuỷ, trong thực tế tàu thuỷ làm bằng sắt - HS chú ý nghe - 1 HS lên bảng mở tàu thuỷ mẫu 2. Hoạt động 2 : 23 – 25 ‘ - GV HD mẫu + Bước 1 : Gấp cắt tờ giấy hình vuông - HS quan sát - 1 HS lên bảng gấp, cắt tờ giấy hình vuông - Lớp quan sát + Bước 2 : Gấp lấy điểm giữa và hai đường dấu gấp giữa hình vuông - Gấp tờ giấy hình vuông thành 4 phần bằng nhau lấy điểm o và 2 đường gấp giữa hình vuông, mở tờ giấy ra - HS quan sát GV làm mẫu + Bước 3 : Gấp tàu thuỷ thành 2 ống khói - Gấp lần lượt 4 đỉnh của hình vuông, sao cho 4 đỉnh tiếp giáp với nhau ở điểm o và các cạnh gấp vào phải nằm đúng đường dấu gấp giữa hình - HS chú ý quan sát - Lật ra mặt sau và tiếp tục - 1 Vài HS lên bảng thao gấp 4 đỉnh tác lại các bước - Lớp quan sát - HS thực hành gấp nháp III. Nhận xét dặn dò : 1’ - Nhận xét tiét học - Chuẩn bị bài sau Sinh Hoạt Lớp: Nhận xét trong tuần ( Cụ thể trong sổ chủ nhiệm ). I. Yêu cầu: - Giáo viên nhắc nhở học sinh chuẩn bị đồ dùng học tập - H S nhận ra những điểm và tồn tại trong mọi hoạt động - Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc phải. II. Lên lớp: 1/ Nhận xét chung: - Trong tuần vừa rồi lớp chúng ta kết quả còn thấp . Tuần tới cần - Duy trì tỷ lệ chuyên cần cao. Đi học đúng giờ, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn. - Có ý thức tự quản cao.Trong học tập có nhiều tiến bộ, hăng hái phát biểu xây dựng bài. - Khắc phục - Hay mất trật tự trong giờ học. - Còn lời học, quên đồ dùng. 2/ Phương hướng tuần 2 - Phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại của tuần - Tiếp tục rèn chữ và kiểm tra thường xuyên học sinh yếu. - nhắc nhở hs còn chưa nghiêm túc trong giờ học .
Tài liệu đính kèm: