Hình thức: Thao giảng
Nội dung: Trao đổi về quy trình, thể dục Lớp 3.
Đối tượng tham dự: Toàn trường.
1. Mục đích, yêu cầu của thao giảng.
- Thông qua việc tổ chức thao giảng để nhằm thống nhất về quy trình, phương pháp giảng dạy, cách trình bày bảng và các biện pháp dạy học thể dục.
2. Chuẩn bị điều kiện, phương tiện thực hiện.
- Chuẩn bị về nội dung thao giảng.
- Tiết dạy minh hoạ, các đồ dùng phục vụ tiết dạy.
3. Nội dung thao giảng.
- Phần trao đổi trước khi dạy minh hoạ.
4.Noi dung – kiến thức môn thể dục:
THAO GIẢNG MÔN THỂ DỤC LỚP 3 Họ và tên người thực hiện: Năm vào ngành: Chức vụ: . Ngày thực hiện: . Hình thức: Thao giảng Nội dung: Trao đổi về quy trình, thể dục Lớp 3. Đối tượng tham dự: Toàn trường. 1. Mục đích, yêu cầu của thao giảng. - Thông qua việc tổ chức thao giảng để nhằm thống nhất về quy trình, phương pháp giảng dạy, cách trình bày bảng và các biện pháp dạy học thể dục. 2. Chuẩn bị điều kiện, phương tiện thực hiện. - Chuẩn bị về nội dung thao giảng. - Tiết dạy minh hoạ, các đồ dùng phục vụ tiết dạy. 3. Nội dung thao giảng. - Phần trao đổi trước khi dạy minh hoạ. 4.Nội dung – kiến thức môn thể dục: Chủ đề (Chương) Mục đích yêu cầu Kiến thức cơ bản Biện pháp Chương I: Đội hình đội ngũ - Biết các khẩu lệnh và thực hiện được tương đối chính xác những kĩ năng vận động đã học ở lớp 2. - Biết các khẩu lệnh, biết và thực hiện được những kĩ năng mới học. - Biết vận dụng những kĩ năng đã học trong giờ thể dục và trong các hoạt động chung ở trường và ngoài nhà trường. - Biết và thực hiện từng động tác tương đối chính xác, đúng nhịp, đúng phương hướng và biên độ. - Biết vận dụng để tự tập những động tác mới học ở mức độ tương đối đúng. - Biết vận dụng để tự tập luyện tư thế, sức khoẻ và thể lực. Biết vận dụng để tự chơi, tự tập ngoài giờ. 1. Ôn tập một số kĩ năng đã học: - Tập hợp hàng dọc, dóng hàng. - Đứng nghiêm, nghỉ. - Quay phải, quay trái. - Điểm số từ 1 đến hết và theo chu kì 1 -2. - Dàn hàng, dồn hàng - Cách chào, báo cáo khi GV nhận lớp và kết thúc giờ học. - Xin phép ra vào lớp. 2. Học mới: a) Tập hợp hàng ngang. b) Dóng hàng ngang. c) Điểm số hàng ngang. 1. Một số hướng dẫn chung: GV tập trung vào uốn nắn, sửa chữa động tác sai; tăng cường cho HS tập theo hình thức phân nhóm để các em tự quản và thi đua, sau đó báo cáo kết quả dưới hình thức trình diễn để GV và cả lớp cùng quan sát, đánh giá. Nên phối hợp nhiều kĩ năng trong một lần tập. - Sửa sai kịp thời trong khi tập trước khi chuyển sang các kĩ năng khác. - Khi dạy các nội dung mới, có nội dung phải dạy trong nhiều bài, trong mỗi bài cần có mức độ và PP giảng dạy thích hợp. * Một số lưu ý: - GV nêu tên động tác. - Làm mẫu hoàn chỉnh một động tác từ 1 đến 2 lần theo chiều đứng, nghiêng và trực diện; kết hợp với giải thích động tác. - Cho HS xem tranh minh hoạ (nếu có). - Cho các tổ thay nhau làm chuẩn để cả lớp quan sát, nhận xét. - Cho một số HS tập mẫu. - Chia tổ để tổ trưởng điều khiển tự tập luyện. - Từng tổ lên trình diễn. Chương II: Bài thể dục phát triển chung - Biết cách thực hiện 8 động tác của bài thể dục phát triển chung. - Thực hiện tương đối chính xác các động tác, đúng biên độ, phương hướng và nhịp điệu. - Thuộc bài thể dục phát triển chung để tự luyện tập hàng ngày. 1. Động tác vươn thở. 2. Động tác tay. 3.Động tác chân. 4. Động tác lườn. 5. Động tác bụng. 6. Động tác toàn thân. 7. Động tác nhảy. 8. Động tác điều hoà. Một số hướng dẫn chung: - GV nêu tên động tác. - Làm mẫu hoàn chỉnh một động tác từ 1 đến 2 lần, sau đó làm mẫu từng động tác một để HS tập bắt chước theo (GV cùng hướng động tác với HS). - Nhịp hô cần đủ to, rõ và phù hợp từng động tác. + Động tác vươn thở và điều hoà: nhịp hô chậm. + Động tác tay, lườn, bụng, toàn thân: nhịp hô trung bình. + Động tác chân, nhảy: nhịp hô hơi nhanh. Chương III: Bài tập rèn luyện tư thế và kĩ năng vận động cơ bản Thực hiện tương đối chính xác các kĩ năng đã học. Ôn tập: - Đứng kiễng gót, hai tay chống hông. - Đứng đưa một chân ra sau hay tay giơ cao thẳng hướng. - Đứng đưa một chân sang ngang, hay tay chống hông. - Đứng hai chân rộng bằng vai (hai bàn chân thẳng hướng), hai tay đưa ra trước thẳng hướng. - Đứng hai chân rộng bằng vai (hai bàn chân thẳng hướng), hai tay dang ngang. - Đứng hai chân rộng bằng vai (hai bàn chân thẳng hướng), hai tay giơ lên cao chếch hình chữ V. - Ôn phối hợp một số kĩ năng trên. - Đi theo vạch kẻ thẳng, hai tay dang ngang. - Đi kiễng gót, hai tay chống hông. - Đi nhanh, chuyển sang chạy. Học mới: - Đi vượt chướng ngại vật. - Đi chuyển hướng phải, trái. - Nhảy dây kiểu chụm hai chân. - Tung và bắt bóng bằng hai tay. - Tung bóng bằng một tay, bắt bóng bằng một tay. - Tung và bắt bóng theo nhóm hai người. - Tung bóng theo nhóm ba người trở lên. Một số lưu ý: - Khi dạy động tác mới, lúc đầu GV cần cho HS luyện tập đến mức tương đối đúng, sau đó chia tổ cho HS ôn luyện; coi trọng uốn nắn cho HS, giải thích ngắn gọn; dành nhiều thời gian cho HS tập luyện. - Tuỳ theo thực tế sân bãi và phương tiện luyện tập để chọn đội hình tập luyện cho hợp lí. - Dành nhiều thời gian cho các tổ trình diễn, báo cáo kết quả. Chương IV: Trò chơi vận động - Chơi thành thạo các trò chơi đã học ở lớp 1. 2. - Biết tên trò chơi và cách chơi. - Biết tham gia chơi đúng luật và tương đối chủ động với những trò chơi mới. - Biết vận dụng để tự tổ chức các trò chơi khác nhau ở nhà. Ôn tập: Các trò chơi đã học ở lớp 1 và 2. Học mới: a) Tìm người chỉ huy. b) Thi xếp hàng c) Mèo đuổi chuột. d) Chim về tổ. e) Đua ngựa. f) Thỏ nhảy. g) Lò cò tiếp sức. h) Hoàng Anh – Hoàng Yến. i) Ai kéo khoẻ. Chuyển đồ vật. 1. Nghiên cứu nội dung của trò chơi và chuẩn bị địa điểm, dụng cụ, phương tiện để tổ chức cho các em chơi. 2. - Nêu tên trò chơi, giải thích, kết hợp làm mẫu cách chơi - Cho HS chơi thử. 3. Điều khiển trò chơi. - Đánh giá kết quả cuộc chơi. - Bảo đảm an toàn cho HS. - GV cần theo dõi sát diễn biến cuộc chơi để xử lí kịp thời các tình huống và để nắm vững khi đánh giá.
Tài liệu đính kèm: