Kinh nghiệm bước đầu trong ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào quản lý và dạy học ở trường THCS

Kinh nghiệm bước đầu trong ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào quản lý và dạy học ở trường THCS

II. ĐẶT VẤN ĐỀ:

 Trong những năm cuối của thế kỷ XX và những năm đầu của thế kỷ XXI, với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ đã làm cho thế giới có những bước phát triển vượt bậc trên mọi lĩnh vực. Trong đó, ngành công nghệ thông tin (CNTT) đã có bước nhảy vọt, giúp loài người đi đến tận cùng của thế giới vi mô và vĩ mô. Những ứng dụng của CNTT vào kỹ thuật và đời sống sinh hoạt xã hội làm thay đổi hẳn bộ mặt đời sống thế giới. CNTT đã giúp giải phóng đi nhiều sức lực con người ở mọi hình thức lao động, mở ra một khả năng lớn để con người nghiên cứu và khám phá vũ trụ, mà trước đây không làm được.

 

doc 21 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 10/01/2022 Lượt xem 398Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kinh nghiệm bước đầu trong ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào quản lý và dạy học ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. TÊN ĐỀ TÀI: 
KINH NGHIỆM BƯỚC ĐẦU 
TRONG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (CNTT) 
VÀO QUẢN LÝ VÀ DẠY HỌC 
Ở TRƯỜNG THCS 
II. ĐẶT VẤN ĐỀ: 
	Trong những năm cuối của thế kỷ XX và những năm đầu của thế kỷ XXI, với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ đã làm cho thế giới có những bước phát triển vượt bậc trên mọi lĩnh vực. Trong đó, ngành công nghệ thông tin (CNTT) đã có bước nhảy vọt, giúp loài người đi đến tận cùng của thế giới vi mô và vĩ mô. Những ứng dụng của CNTT vào kỹ thuật và đời sống sinh hoạt xã hội làm thay đổi hẳn bộ mặt đời sống thế giới. CNTT đã giúp giải phóng đi nhiều sức lực con người ở mọi hình thức lao động, mở ra một khả năng lớn để con người nghiên cứu và khám phá vũ trụ, mà trước đây không làm được. 
	Ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) vừa có nhiệm vụ đưa Tin học vào chương trình giảng dạy ở các bậc học vừa ứng dụng nó để đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và quản lý ngành. Do vậy, ngành GD&ĐT có trách nhiệm tiếp cận nhanh, sâu rộng và thường xuyên nhất với CNTT. Ứng dụng CNTT vào giảng dạy và quản lý là yêu cầu vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan và có tính tất yếu để phát triển ngành nói riêng và phát triển xã hội nói chung. 
	Ngành CNTT và Tin học có tuổi đời non trẻ so với các ngành khác trên thế giới. 
Đối với Việt Nam, Ngành CNTT và Tin học càng mới mẻ hơn. Chính vì thế mà những ứng dụng của nó vào các lĩnh vực kỹ thuật và đời sống xã hội còn hạn hẹp và mới mẻ. 
Trong ba, bốn năm gần đây, ứng dụng CNTT vào quản lý và dạy học ở trường phổ thông mới thực sự được quan tâm. Nhưng do thiếu thốn về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, nên Tin học và ứng dụng của CNTT vào dạy học và quản lý cũng chỉ khiêm tốn ở những đô thị. Trong khi đó, phương pháp dạy học (PPDH), phương tiện dạy học (PTDH) và “công nghệ” quản lý cũ không còn đáp ứng được yêu cầu của nội dung, chương trình ngày càng hiện đại, phù hợp với sự phát triển và hoà nhập với thế giới. 
Ngành GD&ĐT đứng trước đòi hỏi phải làm tốt nhiệm vụ “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” đáp ứng yêu cầu cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vì vậy, việc đưa Tin học và ứng dụng CNTT vào dạy học và quản lý như là sự đòi hỏi sống còn. Cán bộ quản lý, nhà giáo và học sinh, sinh viên phải tiên phong trong học tập, bồi dưỡng, ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy, học và quản lý của mình như đòi hỏi tồn tại. 
Trong phạm vi của bậc THCS, với điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ và điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, tôi muốn trình bày “một số kinh nghiệm bước đầu trong ứng dụng CNTT vào quản lý và dạy học” trong hai năm gần đây nhất, khi mà ngành GD&ĐT thực hiện nhiệm vụ năm học 2008-2009 với chủ đề: “Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lý tài chính và triển khai phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 
Bước đầu, những ứng dụng CNTT được đưa vào quản lý đánh giá, xếp loại học sinh và sử dụng phương tiện dạy học để đưa ứng dụng CNTT vào bài giảng, đưa chương trình Tin học vào dạy đại trà trong nhà trường như một môn học truyền thống khác. 
III. CƠ SỞ LÝ LUẬN: 
	Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 09/12/2000 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông có đoạn:  “Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phải quán triệt mục tiêu, yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục của các bậc học, cấp học quy định trong Luật giáo dục; khắc phục những mặt hạn chế của chương trình, sách giáo khoa hiện hành; tăng cường tính thực tiễn, kỹ năng thực hành, năng lực tự học; coi trọng kiến thức khoa học xã hội và nhân văn; bổ sung những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh”  
	Báo cáo của BCH Trung ương Đảng khóa VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng về Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 đã nêu rõ: “Khẩn trương biên soạn và đưa vào sử dụng ổn định trong cả nước bộ chương trình và sách giáo khoa phổ thông, phù hợp với yêu cầu phát triển mới”. 
Chỉ thị về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp năm học 2008 – 2009 xác định là: “Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới quản lý tài chính và triển khai phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 
Với các nhiệm vụ: 
Thực hiện công tác phổ cập giáo dục. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục; đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ đổi mới phương pháp dạy và học. 
Tiếp tục xây dựng ngân hàng câu hỏi thi, kiểm tra của các môn học để giáo viên tham khảo, học sinh luyện tập và vận dụng sáng tạo các nội dung đã học.
Đẩy mạnh một cách hợp lý việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy và học ở từng cấp học
Nâng cao năng lực của hệ thống quản lý giáo dục. Đổi mới quản lý tài chính, huy động các nguồn lực phát triển giáo dục. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý giáo dục. 
Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác điều hành và quản lý: 
Tuyển chọn, cung cấp miễn phí các phần mềm quản lý học tập của học sinh, quản lý giáo viên, hỗ trợ sắp xếp thời khoá biểu, quản lý thư viện trường học và hướng dẫn mua hoặc cung cấp phần mềm ứng dụng
 Tích cực áp dụng hình thức tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, họp  qua video, qua web và qua điện thoại để tiết kiệm thời gian, công sức đi lại và kinh phí. Trước hết tích cực áp dụng trong công tác tuyển sinh, trong việc đào tạo và tập huấn, bồi dưỡng giáo viên, thanh tra viên, cán bộ quản lý giáo dục. 
Tổ chức tập huấn và hội thảo về ứng dụng CNTT trong giáo dục và giảng dạy. Triển khai công tác thi đua về ứng dụng CNTT. 
Phát triển mạng lưới trường lớp...Phát triển cơ sở hạ tầng CNTT.
Mỗi trường phổ thông có một cán bộ, viên chức phụ trách ứng dụng CNTT có trình độ từ trung cấp trở lên, có giáo viên nòng cốt về ứng dụng CNTT trong dạy học. 
Các cơ sở giáo dục và đào tạo tích cực sử dụng email để giao dịch văn bản. Phổ biến sử dụng thông tin giáo dục trên website Bộ www.moet.gov.vn và www.edu.net.vn. 
Chỉ thị về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp năm học 2009-2010 xác định là: “Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”. Trong đó, tiếp tục khẳng định: “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý giáo dục. Thống nhất quản lý nhà nước về ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo. Tích cực áp dụng hình thức tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, họp, trao đổi công tác qua Internet, video, qua website, đặc biệt trong đào tạo và tập huấn, bồi dưỡng giáo viên, thanh tra viên, cán bộ quản lý giáo dục. 
Đẩy mạnh triển khai ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học(PPDH)ở từng cấp học. Các Sở GD&ĐT, các trường đại học, cao dẳng sư phạm xây dựng nguồn học liệu mở hỗ trợ giảng dạy và học tập các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân đưa lên website của các Sở và Bộ GD&ĐT để giáo viên, học sinh cả nước tham khảo (mỗi địa phương xây dựng tư liệu về văn hoá, lịch sử, địa lý, danh nhân của địa phương mình). Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng giáo viên qua mạng. Tổ chức thi thiết kế bài giảng diện tử. 
Hoàn thành cơ bản việc triển khai kết nối Internet băng thông rộng tới tất cả các trường học ở những khu vực có điện lưới vào tháng 6/2010. 
IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN: 
	Trong nhiều năm trở lại đây, hoạt động quản lý và dạy học ở các trường trung học cơ sở (THCS) được đổi mới nhiều mặt, theo đúng chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước, ngày càng đáp ứng được yêu cầu mới của xã hội, đất nước. 
	Tuy quá trình thực hiện đổi mới chương trình GDPT và đổi mới cơ chế quản lý nói chung dù đã đạt được những kết quả lớn, nhưng vẫn bộc lộ những khuyết điểm, yếu kém mà xã hội đang rất quan tâm. Trong đó, công tác quản lý giáo dục và đổi mới PPDH, thực hiện phân luồng học sinh sau THCS và trung học phổ thông (THPT) vẫn còn nhiều yếu kém. 
	Với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ mà nhất là CNTT, trong hơn mười năm trở lại đây, thế giới đã đón nhận hàng loạt các thiết bị công nghệ ứng dụng CNTT hiện đại trên mọi lĩnh vực. Máy tính có tốc độ xử lý lên hàng ngàn Mê-ga Hec. Nhiều phần mềm ứng dụng, nhiều chương trình ứng dụng ra đời. Trong đó, nhiều chương trình, phần mềm miễn phí, với nhiều tính năng phức hợp mà con người không thể làm được. 
	Tuy vậy, trong quản lý và dạy học, CNTT vẫn còn như xa vời. 
	Việc quản lý dạy, học trong trường học THCS vẫn là sổ Gọi tên ghi điểm, học bạ, sổ đầu bài, sổ liên lạc,  Cán bộ quản lý, văn phòng, giáo viên vẫn hì hụi ghi chép để đảm bảo đầy đủ thông tin phục vụ quản lý và lưu trữ. 
	Việc cộng điểm, đánh giá, xếp loại học sinh cuối kỳ, cuối năm học vẫn cứ phải bấm máy tính cầm tay, cứ phải nhẩm tính, đối chiếu với quy chế để xếp loại từng học sinh. Công việc vừa tốn nhiều thời gian vừa hay mắc sai sót. 
	Hoạt động quản lý gặp nhiều khó khăn do thông tin, tài liệu lưu trữ hay thất lạc, hư hỏng, việc tìm kiếm khó khăn và mất thời gian. 
	Hoạt động dạy và học cũng chưa có nhiều thay đổi. Khá nhiều tiết dạy không thể tiến hành các thí nghiệm chứng minh; các hình ảnh mô tả, các diễn biến lịch sử, các quá trình sinh học, hoá học,  do thiếu phương tiện dạy học hoặc phương tiện dạy học truyền thống không có đủ khả năng để tiến hành được các quá trình phức tạp; giờ học vì thế mà thiếu sinh động, thiếu lôi cuốn và hạn chế trong phát triển toàn diện các thao tác tư duy của học sinh. 
	Việc thu thập và bổ sung thông tin phục vụ cho bài dạy thông qua sách, báo viết thường thiếu tính thời sự, không đầy đủ, mất nhiều thời gian, hạn hẹp trong số ít tài liệu, số ít sách báo. 
	Sở dĩ còn những chậm chạp trong đưa và ứng dụng CNTT vào các hoạt động nêu trên là do một số nguyên nhân. 
Một là, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đa số được đào tạo trong thời gian trước thời kỳ bùng nổ thông tin nhờ công nghệ Tin học có bước phát triển vượt bậc, nên gặp khó khăn khi tiếp cận với CNTT, chưa có điều kiện tự bồi dưỡng và chưa được bồi dưỡng để nắm bắt kịp thời “công nghệ quản lý” mới. Do đó, họ chưa mạnh dạn trong tổ chức để ứng dụng CNTT vào nhà trường, không ít trường hợp thiếu quan tâm, tạo điều kiện cho những giáo viên có mong muốn và khả năng ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học của mình. 
Hai là, điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn, kinh phí đầu tư mua sắm trang thiế ... in học theo chương trình quy định. 
	- Số gia đình học sinh có máy tính và được kết nối Internet với số lượng khá cao, khoảng hơn ½ số học sinh toàn trường (theo điều tra chưa chính thức). 
b.Các phần mềm, chương trình ứng dụng được chọn lựa đưa vào sử dụng: 
	- Chương trình cộng điểm, xếp loại học sinh và thống kê trên Excel (xin xem phần giới thiệu ở Phụ lục 1);
	- Phần mềm Power point của Microsoft office và Lecturemaker dùng để thiết kế và trình giảng giáo án điện tử; 
	- Phần mềm biên soạn đề kiểm tra trắc nghiệm (xin xem phần giới thiệu ở Phụ lục 2); 
c.Sử dụng CNTT vào các hoạt động giáo dục: 
	- 100% các hoạt động giáo dục ngoại khoá đều được sử dụng các ứng dụng CNTT; 
	- 100% tiết học Tin học đều được dạy qua Projector; 
	- Các tổ chuyên môn mỗi học kỳ có 04 tiết thao giảng dành cho sử dụng CNTT vào đổi mới PPDH; 
	- Năm học 2009-2010, các tổ chuyên môn tổ chức được 1 lần thi thiết kế và trình giảng giáo án điện tử với 100% giáo viên tham gia. Trường cũng tổ chức 01 lần cho các giáo viên đạt giải nhất ở các tổ. 
d.Tích luỹ nguồn học liệu, tư liệu phục vụ ứng dụng CNTT vào dạy học: 
	Bằng việc đầu tư mua và thu thập trên mạng từ nguồn cung cấp miễn phí, trường đã có nguồn tư liệu về các phần mềm ứng dụng đã đưa vào sử dụng và tham khảo, tư liệu cho soạn giảng bài giảng điện tử tham khảo, đề kiểm tra tham khảo,  với dung lượng khá lớn (hơn 20Gb). 
VII.KẾT LUẬN: 
	Những biện pháp thực hiện đã được nêu trên chắc không khó và không phải ít người đã thực hiện. Tuy vậy, tôi cũng xin mạnh dạn nêu lên để mong muốn được nhiều đồng nghiệp cùng chia sẻ, trao đổi và góp ý để tạo ra một diễn đàn rộng rãi về tổ chức ứng dụng CNTT vào nhà trường; góp phần thúc đẩy chất lượng quản lý trường học và dạy học nói riêng, hiện đại các hoạt động quản lý và giáo dục trong nhà trường nói chung ngang tầm với các nước trong khu vực. 
	Mạnh dạn và say mê với CNTT sẽ là yếu tố giúp chúng ta thành công trong đưa Tin học và CNTT vào nhà trường; khi có sự hỗ trợ của CNTT chắc chắn các hoạt động quản lý và dạy học sẽ thuận lợi, đỡ nhọc nhằn, và hiệu quả cao hơn nhiều so với phương pháp truyền thống. 
VIII.KIẾN NGHỊ: 
- Các cấp quản lý cần có lộ trình và liên kết để có thể kết nối hoạt động quản lý từ trên xuống dưới bằng hệ thống mạng Internet; 
- Có cơ chế và tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa về kinh phí để các trường trang bị đầy đủ các thiết bị Tin học như máy tính, projector, mua các phần mềm đa chức năng và mạnh hơn so với các phần mềm miễn phí hiện tại dùng vào quản lý nhân sự, tài chính, dạy học,  
- Bố trí cho các trường một giáo viên có trình độ Tin học, thấp nhất là trung cấpđể có người phụ trách quản lý phòng máy và làm nòng cốt trong ứng dụng CNTT; 
- Tổ chức các sinh hoạt giao lưu để trao đổi kinh nghiệm trong ứng dụng CNTT vào dạy học, quản lý giữa các trường. 
PHỤ LỤC 1:
(Trích giới thiệu phần mềm cộng điểm, xếp loại học sinh)
I.
II. Giới thiệu phần mềm:
 File thống kê:
Trang bìa:
 SỔ 
 GHI ĐIỂM 
 Tính điểm và xếp loại theo Quyết Định 40 / 2006 / QĐ - Bộ Giáo Dục & Đào Tạo 
Nhập điểm Học Kì 1 
Tổng Kết Học Kì 1 
Tổng Kết Học Kì 2 
Tổng Kết Cả Năm 
Tổng Hợp Cả Năm 
Xếp Loại Hạnh Kiểm 
Phiếu Điểm Từng HS 
Danh Sách Học Sinh 
Hướng Dẫn Sử Dụng 
Nhập điểm Học Kì 2 
Kiểm tra
Nhập điểm 
Chọn môn thi lại 
Đổi mật khẩu GV 
Version 2008 
Trường THCS 
Lớp : 61
Năm học :
2009 - 2010
+ Dùng để nhập tên trường và năm học
+ Gồm các nút lệnh liên kết với các Sheets tương ứng
b. Nội dung các trang:
+ Thống kê chất lượng điểm hệ số 2, điểm thi HK, điểm TBM, thống kê chất lượng hạnh kiểm và học lực của từng lớp, từng khối và toàn trường theo từng môn
+ Thống kê chất lượng hạnh kiểm và học lực của từng lớp, từng khối và toàn trường
+ Thống kê Emis từng lớp, từng khối và toàn trường theo từng môn
+ Cập nhật các mức thống kê điểm thi và điểm TBM
+ Chọn và phân loại HS theo từng mức xếp loại (Giỏi, khá, TB, yếu, kém)
File sổ điểm:
a. Trang bìa:
	+ Dùng để nhập tên lớp và đổi mật khẩu của từng môn
+ Gồm các nút lệnh liên kết với các Sheets tương ứng
b. Nội dung các trang:
+ Trang hướng dẫn thực hiện chương trình (có trích một số điều của qui chế 40) 
+ Có các trang DSHS, xếp loại hạnh kiểm, kiểm tra tiến trình nhập điểm, phiếu điểm của từng HS
+ Các trang tổng kết xếp loại học kì I, học kì II, cả năm và chọn môn thi lại đối vơi HS yếu
+ Các trang nhập điểm của tất cả các môn học và điểm thi HK tương ứng (có bảo mật về điểm số)
III. Hướng dẫn sử dụng
1. Các File của phần mềm:
Gồm có 4 File:	+ Sổ điểm 61.xls
+ Thống kê
+ Tạo lớp
+ Điểm cá nhân
2. Tạo sổ điểm các lớp và File thống kê:
a. Mở macro:
+ Khởi động Microsoft Excel và vào menu Tools à Macro à Security à chọn ž Low à thoát khỏi Excel 
+ Tắt chức năng xóa tất cả macro nếu dùng phần mềm diệt vi rút BKAV (Bách Khoa AntiVirus)
b. Tạo sổ điểm và thống kê :
+ Mở File Tao_Lop.xls và làm theo hướng dẫn
3. Nhập các thông tin ban đầu:
a. File thống kê:
+ Mở File Thong ke_xls để nhập các thông tin sau: 
PHỤ LỤC 2:
(Trích giới thiệu phần mềm)
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH:
SOẠN THẢO TRẮC NGHIỆM
(Phần mềm được cung cấp miễn phí cho toàn thể giáo viên trong cả nước nhằm hưởng ứng phát động năm học 2008-2009 của Bộ GD-ĐT là: “Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT, đổi mới quản lý tài chính và xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”)
1. Một số ưu điểm của chương trình.
Chương trình được xây dựng nhằm mục đích hỗ trợ giáo viên trong công tác soạn đề trắc nghiệm theo sát với yêu cầu của Bộ GD-ĐT về việc ra đề kiểm tra sẽ phối hợp giữa trắc nghiệm chọn lựa và luận đề(Trắc nghiệm tự luận). 
Chương trình sẽ hỗ trợ:
- Cho phép soạn thảo với nhiều mục yêu cầu, đưa vào vào nhiều mắc độ đề khác nhau.
- Cho phép soạn thảo các bài toán lớn và các câu hỏi trắc nghiệm để khai thác bài toán đó.
- Cho phép mở nhiều cửa sổ ứng với nhiều file đề cùng một lúc, khi tạo đề có thể truy xuất từ nhiều file ngân hàng đề.
- Cho phép chuyển trực tiếp các câu hỏi trắc nghiệm thành các câu hỏi tự giải và điền kết quả(dạng tự luận ngắn gọn).
- Cho phép soạn các câu tự luận ngắn vào cùng với đề trắc nghiệm. Các câu trắc nghiệm sẽ có các phương án A, B .. để chọn, câu tự luận sẽ có 4 dòng trống để học sinh tự giải vào. Phần này phù hợp với yêu cầu kiểm tra phối hợp trắc nghiệm với tự luận.
- Cho phép trộn đề giữa các mục, các mức độ với nhau. Hỗ trợ 100% các yêu cầu của đề ngoại ngữ mà chuẩn đề Bộ GD ĐT thường đưa ra trong các kì thi TN Và CĐ-ĐH. 
- Chạy độc lập, không yêu cầu phải có Ms.Word. Nhưng có thể kết xuất đề ra Ms.Word.
- Hỗ trợ chuyển mã Unicode từ các bảng mã Vni và TCVN3.
Ngoài ra, phần mềm có ba cái mới mà chưa phần mềm nào có:
- Kết xuất đề ra phần mềm soạn thảo văn bản mã nguồn mở OpenOffice 2.3 hoặc 3.0. Đáp ứng yêu cầu theo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2008 – 2009 Số: 9772/BGDĐT-CNTT của Bộ GD-ĐT ngày 20 tháng 10 năm 2008(Hình dưới).
- Tạo đề phối hợp giữa trắc nghiệm chọn lựa và luận đề(Trắc nghiệm tự luận). Phù hợp với kiểm tra đánh giá của giáo viên trên lớp như yêu cầu mới của Bộ GD-ĐT. 
- Cho phép chuyển các câu hỏi trắc nghiệm nhiều chọn lựa thành câu hỏi Trắc nghiệm tự luận(luận đề). Khi tạo đề các câu hỏi dạng này sẽ bỏ các đáp án, chương trình phát sinh 4 dòng trống để học sinh tự giải ngắn gọn câu hỏi này. Với dạng câu hỏi này vừa khai thác được ngân hàng đề trắc nghiệm sặn có vừa đánh giá được khả năng luận để của học sinh vừa đáp ứng yêu cầu câu hỏi sát với trắc nghiệm.
Màn hình phần mềm xuất đề ra OpenOffice 3.0.
2. Hướng dẫn soạn thảo đề.
	a. Thao tác với file đề.
- Tạo mới file đề. Vào menu Soạn thảo\Tạo mới file đề, hoặc nhấn vào 
- Lưu file đề.
Vào menu Soạn thảo\Lưu file đề, hoặc nhấn vào , khi đã mở file hoặc lưu file nếu lưu tiếp thì nhấn hoặc Ctrl + S.
- Soạn thảo đề: Cửa sổ soạn thảo:
b. Quy ước soạn câu hỏi trắc nghiệm trong đề.
    + !! - Mục câu hỏi: Có thể là nội dung bài toán hay là ghi chú của một mức độ của đề.
    + ** - Câu hỏi
    + ## - Phương án trả lời. Nằm ở sau câu hỏi là đáp án đúng, các phương án sau là phương án sai.
    + Đặc biệt, phần mềm cho phép nhập các câu Trắc nghiệm tự luận vào chung đề với các câu trắc nghiệm. với quy ước:
** - Câu hỏi
## [-1] đáp án
c. Một vài ví dụ khi soạn đề
!! Lý thuyết TB
** Chọn phát biểu sai : 
PHỤ LỤC 3:
GIỚI THIỆU VỀ LectureMAKER
Tác giả:
Ebook này được tạo bởi:
Nguyễn Đình Hùng
Giáo viên trường PT cấp 2-3 Lộc Hiệp – Lộc Ninh – Bình Phước
Website:  
Mọi ý kiến đóng góp xin liên hệ: 
Email: dinhhung0910@gmail.com
Mobile: 0945499717
LectureMAKER là phần mềm soạn thảo bài giảng điện tử đa phương tiện, sản phẩm của công ty Daulsoft Hàn Quốc (www.daulsoft.com). Với LectureMAKER, bất kỳ ai cũng có thể tạo được bài giảng đa phương tiện nhanh chóng và dễ dàng. Không chỉ có vậy, bạn còn có thể tận dụng lại các bài giảng đã có trên những định dạng khác như PowerPoint, PDF, Flash, HTML, Audio, Video vào nội dung bài giảng của mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 09/12/2000 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; 
- Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg ngày 11/6/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội; 
	- Quyết định số 03/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/01/2002 của Bộ trưởng bộ GD&ĐT về ban hành chương trình THCS; 
- Chỉ thị về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp năm học 2008 – 2009; 
- Chỉ thị về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp năm học 2009 – 2010; 
- Tài liệu tập huấn nâng cao năng lực hiệu trưởng trường THCS, của Học viện Quản lý giáo dục Việt Nam và Học viện Giáo dục Singapore, năm 2009. 
MỤC LỤC: 
TT
MỤC
Trang
1
Tên đề tài
1
2
Đặt vấn đề
2
3
Cơ sở lý luận
4
4
Cơ sở thực tiễn
6
5
Một số kinh nghiệm bước đầu 
7
6
Kết quả
11
7
Kết luận
13
8
Kiến nghị
13
9
Phụ lục
14
10
Tài liệu tham khảo
20
11
Mục lục
21

Tài liệu đính kèm:

  • dockinh_nghiem_buoc_dau_trong_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_cntt.doc