Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo hướng tích cực môn Tự nhiên - Xã hội lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo hướng tích cực môn Tự nhiên - Xã hội lớp 2

 “Phương pháp dạy học tích cực là thuật ngữ rút gọn được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục dạy học theo kiểu phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học. Tính tích cực trong phương pháp tích cực được dùng là hoạt động chủ động, trái với nghĩa không hoạt động, thụ động”.

 - Tích cực hóa hoạt động của người học được hiểu là phương pháp dạy học làm trung tâm, trong đó thầy, cô đóng vai trò người tổ chức hoạt động của học sinh; mỗi học sinh đều được hoạt động, mỗi học sinh đều được bộc lộ mình và được phát triển.

- Môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 mang tính tích hợp, bao gồm ba chủ điểm : Con người và sức khỏe, xã hội, tự nhiên. Điều này rất phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh.

 

doc 10 trang Người đăng Đặng Tiến Hải Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 515Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học theo hướng tích cực môn Tự nhiên - Xã hội lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài: 
 DẠY HỌC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC
MƠN TỰ NHIÊN - XÃ HỘI LỚP 2
 PHẦN MỞ ĐẦU
I.Bối cảnh đề tài:
Thế giới ngày nay đang phát triển với một tốc độ nhanh chưa từng có và bước vào thế kỷ XXI với một cuộc chay đua của tất cả mọi người. Đặc biệt là học sinh, những người sẽ viết lên trang sử của tương lai. Cuộc chạy đua ấy để chuẩn bị cho các em bước vào đời với hành trang của chính mình mà sự sáng tạo là một điều cần thiết trong hành trang ấy. Với xã hội đang phát triển ngày nay, sự nghiệp giáo dục đã và đang được đổi mới để phù hợp với xu hướng chung của toàn cầu. Luật Giáo dục đã xác định rõ mục đích đổi mới phương pháp dạy học “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh : Phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bối dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
II. Lí do chọn đề tài :
Trong nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy phụ huynh và học sinh chỉ chú trọng tới những môn học như : Toán, Tiếng Việt; còn lại các môn học khác như : Đạo đức, Tự nhiên - Xã hội phụ huynh và học sinh ít quan tâm, tập trung. Vì vậy, việc học của các em chưa đạt hiệu quả cao.
	Chương trình sách giáo khoa mới xây dựng theo quan điểm tích hợp, lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tích tích cực chủ đạo của học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức mới. Để thực hiện chương trình này, tôi đã áp dụng những phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo hướng tích cực và kết quả là học sinh thích thú, say mê, tạo nên một không khí học tập nhẹ nhàng, vui tươi, lớp học sinh động, hấp dẫn. Từ đó, học sinh khắc sâu kiến thức và vận dụng được vào thực tế cuộc sống như : biết chăm lo sức khỏe, ăn uống đầy đủ, ăn uống sạch sẽ, biết được các mối quan hệ trong gia đình, nhà trường cũng như ý thức bảo vệ đồ dùngvà môi trường xung quanh 
	Vì những lí do trên nên tôi quyết định chọn đề tài “Dạy học theo hướng tích cực môn Tự nhiên - Xã hội lớp 2” để cùng đồng nghiệp đóng góp ý kiến, đưa ra những kinh nghiệm nhằm hướng đến một phương pháp dạy học khả thi nhất.
III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
 1.Phạm vi nghiên cứu:
 Học sinh lớp 21 ( 26 học sinh ) Trường Tiểu học Mỹ Hịa, năm học 2010-2011
2. Đối tượng nghiên cứu :
Môn học Tự nhiên và Xã hội lớp 2.
IV. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài này nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học Tự nhiên- Xã hội. Qua đó bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:
 Học sinh biết vận dụng những điều đã học vào cuộc sống.
 PHẦN NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận: 
	“Phương pháp dạy học tích cực là thuật ngữ rút gọn được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục dạy học theo kiểu phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học. Tính tích cực trong phương pháp tích cực được dùng là hoạt động chủ động, trái với nghĩa không hoạt động, thụ động”.
	- Tích cực hóa hoạt động của người học được hiểu là phương pháp dạy học làm trung tâm, trong đó thầy, cô đóng vai trò người tổ chức hoạt động của học sinh; mỗi học sinh đều được hoạt động, mỗi học sinh đều được bộc lộ mình và được phát triển.
- Môn Tự nhiên và Xãï hội lớp 2 mang tính tích hợp, bao gồm ba chủ điểm : Con người và sức khỏe, xã hội, tự nhiên. Điều này rất phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh.
II. Thực trạng vấn đề:
 Trong thực tế giảng dạy môn Tự nhiên-Xã hội lớp 2 ở đầu năm học này, tôi nhận thấy học sinh biết tự khám phá những điều các em đã học, chưa có thói quen đặt câu hỏi, tìm câu giải thích khi các em được tiếp cận với thực tế xung quanh. Chưa giải quyết được những vấn đề hoặc tình huống đơn giản. Đồng thời các em không thể hiện được cảm xúc của mình trong những tình huống cụ thể, những hoạt động thực hành qua đó tập luyện những hành vi có lợi cho sức khỏe, từ chối và phản đối những hành vi có hại cho sức khỏe bản thân, gia đình, công đồng.
III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
 Để khắc phục tình trạng trên, tôi đã đề ra một số biện pháp tích cực cho đối tượng học sinh của mình như sau:
	 -Dạy học theo cá nhân, theo nhóm nhỏ, theo lớp.Tổ chức các trò chơi học tập, sử dụng đồ dùng trực quan để hình thành kiến thức và kĩ năng.Các hình thức tổ chức trò chơi học tập được phối hợp với các phương pháp : Quan sát, động não, đóng vai, thảo luận, thực hành, vấn đáp, giảng giải nhằm giúp học sinh biết cách quan sát, nêu thắc mắc, tìm tòi. Trong đó phương pháp quan sát là phương pháp đặc trưng thường được sử dụng khi dạy học môn Tự nhiên và Xã hội. 
	- Khi xây dựng kế hoạch bài học, giáo viên cần chỉ ra nhiệm vụ cụ thể của giáo viên và học sinh để có những hoạt động tương ứng phù hợp, phối hợp các phương pháp và hình thức tổ chức một cách sáng tạo và linh hoạt theo hướng giảm sự can thiệp của giáo viên và tăng cường sự tham gia của học sinh vào các hoạt động phát hiện tìm kiếm kiến thức. Các hoạt động cần đa dạng như :
 + Tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động khám phá nhằm khêu gợi sự tò mò, thói quen đặt câu hỏi, tìm câu giải thích khi các em được tiếp cận với thực tế xung quanh.
 + Tổ chức cho học sinh tập giải quyết những vấn đề hoặc tình huống đơn giản.
 + Tổ chức cho học sinh làm việc theo cặp (2 học sinh) và theo nhóm (3-5 học sinh) sẽ giúp các em có cơ hội nói lên ý kiến của mình.
 + Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi nhằm gíup học sinh không chỉ thư giãn đơn thuần mà còn có tác dụng rèn luyện về mặt trí tuệ, giúp các em tiếp thu kiến thức dễ dàng
 + Tổ chức cho học sinh đóng vai thể hiện cảm xúc của mình trong những tình huống cụ thể, những hoạt động thực hành để học sinh được tập luyện những hành vi có lợi cho sức khỏe, từ chối và phản đối những hành vi có hại cho sức khỏe bản thân, gia đình, công đồng.
Qua các hoạt động ấy, các em sẽ phát hiện những kiến thức mới về Tự nhiên và Xã hội phù hợp với lứa tuổi của các em. Tuy nhiên, bên cạnh các hình thức tổ chức dạy - học cũng cần kết hợp với các phương tiệân hiện có và điều kiện cơ sở vật chất như : Sách giáo khoa, đồ dùng dạy học sẵn có và cả đồ dùng dạy học đơn giản tự làm để các em hứng thú học tập tạo cho lớp học thoải mái, nhẹ nhàng theo phương châm “Học mà vui, vui mà học”.
	Trong quá trình dạy Tự nhiên và Xã hội, có thể tiến hành các hoạt động :
 + Hoạt động với Sách giáo khoa trên hình vẽ, mô hình mẫu, vật thật.
 + Hoạt động với ngôn ngữ (nói hoặc viết). Đối với học sinh việc sử dụng Sách giáo khoa, tranh ảnh, vật thật rất cần thiết vì các kiến thức được thể hiện qua những hình ảnh cụ thể giúp học sinh dễ dàng diễn đạt và phát hiện kiến thức mới.
Mặt khác, giáo viên cũng cần tăng cường tổ chức những hoạt động thực hành để học sinh biết cách thực hiện những hành vi có lợi cho sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng.
Như vậy, qua các hoạt động, giáo viên có thể sử dụng đồ dùng dạy học sẵn có và cũng cần tạo thêm một số đồ dùng tự làm để tạo không khí mới lạ, thay đổi cách thức luyện tập bằng nhiều cách khác nhau, xây dựng mối giao tiếp tự nhiên qua việc tổ chức học nhóm, nhóm ngẫu nhiên, trò chơi 
Khi thiết kế bài học, mỗi mục tiêu, mỗi loại bài đặc trưng cần có những hoạt động tượng ứng phù hợp, phối hợp các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học khác nhau một cách sáng tạo và linh hoạt, tăng cường sự tham gia của học sinh vào các hoạt động, phát hiện tìm kiếm kiến thức. Đồng thời giáo viên phải chú ý phát huy được việc vận dụng các giác quan của học sinh. Học sinh cần được nhìn, được nghe và thực hiện để xác nhận chính xác cái đã thấy, đã nghe thì chắc chắn kiến thức sẽ được khắc sâu, hình thành được kĩ năng cần thiết và gây hứng thú, hấp dẫn, tăng khả năng giao tiếp, tạo sự vui vẻ giữa các em với nhau và giữa các em với giáo viên, tránh cho học sinh cách học vẹt, loại bỏ cách dạy áp đặt, cứng nhắc một chiều.
 Ví dụ: Dạy các bài : 1,2,3,5 và 10 ở chủ điểm Con người và sức khỏe. Các bài 19, 20, 23 ở chủ điểm xã hội. Các bài 27, 28, 29, 34, 35 ở chủ điểm Tự nhiên. Giáo viên tổ chức cho các em tham gia trò chơi: “Ghép chữ vào hình”. Qua đó xây dựng và củng cố kiến thức đã học ở các chủ điểm nêu trên. Ở trò chơi này giáo viên chuẩn bị: Tranh câm vẽ nội dung các bài; Các thẻ chữ ghi tên phù hợp với nội dung tranh câm bài dạy.
 Giáo viên tiến hành cho học sinh tham gia chơi như sau:
 -Phát cho mỗi nhóm một bộ tranh câm và các thẻ chữ.
 - Giáo viên yêu cầu học sinh gắn thẻ chữ vào nội dung tranh câm cho phù hợp.
 - Sau khi hoàn thành các nhóm có thể dán sản phẩm của nhóm mình lên bảng hoặc nộp cho giáo viên.Giáo viên khen nhóm nào làm đúng, làm nhanh.
 Ví dụ : Dạy bài “Đường giao thông”. 
Giáo viên chia lớp theo nhóm lớn, giao tranh cho mỗi nhóm (tranh vẽ trang 40,41/SGK), từng nhóm quan sát, thảo luận để : xác định tranh vẽ loại đường gì và nêu các phương tiện đi trên loại đường đó? Qua đó, học sinh biết được tên các phương tiên giao thông đi trên từng loại đường giao thông.
 Ví dụ : Dạy bài “ Cây sống ở đâu ?”
 Giáo viên treo tranh vẽ một số cây lên bảng, yêu cầu học sinh tìm các loài cây có trong tranh – học sinh quan sát, ghi vào phiếu học tập hoặc sau khi học sinh thảo luận, nhận biết cây sống ở khắp nơi, giáo viên tổ chức cho học sinh dán tranh ảnh ( học sinh sưu tầm vào giấy khổ to theo nhóm cây sống trên cạn, nhóm cây sống dưới nước.Thông qua hoạt động này , học sinh biết tên một số loài cây và nơi sống của chúng.
 Ví dụ : Dạy bài “ Gia đình”. Giáo viên cho học sinh làm việc theo cặp ( nhóm 2 học sinh ), hướng dẫn học sinh quan sát hình 1,2,3,4,5 trong sách giáo khoa trang 24,25,thảo luận theo nội dung từng tranh :
+ Đố bạn, gia đình của Mai có những ai ?
+ Ông của bạn Mai đang làm gì ?
+ Mẹ của Mai đang làm gì , Mai giúp mẹ làm gì ?...
Qua hoạt động này, học sinh nhận biết những người trong gia đình bạn Mai và việc làm của từng người. Từ đó, giúp các em biết các thành viên có trong gia đình mình và hiểu về trách nhiệm, bổn phận của từng người trong gia đình, góp phần xây dựng gia đình vui vẻ, hòa thuận.
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Sau khi áp dụng chuyên đề này vào hoạt động giảng dạy , tôi nhận thấy hiệu quả rất cao :
Học sinh hứng thú khi học môn Tự nhiên và xã hội.
Lớp học sinh động, học sinh phát biểu tích cực, tự tin.
Kích thích óc tư duy, sáng tạo ở học sinh, tăng khả năng giao tiếp.
Học sinh biết và thích sưu tầm tranh ảnh để chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
100% học sinh đạt yêu cầu hoàn thành bài học.
Học sinh biết áp dụng những điều đã học vào cuộc sống hằng ngày như : tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường, biết chăm lo sức khỏe,biết ứng xử tốt trong các mối quan hệ : Gia đình - Nhà trường và Xã hội.
 PHẦN KẾT LUẬN
I. Những bài học kinh nghiệm:
	Trong thực tiễn, việc kết hợp giữa nội dung và phương pháp trong một bài học vốn đã có trong truyền thống dạy học. Tuy nhiên, dạy học theo hướng tích cực nay được nhấn mạnh, phát huy và nâng lên bởi giá trị nhiều mặt của nó. Để thực hiện tốt phương pháp dạy học theo hướng tích cực, giáo viên cần lưu ý những điều sau đây :
Cần bám sát mục tiêu của bài học, căn cứ chung của sách giáo viên, điều kiện, phương tiện dạy học, đặc điểm, trình độ của lớp và kinh nghiệm của bản thân.
Phối hợp các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học khác nhau trong mỗi tiết học một cách sáng tạo và linh hoạt theo hướng giảm sự can thiệp của giáo viên và tăng cường sự tham gia của học sinh vào các hoạt động phát hiện, tìm kiếm kiến thức.
Lựa chọn trò chơi học tập cho mỗi hoạt động hay bài học phải phù hợp.
II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:
 Aùp dụng phương pháp mới là phù hợp với mục tiêu của giáo dục tiểu học về môn Tự nhiên - Xã hội và thực hiện được mục đích của mình đề ra. Đồng thời giáo viên có cơ sở vững chắc và thuận tiện trong việc giảng dạy học sinh trong môn Tự nhiên-Xã hội lớp 2.
III. Khả năng ứng dụng triển khai:
 Sáng kiến kinh nghiệm này đã được giáo viên trong khối vận dụng cói hiệu quả.
IV. Những kiến nghị đề xuất:
- Cần có tranh ảnh đầy đủ cho mỗi bài học và tài liệu trò chơi học tập.
Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ mà tôi đúc kết được trong quá trình dạy học. Kính mong Hội đồng khoa học góp ý cho tôi hoàn thiện hơn.
 Mỹ Hòa, ngày 03 tháng 01năm 2011	
 Người viết
 Lêê Quang Phước
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
 Trang
 I. Bối cảnh đề tài 	1
 II. Lý do chọn đề tài 	1
 III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 	2
 IV. Mục đích nghiên cứu	2
 V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu	2
PHẦN NỘI DUNG
 I. Cơ sở lí luận	2
 II. Thực trạng của vấn đề	3
 III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyất vấn đề	3
 IV. Hiệu quả của SKKN	6
PHẦN KẾT LUẬN
 I. Những bài học kinh nghiệm	7
 II. Ý nghĩa của SKKN	7
 III. Khả năng ứng dụng, triển khai	7
 IV. Những kiến nghị, đề xuất	8
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 2. Bùi Phương Nga (Chủ biên), 2003.
 * Sách Tự nhiên và Xã hồi, Nhà xuất bản giáo dục, 68 trang.
 * Sách giáo viên Tự nhiên và Xã hội, Nhà xuất bản giáo dục, 98 trang.

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_theo_huong_tich_cuc_mon_tu_nhi.doc