Kĩ năng giao tiếp

Kĩ năng giao tiếp

I.Mục tiêu:

- HS hiểu ý nghĩa của kĩ năng giao tiếp trong cuộc sống.

- Biết được cách thức để giao tiếp có hiệu quả, thể hiện con người có văn hóa.

- Biết vận dụng kĩ năng giao tiếp vào cuộc sống và các mối quan hệ với mọi người xung quanh.

 

ppt 21 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 1234Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kĩ năng giao tiếp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KĨ NĂNG GIAO TIẾPI.Mục tiêu:- HS hiểu ý nghĩa của kĩ năng giao tiếp trong cuộc sống.- Biết được cách thức để giao tiếp có hiệu quả, thể hiện con người có văn hóa.- Biết vận dụng kĩ năng giao tiếp vào cuộc sống và các mối quan hệ với mọi người xung quanh.II.Tài liệu và phương tiện:- Phiếu thảo luận nhóm.III.Các hoạt động dạy học chủ yếuHoạt động 1:Truyền tin	a. Mục tiêu	- Học sinh biết được ý nghĩa của việc lắng nghe khi giao tiếp.	- Học sinh biết cách làm thế nào để truyền và nhận thông tin được chính xác.b. Cách tiến hành	- Chia học sinh thành hai nhóm có số người bằng nhau, mỗi nhóm gồm khoảng mười người, đứng thành hai hàng dọc.	- Giáo viên đưa mẩu tin cho hai học sinh đầu tiên của hai nhóm xem. Sau đó học sinh phải nói lại nội dung mẩu tin cho người trong nhóm kế tiếp (Yêu cầu nói nhỏ đủ nghe để những học sinh khác không nghe thấy). Cứ như vậy, cho đến khi tin được truyền người cuối cùng của nhóm.- Người cuối cùng của nhóm sẽ nói to tin mình đã nhận được. Giáo viên cùng cả lớp so sánh giữa thông tin ban đầu và thông tin cuối cùng.- Thảo luận lớp theo các câu hỏi sau:	1. Bạn nghĩ gì khi thực hiện trò chơi này?	2. Tại sao lại có thể có sự khác biệt giữa thông tin ban đầu và thông tin nhận được cuối cùng của các nhóm?	3. Làm thế nào để truyền và nhận thông tin được chính xác?c. Kết luận	Truyền tin bằng lời nói là một hình thức phổ biến của giao tiếp. Để truyền và nhận thông tin được chính xác, cần chú ý đến cả hai phía, người truyền tin và người nhận tin.	Người truyền tin phải nói rõ ràng, chính xác, dễ hiểu. Người nhận tin phải biết chú ý lắng nghe và biết phản hồi lại.Hoạt động 2: Lắng nghe tích cực.a. Mục tiêu:- Học sinh hiểu được vai trò của lắng nghe tích cực trong giao tiếp.- Học sinh có thái độ tôn trọng ý kiến của người khác và biết tạo điều kiện để người khác nói b. Cách tiến hành:Giáo viên chia HS làm 2 nhóm 3-4 người/nhóm. Yêu cầu các nhóm thảo luận về một chủ đề như: Em hãy nói về ước mơ của mình, hoặc hãy nói lên suy nghĩ của mình ...Lần 1: Giáo viên yêu cầu các học sinh trong nhóm cùng bày tỏ ý kiến riêng của mình một lúc, không cần lắng nghe xem người khác nói gì.- Sau khi các nhóm kết thúc, giáo viên yêu cầu 1 số học sinh nói rõ cảm giác của mình trong cuộc nói chuyện và những thông tin gì nghe được từ các bạn khác.Thảo luận lớp theo các câu hỏi:1. Tại sao mọi người không lắng nghe ý kiến của người khác?2. Kết quả giao tiếp sẽ thế nào khi mọi người cùng nói một lúc, không ai chịu lắng nghe người khác?Lần 2: Giáo viên yêu cầu HS trong nhóm bày tỏ ý kiến của mình, nhưng lần này, từng người nói và những bạn khác lắng nghe.Thảo luận:1. Cảm giác của mình khi được người khác lắng nghe?2. Làm thế nào để trở thành người biết lắng nghe tích cực?3. Cần làm gì để khuyến khích người khác nói?c.Kết luận: Lắng nhe tích cực là yếu tố cần thiết để quá trình giao tiếp có hiệu quả. Mỗi người cần biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác khi họ đang nói. HS thảo luận: Để lắng nghe tích cự chúng ta phải làm gì?Một số cách để thực hiện lắng nghe tích cực:- Im lặng, tạo điều kiện để cho người ta nói thoải mái (gợi chuyện).- Thể hiện sự đồng cảm, chăm chú lắng nghe bằng cách: nhìn chăm chú, nghiêng đầu, gật đầu, mỉm cười, đặt câu hỏi...- Kiềm chế những biểu hiện tích cực (sốt ruột, không chú ý vào câu chuyện, nhìn chỗ khác...), không ngắt lời, để người nói bày tỏ suy nghĩ, cảm tưởng của họ. Trong trường hợp buộc phải ngắt lời thì phải xin lỗi và hẹn họ sẽ tiếp tục cuộc nói chuyện vào 1 dịp khác. Hoạt động 3: Giao tiếp không lời Giáo viên chọn 4 bạn, phát cho mỗi bạn một tờ giấy, trong đó có ghi một tâm trạng: Ví dụ vui mừng, tức giận, buồn rầu, tuyệt vọng...Những bạn này chuẩn bị 5 phút sau đó họ phải thể hiện tâm trạng của mình bằng điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt, nét mặt... mà không được dùng lời. Các bạn khác của lớp quan sát và đoán tâm trạng của các học sinh này.Thảo luận:1. Việc thể hiện tâm trạng hoặc nhận biết được tâm trạng của người khác qua điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt, nét mặt,... có ý nghĩa như thế nào? Vì sao?Kết luận: Trong cuộc sống, có thể giao tiếp bằng lời nói và không bằng lời nói. Giao tiếp không lời cũng rất quan trọng.Để quá trình giao tiếp có hiệu quả thì mỗi người chúng ta cần làm gì?- Tôn trọng nhu cầu của đối tượng khi giao tiếp.- Tự đặt mình vào địa vị của người khác.- Chăm chú lắng nghe khi đối thoại.- Lựa chọn cách nói sao cho phù hợp với người nghe.- Kết hợp giữa lời nói với cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nét mặt,... để tạo ra sự hấp dẫn đối với người khác khi giao tiếp.- Chân thành, cầu thị, luôn tìm ra những điểm tốt, điểm mạnh của người khác để học tập.- Luôn vui vẻ, hòa nhã khi giao tiếp.Đặc điểm của một người giao tiếp tốt:- Tự tin, tự trọng.- Biết lắng nghe tích cực.- Biết thể hiện sự đồng cảm.- Biểu lộ ý nghĩ cảm xúc một cách rõ ràng.- Thân thiện, gần gũi.- Biết nhìn nhận, phân tích vấn đề.- Cân nhắc trước khi nói.Những điều cần tránh trong giao tiếp.- Tự hào, nói về mình quá nhiều.- Tranh cãi với bạn đến cùng.- Giọng nói mỉa mai châm biếm.- Tỏ vẻ ta đây, tỏ vẻ biết nhiều.- Dùng những từ không hay.- Lơ đãng, không chú ý vào câu chuyện.Giao tiếp là quá trình gặp gỡ,tiếp xúc trao đổi những thông tin, suy nghĩ, tình cảm giữa con người với con người về các vấn đề khác nhau.Giao tiếp có thể bằng lời và không bằng lời, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp.Kỹ năng giao tiếp giúp cho các mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp, gần gũi hơn.Bài tập:Giáo viên phát phiếu cho học sinh và yêu cầu các em tự trắc nghiệm, đánh giá kĩ năng giao tiếp của mình (nếu không có điều kiện GV có thể viết lên bảng phụ bài tập và cho HS trong lớp tự đánh giá). Sau đó liệt kê những kĩ năng các em đã có, những kĩ năng còn thiếu. Giáo viên hướng dẫn HS thảo luận những kĩ năng còn thiếu, biện pháp khắc phục từng kĩ năng.1.Không ngắt lời người khác khi nói chuyện.2. Giọng nói vừa phải ( không quá to, không quá nhỏ).3.Luôn gợi ý, tạo điều kiện để người khác nói.4.Hướng về phía người đang nói chuyện.5. Không chỉ trích người khác.6.Luôn thể hiện lắng nghe người khác.7. Đáp lại, thể hiện sự quan tâm.8. Ngồi đối diện với người nói, chú ý lắng nghe, thỉnh thoảng đưa ra vấn đề cần hỏi( để thể hiện sự tập trung và tôn trong người nói)9.Không ngắt lời người khác khi họ nói về bạn.10. Luôn thể hiện cảm xúc.11. Bình tĩnh, tự tin nói trước đám đông.12. Trả lời đủ câu, xưng hô trên dưới.	 

Tài liệu đính kèm:

  • pptkinanggiaotiep.ppt