I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Tiếp tục ôn luyện về cách nhân hoá, cách đặt và trả lời câu hỏi Vì sao?
- Cả 2 nhóm học sinh làm bài tập 1, 2, 3 trong SGK.
2. Kĩ năng
Biết sử dụng phép nhân hoá trong khi nói và viết.
3. Thái độ
Cảm nhận được cái hay của phép nhân hoá.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Bảng phụ viết nội dung các bài tập.
- HS: SGK, vở ghi.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN THỰC TẬP SƯ PHẠM 2 KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY: TIẾNG VIỆT 3 – LUYỆN TỪ VÀ CÂU Bài : NHÂN HÓA – ÔN TẬP CÁCH ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI VÌ SAO? GVHD: Đỗ Thị Thu Hà Giáo sinh: Hứa Ngọc Hiền Thứ hai, ngày 1 tháng 3 năm 2021 Họ tên: Hứa Ngọc Hiền MSSV: 3217150029 Thứ tư, ngày 10 tháng 3 năm 2021 LUYỆN TỪ VÀ CÂU Bài: Nhân hóa – Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi vì sao? I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Tiếp tục ôn luyện về cách nhân hoá, cách đặt và trả lời câu hỏi Vì sao? - Cả 2 nhóm học sinh làm bài tập 1, 2, 3 trong SGK. 2. Kĩ năng Biết sử dụng phép nhân hoá trong khi nói và viết. 3. Thái độ Cảm nhận được cái hay của phép nhân hoá. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: Bảng phụ viết nội dung các bài tập. HS: SGK, vở ghi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH ĐDDH 1p 2p 2p 10p 12p 10p 3p 1. Ổn định: 2. Kiểm tra Từ ngữ về nghệ thuật. Dấu phẩy. Gv gọi Hs lên làm lại BT1 và BT2. Tìm những từ ngữ chỉ các hoạt động nghệ thuật. Tìm những từ ngữ chỉ các môn nghệ thuật. Gv nhận xét bài của Hs. 3. Bài mới: GTB, ghi bảng, gọi 2-3 HS nhắc lại Nhân hoá - ôn cách đặt và trả lời câu hỏi vì sao? Các con hãy mở sách giáo khoa trang 61 ra nhé. Hoạt động 1: Hướng dẫn các em làm bài tập. - Giúp cho các em biết làm bài đúng. Bài tập 1: - Bây giờ, chúng ta cùng nhau làm bài tập 1. - Cô mời 1 bạn đọc đề bài. Cả lớp đọc thầm theo bạn nhé. - Cô nêu câu hỏi: Bài tập có mấy yêu cầu? Đó là những yêu cầu gì ? Cô mời 1 bạn đọc đoạn thơ trong SGK và cả lớp đọc thầm. Các con tìm những sự vật và con vật trước rồi sau đó tìm cách gọi và được miêu tả như thế nào. Từ đó các con sẽ nêu công dụng của chúng. Các con hãy thảo luận theo nhóm 4 bạn và viết vào bảng nhóm kết quả của 2 yêu cầu đầu tiên. Đi quanh lớp quan sát, giúp đỡ những HS không làm được (nếu có). Cô mời 1 bạn đại diện 1 nhóm đứng lên kết quả của nhóm mình. Các bạn khác trao đổi chéo bài cho nhau để sửa bài nhé. Hoạt động 2: Làm bài 2, bài 3. - Củng cố cách đặt và trả lời câu hỏi “ Vì sao?”. Bài tập 2 HS nắm vững yêu cầu bài tập - Bây giờ, chúng ta cùng nhau làm bài tập 2. - Cô mời 1 bạn đọc đề bài. Cả lớp đọc thầm theo bạn nhé Cô nêu câu hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? Hướng dẫn HS làm bài - Cả lớp suy nghĩ để đặt câu hỏi theo yêu cầu của bài. HS làm bài - HS tự suy nghĩ và làm bài vào Vở bài tập theo nhóm đôi. - Đi quanh lớp quan sát, giúp đỡ những HS không làm được (nếu có). - Cô mời 1-3 bạn đứng lên kết quả của nhóm mình. Các bạn khác cùng lắng nghe và nhận xét bài của nhóm bạn nhé. Nhận xét về kết quả - Cô mời 1-2 bạn khác nhận xét bài làm của bạn. Bài tập 3: Trả lời cho các câu hỏi. HS nắm vững yêu cầu bài tập - Bây giờ, chúng ta cùng nhau làm bài tập 3. - Cô mời 1 bạn đọc đề bài. Cả lớp đọc thầm theo bạn nhé. - Cô nêu câu hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? Hướng dẫn HS làm bài - Cả lớp dựa theo bài “ Hội vật” để trả lời câu hỏi trong SGK. HS làm bài - HS tự suy nghĩ và làm bài vào Vở bài tập theo nhóm đôi. - Đi quanh lớp quan sát, giúp đỡ những HS không làm được (nếu có). - Cô mời 1 bạn đại diện 1 nhóm đứng lên kết quả của nhóm mình. Các bạn khác cùng lắng nghe và nhận xét bài của nhóm bạn nhé. Nhận xét về kết quả - Cô mời 1 bạn đại diện nhóm khác nhận xét bài làm của bạn. - Cô nhận thấy bài làm của bạn làm đúng rồi. Có bao nhiêu bạn làm đúng bài tập 3? Qua bài tập này các con đã nhớ lại cách đặt câu hỏi Vì sao? 4. Củng cố, dặn dò. - HS nêu nhận hóa là gì? - GDHS biết tầm quan trọng của việc xác định bộ phận câu. - Về tập làm lại bài tập 3 vào vở. - Chuẩn bị: Từ ngữ về lễ hội. Dấu phẩy. - Nhận xét tiết học. HS thực hiện và trả lời câu hỏi. HS nhắc lại Nhân hoá - ôn cách đặt và trả lời câu hỏi vì sao? Hs đọc yêu cầu của đề bài. Cả lớp đọc thầm theo bạn. 1 HS trả lời: bài tập có 3 yêu cầu: + Tìm những sự vật và con vật được tả trong đoạn thơ? + Các sự vật, con vật được tả bằng những từ ngữ nào? + Cách tả và gọi sự vật, con vật như vậy có gì hay? Cả lớp đọc thầm Hs thảo luận nhóm các câu hỏi trên. Hs làm bài. Trình bày kết quả. ... Tên các sự vật, con vật: Lúa; Tre; Đàn cò; Gió; Mặt trời. ... Các sự vật, con vật được gọi: chị, cậu, cô, bác. ... Các sự vật, con vật được tả: phất phơ bím tóc; bá vai nhau thì thầm đứng học; áo trắng, khiêng nắng qua sông; chăn mây trên đồng; đạp xe qua ngọn núi. .... Cách gọi và tả sự vật, con vật: Làm cho các sự vật, con vật trở nên sinh động, gần gũi, đáng yêu Bài 2: Hs đọc yêu cầu của đề bài. Cả lớp đọc thầm theo bạn. 1 HS trả lời:Tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi vì sao? HS làm bài HS phát biểu a/ Cả lớp cười ồ lên vì câu thơ quá vô lí. b/ Những chàng man-gát rất bình tĩnh vì họ thường là những người phi ngựa giỏi nhất. c/ Chị em Xô-phi đã về ngay vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác. HS nhận xét Bài 3: - Bài tập yêu cầu chúng ta dựa vào nội dung của bài tập đọc Hội vật để trả lời câu hỏi. - Thảo luận cặp đôi, sau đó một số cặp HS trình bày trước lớp. Người tứ xứ đổ về xem hội rất đông vì ai cũng muốn được xem mặt, xem tài ông Cản Ngũ. Lúc đầu keo vật xem chừng chán ngắt vì Quắm Đen thì lăn xả vào đánh rất hăng, còn ông cản Ngũ thì lớ ngớ, chậm chạp, chỉ chống đỡ. Ông Cản Ngũ mất đà chúi xuống vì ông bước hụt, thực ra là ông vờ bước hụt. Quắm Đen thua ông Cản Ngũ vì anh mắc mưu ông. HS nêu. HS nhận xét HS lắng nghe Bảng phụ Bảng phụ
Tài liệu đính kèm: