Kế hoạch dạy học môn Toán Lớp 3 - Tuần 24 - Vũ Thị Mai Phương

Kế hoạch dạy học môn Toán Lớp 3 - Tuần 24 - Vũ Thị Mai Phương

I/ MỤC TIÊU :

- Củng cố về kĩ năng thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp thương có chữ số 0). Củng cố thêm về tìm thừa số chưa biết của phép nhân.

- Giải bài toán bằng lời văn bằng hai phép tính, chia nhẩm số tròn nghìn cho số có một chữ số.

- Trình bày sạch đẹp. Cẩn thận làm bài.

II/ CHUẨN BỊ:

- Giáo viên : Bảng phụ.

- Học sinh : Vở bài tập.

 

doc 11 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 07/01/2022 Lượt xem 339Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học môn Toán Lớp 3 - Tuần 24 - Vũ Thị Mai Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 	Môn: Toán.	Tuần: 24	Tiết: 116
	Ngày dạy	: Thứ hai ngày 17 tháng 2 năm 2009
	Tên bài dạy 	: LUYỆN TẬP
	Người soạn	: Vũ Thị Mai Phương.	
I/ MỤC TIÊU :
- Củng cố về kĩ năng thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp thương có chữ số 0). Củng cố thêm về tìm thừa số chưa biết của phép nhân.
- Giải bài toán bằng lời văn bằng hai phép tính, chia nhẩm số tròn nghìn cho số có một chữ số.
- Trình bày sạch đẹp. Cẩn thận làm bài. 
II/ CHUẨN BỊ: 
- Giáo viên 	: Bảng phụ.
- Học sinh	: Vở bài tập.
 * Hoạt động 1: Ổn định
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 { Bài mới: Luyện tập 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn làm luyện tập.
 v Rèn kĩ năng làm tính chia số có 4 chữ số cho số có 1 chữ số. 
 - Bài 1/120:
 + Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
 + Yêu cầu HS tự làm bài.
 + Yêu cầu các HS nêu rõ từng bước chia của các phép tính: 1608 : 4 ; 2035 : 5 ; 4218 : 6
 + Nhận xét.
 - Bài 2/120:
 + Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì? 
 + Yêu cầu HS tự làm bài.
 + GV hỏi: Vì sao trong phần a) để tìm X , em lại thực hiện phép chia 2107 : 7 ?
 + Nhận xét.
 - Bài 3/120: 
 + Gọi HS đọc đề bài 
 + Hướng dẫn HS tóm tắt. Yêu cầu HS làm bài
 + Sửa bài. Nhận xét.
 - Bài 4/120:
 + Hướng dẫn phép tính mẫu như SGK/120
 + Yêu cầu HS làm phần còn lại.
 + Nhận xét.
 * Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
 - Yêu cầu HS về nhà luyện tập thêm về chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số 
 - Nhận xét tiết học.
 - Hát.
 + Nêu yêu cầu.
 + Bảng con
 + 3 HS lần lượt nêu, cả lớp theo dõi và nhận xét.
 - Vở
 + Nêu yêu cầu.
 + Làm bài. Sửa bài.
 + Phát biểu.
 - Vở
 + HS đọc
 Bài giải
 Số gạo cửa hàng đã bán là:
 2024 : 4 = 506 (kg)
 Số gạo cửa hàng còn lại là:
 2024 – 506 = 1518 (kg)
 Đáp số: 1518kg.
 - Nêu miệng
 + Lớp theo dõi.
 6000 : 2 = 3000 
 8000 : 4 = 2000
 9000 : 3 = 3000
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 	Thầy 	Trò
ÄTổng kết đánh giá tiết học: 	
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 	Môn: Toán.	Tuần: 24	Tiết: 117
	Ngày dạy	: Thứ ba ngày 18 tháng 2 năm 2009
	Tên bài dạy 	: LUYỆN TẬP CHUNG.
	Người soạn	: Vũ Thị Mai Phương.	
I/ MỤC TIÊU :
- Củng cố về kĩ năng thực hiện phép nhân, chia số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ hai lần không liên tiếp).
- Củng cố về giải bài toán có lời văn bằng một hai phép tính. Chu vi hình chữ nhật 
- Trình bày sạch đẹp. 
II/ CHUẨN BỊ:
- Giáo viên : Bảng phụ.
- Học sinh : Xem bài.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 	Thầy 	Trò
 * Hoạt động 1: Ổn định
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 { Bài mới: LUYỆN TẬP CHUNG
 * Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
 v Rèn kĩ năng làm tính và giải toán có lời văn.
 - Bài 1/120:
 + GV yêu cầu HS tự làm bài.
 + Gọi HS sửa bài. Nhận xét.
 - Bài 2/120:
 + GV yêu cầu HS tự làm bài.
 + Sửa bài. Nhận xét.
 - Bài 3/120:
 + Gọi 1 HS đọc đề bài.
 + GV yêu cầu HS tự làm bài.
 + Nhận xét.
 - Bài 4/120: 
 + Gọi 1 HS đọc đề bài.
 + Đề bài hỏi gì?
 + Muốn tính chu vi hình chữ nhật, ta làm sao?
 + Chiều dài và chiều rộng biết chưa?
 + Muốn tìm chiều dài, ta dựa vào điều kiện nào?
 + Yêu cầu HS làm bài.
 + Chấm một số vở. Nhận xét.
* Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò 
 - Yêu cầu HS về nhà làm bài tập luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau: Làm quen với chữ số La Mã.
 - GV nhận xét tiết học.
 - Hát
 - Bảng lớp + nháp
 + Làm bài.
 - Vở
 + HS đọc đề bài.
 + Làm bài. Sửa bài
Bài giải
 Số sách 5 thùng là:
 306 x 5 = 1530 (quyển)
 Số sách mỗi thư viện được chia là: 
 1530 : 9 = 170 (quyển)
 Đáp số: 170 quyển.
 - Vở
 + HS đọc.
 + Tính chu vi sân vận động hình chữ nhật.
 + Phát biểu.
 + Làm bài. Sửa bài.
 † Kết quả: 760m
ÄTổng kết đánh giá tiết học: 	
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 	Môn: Toán.	Tuần: 24	Tiết: 118
	Ngày dạy	: Thứ tư ngày 19 tháng 2 năm 2009
	Tên bài dạy 	: LÀM QUEN VỚI CHỮ SỐ LA MÃ.
	Người soạn	: Vũ Thị Mai Phương.	
I/ MỤC TIÊU: 
- Giúp HS bước đầu làm quen với chữ số La Mã.
- Nhận biết được các chữ số La Mã từ 1 đến 12, số 20, 21.
- Trình bày sạch đẹp.
II/ CHUẨN BỊ: 
- Giáo viên 	: Bảng phụ
- Học sinh 	: Xem bài. Đồng hồ.
 * Hoạt động 1: Ổn định
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 { Bài mới: Làm quen với chữ số La Mã 
 * Hoạt động 2: Giới thiệu về chữ số la mã.
 v Biết về các số La Mã.
 - Viết lên bảng các chữ số La Mã I, V, X và giới thiệu cho HS.
 - Ghép hai chữ số I với nhau ta được chữ số II, đọc là hai.
 - Ghép ba chữ số I với nhau ta được chữ số III ta đọc là mấy? Đọc là ba.
 - Tiếp tục giới thiệu: Đây là chữ số V (năm) ghép vào bên trái chữ số V một chữ số I, Ta được số nhỏ hơn V một đơn vị, đó là bốn, đọc là bốn. Viết là IV.
 - Cùng chữ số V, GV viết I vào bên phải chữ số V, Ta được số lớn hơn V một đơn vị, đó là sáu, đọc là sáu. Viết là VI.
 - Lần lượt giới thiệu các chữ số VII, VIII, XI, XII tương tự như giới thiệu số VI. 
 - Giới thiệu số IX tương tự như giới thiệu số IV.
 - Giới thiệu tiếp số XX (hai mươi): Viết số X liền nhau ta được chữ số XX.
 - Viết vào bên phải chữ số XX một chữ số I ta được số lớn hơn XX một đơn vị đó là XXI, đó là mấy?
 * Hoạt động 3: Luyện tập – Thực hành.
 v Biết đọc, viết các số La Mã.
 - Bài 1/121:
 + Gọi 1 HS lên bảng đọc các chữ số La Mã theo đúng thứ tự xuôi, ngược, bất kì.
 + Nhận xét.
 - Bài 2/121:
 + GV dùng mặt đồng hồ ghi bằng các chữ số La Mã xoay kim đồng hồ đến các vị trí giờ đúng và yêu cầu HS đọc giờ trên đồng hồ.
 - Bài 3/121: 
 + GV yêu cầu HS tự làm bài.
 + Nhận xét.
 - Bài 4/121:
 + Yêu cầu HS tự làm bài.
 + Nhận xét. 
* Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò 
 - Yêu cầu HS về nhà làm bài phần luyện tập thêm và chuẩn bị bài: Luyện tập.
 - GV nhận xét tiết học.
 - Hát.
 - HS quan sát chữ số và lần lượt đọc theo lời của GV : một, năm, mười.
 - HS viết II vào bảng con và đọc theo 
 - HS viết III và nêu cách đọc số
 - HS viết IV và đọc theo GV: bốn. 
 - HS viết VI và đọc theo GV: sáu. 
 - HS lần lượt đọc và viết các chữ số La Mã theo GV giới thiệu.
 - HS tìm ra cách viết số chín
 - HS viết XX và đọc : hai mươi.
 - HS viết XXI và đọc: hai mươi mốt.
 - Nêu miệng
 + Nhiều HS đọc, cả lớp đọc.
 - Nêu miệng
 + HS tập đọc đúùng giờ trên đồng hồ ghi bằng các chữ số La Mã.
 + 5 đến 7 HS lên bảng đọc trước lớp, 2 HS ngồi cạnh đọc cho nhau nghe.
 - Vở
 + Làm bài. Sửa bài.
 - Vở
 + Làm bài. Sửa bài.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 	Thầy 	Trò
ÄTổng kết đánh giá tiết học: 	
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 	Môn: Toán.	Tuần: 24	Tiết: 119
	Ngày dạy	: Thứ năm ngày 20 tháng 2 năm 2009
	Tên bài dạy 	: LUYỆN TẬP.
	Người soạn	: Vũ Thị Mai Phương.	
I/ MỤC TIÊU: 
- Giúp HS củng cố về đọc, biết, nhận biết giá trị của các chữ số La Mã từ 1 đến 12.
- Thực hành xem đồng hồ bằng chữ số La Mã 
- Trình bày sạch đẹp.
II/ CHUẨN BỊ: 
- Giáo viên : Một số que bằng bìa có thể gắn lên bãng. Bảng phụ
- Học sinh : Mỗi HS chuẩn bị một số que diêm. Xem bài.
 * Hoạt động 1: Ổn định
 - Kiểm tra kiến thức: Đọc chữ số La Mã cho HS viết
 { Bài mới: Luyện tập. 
 * Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập. 
 v Củng cố về đọc, viết chữ số La Mã.
 - Bài 1/122:
 + Cho HS quan sát mặt đồng hồ trong SGK và đọc giờ.
 + GV sữ dụng mặt đồng hồ ghi bằng các chữ số La Mã, quay kim đồng hồ đến các giờ khác nhau và yêu cầu HS đọc giờ.
 - Bài 2/122:
 + Gọi 1 HS lên bảng viết các chữ số La Mã từ 1 đến 12 sau đó chỉ bảng và yêu cầu HS đọc.
 + Nhận xét.
 - Bài 3/122:
 + Yêu cầu HS đọc lại cho đúng.
 * Hoạt động 3: Củng cố - dặn dò 
 - Bài 4, 5/122:
 + Bài 4, câu a và b cho HS thực hiện cả lớp.
 + GV tổ chức cho HS thi xếp số nhanh và có sáng tạo ở câu c (Bài 5), tuyên dương các tổ có nhiều bạn xếp nhanh.
 - Yêu cầu HS về nhà làm bài phần luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
 - GV nhận xét tiết học.
 - Hát.
 - Cả lớp viết vào bảng con.
 - Nêu miệng
 + Nhìn rồi đọc.
 A: 4 giờ ; B: 8 giờ 15 phút.
 C: 8 giờ 55 phút hay 9 giờ kém 5 phút.
 + Đọc theo thứ tự xuôi, ngược, đọc chữ số bất kì trong dãy chữ từ 1 đến 12.
 - Dùng thẻ Đúng – Sai.
 + Cả lớp thực hiện.
 + Thi đua theo tổ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 	Thầy 	Trò
ÄTổng kết đánh giá tiết học: 	
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 	Môn: Toán.	Tuần: 24	Tiết: 120
	Ngày dạy	: Thứ sáu ngày 21 tháng 2 năm 2009
	Tên bài dạy 	: THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ.
	Người soạn	: Vũ Thị Mai Phương.	
I/ MỤC TIÊU: 
- Giúp Củng cố hiểu biết về thời điểm.
- Biết xem đồng hồ chính xác đến từng phút.
- Trình bày sạch đẹp.
II/ CHUẨN BỊ: 
- Giáo viên : Mô hình đồng hồ. Phiếu bài tập cho bài 2.
- Học sinh : Xem bài, mô hình đồng hồ.
 * Hoạt động 1: Ổn định
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 - Nhận xét.
 { Bài mới: Thực hành xem đồng hồ
 * Hoạt động 2: Hướng dẫn xem đồng 
 v Biết xem đồng hồ chính xác đến từng phút.
 - GV sử dụng mô hình đồng hồ có vạch chia phút để giới thiệu chiếc đồng hồ và hỏi:
 + Đồng hồ 1: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
 Nêu vị trí kim giờ và kim phút của đồng hồ.
 + Đồng hồ thứ hai: Kim giờ, kim phút đang ở vị trí nào?
† Kim phút đi từ vạch nhỏ này đến vạch nhỏ liền sau là được 1 phút.
 + Vậy đồng hồ thứ hai chỉ mấ ... i gì với bạn?
 3/Em trông thấy mấy em nhỏ la hét cười đùa chạy theo đám tang. Em sẽ làm gì khi đó?
 † Cần tôn trọng đám tang, không nên làm gì khiến người khác thêm đau buồn. Tôn trọng đám tang là nếp sống văn hoá mới, hiện đại, có văn hoá.
* Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò
- Yêu cầu HS thực hiện tốt bài học trong cuộc sống hằng ngày.
- GV nhận xét tiết học. Dặn dò: Xem bài Tôn trọng thư từ, tài sản của người khác.
 - Hát.
 - Dùng thẻ xanh – đỏ.
 - HS chia thành hai đội xanh – đỏ, và cử 2 người làm trọng tài.
 + HS lên chơi lần 1.
 + Giơ thẻ đỏ. 
 + Giơ thẻ xanh.
 + Giơ thẻ xanh.
 + Giơ thẻ đỏ. 
 + Giơ thẻ đỏ. 
 + Giơ thẻ đỏ. 
 - Các nhóm thảo luận xử lý tình huống của nhóm mình.
 - Em sẽ vặn nhỏ đài hoặc tắt đài và giải thích với bạn Minh vì sao.
 - Em sẽ tới bên An động viên bạn và nói với bạn yên tâm, em và các bạn sẽ giúp An ở lớp khi An nghỉ học, An đừng buồn quá, phải phấn đấu học tập.
 - Nói với các em nhỏ trật tự, ra chỗ khác chơi, vì làm như thế là không đúng.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 	Môn: Tự nhiên – Xã hội.	Tuần: 24	Tiết: 47
	Ngày dạy	: Thứ tư ngày 18 tháng 2 năm 2009
	Tên bài dạy 	: HOA.
	Người soạn	: Vũ Thị Mai Phương.	
I/ MỤC TIÊU :
- Giúp HS quan sát so sánh tìm ra được sự khác nhau về màu sắc, hương thơm của một số loài hoa.
- Xác định được các bộ phận thường có của một bông hoa, nêu được chức năng và ích lợi của của hoa trong cuộc sống.
- Có ý thức yêu thiên nhiên
II/ CHUẨN BỊ: 
- Giáo viên 	: Ba bông hoa thật, các hình minh hoạ trong SGK.
- Học sinh 	: Một số bông hoa
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 	Thầy 	Trò
* Hoạt động mở đầu: Ổn định
- Kiểm tra kiến thức: 
+ Nêu các bộ phận của cây?
+ Nhận xét.
{ Bài mới: Hoa
* Hoạt động 1: Sự đa dạng về màu sắc, mùi hương và hình dạng của hoa.
v Hiểu được sự đa dạng về màu sắc, mùi hương và hình dạng của hoa.
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm:
 + Yêu cầu HS lấy những loại hoa hoặc tranh vẽ hoa mà mình đã chuẩn bị được để quan sát màu sắc, hương thơm của mỗi bông hoa của mình rồi giới thiệu cho các bạn trong nhóm cùng biết.
- Tổ chức làm việc cả lớp.
 + Gọi 1 HS lên bảng giới thiệu trước lớp về các bông hoa em có.
+ Nhận xét, khen ngợi sự chuẩn bị của HS.
† Kết luận: Các loài hoa thường khác nhau về hìnhdạng và màu sắc. Mỗi loài hoa có một mùi hương riêng.
* Hoạt động 2: Các bộ phận của hoa 
v Biết được các bộ phận của hoa. 
- Cho HS quan sát một bông hoa có đủ các bộ phận. Chỉ vào các bộ phận và yêu cầu HS gọi tên, sau đó giới thiệu lại các bộ phận cho HS biết: Hoa thường có bộ phận là cuống hoa, đài hoa, cánh hoa và nhị hoa.
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau chỉ và giới thiệu cho nhau về các bộ phận của bông hoa mà mình sưu tầm được.
- Gọi một số HS lên bảng chỉ và gọi tên các bộ phận của một bông hoa.
* Hoạt động 3: Vai trò và ích lợi của hoa.
v Hiểu vai trò của hoa đối với đời sống con người.
- Yêu cầu HS làm việc cặp đôi: Cùng quan sát các hoa trong hình 5,6,7,8 trang 91 SGK và cho biết hoa đó dùng để làm gì?
- Sau 3 phút, gọi HS lên báo cáo kết quả làm việc.
-Yêu cầu HS kể thêm những ích lợi khác của hoa mà em biết.
† Kết luận: Hoa có nhiều ích lợi, hoa dùng để trang trí, làm nước hoa, ướp chè , để ăn, làm thuốc. Hoa là cơ quan sinh sản của cây. 
* Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò
- Hoa có hương thơm nhưng chúng ta có nên ngửi nhiều hương thơm của hoa không? Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta để quá nhiều hoa trong phòng kín, đầu giường ngủ?
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò: Chuẩn bị: Bài 48: Quả
- Hát
- 2 HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV. 
- 2 HS nhắc lại tựa bài
- HS làm việc theo nhóm 
 + HS quan sát bông hoa và giới thiệu với bạn trong nhóm.
 + 4 đến 5 HS lên bảng giới thiệu trước lớp.
- HS quan sát. HS trả lời và lắng nghe GV giới thiệu.
- HS làm việc theo cặp cùng quan sát các hình và nói cho bạn bên cạnh biết hoa đó dùng để làm gì?
- HS trả lời trước lớp về ích lợi của từng loại hoa trong hình mình hoạ.
- Làm việc theo cặp.
- Báo cáo kết quả.
- Phát biểu.
- Lắng nghe.
- Không nên ngửi nhiều hoa vì như thế sẽ không tốt cho sức khoẻ. Nếu ở trong phòng kín có nhiều hoa hoặc đặt lọ hoa ở đầu giường khi đi ngủ sẽ rất khó thở.
ÄTổng kết đánh giá tiết dạy: 	
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 	Môn: Tự nhiên – Xã hội.	Tuần: 24	Tiết: 48
	Ngày dạy	: Thứ sáu ngày 20 tháng 2 năm 2009
	Tên bài dạy 	: QUẢ.
	Người soạn	: Vũ Thị Mai Phương.	
I/ MỤC TIÊU :
- Giúp HS thấy được sự đa dạng về màu sắc, mùi vị, hình dạng, kích thước của các loại quả.
- Kể tên được các bộ phận chính của quả, nêu được ích lợi của quả và chức năng của hạt.
- Có ý thức và hành vi đúng bảo vệ cây cối trong thiên nhiên.
II/ CHUẨN BỊ: 
- Giáo viên 	: Một số các loại quả với HS, Các hình trong SGK trang 92,93. Băng bịt mắt để chơi trò chơi.
- Học sinh 	: Xem bài.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 	Thầy 	Trò
* Hoạt động mở đầu: Ổn định
- Kiểm tra kiến thức: 
 + Đây là hoa gì? Hãy nêu các bộ phận của hoa?
 + Nhận xét.
{ Bài mới: Quả
* Hoạt động 1: Sự đa dạng về màu sắc, hình dạng, mùi vị, kích thước của quả.
v Hiểu sự đa dạng về màu sắc , hình dáng, mùi vị và kích thước của quả.
- GV yêu cầu HS để ra trước mắt những loại quả đã mang đến lớp, sau đó giới thiệu với bạn bên cạnh về loại quả mà mình có.
- Yêu cầu một vài HS giới thiệu trước lớp về loại quả mình có.
 + Quả chín thường có màu gì?
 + Hình dạng quả của các loại cây giống hay khác nhau?
 + Mùi vị của các loại quả giống hay khác nhau?
† Kết luận: Có nhiều loại quả, chúng khác nhau về hình dạng, kích thước màu sắc và mùi vị.
* Hoạt động 2: Các bộ phận của quả.
v Biết được các bộ phận của quả.
- GV yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8, trong SGK .
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp cùng thảo luận trả lời câu hỏi: Quả gồm những bộ phận nào? Chỉ rõ các bộ phận đó.
- Yêu cầu một và HS lên bảng chỉ trên hình và gọi tên các bộ phận đó.
† Kết luận: Mỗi quả thường có ba phần chính: vỏ, thịt, hạt. 
* Hoạt động 3: Lợi ích của quả, chức năng của hạt.
v Hiểu lợi ích của quả và chức năng của hạt.
- Yêu cầu HS trao đổi với người ngồi bên cạnh để trả lời câu hỏi: Quả thường dùng để làm gì? Hạt dùng để làm gì?
- Yêu cầu HS nêu chức năng của hạt , ích lợi của quả, lấy VD minh hoạ.
† Kết luận:
 + Hạt để trồng cây mới. Khi gặp điều kiện thích hợp, hạt sẽ mọc thành cây mới.
 + Quả có nhiều ích lợi: Quả để ăn tươi hoặc chế biến để ăn. Quả có nhiều vitamin. Ăn nhiều quả có lợi cho sức khoẻ.
* Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Đố quả
- Dặn dò về nhà chuẩn bị các tranh ảnh về các loài vật cho tiết học sau.
- Nhận xét tiết học
- Hát
- 2 đến 3 HS lên bảng.
- HS làm việc cặp đôi.
- 3, 5 HS. Lớp nhận xét.
 + Đỏ, vàng.
 + Khác nhau.
 + Mùi vị khác nhau có quả rất ngọt, có quả rất chua 
- HS quan sát, suy nghĩ.
- 2 HS cùng thảo luận với nhau.
- 2 đến 3 HS lên bảng thực hiện, các HS khác nhận xét, bổ sung.
- 2 HS thảo luận với nhau trả lời câu hỏi: Hạt để trồng cây, để ăn. Quả để ăn, để lấy hạt
- 2 HS bịt mặt để nếm quả. 2 HS khác sẽ cho 2 bạn cùng ăn 1 loại quả. Sau đó HS được ăn phải nói tên quả đó. Ai đón đúng, nhanh sẽ thắng.
ÄTổng kết đánh giá tiết dạy: 	
KẾ HOẠCH BÀI DẠY 	Môn: Thủ công.	Tuần: 25	Tiết: 48
	Ngày dạy	: Thứ năm ngày 19 tháng 2 năm 2009
	Tên bài dạy 	: ĐAN HOA CHỮ THẬP ĐƠN (Tiết 1).
	Người soạn	: Vũ Thị Mai Phương.	
I/ MỤC TIÊU:
- HS biết cách đan hoa chữ thập đơn.
- Đan được hoa chữ thập đơn đúng quy trình kĩ thuật.
- Yêu thích các sản phẩm đan nan.
II/ CHUẨN BỊ
- Giáo viên	: Mẫu tấm đan hoa chữ thập đơn bằng bìa có kích thước đủ lớn để HS quan sát được các nan dọc và nan ngang khác màu nhau. Tranh qui trình đan nong mốt, các nan đan mẫu ba màu khác nhau.
- Học sinh	: Giấy bìa màu, kéo, hồ dán
* Hoạt động mở đầu: Ổn định
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Nhận xét.
{ Bài mới: Đan hoa chữ thập đơn
* Hoạt động 1: Cung cấp kiến thức.
v Biết cách đan hoa chữ thập đơn.
1. GV giới thiệu tấm đan hoa chữ thập đơn và hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.
- GV gợi ý để HS nhận xét:
 + Trong tấm đan có mấy hình hoa chữ thập đơn?
 + Trong tấm đan hoa chữ thập đơn đã sử dụng cách đan nào?
 + Muốn có tấm đan dài hơn ta làm thế nào?
- GV nêu tác dụng và cách đan trong thực tế.
2. GV hướng dẫn mẫu.
 - Bước 1	: Kẻ, cắt các nan đan.
 - Bước 2 	: Đan hoa chữ thập đơn.
 - Bước 3	: Dán nẹp xung quanh tấm đan.
* Hoạt động 2: Luyện tập – thực hành
- GV cho HS kẻ, cắt các tấm đan bằng giấy bìa cứng.
- GV quan sát, giúp đỡ HS
* Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò
- Cho HS quan sát sản phẩm của các bạn.
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò: Chuẩn bị tiết sau thực hành Đan hoa chữ thập đơn (tiết 2).
- Hát
- HS quan sát, nhận xét.
 + Có 2 hoa chữ thập đơn.
 + Đã sử dụng cách đan nong mốt.
 + Ta tăng số nan dọc và kéo dài nan ngang tuỳ theo số lượng hoa chữ thập định đan.
- HS thực hành
- Quan sát, nhận xét.
- HS kẻ các tấm đan.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 	Thầy 	Trò
ÄTổng kết đánh giá tiết dạy: 	

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_day_hoc_mon_toan_lop_3_tuan_24_vu_thi_mai_phuong.doc