Kế hoạch học kì II môn Tiếng việt Lớp 3

Kế hoạch học kì II môn Tiếng việt Lớp 3

 I.MỤC TIÊU DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT :

 - Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt ( nghe, nói, đọc, viết ) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.

 Thông qua việc dạy học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy.

 - Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt; về tự nhiên, xã hội và con người; về văn hoá, văn học Việt Nam và nước ngoài.

 - Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho học sinh.

 II. NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN VỀ KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG ĐỐI VỚI HỌC SINH:

1. Kiến thức:

- Nắm vững mẫu viết cái viết hoa; biết cách viết hoa tên riêng Việt Nam, tên riêng nước ngoài ( phiên âm). Biết thêm các từ ngữ ( gồm cả thành ngữ, tục ngữ dễ hiểu ) về lao động sản xuất, văn hoá, xã hội, bảo vệ Tổ quốc,

- Nhận biết được các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm, tính chất.

- Nắm vững mô hình phổ biến của câu trần thuật đơn và đặt câu theo những mô hình này; biết cách dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy, dấu hai chấm,

- Bước đầu nhận biết biện pháp so sánh; bước đầu nhận biết đoạn văn, ý chính của đoạn văn và cấu tạo của một số loại văn bản thông thường.

2. Kĩ năng:

- Đọc đúng và rành mạch đoạn văn ( khoảng 75- 85 tiếng/ phút) nắm được ý chính của bài.

- Viết đúng và khá nhanh các chữ thường, chữ hoa; viết đúng bài chính tả ( khoảng 65 - 75 TIẾNG /15 phút) ; biết viết bức thư ngắn theo mẫu, kể lại câu chuyện theo tranh, kể lại công việc đã làm( từ 7 đến 10 câu).

- Nghe hiểu ý chính lời nói của người đối thoại; thuật lại được câu chuyện đã nghe.

- Nói đúng và rõ ý, biết hỏi và nêu ý kiến cá nhân; kể được một đoạn truyện đã đọc đã nghe hay việc đã làm.

 

doc 21 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 6369Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch học kì II môn Tiếng việt Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH HỌC KÌ II - MÔN TIẾNG VIỆT
 I.MỤC TIÊU DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT :
 - Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt ( nghe, nói, đọc, viết ) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. 
 Thông qua việc dạy học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy.
 - Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt; về tự nhiên, xã hội và con người; về văn hoá, văn học Việt Nam và nước ngoài.
 - Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa cho học sinh.
 II. NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN VỀ KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG ĐỐI VỚI HỌC SINH:
Kiến thức: 
Nắm vững mẫu viết cái viết hoa; biết cách viết hoa tên riêng Việt Nam, tên riêng nước ngoài ( phiên âm). Biết thêm các từ ngữ ( gồm cả thành ngữ, tục ngữ dễ hiểu ) về lao động sản xuất, văn hoá, xã hội, bảo vệ Tổ quốc,
Nhận biết được các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm, tính chất.
Nắm vững mô hình phổ biến của câu trần thuật đơn và đặt câu theo những mô hình này; biết cách dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy, dấu hai chấm,
Bước đầu nhận biết biện pháp so sánh; bước đầu nhận biết đoạn văn, ý chính của đoạn văn và cấu tạo của một số loại văn bản thông thường.
Kĩ năng:
Đọc đúng và rành mạch đoạn văn ( khoảng 75- 85 tiếng/ phút) nắm được ý chính của bài. 
Viết đúng và khá nhanh các chữ thường, chữ hoa; viết đúng bài chính tả ( khoảng 65 - 75 TIẾNG /15 phút) ; biết viết bức thư ngắn theo mẫu, kể lại câu chuyện theo tranh, kể lại công việc đã làm( từ 7 đến 10 câu).
Nghe hiểu ý chính lời nói của người đối thoại; thuật lại được câu chuyện đã nghe.
Nói đúng và rõ ý, biết hỏi và nêu ý kiến cá nhân; kể được một đoạn truyện đã đọc đã nghe hay việc đã làm.
PHÂN MÔN TẬP ĐỌC
I. MỤC TIÊU PHÂN MÔN TẬP ĐỌC:
 Phân môn Tập đọc rèn cho HS kĩ năng đọc, nghe và nói. Bên cạnh đó, thông qua hệ thống bài đọc theo 7 chủ điểm:” Bảo vệ Tổ quốc; Sáng tạo; Nghệ thuật; Lễ hội; Thể thao; Ngôi nhà chung; Bầu trời và mặt đất ” và những câu hỏi, những bài tập khai thác nội dung bài đọc, phân môn Tập đọc cung cấp cho HS những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội và con người, cung cấp vốn từ, vốn diễn đạt, những hiểu biết về tác phẩm văn học và góp phần rèn nhân cách cho HS.
II. PHÂN BỐ CHƯƠNG TRÌNH:
 - Cả HKII HS được học 30 tiết. Số lần kiểm tra thường xuyên: khoảng 10 lần/ HS. Số lần kiểm tra định kỳ:2 lần.
 - Các loại hình văn bản được đọc: nghệ thuật, hành chính, báo chí. Trong đó có 8 bài thơ, 22 bài văn xuôi. 
III. KẾ HOẠCH CỤ THỂ:
CHỦ ĐIỂM
THỜI GIAN
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
ĐIỀU CHỈNH
 HỖ TRỢ
I. BẢO VỆ TỔ QUỐC
II. SÁNG TẠO
Từ tiết 1 đến
tiết 4 
(Tuần 19 - 20)
Từ tiết 5 đến
tiết 8
(Tuần 21 - 22)
1) Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch các văn bản thuộc chủ điểm “Bảo vệ Tổ quốc”. Tốc độ tối thiểu 75 chữ/phút(HS đại trà); HS yếu khoảng 70 chữ/phút; HS giỏi: trên 75 chữ/ phút.
- Đọc thầm: + HS yếu đọc khoảng: 90 chữ/ phút.
 + HS đại trà khoảng: 95 chữ/ phút.
 + HS giỏi khoảng:100 chữ/ phút.
- HS biết đọc phân biệt lời nhân vật trong các đoạn đối thoại và người dẫn chuyện.
2) Biết nghĩa của một số từ ngữ trọng tâm trong bài:giặc ngoại xâm, đô hộ, trẩy quân, báo cáo, thi đua, ngày TLQĐNDVN 22/12 , chiến khu, trung đoàn trưởng, Vệ quốc quân Trường Sơn, Trường Sa, Kon Tum, Đắk Lắk. Trả lời được câu hỏi của bài và nắm được ý chính của đoạn. Bước đầu nhận xét được một số hình ảnh, nhân vật, chi tiết trong các bài tập đọc thuộc chủ điểm Bảo vệ Tổ quốc.
3) - Thuộc một bài thơ có độ dài 60 chữ .
 - Biết tra mục lục sách.
 - Nắm được nội dung một bản báo cáo của tổ hoặc lớp.
1) Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch các văn bản thuộc chủ điểm “Sáng tạo”. Tốc độ tối thiểu 75 tiếng/phút(HS đại trà); HS yếu khoảng 70 tiếng/phút; HS giỏi: trên 75 tiếng/ phút.
- Đọc thầm: + HS yếu đọc khoảng: 90 tiếng/ phút.
 + HS đại trà khoảng: 95 tiếng/ phút.
 + HS giỏi khoảng:100 tiếng/ phút.
- HS biết đọc phân biệt lời nhân vật trong các đoạn đối thoại và người dẫn chuyện.
2) Biết nghĩa của một số từ ngữ trọng tâm trong bài: đi sứ, lọng, bức trướng, bình an vô sự, phô, dập dềnh, nhà bác học, xe điện, miệt mài, chum, ngòi, sông Mã. Trả lời được câu hỏi của bài và nắm được ý chính của đoạn. Bước đầu nhận xét được một số hình ảnh, nhân vật, chi tiết trong các bài tập đọc thuộc chủ điểm Sáng tạo.
3) -Thuộc một khổ thơ mà HS thích trong bài thơ. 
 - Biết tra mục lục sách, từ điển.
-Tăng thời gian ở các bài Tập đọc lên 5 - 7phút.
.
- Luyện đọc đúng các từ khó, câu dài.
.
.
- Đưa ra một số câu hỏi gợi mở, tìm hiểu ý chính của đoạn.
- Đưa ra nhiều hình thức luyện đọc(cá nhân, nhóm, nối tiếp, theo dãy, để giúp HS luyện đọc thuộc bài học thuộc lòng.
-Tăng thời gian ở các bài Tập đọc lên 5 - 7phút.
- Luyện đọc đúng các từ khó, câu dài.
.
- Đưa ra nhiều hình thức luyện đọc(cá nhân, nhóm, nối tiếp, theo dãy, để giúp HS luyện đọc và học thuộc lòng.
- Đưa ra một số câu hỏi gợi mở, tìm hiểu ý chính của đoạn.
- Hướng dẫn cách tra từ điển.
- Giải nghĩa 1 số từ Hán Việt
- Hướng dẫn đọc diễn cảm, đọc phân vai
- Đối với HS đọc yếu, hướng dẫn lại cách phát âm những tiếng có âm, vần khó; sửa sai kịp thời cho HS
- Hướng dẫn đọc diễn cảm, đọc phân vai.
- Đối với HS đọc yếu, hướng dẫn lại cách phát âm những tiếng có âm, vần khó; sửa sai kịp thời cho HS
III. NGHỆ THUẬT
Từ tiết 9 đến tiết 12 
(Tuần 23 - 24)
1) Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch các văn bản thuộc chủ điểm “Nghệ thuật”. Tốc độ tối thiểu 75 chữ/phút(HS đại trà); HS yếu khoảng 70 chữ/phút; HS giỏi: trên 75 chữ/ phút.
- Đọc thầm: + HS yếu đọc khoảng: 90 chữ/ phút.
 + HS đại trà khoảng: 95 chữ/ phút.
 + HS giỏi khoảng:100 chữ/ phút.
- Đọc chính xác các chữ số, các tỉ lệ phần trăm và số điện thoại.
- HS biết đọc phân biệt lời nhân vật trong các đoạn đối thoại và người dẫn chuyện.
2) Biết nghĩa của một số từ ngữ trọng tâm trong bài: 
Aûo thuật, thán phục, đại tài, xiếc, tiết mục, Cao Bá Quát, Minh Mạng, đối, đàn vi-ô-lông, lên dây, ắc- sê. Trả lời được câu hỏi của bài và nắm được ý chính của đoạn. Bước đầu nhận xét được một số hình ảnh, nhân vật, chi tiết trong các bài tập đọc thuộc chủ điểm Nghệ thuật.
3) - Biết tra mục lục sách, từ điển.
 - Nắm được đặc điểm nội dung, hình thức trình bày và mục đích của một tờ quảng cáo
- Luyện đọc đúng các từ khó, câu dài.
- Đưa ra nhiều hình thức luyện đọc(cá nhân, nhóm, ) để giúp HS luyện đọc.
- Đưa ra một số câu hỏi gợi mở, tìm hiểu ý chính của đoạn.
 . - Hướng dẫn đọc diễn cảm, đọc phân vai.
- Đối với HS đọc yếu, hướng dẫn lại cách phát âm những tiếng có âm, vần khó; sửa sai kịp thời cho HS.
- Hướng dẫn cách tra từ điển.
IV. LỄ HỘI
Từ tiết 13 đến tiết 16 
(Tuần 25 - 26)
1)-Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch các văn bản thuộc chủ điểm “Lễ hội”. Tốc độ tối thiểu 75 tiếng/phút(HS đại trà); HS yếu khoảng 70 chữ/phút; HS giỏi: trên 75 tiếng/ phút.
- Đọc thầm: + HS yếu đọc khoảng: 90 tiếng/ phút.
 + HS đại trà khoảng: 95 tiếng/ phút.
 + HS giỏi khoảng:100 tiếng/ phút.
- HS biết đọc phân biệt lời nhân vật trong các đoạn đối thoại và người dẫn chuyện.
2) Biết nghĩa của một số từ ngữ trọng tâm trong bài: 
Sới vật, keo vật, trường đua, man-gát, chiêng, cổ vũ, lễ hội Chử Đồng Tử, du ngoạn, hiển linh, duyên trời, Tết Trung thu .Trả lời được câu hỏi của bài và nắm được ý chính của đoạn. Bước đầu nhận xét được một số hình ảnh, nhân vật, chi tiết trong các bài tập đọc thuộc chủ điểm Lễ hội.
3) - Biết tra mục lục sách. 
-Tăng thời gian ở bài Tập đọc Hội vật lên 5 - 7phút.
.
 . - Luyện đọc đúng các từ khó, câu dài.
- Hướng dẫn đọc diễn cảm, đọc phân vai.
- Đối với HS đọc yếu, hướng dẫn lại cách phát âm những tiếng có âm, vần khó; sửa sai kịp thời cho HS.
- Đưa ra nhiều hình thức luyện đọc(cá nhân, nhóm, ) để giúp HS luyện đọc.
- Đưa ra một số câu hỏi gợi mở, tìm hiểu ý chính của đoạn.
- Giải nghĩa 1 số từ Hán Việt
Tuần 27
ÔÂN TẬP GIỮA HKII
V. THỂ THAO
Từ tiết 25 đến tiết 28
(Tuần28 -29)
1)-Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch các văn bản thuộc chủ điểm “Thể thao”. Tốc độ tối thiểu 80 tiếng/phút(HS đại trà); HS yếu khoảng 75 tiếng/phút; HS giỏi: trên 80 tiếng/ phút.
- Đọc thầm: + HS yếu đọc khoảng trên : 90 tiếng/ phút.
 + HS đại trà khoảng trên : 95 tiếng/ phút.
 + HS giỏi khoảng trên : 100 tiếng/ phút.
- HS biết đọc phân biệt lời nhân vật trong các đoạn đối thoại và người dẫn chuyện.
2) Biết nghĩa của một số từ ngữ trọng tâm trong bài: 
Nguyệt quế, móng, vận động viên, tự tin, quả cầu giấy, gà tây, bò mộng, chật vật. Trả lời được câu hỏi của bài và nắm được ý chính của đoạn. Bước đầu nhận xét được một số hình ảnh, nhân vật, chi tiết trong các bài tập đọc thuộc chủ điểm Thể thao.
3) - Thuộc một bài thơ có độ dài 80 chữ .
 - Biết tra mục lục sách .
- Luyện đọc đúng ca ... g Việt GV cần dành thời gian thích đáng để HD học sinh làm tốt các bài tập vừa sức, cố gắng đạt được yêu cầu tối thiểu.
-Đối với các bài tập đồng dạng GV có thể chọn cho HS làm tại lớp một phần trong số các bài tập ấy.
-Đối với một số bài tập có thể thực hiện bằng cách nói hoặc viết. GV được chuyển Yêu cầu viết thành nói.
 .
SÁNG TẠO
Tuần 21,22
-Nhân hoá. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu ?.(1 tiết )
-Từ ngữ về sáng tạo. Dấu phẩy, dấu chấm, dấu hỏi.
(1 tiết )
NGHỆ THỤÂT
Tuần 23,24
-Nhân hoá. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Như thế nào? 
(1 tiết )
-Từ ngữ về nghệ thuật. Dấu phẩy. 
(1 tiết )
LỄ HỘI
Tuần 25,26
-Nhân hoá. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Vì sao?(1 tiết )
-Từ ngữ về lễ hội, dấu phẩy.
ÔN TẬP 
Tuần 27
THỂ THAO 
Tuần 28,29
- Nhân hoá. Ôn cách đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì?. Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than. 
(1 tiết )
-Từ ngữ về thể thao. Dấu phẩy. 
(1 tiết )
NGÔI NHÀ CHUNG
Tuần 30,31,32
-Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì? Dấu hai chấm. (1 tiết )
-Từ ngữ về các nước. Dấu phẩy. 
 (1 tiết )
- Đặt và trả lời câu hỏi Bằng gì? Dấu chấm, dấu hai chấm. (1 tiết )
BẦU TRỜI VÀ MẶT ĐẤT 
Tuần 33,34
-Nhân hoá. (1 tiết )
-Từ ngữ về thiên nhiên. Dấu chấm, dấu phẩy. (1 tiết )
Tuần 35
ÔN TẬP
PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN
I. MỤC TIÊU PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN. 
- Biết dùng lời nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp trong sinh hoạt gia đình, trong sinh hoạt tập thể. 
- Biết giới thiệu các hoạt động của tổ của lớp.Kể về một vị anh hùng mà em biết.
- Biết dùng lời nói, ý kiến thảo luận trong các buổi sinh hoạt .
- Biết cùng các bạn tổ chức một cuộc họp trao đổi một vấn đề liên quan tới trách nhiệm của học sinh trong cộng đồng.
- Biết nghe và kể lại được nội dung và các mẩu chuyện ngắn, biết nhận xét về một nhân vật trong các câu chuyện.
- Biết viết đơn , tờ khai theo mẫu, viết một bức thư ngắn để báo tin tức, để hỏi thăm sức khoẻ người thân hoặc viết thư cho bạn ở nước ngoài .Kể lại một việc đã làm.
- Biết kể lại nội dung một bức tranh đã xem, một văn bản đã học.
-Biết viết một bản tin ngắn.
-Biết kể về hội , buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem.
-Biết ghi chép sổ tay.
II. YÊU CẦU CỦA PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN : 
Phân môn Tập làm văn rèn cho các em cả các kĩ năng nghe, nói, viết . Các em được trang bị một số hiểu biết và kĩ năng phục vụ học tập và đời sống hằng ngày như: điền vào giấy tờ in sặn, viết thư, làm đơn, tổ chức cuộc họp và phát biểu trong cuộc họp, giới thiệu hoạt động của tổ, và trường.
Rèn kĩ năng kể chuyện và miêu tả : kể một sự việc đơn giản, tả sơ lược về người, vật xung quanh theo gợi ý của GV bằng tranh, bằng câu hỏi.
Rèn kĩ năng nghe thông qua các bài tập nghe- kể và các hoạt động học tập trên lớp.
III. PHÂN BỐ CHƯƠNG TRÌNH:
Trong HKII, học sinh học khoảng 18 tiết, trong đó có khoảng 4 tiết ôn tập . Phân bố ở các thể loại: 
* Bài tập nghe: nghe và kể lại một mẩu chuyện ngắn. 
* Bài tập nói: Tổ chức, điều khiển cuộc họp, phát biểu trong cuộc họp.
 Kể về anh hùng dân tộc, người lao động trí óc,hoặc kể buổi biểu diễn nghệ thuật, thể thao, kể về bảo bệ môi trường.
* Bài tập viết: Điền vào giấy tờ in sẵn 
	Viết một số giấy tờ theo mẫu.
 Viết thư 
 Kể về anh hùng dân tộc, người lao động trí óc,hoặc kể buổi biểu diễn nghệ thuật, thể thao, kể về bảo bệ môi trường.
 Lấy điểm thường xuyên khoảng 5 lần. 
 Kiểm tra định kì 2 lần. 
IV. KẾ HOẠCH CỤ THỂ : 
CHỦ
ĐIỂM
THỜI GIAN
NỘI DUNG
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
ĐIỀU CHỈNH 
 HỖ TRỢ
BẢO VỆ TỔ QUỐC
Tuần 19 
Tiết 19 
Tuần 20 
tiết 20
-Nghe-kể :Chàng trai làng Phù Ủng
- Báo cáo hoạt động.
- Biết nghe và kể lại câu chuyện : Chàng trai làng Phù ủng. 
-Hiểu được nội dung câu chuyện để kể lại đúng và tự nhiên.
-Nghe và nhận xét được lời kể của bạn.
- Biết báo cáo trước các bạn trong tổ về hoạt động của tổ trong tháng vừa qua – lời lẽ rõ ràng, rành mạch, thái độ đàng hoàng, tự tin.
- Biết viết báo cáo ngắn gọn, rõ ràng gửi cô giáo (thầy giáo) theo mẫu đãcho. 
Tăng thời gian 5-7 phút
-Cung cấp thêm cho HS các từ ngữ theo từng chủ đề để các em dùng từ khi viết đoạn văn
NGHỆ THUẬT
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS biết kể và nêu nội dung, ý nghĩa câu chuyện Người bán quạt may mắn. 
- Biết nhận xét được lời kể của bạn. 
- Kể , phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, cử chỉ một cách tự nhiên.
LỄ HỘI
Tuần 25
Tiết 25 
Tuần 26
Tiết 26
Kể về Lễ hội.
Kể về một ngày hội.
- Biết quan sát ảnh minh hoạ hai lễ hội ( chơi đu và đu thuyền ) trong SGK. 
-Biết chọn, kể lại một cách tự nhiên, sáng tạo , rõ ràng, mạch lạc sinh động quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội .
-Biết kể về một ngày hội theo các gợi ý, lời kể rõ ràng, tự nhiên, giúp người nghe hình dung được quang cảnh và hoạt động trong ngày hội. 
 - Biết viết được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn gọn, mạch lạc khoảng 5 câu.
Tăng 5 phút
Tăng 5 phút
 -Cho HS xem và giải thích thêm một số lễ hội
Tuần 27 
 ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ II ( 2 bài: 1 bài viết báo cáo vào mẫu in sẵn .Viết một đoạn văn ngắn kể về một anh hùng 
chống giặc ngoại xâm mà em biết.
SÁNG TẠO
Tuần 21
Tiết 21 
Tuần 22
Tiết 22
Tuần23
Tiết 23
Tuần24
Tiết 24
-Nói về trí thức
 Nghe- Kể: nâng niu từng hạt giống.
Nói, viết về một người lao động trí óc. 
Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật.
-Nghe- kể: Người bán quạt may mắn.
-Biết quan sát tranh , nói đúng về những trí thức được vẽ trong tranh và công việc họ đang làm . 
-Nghe và kể lại nội dung câu chuyện” Nâng niu từng hạt giống”. Giọng kể tự tin, tự nhiên.
-Nghe và nhận xét được lời kể của bạn.
 -Biết kể lại một vài điều về một người lao động trí óc mà em biết .
 - Biết viết lại được những điều em vừa kể thành một đoạn văn từ 7 đến 10 câu , diễn đạt thành câu.
-Biết kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem. Giọng kể rõ ràng, tự nhiên.
-Biết dựa vào những điều vừa kể, viết được một đoạn văn ngắn ( từ 7 đến 10 câu) kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật, diễn đạt thành câu. 
Tăng thời gian 5-7 phút
Tăng thời gian 5-7 phút
Tăng thời gian 5-7 phút
 ý.
THỂ THAO
Tuần 28
Tiết 30
Tuần 29
Tiết 31
Kể lại một trận thi đấu thể thao. 
Viết lại một tin thể thao trên báo, đài.
Viết về một trận thi đấu thể thao. 
- Biết kể được một số nét chính của một trận thi đấu thể thao đã được xem , được nghe tường thuật  ( theo các câu hỏi gợi ý ) , giúp người nghe hình dung được trận đấu .
-Biết dựa vào bài để viết lại được một tin thể thao mới đọc được 
( hoặc nghe được , xem được trong các buổi phát thanh , truyền hình ) . - Biết dựa vào bài tập làm văn miệng của tuần trước, viết được một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu kể lại một trận thi đấu thể thao mà em có dịp xem.- Biết viết đủ ý, diễn đạt rõ ràng, thành câu giúp người nghe hình dung ra được trận đấu.
Tăng 5 phút
Tăng 7 phút 
NGÔI NHÀ CHUNG
Tuần 30
Tiết 32
Tuần 31
Tiết 33
Tuần 32
Tiết 34
Viết thư
Thảo luận về bảo vệ môi trường.
Nói ,viết về bảo vệ môi trường.
-Biết viết một bức thư ngắn cho một bạn nhỏ nước ngoài để làm quen và bày tỏ tình thân ái.
-Biết trình bày đúng thể thức, đủ ý, dùng từ đặt câu đúng, thể hiện tình cảm với người nhận thư .
-Biết viết thành câu, dùng từ đúng, sinh động, thể hiện được tình cảm cùng lứa tuổi nhưng chưa thật quen nhau.
- Biết phối hợp với nhau để tổ chức cuộc họp nhóm trao đổi về chủ đề Em cần làm gì để bảo vệ môi trường ,bày tỏ được ý kiến riêng của mình về những việc cần làm và những việc không nên làm .
- Biết viết được một đoạn văn ngắn thuật lại ý kiến của các bạn trong nhóm về những việc cần làm để bảo vệ môi trường .
-Biết kể lại một việc làm để bảo vệ môi trường theo trình tự hợp lí. Lời kể tự nhiên.
-Biết viết được một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) kể lại việc làm trên. Bài viết hợp lí, diễn đạt rõ ràng.
Tăng 10 phút
Tăng 5 phút
Tăng 5 – 7 phút
BẦU TRỜI VÀ TRÁI ĐẤT
Tuần33
Tiết 35
Tuần 34
Tiết 36
Ghi chép sổ tay.
Nghe -kể : Vươn tới các vì sao.
Ghi chép sổ tay.
-Biết đọc bài báo: A lô, Đô- rê-mon Thần thông đây!, hiểu nội dung, nắm được ý chính trong các câu trả lời của Đô- rê- mon (về sách đỏ; các loài động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng).
 - Biết ghi vào sổ tay những ý chính trong các câu trả lời của Đô-rê-mon.
 -Biết được công dụng cuốn sổ tay. 
- Biết nghe đọc từng mục trong bài Vươn tới các vì sao , nhớ được nội dung ,nói lại (kể ) được thông tin về chuyến bay đầu tiên của con người vào vũ trụ , người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng , người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ .
- Biết cách ghi vào sổ tay những ý cơ bản nhất của bài vừa nghe 
Tăng 5 phút
Tăng 5 phút
 .
Tuần 35
ÔN TẬP CUỐI HKII( 1 bài Nghe và kể lại câu chuyện Bốn cẳng và sáu cẳng ; 1 bài văn kể về một người lao động, kể 
về một ngày lễ hội ở quê em; kể về một cuộc thi đấu thể thao .) 
DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU 	 TỔ TRƯỞNG

Tài liệu đính kèm:

  • docKHHK II TV L3.doc