Kế hoạch Thao giảng môn Tự nhiên xã hội lớp 3

Kế hoạch Thao giảng môn Tự nhiên xã hội lớp 3

Hình thức: Thao giảng

Nội dung: Trao đổi về quy trình, TNXH Lớp 3.

Đối tượng tham dự: Tập thể khối ba cùng các thành viên các khối còn lại.

 1. Mục đích, yêu cầu của thao giảng.

 - Thông qua việc tổ chức thao giảng để nhằm thống nhất về quy trình, phương pháp giảng dạy, cách trình bày bảng và các biện pháp dạy học TNXH.

 2. Chuẩn bị điều kiện, phương tiện thực hiện.

 - Chuẩn bị về nội dung thao giảng.

 - Tiết dạy minh hoạ, các đồ dùng phục vụ tiết dạy.

 3. Nội dung thao giảng.

 - Phần trao đổi trước khi dạy minh hoạ.

 4.Noi dung – kiến thức môn TNXH:

 

doc 3 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 2335Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch Thao giảng môn Tự nhiên xã hội lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THAO GIẢNG MÔN TNXH LỚP 3
Họ và tên người thực hiện: Nguyễn Thành Long -	Năm vào ngành 1999.
Chức vụ: Giáo viên chủ nhiệm lớp 3A
Ngày thực hiện: 16/ 9/ 2010
Hình thức: Thao giảng
Nội dung: Trao đổi về quy trình, TNXH Lớp 3.
Đối tượng tham dự: Tập thể khối ba cùng các thành viên các khối còn lại.
 1. Mục đích, yêu cầu của thao giảng.
	- Thông qua việc tổ chức thao giảng để nhằm thống nhất về quy trình, phương pháp giảng dạy, cách trình bày bảng và các biện pháp dạy học TNXH.
 2. Chuẩn bị điều kiện, phương tiện thực hiện.
	- Chuẩn bị về nội dung thao giảng.
	- Tiết dạy minh hoạ, các đồ dùng phục vụ tiết dạy.
 3. Nội dung thao giảng.
	- Phần trao đổi trước khi dạy minh hoạ.
 4.Nội dung – kiến thức môn TNXH:
 Chủ đề
(Chương)
Mục đích yêu cầu
Kiến thức cơ bản
Biện pháp
Con người và sức khoẻ
- HS biết tên, chức năng và giữ vệ sinh các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh. Biết tên và cách phòng chống một số bệnh thường gặp ở cơ quan hô hấp, tuần hoàn và bài tiết nước tiểu.
- Biết tên và cách phòng chống một số bệnh thường gặp ở cơ quan hô hấp, tuần hoàn và bài tiết nước tiểu.
- Cơ quan hô hấp (nhận biết trên sơ đồ, tập thở sâu, thở không khí trong sạch, phòng một số bệnh lây qua đường hô hấp).
- Cơ quan tuần hoàn (nhận biết trên sơ đồ, hoạt động lao động và tập thể dục, thể thao vừa sức, phòng bệnh tim mạch).
- Cơ quan bài tiết nước tiểu (nhận biết trên sơ đồ, biết giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu).
- Cơ quan thần kinh (nhận biết trên sơ đồ; biết ngủ, nghỉ ngơi, học tập và làm việc vừa sức).
Dùng sơ đồ, SGK cho HS hoạt động, rút ra kiến thức.
Xã hội
- Biết mối quan hệ họ hàng nội ngoại; biết phòng tránh cháy khi ở nhà;
- Biết được những hoạt động chủ yếu ở trường và giữ an toàn khi ở trường; 
- Biết tên một số cơ sở hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế và một số hoạt động thông tin liên lạc, nông nghiệp , công nghiệp, thương mại ở tỉnh nơi HS ở; 
- Biết một số qui tắc đối với người đi xe đạp; 
- Biết về cuộc sống trước kia và hiện nay ở địa phương và giữ gìn vệ sinh môi trường.
- Gia đình: Mối quan hệ họ hàng nội ngoại (cô, dì, chú, bác và các anh chị em họ); quan hệ giữa sự tăng số người trong gia đình và số người trong cộng đồng; biết giữ an toàn khi ở nhà (phòng cháy khi đun nấu).
- Trường học: Một số hoạt động chính ở trường tiểu học; vai trò của GV và HS trong hoạt động đó; biết giữ an toàn khi ở trường (không chơi các trò chơi nguy hiểm).
- Tỉnh hoặc thành phố nơi đang sống: một số cơ sở hành chính, văn hoá, giáo dục, y tế; làng quê và đô thị; giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, an toàn giao thông (qui tắc đi xe đạp).
- Trực quan.
- Thảo luận.
- Đóng vai.
- Làm việc cá nhân.
- Nhận xét đánh giá.
- Khuyến khích HS học tập.
Tự nhiên
- Biết được sự đa dạng và phong phú của thực vật; chức năng của thận; rễ; lá; hoa; quả đối với đời sống của cây và ích lợi của các bộ phận đó đối với con người.
- Biết được sự đa dạng và phong phú của động vật và ích lợi hay tác hại của một số động vật sống đối với con người.
- Biết về hệ mặt trời đối với trái đất.
- Biết được hình dạng, đặc điểm bề mặt và sự chuyển động của trái đất; ngày, đêm, năm, tháng, các mùa.
- Thực vật và động vật:
+ Đặc điểm bên ngoài của cây xanh và một số con vật (nhận biết đặc điểm chung và riêng của một số cây cối và con vật).
+ Mặt trời và Trái Đất: Mặt trời; nguồn sáng và nguồn nhiệt; vai trò của MT đối với đời sống trên TĐ; Trái Đất trong hệ MT; Mặt Trăng và Trái Đất
+ Hình dạng, đặc điểm bề mặt và sự chuyển động của Trái Đất; ngày, đêm, tháng, năm, các mùa.
- Trực quan.
- Thảo luận.
- Đóng vai.
- Làm việc cá nhân.
- Nhận xét đánh giá.
- Khuyến khích HS học tập.
5. Quy trình.
 1. Ổn định: Hát
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Kiển tra nội dung tiết học trước.
 3. Bài mới:
Giới thiệu bài: Dùng tranh, ảnh, giới thiệu nội dung bài.
* Hoạt động 1: 
- GV đưa ra yều cầu hướng dẫn HS phân tích.
- HS thực hành hoặc thảo luận nhóm.
- Rút ra kết luận: lồng ghép giáo dục.
* Hoạt động 2,3: ( Tương tự)
- Rút ra kết luận chung.
- Kết hợp giáo dục Hs liên hệ thực tế.
4. Củng cố – dặn dò:
- Tổ chức trò chơi ( Nếu còn thời gian)
- Thực hiện tốt những điều đã học.
- Nhận xét tiết học.
Mô hình trình bày bảng
Thứ, ngày tháng năm (Ghi chung cho buổi học)
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Tên bài
 * Hoạt dộng 1: * Hoạt động 3, 4:
* Hoạt động 2: * Kết luận chung:..
	5. Đánh giá rút kinh nghiệm:
	Nhìn chung tiết dạy đã thành công do có sự chuẩn bị chu đáo về bài dạy minh hoạ, nội dung trao đổi thảo luận. Song tiết dạy minh hoạ, các hình thức tổ chức tiết học chưa được linh hoạt: KTBC chưa đúng quy định, tiến hành HĐ1 còn lúng túng, phân bổ thời gian chưa hợp lí.
	Những nội dung thống nhất sau tiết dạy:
Thực hiện đúng quy trình các bước lên lớp như đã nêu ở trên.
Mô hình trình bày bảng như trên.
Các thành viên tham dự	 	 Người thực hiện
	 ( Chữ ký – họ tên )	 ( Chữ ký – Ghi rõ họ tên )
 Nguyễn Thành Long 

Tài liệu đính kèm:

  • docke hoach thao giang.doc