Kế hoạch dạy học theo chủ đề môn Mĩ thuật Lớp 3 - Chủ đề 9 đến 13 - Năm học 2019-2020

Kế hoạch dạy học theo chủ đề môn Mĩ thuật Lớp 3 - Chủ đề 9 đến 13 - Năm học 2019-2020

I. Mục tiêu:

Học sinh cần đạt:

Kiến thức

- Học sinh hiểu được nội dung, biết cách khai thác hình ảnh tiêu biểu của câu chuyện để vẽ minh họa.

Kĩ năng

- Thể hiện được bức tranh về câu chuyện yêu thích, thể hiện bằng hình thức vẽ, xé, cắt dán, .

Thái độ

- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình.

Phát triển năng lực

- Nâng cao khả năng quan sát, ghi nhớ, tưởng tượng.

II. Phương pháp và hình thức tổ chức

- Sử dụng quy trình Vẽ cùng nhau, Tạo hình con rối và Nghệ thuật biểu diễn, Xây dựng cốt truyện.

- Hoạt động cá nhân.

III. Đồ dùng và phương tiện:

GV chuẩn bị

- Sách học Mĩ thuật lớp 3.

- Một số hình ảnh về các câu chuyện gần gũi với học sinh.

- Một số hình minh họa phù hợp với nội dung chủ đề.

HS chuẩn bị

- Sách học mĩ thuật.

- Giấy vẽ ,màu vẽ, keo dán, thanh nẹp, bìa cứng để gắn các nhân vật, .

 

doc 14 trang Người đăng haihahp2 Lượt xem 511Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch dạy học theo chủ đề môn Mĩ thuật Lớp 3 - Chủ đề 9 đến 13 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
MÔN: MĨ THUẬT - LỚP 3
Chủ đề 9: BƯU THIẾP TẶNG MẸ VÀ CÔ 
 (Thời lượng: 2 tiết)
 Ngày soạn : ... tháng ... năm 2020
Ngày dạy: Ngày .... tháng ....năm 2020
I. Mục tiêu:
Học sinh cần đạt
Kiến thức
- Nêu được ý nghĩa của bưu thiếp.
Kĩ năng
- Làm được bưu thiếp đơn giản tặng mẹ, cô giáo hoặc người phụ nữ mà mình yêu quí.
Thái độ
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. Kính trọng và biết ơn mẹ và cô giáo
Phát triển năng lực
- Nâng cao khả năng quan sát, ghi nhớ, tưởng tượng, hợp tác trong nhóm
II. Phương pháp và hình thức tổ chức:
Phương pháp
- Gợi mở.
- Trực quan.
- Luyện tập, thực hành.
- Sử dụng quy trình Vẽ cùng nhau.
Hình thức tổ chức
- Hoạt động cá nhân.
- Hoạt động nhóm.
III. Đồ dùng và phương tiện:
GV chuẩn bị
- Sách học mĩ thuật lớp 3.
- Một số hình minh họa phù hợp với nội dung chủ đề.
HS chuẩn bị
- Sách học mĩ thuật.
- Giấy vẽ, giấy màu, kéo, hồ dán.
IV.Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Khởi động
- GV gt chủ đề.
1.Hướng dẫn tìm hiểu.
- Gv cho hs xem một số bưu thiếp để tìm hiểu:
 + Bưu thiếp dùng để làm gì?
+ Bưu thiếp thường có hình dạng gì?
 + Các hình ảnh, chữ số trên bưu thiếp được sắp xếp thế nào?
 + Có thể làm bưu thiếp bằng những chất liệu gì?
- Sau đó gv giới thiệu và kết luận: Bưu thiếp dùng để tặng chúc mừng cho những người thân yêu hay bạn bè nhân dịp sinh nhật, ngày lễ, ngày tết,...Bưu thiếp thường có dạng hình chữ nhật hoặc vuông, các hình ảnh, chữ số được sắp xếp cân đối, hài hòa. Khi làm bưu thiếp có thể sử dụng nhiều chất liệu khác nhau như màu vẽ, giấy màu, lá cây khô,...
- Gv cho hs tham khảo hình 9.1 sgk và hướng dẫn học sinh về bưu thiếp. 
2. Hướng dẫn thực hiện.
- Gv cho hs xem hình hướng dẫn cách thực hiện và nêu từng bước:
 + Xác định bưu thiếp dành tặng ai, nhân dịp gì?
 + Tạo hình dạng của bưu thiếp.
 + Phân mảng chữ và hình trang trí.
 + Vẽ hoặc cắt dán hình ảnh trang trí và chữ vừa với mảng được chia.
 + Vẽ màu theo ý thích.
 + Viết thêm nội dung thể hiện tình cảm của mình vào phần trong bưu thiếp.
 - Gv làm minh họa.
 - Cho hs tham khảo hình 9.2 sgk và đọc ghi nhớ.
 - Cho hs quan sát hình 9.3 sgk để có thêm ý tưởng sáng tạo bưu thiếp cho mình.
3. Hướng dẫn thực hành.
- Gv nêu yêu cầu: Em hãy làm một bưu thiếp dành tặng mẹ hoặc cô giáo nhân dịp lễ nào đó và viết nội dung tặng vào bưu thiếp, cho học sinh chia sẻ trong nhóm chọn nội dung cho bưu thiếp. .Vd: ngày 20-11, ngày 8-3, ngày sinh nhật, chúc mừng năm mới,...
 - Gv theo dõi, giúp đỡ hs thực hành.
* Vận dụng sáng tạo
 - Gv cho hs tham khảo hình 9.5 sgk để có thêm ý tưởng mới về cách tạo hình trang trí.
 - Gv hướng dẫn hs có thể sử dụng các chất liệu khác để trang trí bưu thiếp như: hạt đậu, nút áo để gắn thành hình ảnh hay gấp giấy, cuộn giấy,... 
* Dặn dò
Dặn học sinh chuẩn bị chủ đề sau
- Học sinh hát
- HS nghe.
- Học sinh quan sát.
- Hs trả lời câu hỏi.
- Bưu thiếp dùng để tặng chúc mừng cho những người thân yêu hay bạn bè nhân dịp sinh nhật, ngày lễ, ngày tết
Bưu thiếp thường có dạng hình chữ nhật hoặc vuông
- chữ số được sắp xếp cân đối, hài hòa.
- Khi làm bưu thiếp có thể sử dụng nhiều chất liệu khác nhau như màu vẽ, giấy màu, lá cây khô,...
- Hs lắng nghe.
- Hs xem hình sgk và nêu lại ghi nhớ.
- Hs quan sát
- Hs chú ý quan sát
- Hs tham khảo, đọc ghi nhớ.
- Hs quan sát hình 9.3
- Hs chia sẻ nội dung.
- Học sinh thực hành
- Hs quan sát.
- Hs làm theo hướng dẫn.
- Học sinh chuẩn bị chủ đề sau
KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
MÔN: MĨ THUẬT - LỚP 3
Chủ đề 10: CỦA HÀNG GỐM SỨ 
 (Thời lượng: 3 tiết)
 Ngày soạn : ...... tháng ....năm 2020
Ngày dạy: Ngày ................ tháng ....năm 2020
I. Mục tiêu:
Học sinh cần đạt
 Kiến thức:
- HS hiểu và nêu được đặc điểm hình dạng,cách trang trí của một số đồ gốm,sứ như:lọ hoa,chậu cảnh,ấm chén,bát đĩa...
 Kĩ năng:
- HS tạo hình được mốt số sản phẩm như: lọ hoa,chậu cảnh,ấm chén ,bát đĩa...
Thái độ: 
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình.
Phát triển năng lực
- Nâng cao khả năng quan sát, ghi nhớ, tưởng tượng, sáng tạo
II. Phương pháp và hình thức tổ chức
- Sử dụng quy trình tiếp cận chủ đề
- Hoạt động cá nhân.
III. Đồ dùng và phương tiện:
GV chuẩn bị 
Sách học mĩ thuật lớp 3. Một số hình minh họa phù hợp với nội dung chủ đề. 
HS chuẩn bị
- Sách học mĩ thuật. Đất nặn, dao cắt đất, giấy vẽ ,màu,.
IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động 
- Giới thiệu 1 số tranh ,ảnh về các vật dụng gốm sứ,1 số lọ hoa chén bát thật.
1. Hướng dẫn tìm hiểu 
- Yêu cầu học sinh xem hình 10.1(SKG trang 49)
- Đặt câu hỏi cho HS trả lời cá nhân:
+ Nêu tên các đồ gốm sứ có trong hình?
+ Mô tả hình dáng và kể tên các bộ phận của mỗi đồ vật?
+ Nêu các họa tiết và màu sắc trên mỗi đồ vật?
+ Em thích nhất loại gốm sứ nào? Vì sao?
- GV nhận xét,kết luận.
2. Hướng dẫn thực hiện.
-GV yêu cầu HS quan sát hình 10.2(SGK trang 50) HS làm việc theo nhóm
-GV làm mẫu cách tạo dáng và trang trí đồ gốm sứ(vẽ và đất nặn)
+ Tạo dáng vẽ:GV vẽ hình dáng,trang trí họa tiết và vẽ màu
+ Tạo dáng bằng đất nặn ( yêu cầu mỗi cá nhân trong nhóm thực hành )GV làm theo từng bước:
 B1:GV giúp HS chọn màu đất phù hợp
B2: Tạo dáng chi tiết các bộ phận rồi ghép lại hoặc tạo dáng liền từ 1 khối nguyên chất
B3 : Tạo các hoạt tiết phù hợp( đắp nỗi họa tiết ,khắc nét chìm..)
-GV nhận xét kết luận.
Cho HSQS một số sản phẩm đã hoàn thành để có thêm ý tưởng cho phần thực hành. 
3. Hướng dẫn thực hành.
-GV nhắc lại cách nặn,tạo dáng,cách trang trí.
- Yêu cầu HS tạo dáng 1 đồ vật mà em thích(vẽ nặn sản phẩm cá nhân hoặc hợp tác nhóm thành sản phẩm tập thể)
- Yêu cầu HS thực hiện trên bảng con,hoặc giấy A4
-Vừa quan sát vừa giúp đỡ thêm cho những em còn lúng túng.
* Vận dụng sáng tạo
-GV hướng dẫn HS tạo dáng và trang trí những đồ vật mà em thích bằng các vật liệu khác mà em tìm được,sau đó hóa trang thành người bán hàng,người sản xuất để chia sẽ về sản phẩm của mình(ví dụ hình 10.5 trang 52)
*Dặn dò
Chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau “Tìm hiểu tranh theo chủ đề:Vẽ đẹp cuộc sống”
- HS quan sát nhận ra có nhiều vật dụng được làm bằng gốm sứ.
- HS quan sát.
- Học sinh trả lời trả lời.
- Lọ hoa, ấm, đĩa, chén, bát,...
- Học sinh trả lời.
- HS quan sát
- HS quan sát
- HS quan sát
- HS nghe. 
- HS quan sát.
- HS nghe.
- HS thực hành.
- HS lắng nghe và thực hiện
- HS lắng nghe và thực hiện
KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
MÔN: MĨ THUẬT - LỚP 3
Chủ đề 11: TÌM HIỂU TRANH THEO CHỦ ĐỀ: VẺ ĐẸP CUỘC SỐNG 
 (Thời lượng: 2 tiết) 
 Ngày soạn : ...... tháng ....năm 2020
Ngày dạy: Ngày ................ tháng ....năm 2020
I. Mục Tiêu 
Kiến thức
- Giúp HS làm quen được với 1 số tranh ảnh nước ngoài
- giúp HS nêu được chủ đề,mô tả hình ảnh,nhận biết được vẻ đẹp của bức tranh theo chu đề “ vẻ đẹp cuộc sống” thông qua bố cục,đường nét,màu sắc
Kĩ năng
- HS mô phỏng lại được bức tranh em thích bằng cách vẽ,xé dán...
Thái độ
- HS giới thiệu,nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình.
Phát triển năng lực
- Nâng cao khả năng quan sát, ghi nhớ, tưởng tượng, cảm thụ tranh.
II. Phương pháp và hình thức tổ chức
- Sử dụng quy trình tiếp cận chủ đề
- Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm
III. Đồ dùng và phương tiện:
GV chuẩn bị 
Sách học mĩ thuật lớp 3. 
- Tranh ảnh,hình vẽ về 1 số loại tranh ảnh cuộc sống,thiên nhiên,con người
- Một số hình minh họa phù hợp với nội dung chủ đề. 
HS chuẩn bị
- Sách học mĩ thuật.
- Đất nặn, dao cắt đất, giấy vẽ ,màu,.
IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động
VD: GV bắt nhịp cả lớp hát bài trái đất này là của chúng mình rồi sau đó giới thiệu chủ đề: Bài hát vừa rồi thầy/cô trò chúng ta cùng hát nói về tìn hữu nghị, đoàn kết của trẻ em trên khắp các hành tinh và ước mơ được sống trong một thế giớ hòa bình của tất cả trẻ em.
1. Hướng dẫn tìm hiểu
1.1. Xem tranh
Tổ chức cho HS xem hai bức tranh trong hình 11.1, thảo luận để tìm hiểu nội dung và vẻ đẹp của hai bức tranh đó.
Câu hỏi gợi mở
- Em thấy trong tranh có những hình ảnh gì? Các nhân vật trong tranh đang làm gì?
- Hình ảnh nào là hình ảnh chính, hình ảnh nào là hình ảnh phụ?
- Hình ảnh chính, hình ảnh phụ được vẽ ở vị trí trong tranh?
- Điều gì làm em thấy thú vị nhất ở bức tranh này? Vì sao?
- Khung cảnh trong tranh gợi cho em cảm giác gì?
- Em thấy trong tranh có những màu sắc gì? Những màu nào đậm, những màu nào nhạt? Màu nào được vẽ nhiều trong bức tranh? Những màu sắc ấy mang lại cảm giác gì cho em?
- Bức tranh vẽ về chủ đề gì? Tên của bức tranh là gì? Của tác giả nào? Ở đâu?
- Em có cùng cảm nhận về bức tranhnh] nội dung bài học hay khoonh? Em còn có cảm nhận gì khác?
GV tóm tắt
a) Mẹ tôi – tranh bột màu của Xvét- ta Ba- la- nô- va, 8 tuổi, người Ca – dắc – xtan.
Bức tranh mẹ tôi do Xvét- ta Ba- la- nô- va vẽ bằng màu bột. Bức tranh diễn tả tình cảm đầm ấm, thắm thiết của mẹ và con. Tranh có màu sắc ấm áp và bố cục đơn giản thể hiện rõ nội dung. Hình ảnh nổi bật nhất là người mẹ đang trìu mến ôm em bé vào lòng.
b) Cùng giã gạo – tranh màu nước của Xa – rau – giu Thê Pxông Krao, 9 tuổi, người Thái Lan.
Bức tranh cùng giã gạo ở vùng nông thôn của đất nước Thái Lan. Tranh vẽ bốn người đang giã gạo với dáng vẻ khác nhau tạo nên cảnh giã gạo khẩn trương, liên tục, dồn dập.
2.Cách thực hiện 
-GV yêu cầu HS quan sát hình 1.2 và 11.3(SGK trang 55) HS làm việc theo nhóm
-GV ghi lại các bước vẽ tranh theo thứ tự
+B1:vẽ hình ảnh phụ,khung cảnh bức tranh(phù hợ với hình ảnh chính) 
+B2: vẽ hình ảnh chính(vừa với phần giấy,vị trí trung tâm
+ B3:vẽ màu( kết hợp màu sắc đậm nhạt...)
-GV nhận xét kết luận
3. Thực hành
-GV nhắc lại các bước thực hiện
-yêu cầu HS quan sát hình 11.4(trang 56)để chọn chủ đề phù hợp cho bức tranh(ưu tiên nhóm xé dán)
-Yêu cầu HS thực hiện trên giấy A4
-Trong quá trình làm việc GV cho khuyến khích các e tham quan trao đổi giữa các bạn để sản phẩm của mình đa dạng và phong phú hơn.
-Vừa quan sát vừa giúp đỡ thêm cho những em còn lúng túng.
* Vận dụng sáng tạo
- GV hướng dẫn HS tạo hình theo chủ đề”Mẹ em và bạn bè của em” và trang trí bằng các chât liệu khác nhau như xé dán,đất nặn.để bức tranh thêm sinh động,mới lạ
* Dặn dò:
Chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau ‘ Trang phục của em”
- Học sinh hát
- Học sinh quan sát, thảo luận để tìm hiểu nội dung
- Học sinh trả lời
a) Mẹ tôi – tranh bột màu của Xvét- ta Ba- la- nô- va, 8 tuổi, người Ca – dắc – xtan.
Bức tranh mẹ tôi do Xvét- ta Ba- la- nô- va vẽ bằng màu bột. Bức tranh diễn tả tình cảm đầm ấm, thắm thiết của mẹ và con. Tranh có màu sắc ấm áp và bố cục đơn giản thể hiện rõ nội dung. Hình ảnh nổi bật nhất là người mẹ đang trìu mến ôm em bé vào lòng.
b) Cùng giã gạo – tranh màu nước của Xa – rau – giu Thê Pxông Krao, 9 tuổi, người Thái Lan.
Bức tranh cùng giã gạo ở vùng nông thôn của đất nước Thái Lan. Tranh vẽ bốn người đang giã gạo với dáng vẻ khác nhau tạo nên cảnh giã gạo khẩn trương, liên tục, dồn dập.
- Học sinh quan sát và nghe
- Học sinh quan sát và nghe
- Học sinh quan sát và nghe
Nhóm thảoluận
-HS lắng nghe
-HS đọc lại cách thực hiện theo các bước
 -HS lắng nghe
-HS quan sát
- HS quan sát hình 11.4(trang 56)để chọn chủ đề phù hợp cho bức tranh
-HS thực hànhtheo nhóm
- HS lắng nghe và thực hiện
- Học sinh chuẩn bị
KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
MÔN: MĨ THUẬT - LỚP 3 ( Tiết 1 + 2)
 Chủ đề 12: TRANG PHỤC CỦA EM
( Thời lượng 2 tiết) 
 Ngày soạn : ... tháng ... năm 2020
Ngày dạy: Ngày ................. tháng ....năm 2020
I. Mục tiêu:
Học sinh cần đạt:
Kiến thức
- Nhận ra được vẻ đẹp và đặc điểm của trang phục nam, nữ lứa tuổi tiểu học.
Kĩ năng
- Vẽ và trang trí được trang phục theo ý thích
Thái độ
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
Phát triển năng lực
- Nâng cao khả năng quan sát, ghi nhớ, tưởng tượng, hợp tác trong nhóm.
II. Phương pháp và hình thức tổ chức
- Sử dụng quy trình tiếp cận chủ đề
- Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm
III. Đồ dùng và phương tiện:
GV chuẩn bị 
Sách học mĩ thuật lớp 3.
- Một số hình minh họa phù hợp với nội dung chủ đề. 
HS chuẩn bị
- Sách học mĩ thuật.
-, giấy vẽ ,màu vẽ, keo dán,.
IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Khởi động:
Giáo viên vẽ hình người lên bảng, yêu cầu học sinh vẽ thêm trang phục vào hình vẽ đó.
- Giáo viên nhận xét và vào chủ đề
1. Hướng dẫn tìm hiểu
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 12.1 để tìm hiểu về kiểu dáng, màu sắc, hình thức trang trí trên trang phục
Giáo viên tóm tắt:
+ Kiểu dáng, màu sắc của trang phục rất đa dạng và phong phú. Mỗi loại trang phục đều có vẻ đẹp riêng và phù hợp để sử dụng theo giới tính và phù hợp với nhiều lứa tuổi, theo từng mùa. Khi tạo dáng trang phục cần phải lựa chọn tạo dáng trang phục cho ai, sử dụng theo hoàn cảnh nào..
2. Hướng dẫn thực hiện
- Tổ chức cho học sinh xây dựng cách thực hiện trang trí trang phục thông qua trò chơi trải nghiệm “ Nhà thiết kế thời trang”
+ Giáo viên chuẩn bị một số hình vẽ quần, áo, váy mũ... và 1 số họa tiết như ngôi sao, bông hoa, chấm bi, các nét ...với nhiều màu sắc khác nhau gợi ý học sinh lựa chọn họa tiết mình thích để gắn lên các hình trang phục.
- Gợi ý để học sinh thực hiện theo ý tưởng riêng.
+ Giáo viên tóm tắt:
- Chọn đối tượng, lứa tuổi để tạo dáng trang phục.
- Vẽ hình dáng của trang phục.
- vẽ các chi tiết như nơ, túi, thắt lưng...
- Lựa chọn họa tiết và phối màu.
3. Hướng dẫn thực hành
- Yêu cầu học sinh tạo dáng trang phục cho mình hoặc cho người thân bằng cách vẽ, cắt, xé dán...
- Giáo viên lưu ý nhắc nhở học sinh tạo dáng và trang trí trang phục sao cho phù hợp với giới tính, lứa tuổi, theo mùa,..
* Vận dụng sáng tạo
- Gợi ý học sinh dung các chất liệu khác sáng tạo một số trang phục mà mình thích
* Dặn dò
Dặn học sinh chuẩn bị bài học sau
- Học sinh vẽ thêm trang phục vào hình vẽ.
- Học sinh quan sát chỉ ra kiểu dáng, màu sắc, hình thức trang trí trên trang phục của hình 12.1.
- Học sinh nghe
- Học sinh nghe
- Học sinh quan sát hình 12.2 để tìm ý tưởng trang trí 
- Học sinh nêu ý tưởng sáng tạo trang phục.
- Học sinh nghe
- Học sinh làm việc cá nhân.
- Học sinh thực hiện.
- Học sinh chuẩn bị
KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ
MÔN: MĨ THUẬT - LỚP 3 
Chủ đề 13: CÂU CHUYỆN EM YÊU THÍCH 
( Thời lượng 3 tiết)
Ngày soạn : .......tháng ........năm 2020
Ngày dạy: ngày ............ tháng ......... năm 2020
I. Mục tiêu:
Học sinh cần đạt:
Kiến thức
- Học sinh hiểu được nội dung, biết cách khai thác hình ảnh tiêu biểu của câu chuyện để vẽ minh họa.
Kĩ năng
- Thể hiện được bức tranh về câu chuyện yêu thích, thể hiện bằng hình thức vẽ, xé, cắt dán, ...
Thái độ
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình.
Phát triển năng lực
- Nâng cao khả năng quan sát, ghi nhớ, tưởng tượng.
II. Phương pháp và hình thức tổ chức
- Sử dụng quy trình Vẽ cùng nhau, Tạo hình con rối và Nghệ thuật biểu diễn, Xây dựng cốt truyện.
- Hoạt động cá nhân.
III. Đồ dùng và phương tiện:
GV chuẩn bị 
- Sách học Mĩ thuật lớp 3.
- Một số hình ảnh về các câu chuyện gần gũi với học sinh.
- Một số hình minh họa phù hợp với nội dung chủ đề. 
HS chuẩn bị
- Sách học mĩ thuật.
- Giấy vẽ ,màu vẽ, keo dán, thanh nẹp, bìa cứng để gắn các nhân vật, .
IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
*Khởi động:
Giáo viên Có thể sử dụng một số câu chuyện cổ tích như: (Cây khế, chuyện Tấm cám, chuyện nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, ...) sau đó đọc cho học sinh nghe hoặc học sinh nghe qua băng đĩa
- Giáo viên nhận xét và giới thiệu chủ đề
1. Hướng dẫn tìm hiểu
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 13.1 sách Học mĩ thuật lớp 3 để tìm hiểu thảo luận nêu tên các câu chuyện trong từng hình minh họa và kể tên câu chuyện khác mà các em biết
- Có thể cho học sinh tự kể một câu chuyện hoặc đọc một câu chuyện qua sưu tầm trên sách báo,( vd chuyện hoàng tử cóc, cây tre trăm đốt, cô bé quàng khăn đỏ, ...)
*Câu hỏi gợi mở:
?Những bức tranh trong hình 12.3 gợi cho em nhớ đến câu chuyện nào? Hình ảnh trong tranh mô phỏng nội dung gì trong câu chuyện ấy?
?Em kể tóm tắt nội dung câu chuyện cho các bạn nghe được không?
?Hình dáng, đường nét, màu sắc cách sắp xếp hình ảnh trong các bức trannh như thế nào?
?Nhân vật chính trong câu chuyện có tính cách như thế nào? Bức tranh đã thể hiện rõ tính cách đó chưa?
?Màu sắc trong mỗi bức tranh như thế nào? Em thích bức tranh minh họa về câu chuyện nào nhất?
*Giáo viên tóm tắt:
+ Trong kho tàng văn học của loài người có rất nhiều câu chuyện hay mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc, thể hiện ước mơ về cuộc sống tốt đẹp, ...trong đó có những câu chuyện cổ tích, truyện ngụ ngôn và truyện hiện đại. Khi tạo hình cho câu chuyện em cần nhớ:Chọn câu chuyện có ý nghĩa hoặc trích đoạn tiêu biểu để vẽ lại. Tạo hình dáng nhân vật, bối cảnh phù hợp với nội dung câu chuyện theo cảm nhận riêng
2. Hướng dẫn thực hiện
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 13.3 sách Học mĩ thuật lớp 3 hoặc sản phẩm sưu tầm của giáo viên để tìm hiểu một số hình ảnh tạo hình nhân vật
- Gv gợi ý hướng dẫn học sinh cách xây dựng tạo hình nhân vật cho câu chuyện (Khi tạo hình nhân vật cần chú ý đến đặc điểm riêng về hình dáng tính cách Ví dụ: tạo hình nhân vật trong câu chuyện “Thằng Bờm” thì hình ảnh thằng Bờm phải tạo dáng ngây ngô, còn hình ảnh Phú ông thì oai vệ thể hiện được sự giàu sang, ....)
*Câu hỏi gợi mở:
?Những hình ảnh trong hình 13.3 cho em biết về câu chuyện nào?Vì sao em biết?
?Theo em để tạo hình được các nhân vật, hình ảnh, bối cảnh đó phải làm như thế nào?
?Em, nhóm em thích tạo hình nhân vật cho câu chuyện gì? Bằng chất liệu nào?
?Nội dung câu chuyện nói lên điều gì?
?Em định vẽ màu cho nhân vật, bối cảnh câu chuyện đó như thế nào?
?Em hãy kể về hình ảnh, bối cảnh của câu chuyện cho các bạn được không?
- Yêu cầu quan sát hình 13.4 SHMT và một số sản phẩm sưu tầm để học sinh tham khảo tìm hiểu cách thực hiện tạo hình nhân vật, hình ảnh, bối cảnh theo nội dung câu chuyện
+ Giáo viên tóm tắt:
-Muốn tạo hình được nhân vật và bối cảnh một câu chuyện các em cần:
+Lựa chọn, thống nhất câu chuyện để chọn cách tạo hình
+Lựa chọn hình ảnh và các nhân vật tiêu biểu của câu chuyện đó
+Tạo hình, vẽ trang trí nhân vật và hình ảnh liên quan theo ý thích 
+Cắt hình rời khỏi tờ giấy sau đó dán lên bìa cứng, lên thanh bìa để tạo hình con rối biểu diễn
+Chú ý vẽ hình cân đối phù hợp
3. Hướng dẫn thực hành
- Yêu cầu học sinh lựa chọn nội dung câu chuyện yêu thích để tạo hình nhân vật và các hình ảnh liên quan
- Gv hướng dẫn nhắc nhở học sinh:
+Vẽ hình ảnh nhân vật và bối cảnh phù hợp nội dung câu chuyện
+Sử dụng đường nét và màu sắc để thể hiện rõ tính cách của nhân vật (Vd nhân vật thiện, nhân vật ác, ..)
+Cắt hoặc xé rời hình ảnh ra khỏi tờ giấy tạo nhân vật con rối
+Sắp xếp bối cảnh, nhân vật cho phù hợp câu chuyện
* Vận dụng sáng tạo:
Sáng tác một câu chuyện và vẽ bằng tranh
*Dặn dò:
Dặn học sinh ôn các chủ đề đã học
- Học sinh nghe cảm nhận câu chuyện qua lời kể
- Học sinh quan sát nhận biết câu chuyện thông qua hình ảnh, ...
- Học sinh trả lời
- Học sinh nghe
- Học sinh quan sát hình 13.3 và thảo luận để tìm hiểu cách tạo hình nhân vật
- Học sinh nghe, ghi nhớ
- Học sinh quan sát 
- Học sinh nghe, ghi nhớ cách thực hiện
Học sinh thực hành biểu đạt một câu truyện ngắn bằng vẽ tranh hoặc cắt dán
- Học sinh thực hiện

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_day_hoc_theo_chu_de_mon_mi_thuat_lop_3_chu_de_9_den.doc