Kế hoạch dạy học môn Tự nhiên xã hội 3

Kế hoạch dạy học môn Tự nhiên xã hội 3

Tiết 1: Hoạt động thở và cơ quan hô hấp

I – Mục tiêu

Sau bài học, học sinh có khả năng :

- Nhận ra sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào và thở ra.

- Chỉ và nói đợc tên các bộ phận của cơ quan hô hấp trên sơ đồ.

- Chỉ trên sơ đồ và nói đợc đờng đi của không khí ta hít vào và thở ra.

- Hiểu đợc vai trò của hoạt động thở đối với sự sống của con ngời .

II - Đồ dùng dạy học

Các hình trong sách giáo khoa trang 4, 5

III – Các hoạt động dạy học

1- Hoạt động 1: Thực hành cách thở sâu.

* Mục tiêu: Học sinh nhận biết đợc sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào thật sâu và thở ra hết sức.

 

doc 92 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 07/01/2022 Lượt xem 575Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch dạy học môn Tự nhiên xã hội 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch dạy học
Tự nhiên xã hội 3
Tuần 1 
Thứ tư . ngày 20 tháng 8 năm ....2008..
Tiết 1: Hoạt động thở và cơ quan hô hấp
I – Mục tiêu 
Sau bài học, học sinh có khả năng :
- Nhận ra sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào và thở ra.
- Chỉ và nói được tên các bộ phận của cơ quan hô hấp trên sơ đồ.
- Chỉ trên sơ đồ và nói được đường đi của không khí ta hít vào và thở ra.
- Hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với sự sống của con người .
II - Đồ dùng dạy học 
Các hình trong sách giáo khoa trang 4, 5 
III – Các hoạt động dạy học 
1- Hoạt động 1: Thực hành cách thở sâu.
* Mục tiêu: Học sinh nhận biết được sự thay đổi của lồng ngực khi ta hít vào thật sâu và thở ra hết sức.
* Cách tiến hành:
- Bước 1: Trò chơi 
Giáo viên cho cả lớp cùng thực hiện động tác: “Bịt mũi nín thở” ; sau đó giáo viên hỏi của các em sau khi nín thở lâu. ( thở gấp hơn, sâu hơn lúc bình thường ) 
- Bước 2: Giáo viên gọi một số học sinh lên trước lớp thực hiện động tác thở sâunhư hình 1 SGK, cả lớp quan sát 
Yêu cầu học sinh cả lớp đứng tại chỗ đặt một tay lên ngực và cùng thực hiện hít vào thật sâu và thở ra hết sức, vừa làm vừa theo dõi cử động phồng lên, xẹp xuống của lồng ngực. 
* Kết luận: Khi ta thở, lồng ngực phồng lên, xẹp xuống đều đặn đó là cử động hô hấp. Cử động hô hấp gồm 2 động tác: hít vào và thở ra. Khi hít vào thật sâu thì phổi phồng lên để nhận nhiều không khí, lồng ngực sẽ nở to ra. Khi thở ra hết sức, lồng ngực xẹp xuống, đẩy không khí từ phổi ra ngoài.
Lưu ý: Có thể sử dụng 2 quả bóng hơi bằng cao su tượng trưng cho 2 lá phổi 
2 – Hoạt động 2 : Làm việc với sách
* Mục tiêu:
- Chỉ trên sơ đồ và nói được tên của các bộ phận của cơ quan hô hấp 
- Chỉ trên sơ đồ và nói được đường đi của không khí 
- Hiểu được vai trò của hoạt động thở đối với đời sống con người.
* Cách tiến hành: 
- Bước 1 : làm việc theo cặp.
+ Cho học sinh quan sát hình 2 trang 5, hai học sinh sẽ lần lượt người hỏi người trả lời. Giáo viên hướng dẫn mẫu như sau:
HS A : bạn hãy chỉ vào hình vẽ và nói tên các bộ phận của cơ quan hô hấp 
HS B : Bạn hãy chỉ đường đi của không khí trên hình 2 trang 5 
HS A : Đố bạn biết mũi dùng để làm gì ? 
HS B : Đố bạn biết khí quản, phế quản có chức năng gì ? 
- Bước 2 : Làm việc cả lớp
+ Giáo viên gọi một số cặp học sinh lên hỏi đáp trước lớp và nhận xét. 
+ Giáo viên giúp học sinh hiểu cơ quan hô hấp là gì ? và chức năng từng bộ phận của cơ quan hô hấp .
*Kết luận 
- Cơ quan hô hấp là cơ quan thực hiện sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài 
- Cơ quan hô hấp gồm : Mũi, khí quản, phế quản và phổi.
- Mũi, khí quản, phế quản là đường dẫn khí.
- Hai lá phổi có chức năng trao đổi khí 
Liên hệ thực tế 
+ Tránh không để dị vật: thức ăn, nước uống, vật nhỏ ... rơi vào đường thở 
+ Cho học sinh thảo luận: Điều gì sẽ xẩy ra nếu có dị vật làm tắc đường thở 
+ Giúp học sinh hiểu người bình thường có thể nhịn ăn, ... nhưng không thể nhịn thở khoảng 3 phút. Hoạt động thở bị ngừng quá 5 phút cơ thể sẽ bị chết .
3 – Nhận xét tiết học 
Dặn về làm bài tập vở luyện 
Thứ ...năm...... ngày ...21.... tháng ..8.... năm ...2008.
Tiết 2: nên thở như thế nào ?
I – Mục tiêu 
Sau bài học, học sinh có khả năng:
- Hiểu được tại sao nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng.
- Nói được ích lợi của việc hít thở không khí trong lành và tác hại của việc hít thở không khí có nhiều khí cácboníc, nhiều khói bụi đối với sức khoẻ con người. 
II - Đồ dùng dạy học 
- Gương soi 
- Các hình trong SGK trang 6,7.
III – các hoạt động dạy học 
1 – Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 1 HS kể tên các bộ phận của cơ quan hô hấp và nêu chức năng của từng bộ phận đó ?
- Gọi 1 học sinh chỉ đường đi của không khí trên hình vẽ.
Giáo viên nhận xét cho điểm.
2 – Bài mới 
 Giới thiệu bài 
a, Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 
*Mục tiêu: Giải thích được tại sao ta nên thở bằng mũi mà không nên thở bằng miệng 
* Cách tiến hành 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh lấy gương ra soi để quan sát phía trong của lỗ mũi mình và trả lời câu hỏi.
? Em nhìn thấy gì trong mũi?
? Khi bị sổ mũi, em thấy có gì chảy ra từ 2 lỗ mũi ?
? Hằng ngày, dùng khăn sạch lau phía trong mũi, em thấy trên khăn có gì ? 
? Tại sao thở bằng mũi tốt hơn thở bằng miệng?
- Giáo viên giảng giải :
+ Trong lỗ mũi có nhiều lông để cản bớt bụi trong không khí khi ta hít vào 
+ Ngoài ra trong lỗ mũi có nhiều tuyến dịch nhầy để cản bụi, diệt khuẩn, tạo độ ẩm, đồng thời có nhiều mao mạch sởi ấm không khí hít vào 
- Kết luận: Thở bằng mũi là hợp vệ sinh, có lợi cho sức khoẻ. Vì vậy chúng ta nên thở bằng mũi .
b, Hoạt động 2: Làm việc với SGK
* Mục tiêu: Nói được ích lợi của việc hít thở không khí trong lành và tác hại của việc hít thở không khí có nhiều khói bụi đối với sức khoẻ.
* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo cặp:
- Giáo viên yêu cầu 2 HS cùng quan sát các hình 3,4,5 (trang 7 SGK) và thảo luận theo gợi ý.
	+ Bức tranh nào thể hiện không khí trong lành, bức tranh nào thể hiện không khí có nhiều khói bụi?
	+ Khi được thở ở nơi không khí trong lành bạn cảm thấy thế nào?
	+ Nêu cảm giác của bạn khi phải thở không khí có nhiều khói bụi?
	Bước 2: Làm việc cả lớp
	- Giáo viên chỉ định một số HS lên trình bầy kết quả thảo luận trước lớp. Các HS khác nhận xét, bổ sung.
	- Yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và trả lời.
	+ Thở không khí trong lành có lợi gì?
	+ Thở không khí có nhiều khói bụi có hại gì?
	Kết luận:
 Không khí trong lành là không khí có chứa nhiều khí ô xy, ít khí cácbonnic và khói bụi. Khí ôxy cần cho hoạt động sống của cơ thể, vì vậy thở không khí trong lành sẽ giúp chúng ta khoẻ mạnh...
3, Củng cố dặn dò:
	- Nhận xét giờ học
	- Dặn về nhà làm bài tập tiết 2 vở luyện.
Tuần 2
Thứ tư ngày 27 tháng 8 năm 2008
Bài 3: Vệ sinh hô hấp
i - Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết:
	- Nêu lợi ích của việc tập thở buổi sáng.
	- Kể ra những việc nên làm và không nên làm để giữ VS cơ quan hô hấp.
	- Giữ sạch mũi, họng.
II - Đồ dùng dạy học: Các hình trong SGK trang 8,9.
III - Các hoạt động dạy, học:
1, Kiểm tra bài cũ:
	- Gọi 1 h/s nêu: Tại sao nên thở bằng mũi, không nên thở bằng miệng.
	- 1 h/s nêu ích lợi của việc thở không khí trong lành? 
	GV nhận xét, cho điểm.
 	 2, Bài mới:
	a- Giới thiệu – Ghi đầu bài.
	b- Bài giảng:
a,Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
 	* Mục tiêu: Nêu được ích lợi của việc tập thở buổi sáng.
 	* Cách tiến hành:
	- Bước 1: Làm việc theo nhóm:
Giáo viên yêu cầu HS quan sát các hình 1,2,3 trang 8 – SGK; thảo luận & trả lời các câu hỏi:
	+ Tập thở sâu vào buổi sáng có lợi gì?
	+ Hàng ngày, chúng ta nên làm gì để giữ sạch mũi, họng?
	- Bước 2: Làm việc cả lớp.
Giáo viên yêu cầu đại diện mỗi nhóm trả lời. Sau mỗi câu trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Tập thở sâu vào buổi sáng có lợi cho sức khoẻ vì:
	+ Buổi sáng sớm có K2 thường trong lành ít khói bụi
	+ Sau một đêm nằm ngủ, không hoạt động, cơ thể cần vận động để mạch máu lưu thông, hít thở K2 trong lành & hô hấp sâu để tống được nhiều khí cácbonic ra ngoài và hít được nhiều khí ôxy vào phổi.
Hàng ngày, cần lau sạch sẽ mũi và súc miệng bằng nước muối để tránh bị nhiễm trùng các bộ phận của cơ quan hô hấp.
Giáo viên nhắc học sinh có thói quen tập thể dục buổi sáng và có ý thức giữ vệ sinh mũi họng.
b,Hoạt động 2: Thảo luận theo cặp
 	* Mục tiêu: Kể ra được những việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh cơ quan hô hấp.
* Cách tiến hành :
	Bước 1: Làm việc theo cặp:
	- Hai HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát các hình trang 9 SGK và trả lời, chỉ và nói tên các việc nên làm để bảo vệ và giữ gìn cơ quan hô hấp.
	- Các cặp làm việc, GV theo dõi và giúp đỡ HS 
	Bước 2: làm việc cả lớp 
	- GV gọi HS lên trình bày, mỗi HS phân tích 1 bức tranh 
	- GV bổ sung hoặc sửa chữa ý kiến chưa đúng 
	- GV hướng dẫn HS:
	+ Liên hệ thực tế kể ra những việc nên làm, không nên làm để bảo vệ giữ gìn cơ quan hô hấp 
	+ Nêu các việc mà các em có thể làm ở nhà và xung quanh nơi em sống để giữ cho bầu không khí trong lành 
	* Kết luận :
	- Không nên ở trong phòng có người hút thuốc lá, thuốc lào ...
	- Luôn quét dọn và lau sạch đồ đạc ...
	- Tham gia tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm, không vứt rác bừa bãi 
3 – Củng cố dặn dò 
Dặn HS về nhà làm bài tập tiết 3 vở luyện
Thứ ..năm....... ngày ..28......tháng ...8...... năm ..2008
Bài 4 : phòng bệnh đường hô hấp hô hấp
I – Mục tiêu: Sau bài học HS có thể:
- Kể tên một số bệnh đường hô hấp thường gặp.
- Nêu được nguyên nhân và cách đề phòng bệnh đường hô hấp.
- Có ý thức phòng bệnh đường hô hấp 
II - Đồ dùng dạy học 
	Các hình trong SGK trang 10 ; 11 
III – Các hoạt động dạy học 
1 – Kiểm tra bài cũ 
	- Gọi 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi 
	? Thở sâu vào buổi sáng có lợi gì ? 
	? Con có thường xuyên thở sâu vào buổi sáng không ?
	- Gọi 1 HS nêu những việc làm để bảo vệ và giữ gìn cơ quan hô hấp ?
	? Con đã làm gì để giữ cho bầu không khí trong lành ?
2 – Bài mới 
 Giới thiệu bài 
 Bài giảng 
a,Hoạt động 1 : Động lão
* Mục tiêu: Kể tên 1 số bệnh đường hô hấp thường gặp
* Cách tiến hành :
	- GV yêu cầu HS nhắc lại tên các bộ phận của cơ quan hô hấp. Sau đó mỗi HS kể tên 1 bệnh đường hô hấp mà các em biết 
	- GV giúp HS hiểu: Tất cả các bộ phận của cơ quan hô hấp đều có thể bị bệnh. Những bệnh đường hô hấp thường gặp là: bệnh viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi.
b,Hoạt động 2: Làm việc với SGK
* Mục tiêu:
	- Nêu được nguyên nhân và cách đề phòng bệnh đường hô hấp 
	- Có ý thức phòng bệnh đường hô hấp 
* Cách tiến hành :
	Bước 1: Làm việc theo cặp
	- GV yêu cầu HS quan sát và trao đổi với nhau về nội dung các hình 2, 3, 4, 5, 6 ở trang 10 & 11 SGK 
	Bước 2: Làm việc cả lớp 
	- Gọi 1 số nhóm trình bày những gì các em đã thảo luận khi quan sát các hình. Các nhóm khác bổ sung
	- GV giúp HS hiểu: Người bị viêm phổi hoặc bị viêm phế quản thường bị ho, sốt. Đặc biệt trẻ em không được chữa tri kịp thời, để quá nặng có thể bị chết do không thở được 
	- Tiếp theo GV cho HS câu hỏi trong SGK 
	- Yêu cầu HS liên hệ thực tế để xem HS đã có ý thức phòng bệnh đường hô hấp chưa 
	* Kết luận:Các bệnh về đường hô hấp, nguyên nhân chính và cách đề phòng bệnh đường hô hấp 
c,Hoạt động 3: Trò chơi bác sĩ 
* Mục tiêu: Giúp HS củng cố những kiến thức đã học được về phòng bệnh viêm đ ... II - Đồ dùng dạy học 
Quả địa cầu
III – Các hoạt động dạy học 
1 – Giới thiệu bài 
 2, Bài mới
Hoạt động 1: Thực hành theo nhóm
* Mục tiêu:
	- Biết trái đất không ngừng quay quanh mình nó
	- Biết quay quả địa cầu theo đúng chiều quay của trái đất quanh mình nó
* Cách tiến hành
Bước 1:
	- GV chia nhóm, yêu cầu HS tronh nhóm quan sát H1 tròn SGK trang 114 và trả lời câu hỏi
Trái đất quay quanh trục của nó theo cùng chiều hay ngược chiều kim động hồ?
	- Hs trong nhóm lần lượt quay quả địa cầu như hướng dẫn ở phần thực hành trong SGK.
Bước 2:
	- Gọi một vài hS lên quay quả địacauf theo đúng chiều quay của trái đất quanh mình nó
	- Hs nhận xét phần thực hành của bạn
	- GV làm cho HS quan sát
Hoạt động 2: Quan sát tranh theo cặp
* Mục tiêu:
- Biết trái đất đồng thời tự quay quanh mình nó vừa chuyển động quanh mặt trời
	- Biết chỉ hướng chuyển động của trái đất quanh mình nó và quanh mặt trời trong H3 – SGK trang 115
* Cách tiến hành
Bước 1: HS quan sát H3 – SGK trang 115 và từng cặp chỉ cho nhau xem hướng chuyển động của trái đất quanh mình nó và hướng chuyển động của trái đất quanh mặt trời
GV gợi ý để HS trả lời câu hỏi.
	+ Trái đất tham gia đồng thời mấy chuyển động
	+ Nhận xét về hướng chuyển động của trái đất.
Bước 2:
	- GV gọi vài hS trả lời trước lớp
	- GV hoặc HS bổ sung, hoàn thiện câu trả lời
* Kết luận: Trái đất đồng thời tham gia 2 chuyển động
Hoạt động 3:Trò chơi Trái đất quay 
* Mục tiêu: Củng cố kiến thức toàn bài. tạo cảm hứng học tập cho HS 
* Cách tiến hành 
- Bước 1: GV chia nhóm , hướng dẫn cách chơi
- Bước 2: Các nhóm ra sân chọn vị trí 
- Bước 3: Gọi 1 số cặp HS biểu diễn trước lớp 
4 – Nhận xét đánh giá 
Tuần 31
Thứ .. ngày . tháng . năm 200
Bài 61 : trái đất là một hành tinh trong hệ mặt trời
 I – Mục tiêu 
- HS biết có biểu tượng ban đầu về hệ mặt trời 
- Có ý thức giữ cho trái đất luôn xanh, sạch và đẹp 
II - Đồ dùng dạy học
Các hình trong SGK trang 116, 117 
III – Các hoạt động dạy học 
1 – Giới thiệu bài 
2 – Hoạt động 1: Quan sát tranh theo cặp
- Giải thích hành tinh là thiên thể quay chuyển động quanh mặt trời 
+ Quan sát hình 1 trang 116 
? Trong hệ mặt trời có mấy hành tinh
? Từ mặt trời ra xa dần, trái đất là hành tinh thứ mấy 
? Tại sao trái đất được gọi là 1 hành tinh của hệ mặt trời 
- GV và HS nhận xét 
- GV kết luận 
3 – Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 
- HS thảo luận theo nhóm 
? Trong hệ mặt trời hành tinh nào có sự sống ?
? Chúng ta phải làm gì để giữ cho trái đất luân xanh, sạch, đẹp 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận
- GV và HS nhận xét bổ sung
- Kết luận 
4 – Hoạt động 3: Thi kể về hành tinh trong hệ mặt trời 
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ 
- Các nhóm nghiên cứu tư liệu để hiểu vềg hành tinh 
- Đại diện các nhóm kể trước lớp 
- GV và HS nhận xét 
- Kết luận 
5 – Nhận xét đánh giá 
Thứ .. ngày . tháng . năm 200
Bài 62 : mặt trăng là vệ tinh của trái đất 
 I – Mục tiêu 
- HS biết trình bày mối quan hệ giữa trái đất, mặt trời và mặt trăng 
- Biết mặt trăng là vệ tinh của trái đất 
II - Đồ dùng dạy học
Các hình trong SGK trang 118, 119 
III – Các hoạt động dạy học 
1 – Giới thiệu bài 
2 – Hoạt động 1: Quan sát tranh theo cặp 
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 1 
+ Chie mặt trời, trái đất, mặt trăng và hướng chuyển động của mặt trăng quanh trái đất 
+ Nhận xét chiều quay của trái đất quanh mặt trời 
+ Nhận xét độ lớn của trái đất, mặt trời và mặt trăng 
- Đại diện 1 số HS trả lời 
- GV và HS nhận xét 
- Kết luận 
3 – Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ mặt trăng quay xung quanh trái đất 
- GV giảng cho HS hiểu vệ tinh là thiên thể chuyển động xung quanh hành tinh 
- HS vẽ sơ đồ mặt trăng xung quanh trái đất như hình 2 
4 – Hoạt động 3: Trò chơi
- GV chia nhóm xác định vị trí làm việc cho từng nhóm 
- Nhóm trưởng điều hành chơi trong nhóm 
- Gọi 1 số nhóm lên biểu diễn trước lớp 
- Kết luận 
5 – Nhận xét đánh giá 
Tuần 32
Thứ .. ngày . tháng . năm 200
Bài 63 : ngày và đêm trên trái đất 
 I – Mục tiêu 
- HS có khả năng giải thích hiện tượng ngày và đêm trên trái đất ở mức độ đơn giản 
- Biết thời gian để trái đất quay được 1 vòng quanh mình nó là 1 ngày 
- Biết 1 ngày có 24 giờ 
- Thực hành biểu diễn ngày và đêm 
II - Đồ dùng dạy học
Các hình trong SGK
Đèn điện đẻ bàn 
III – Các hoạt động dạy học 
1 – Giới thiệu bài 
2 – Hoạt động 1: Quan sát tranh theo cặp 
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 1, 2 
? Tại sao bóng đèn không chiếu sáng được toàn bộ về mặt quả địa cầu ?
? Khoảng thời gian phần trái đất được mặt trời chiếu sáng gọi là gì? 
? Khoảng thời gian phần trái đất không được mặt trời chiếu sáng gọi là gì ?
- HS thảo luận và trả lời trước lớp 
- GV và hS nhận xét bổ sung 
- Kết luận 
3 – Hoạt động 2: Thực hiện theo nhóm 
- GV chia nhóm và hướng dẫn thực hành 
- Gọi 1 số HS lên thực hành trước lớp 
- GV và hS nhận xét 
- Kết luận 
4 – Hoạt động 3: Thảo luận cả lớp 
- GV đánh dấu 1 điểm trên quả địa cầu 
- GV quay quả địa cầu 1 vòng ngược theo chiều kim đồng hồ từ điểm đánh dấu trở về chỗ cũ: Thời gian quay được 1 vòng quanh mình nó được quy ước là 1 ngày 
? Một ngày có bao nhiêu giờ ?
? hãy tưởng tượng trái đất ngừng quay quanh mình nó thì ngày và đêm trên trái đất như thế nào ?
- Kết luận 
5 – Nhận xét đánh giá 
Thứ .. ngày . tháng . năm 200
Bài 64 : năm, tháng và mùa 
 I – Mục tiêu 
- HS nhận biết thời gian để trái đất chuyển động được 1 vòng quanh mặt trời là 1 năm 
- Một năm thường có 365 ngày và được chia thành 12 tháng 
- Một năm thường có 4 mùa 
II - Đồ dùng dạy học
Các hình trong SGK 
III – Các hoạt động dạy học 
1 – Giới thiệu bài 
2 – Thảo luận nhóm
- HS thảo luận nhóm theo các câu hỏi 
? Một nămthwờng có bao nhiêu ngày? bao nhiêu tháng? 
? Số ngày trong các tháng có bằng nhau không ?
? Những tháng nào có 31 ngày, 30 ngày, 28 ngày, 29 ngày ?
- Đại diện các nhóm trình bày 
- GV và HS nhận xét bổ sung 
- Kết luận 
3 – Hoạt động 2: Làm việc với SGK theo cặp 
- HS cùng bàn quan sát hình 2 tìm vị trí nào của trái đất thể hiện bắc bán cầu là mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông
- Gọi 1 số HS trình bày trước lớp 
- GV và HS nhận xét bổ sung 
4 – Hoạt động 3: Trò chơi 
- GV đọc từng câu hỏi 
? Khi mùa xuân em có cảm nhận như thế nào ?
? Khi mùa hạ em cảm nhận như thế nào ?
? Khi mùa thu em cảm nhận như thế nào ?
? Khi mùa đông em cảm nhận nhe thé nào ?
- HS thể hiện bằng hành động qua mỗi câu hỏi 
+ Mùa xuân thì cười 
+ Mùa hạ thì lấy tay quạt 
+ Mùa thu để tay lên má 
+ Mùa đông thì xuýt xoa 
- Kết luận 
5 – Nhận xét đánh giá 
Tuần 33
Thứ .. ngày . tháng . năm 200
Bài 65 : các đới khí hậu
 I – Mục tiêu 
- HS biết kể tên các đới khí hậu trên trái đât 
- Biết đặc điểm chính của các đới khí hậu
- Chỉ trên quả địa cầu vị trí các đới khí hậu 
II - Đồ dùng dạy học
Các hình trong SGK 
III – Các hoạt động dạy học 
1 – Giới thiệu bài 
2 – Làm việc theo cặp 
- Quan sát hình 1 SGK 
? Chỉ và nói tên các đới khí hậu ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu 
? Mỗi bán cầu có mấy đới khí hậu 
? Kể tên các đới khí hậu từ xích đạo đến Bắc cực hay đến Nam cực 
3 – Thực hành theo nhóm 
- GV hướng dẫn HS chỉ vị trí các đới khí hậu 
- HS tìm đường xích đạo trên quả địa cầu 
- Xác định đường ranh giới giữa các đới khí hậu 
- Xác định đới khí hậu của Việt Nam
- Kết luận 
4 – Trò chơi 
- GV chia nhóm phổ biến cách chơi 
- HS trong nhóm thảo luận dán dải màu vào hình vẽ 
- Trưng bày sản phẩm 
- GV và HS nhận xét 
5 – Nhận xét đánh giá 
Thứ .. ngày . tháng . năm 200
Bài 66 : bề mặt trái đất
 I – Mục tiêu 
 - HS biết phân biệt lục địa đại dương 
- Biết trên bề mặt trái đất có 6 châu lục và 4 đại dương 
- Nói tên và chỉ được vị trí 6 châu lục và 4 đại dương trên lược đồ 
II - Đồ dùng dạy học
- Các hình trong SGK 
- Lược đồ phóng to 
III – Các hoạt động dạy học 
1 – Giới thiệu bài 
2 – Thảo luận trước lớp 
- GV giới thiệu hình 1 SGK 
- HS phân biệt phần đất và phần nước trên quả địa cầu 
? Nước hay đất chiếm phần lớn trên bề mặt trái đất ?
- GV giải thích đơn giản về lục địa và đại dương 
+ Lục địa là khối đất liền lớn trên bề mặt trái đất 
+ Đại dương là những khoảng nước rộng bao bọc phần lục địa 
- Kết luận 
3 – Làm việc theo nhóm 
- Các nhóm thảo luậnk 
? Có mấy châu lục? Chỉ và nói tên các châu lục trên lược đồ hình 3 
? Chỉ vị trí của Việt Nam trên lược đồ 
? Việt Nam ở châu lục nào ?
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận 
- GV và HS nhận xét bổ sung 
4 – Trò chơi 
- GV chia nhóm và phát cho mỗi nhóm 1 lược đồ câm và 10 tấm bìa nhỏ ghi tên châu lục và đại dương 
- Các nhóm thảo luạn và dán các tấm bìa vào lược đồ 
- Trình bày sản phẩm 
- GV và HS nhận xét 
5 – Nhận xét đánh giá 
Tuần 34
Thứ .. ngày . tháng . năm 200
Bài 67 : bề mặt lục địa 
 I – Mục tiêu 
- HS biết mô tả bề mặt lục địa 
- Nhận biết được suối sông hồ 
II - Đồ dùng dạy học
Tranh ảnh 
III – Các hoạt động dạy học 
1 – Giới thiệu bài 
2 – Làm việc theo cặp 
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 1 trong SGK trang 128 
? Đâu là mặt đất nhô cao, chỗ nào bằng phẳng, chỗ nào có nước 
? Mô tả bề mặt lục địa 
- HS thảo luận trả lời trước lớp 
- Kết luận :
3 – Làm việc theo nhóm 
 - GV hướng dẫn HS quan sát hình 1 trong SGK trang 128 
? Chỉ sông, suối trên sơ đồ 
? Chỉ dòng chảy của các con suối con sông 
? Trong 3 hình 2, 3, 4, hình nào thể hiện suối, sông , hồ ?
- Kết luận 
4 – Làm việc cả lớp 
- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế địa phương kể tên 1 số sông, hồ, suối 
- HS trả lời 
- GV giới thiệu tranh ảnh 
5 – Nhận xét đánh giá 
Thứ .. ngày . tháng . năm 200
Bài 68 : bề mặt lục địa ( tiếp theo)
 I – Mục tiêu 
HS có khả năng nhận biết được núi, đồi, đồng bằng cao nguyên và đồng bằng 
II - Đồ dùng dạy học
III – Các hoạt động dạy học 
1 – Giới thiệu bài 
2 – Làm việc theo nhóm 
- GV giới thiệu hình 1, 2, SGK 
- HS thảo luận và hoàn thành bảng so sánh giữa núi và đồi 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận 
- Kết luận: 
3 – Làm việc theo cặp 
- GV giới thiệu hình 3, 4, 5, SGK 
- Gọi 1 số HS trả lời câu hỏi trước lớp 
- Kết luận: 
4 – Vẽ hình mô tả 
- Mỗi HS tự vẽ hình mô tả đồi núi, đồng bằng và cao nguyên 
- GV chọn 1 số bài đẹp trưng bày 
- GV và HS nhận xét 
5 - Nhận xét đánh giá 

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_day_hoc_mon_tu_nhien_xa_hoi_3.doc