Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 5

 Rèn đọc cho học sinh là một việc rất quan trọng không thể thiếu được nhằm giúp học sinh: đọc thông viết thạo từ đó mở cửa bước vào địa hạt của những người biết đọc, biết viết để có thể có điều kiện tiến lên nắm lấy kho tàng tri thức và văn hoá loài người. Đối với học sinh tiểu học nhất là học sinh lớp 5 việc đọc thông viết thạo là không thể thiếu được song đọc đúng mới chỉ là một phần của việc rèn đọc và nâng cao hơn việc đọc diễn cảm sẽ giúp học sinh hoà cảm xúc của mình vào bài văn, bài thơ cảm nhận hết được cái hay cái đẹp mà tác giả muốn nói đến trong bài.Đọc diễn cảm còn giáo dục tình cảm thẩm mĩ cho học sinh. Mặt khác đọc diễn cảm là một nhiệm vụ của phân môn tập đọc lớp 5. Phân môn này đóng vai trò quan trọng trong môn Tiếng Việt.

 - Đọc diễn cảm tốt giúp học sinh có điều kiện học các môn học khác trong chương trình.

 - Kiến thức của môn Tiếng Việt là đọc, viết, cảm thụ, hiểu. thì phân môn tập đọc là công cụ để tiến hành các môn học khác. Vì vậy đọc diễn cảm góp phần quan trọng để hoàn thành nhiệm vụ môn Tiếng Việt.

 - Đọc diễn cảm là thể hiện sự hoàn hảo việc đọc đúng,từ, tiếng, phát âm đúng, ngắt nghỉ câu ở dấu chấm, phẩy hoặc chỗ cần tách ý. ngoài ra việc đọc diễn cảm còn thể hiện giọng đọc đúng câu kể, câu hỏi, câu cảm. biết phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật trong chuyện.

 - Ngoài nhiệm vụ rèn đọc cho học sinh thì đọc diễn cảm còn trau dồi kiến thức văn học, kiến thức ngôn ngữ, kiến thức đời sống cho học sinh vì mỗi bài tập đọc là một bức tranh nhỏ về hiện thực cuộc sống về đất nước ta trong quá khứ và hiện tại.

 - Thông qua việc đọc diễn cảm giúp học sinh hướng tới cái đẹp,biết rung cảm trước vẻ đẹp của ngôn ngữ. Từ đó tư duy của các em phát triển.

 

doc 8 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 1977Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Lí do chọn đề tài
 Rèn đọc cho học sinh là một việc rất quan trọng không thể thiếu được nhằm giúp học sinh: đọc thông viết thạo từ đó mở cửa bước vào địa hạt của những người biết đọc, biết viết để có thể có điều kiện tiến lên nắm lấy kho tàng tri thức và văn hoá loài người. Đối với học sinh tiểu học nhất là học sinh lớp 5 việc đọc thông viết thạo là không thể thiếu được song đọc đúng mới chỉ là một phần của việc rèn đọc và nâng cao hơn việc đọc diễn cảm sẽ giúp học sinh hoà cảm xúc của mình vào bài văn, bài thơ cảm nhận hết được cái hay cái đẹp mà tác giả muốn nói đến trong bài.Đọc diễn cảm còn giáo dục tình cảm thẩm mĩ cho học sinh. Mặt khác đọc diễn cảm là một nhiệm vụ của phân môn tập đọc lớp 5. Phân môn này đóng vai trò quan trọng trong môn Tiếng Việt.
 - Đọc diễn cảm tốt giúp học sinh có điều kiện học các môn học khác trong chương trình.
 - Kiến thức của môn Tiếng Việt là đọc, viết, cảm thụ, hiểu... thì phân môn tập đọc là công cụ để tiến hành các môn học khác. Vì vậy đọc diễn cảm góp phần quan trọng để hoàn thành nhiệm vụ môn Tiếng Việt.
 - Đọc diễn cảm là thể hiện sự hoàn hảo việc đọc đúng,từ, tiếng, phát âm đúng, ngắt nghỉ câu ở dấu chấm, phẩy hoặc chỗ cần tách ý... ngoài ra việc đọc diễn cảm còn thể hiện giọng đọc đúng câu kể, câu hỏi, câu cảm... biết phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật trong chuyện. 
 - Ngoài nhiệm vụ rèn đọc cho học sinh thì đọc diễn cảm còn trau dồi kiến thức văn học, kiến thức ngôn ngữ, kiến thức đời sống cho học sinh vì mỗi bài tập đọc là một bức tranh nhỏ về hiện thực cuộc sống về đất nước ta trong quá khứ và hiện tại.
 - Thông qua việc đọc diễn cảm giúp học sinh hướng tới cái đẹp,biết rung cảm trước vẻ đẹp của ngôn ngữ. Từ đó tư duy của các em phát triển.
 Chính vì những lí do trên mà ngay từ đầu năm trong quá trình giảng dạy tôi đã chú trọng rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh.
II. Các biện pháp tiến hành
 Căn cứ vào đối tượng tâm sinh lý học sinh lớp 5. Để thực hiện tốt nhiệm vụ của môn tiếng việt nói chung, phân môn tập đọc nói riêng và nâng cao kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 trong quá trình dạy tôi đã tiến hành rèn đọc diễn cảm cho học sinh ở tất cả các môn học.
 1. Rèn đọc diễn cảm khi dạy tập đọc:
 Trên cơ sở học sinh đọc đúng để hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm. Trước hết học sinh phải hoà cảm xúc của mình vào bài văn, bài thơ phải hoá thân vào tác giả, vào nhân vật để suy nghĩ, rung cảm và truyền cảm đến người nghe. Ta cần hướng dẫn các em cách đọc hay nhất, phù hợp nhất với nội dung bài muốn vậy phải chú ý đến phương pháp đọc theo thể loại.
 a. Văn xuôi: 
 - Nắm được nội dung bài để có giọng đọc ( ngữ điệu đọc ) phù hợp vì Tiếng Việt có một kho ngữ điệu vô cùng phong phú đa dạng nên ta cần chọn giọng đọc phù hợp.
 VD: Bài ‘’ Quang cảnh làng mạc ngày mùa “
 ( Tô Hoài – TV5 – Tập 1 ) 
 Để miêu tả cảnh làng quê vào ngày mùa thì giọng đọc phải trìu mến thiết tha, hoặc bài ‘’ Nghĩa thầy trò “
 (TV5 – Tập 1 )
 Đây là một bức thư nên giọng đọc cần thể hiện lời ân cần khuyên răn của Bác Hồ. Đọc giọng kêu gọi với những câu trách nhiệm của học sinh trong công cuộc kiến thiết đất nước bài: ‘’ Thư gửi các học sinh ‘’ 
 ( Hồ Chí Minh TV5 tập 1 ) 
 - Phân biệt lời dẫn, giọng nhân vật để đọc cho đúng.
 VD: Bài ‘’ Người công dân số Một “ 
 ( TV5 tập 2 )
 Cần đọc: Giọng của anh Lê hồ hởi, nhiệt tình, tinh thần yêu nước nhiệt tình những suy nghĩ còn đơn giản, hạn hẹp.
 Giọng của anh Thành chậm rãi, trầm tĩnh, sâu lắng thể hiện trăn trở suy nghĩ về việc nước.
 Hoặc bài ‘’ Trí dũng song toàn “ 
 ( TV5 tập 2 )
 Giọng đọc của Giang Văn Minh than khóc vờ ân hận, xót thương, ứng đối cứng cỏi, dõng dạc, tự hào.
 Giọng của vua nhà Minh hống hách.
- Đọc phân biệt giọng của các kiểu câu: câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm...
 VD: bài “ Tiếng rao đêm “ 
 ( TV5 tập 2 )
 Có câu: “ Bánh...giò...ò...ò !”
 Đọc giọng kéo dài ở cuối câu.
 - Đọc ngắt nghỉ câu cho phù hợp.
 VD: Ngắt sau dấu phẩy nghỉ ngắn. 
 Ngắt sau dấu chám nghỉ dài, hạ thấp giọng.
 Ngắt sau dấu hỏi cao giọng.
 Ngắt sau dấu chấm lửng: kéo dài hoặc ngừng giọng.
 - Ngắt giọng theo cụm từ có nghĩa ( ngắt giọng biểu cảm ) vì câu dài đây là cách ngắt nhịp thiên về tình cảm về sự rung động nội tâm không phụ thuộc dấu câu. Cách ngắt nhịp này phụ thuộc vào nội dung câu và phụ thuộc vào sự rung động trong tâm hồn người đọc.
VD: Bài: “ Những con sếu bằng giấy” 
( TV5 tập 2 )
Có câu: Xúc động trước cái chết của em,/ học sinh thành phố Hi- rô - si- ma đã quyên góp tiền xây một tượng đài / tưởng nhớ những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại.” 
b. Đọc thơ 
 Thơ là tiếng nói của tình cảm là sự phản ánh con người và thời đại một cách cao đẹp. Thơ giàu chất trữ tình vì vậy khi đọc thơ cần thể hiện tình cảm tác giả gửi gắm trong từng từ, từng dòng, nhịp thơ, vần thơ để truyền cảm xúc đến người nghe.
 Đọc dòng thơ, vần thơ, thể thơ để thể hiện sắc thái tình cảm.
 - Dòng thơ dài ngắn khác nhau, có dòng đủ ý, có dòng ý trải dài sang dòng sau ( Thơ vắt dòng ) cần chú ý tính liền mạch của dòng thơ, nghỉ rất ngắn giữa hai dòng thơ.
VD: Trong bài: “ Ê - mi – li – con 
( TV5 tập 1 )
 Có câu: Nhân danh ai
 Bay mang những B 52
 Những na pan hơi độc
 Đến Việt Nam
 Khi đọc dòng thứ nhất nghỉ rất ngắn rồi đọc tiếp sang dòng thơ thứ hai, dòng thơ thứ ba, thứ tư.
- Nhịp thơ là đặc trưng cơ bản phân biệt thơ với văn xuôi nó là sự tổ chức ngôn ngữ thơ ca, tạo nên nhạc điệu của thơ, có nhịp ngắn ( 2/ 2/ 2 ) thể hiện sự dồn dập đọc nhanh với nhịp ngắn. Có nhịp dài (4/ 4 ) thể hiện tình cảm sâu lắng, trầm tĩnh... cần đọc chậm với nhịp dài.
VD: Bài: Bài ca về Trái Đất 
 Có câu: Tiếng hát vui / giữ bình yên Trái Đất 
 Tiếng cười ran / cho Trái Đất không già
 Hành tinh này / là của chúng ta.
 Màu hoa nào / cũng quý / cũng thơm.
 - Ngoài ra việc ngắt nhịp thơ còn thể hiện ở nhịp 3/ 4, 3/ 5, 2/5, 4/ 3...
VD: Bài: Trước cổng Trời ( TV5 tập 1 )
 Những vạt nương / màu mật
 Lúa chín / ngập lòng thung 
 Và tiếng nhạc / ngựa rung 
 Suốt triền rừng / hoang dã
 - Vần thơ là sự phối hợp hưởng ứng của các tiếng cùng khuôn vần, cùng thanh góp phần tạo nên sự hài hoà nhịp nhàng khi đọc thơ. Có nhiều cách gieo vần khi đọc cần nhấn giọng ở các vấn sẽ tạo ra âm hưởng riêng cho từng bài thơ. 
 VD: bài : “ Hành trình của bầy ong “ 
( TV5 tập 2 )
 Có câu: Với đôi cánh đẫm nắng trời
 Bầy ong bay đến chọn đời tìm hoa
 Không gian là nẻo đường xa 
 Thời gian vô tận mở ra sắc màu 
 - Thơ có tính truyền cảm sâu sắc vì nó vừa có hình vừa có nhạc, vừa lắng đọng vừa ngân vang... cho nên khi đọc phải làm cho mỗi tiếng thơ sáng hết hình và ngân hết nhạc. Đọc rõ tính cách điệu của thơ mà vẫn giữ được tính tự nhiên của giọng, tránh lên bổng xuống trầm một cách giả tạo, máy móc.
 - Cần thể hiện tình cảm khi đọc thơ, có thể là giọng đọc náo nức, tưng bừng, có thể giọng buồn, sâu lắng...
 VD: Bài: “ Con chim sể nhỏ chết rồi 
( TV5 tập 1 )
 Cần đọc giọng hơi trầm buồn nhẹ nhàng.
 Hoặc bài: Đất nước 
( TV5 tập 2 )
 + Khổ 1,2 đọc với giọng tha thiết bâng khuâng.
 + Khổ 3, 4 đọc với giọng nhanh hơn, vui khoẻ khoắn, tràn đầy tự hào.
 + Khổ 5 đọc với giọng chậm, trầm lắng, chứa chan tình cảm, sự thành kính.
 + Khổ thơ 6 đọc với giọng mạnh và hào hứng.
 * Tóm lại: Đọc diễn cảm là một yêu cầu rất quan trọng đối với học sinh nhất là đối với học sinh lớp 5 khi việc đọc đúng đã đạt đến mức cao. Đọc diễn cảm sẽ giúp học sinh hiểu bài tốt hơn có khả năng tư duy sáng tạo mở rộng vốn từ, hiểu nghĩa từ phong phú hơn và đọc diễn cảm tốt sẽ giúp học sinh tiếp thu các môn học khác một các có hiệu quả.
2. Rèn đọc diễn cảm khi dạy các môn học khác. 
 Việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh không chỉ thực hiện khi dạy tập đọc mà còn thực hiện khi dạy các môn học khác.
 Như đã nói ở trên nhiệm vụ của phân môn tập đọc là rèn kỹ năng đọc ( đọc diễn cảm ) trau dồi kiến thức văn học, kiến thức ngôn ngữ, rèn óc thẩm mĩ, giáo dục tình cảm, phát triển tư duy tức là góp phần thực hiện tốt các môn học khác. Ngược lại dạy tốt các môn học khác thì cũng góp phần tích cực cho người giáo viên thực hiện nhiệm vụ môn tập đọc tức là rèn đọc diễn cảm
đồng thời được tiến hành.
 - Dạy kể chuyện: Khi dạy phân môn này giáo viên không những chỉ kể, chỉ hướng dẫn tìm hiểu truyện tiến tới kể chuyện một các đơn thuần mà thông qua tiết kể chuyện học sinh phải có giọng đọc diễn cảm tì kể mới thành công.
 Nội dung truyện được toát lên ở từng nhân vật mà biết thể hiện được giọng từng nhân vật tức là đã tư duy được nội dung truyện.
 - Dạy tập làm văn: ở lớp 5 các thể loại văn chủ yếu là: Tả người, tả cảnh sinh hoạt, kể chuyện, tường thuật... ở phân môn này ngoài việc học sinh biết các thể hiện nội dung bài văn đúng yêu cầu đề thì việc viết văn có hình ảnh, có tình cảm... là một yêu cầu đòi hỏi óc sáng tạo, tư duy vấn đề một cách hoàn hảo.
 VD: Văn tả cảnh sinh hoạt.
 Học sinh đọc đề Tư duy thầm Đọc thầm --> Tìm hình ảnh --> Viết câu có hình ảnh --> Đoạn ( bài ). Qua đó rèn kỹ năng viết ( Đọc diễn cảm ) cho học sinh.
 - Môn đạo đức: Thông qua môn đạo đức học sinh được trau dồi kiến thức về lối sống rèn luyện các hành vi đạo đức tốt. Muốn học tốt môn nàyđòi hỏi học sinh phải tư duy ( đọc hiểu ) biến bài học thành hiện thực bản thân từ đó kỹ năng đọc diễn cảmcũng sẽ hoàn thiện hơn, nâng cao hơn.
 - Môn khoa, Sử địa: Chỉ thông qua những bức tranh, những hình ảnh cụ thể mà học sinh đã suy nghĩ, tư duy tạo ra kiến thức. Có thể kiến thức đó chỉ là đơn giản song học sinh đã rèn được kĩ năng đọc từ tranh ảnh rồi diẽn đạt thành lời. Diễn đạt hay tức là khả năng đọc diễn cảm được nâng cao.
 - Đặc biệt qua môn toán tưởng chừng như không liên quan gì điến việc đọc diễn cảm nhưng trong quá trình giải toán không những tư duy phát triển mà vốn từ được mở rộng, ngôn ngữ diễn đạt trôi chảy hơn. Có đọc diễn cảm ( đọc hiểu ) thì mới hiểu đề --> làm toán tốt hơn.
 * Lưu ý: Trong quá trình rèn đọc diễn cảm đòi hỏi người giáo viên phải đọc diễn cảm chính xác và đặc biệt chú ý đến đối tượng học sinh để rèn đọc diễn cảm phù hợp, cho những học sinh đọc diễn cảm tốt đọc trước để học sinh khác nghe và đọc. Đặc biệt đọc diễn cảm được tiến hành khi học sinh đã hiểu nội dung. 
 * Tóm lại: Việc đọc diễn cảm cho học sinh không chỉ tiến hành ở phân môn tập đọc mà còn thể hiện ở các môn học khác như: Đạo đức; Khoa, Sử địa...
Thông qua các môn học này kĩ năng đọc diễn cảm sẽ hoàn thiện và nâng cao hơn. Qua đó giúp học sinh tiếp thu bài, hiểu bài một cách trọn vẹn.
 III. Kết quả 
 Qua một năm thực hiện rèn đọc diễn cảm với một số biện pháp tôi đã thu được kết quả như sau: 
Kỹ năng đọc diễn cảm của học sinh đã nâng cao hơn.
Tổng số học sinh
Mức độ đọc diễn cảm
31em
Đầu năm
Cuối năm
Số lượng
Tỉ lệ
Số lượng
Tỉ lệ
4em
13 %
 15em
 48%
 - Qua việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh phần đa các em đã trau dồi kiến thức về ngôn ngữ, về đời sống thể hiện lối diễn đạt trong giao tiếp phong phú hơn, vốn hiểu biết được nâng cao hơn.
 - Cũng từ việc rèn đọc diễn cảm học sinh biết rung cảm trước cái đẹp từ đó có hướng phấn đấu cho cái đẹp của bản thân mình.
 - Việc đọc diễn cảm đã đưa các em đến với các môn học khác một cách trôi chảy hơn. Biết phân tích tìm hiểu vấn đề ở tất cả các môn học một cách vững vàng hơn. 
 - Bổ sung thêm ngôn ngữ vào hoạt động giao tiếp với thầy cô, bạn bè.
VI. Bài học
 Qua một năm thực hiện rèn đọc diễn cảm với một số kết quả trên tôi đã rút được một số kinh nghiệm về vấn đề rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5: 
 - Rèn đọc diễn cảm phải tuỳ thuộc vào đối tượng học sinh và phù hợp với địa phương nơi mà học sinh ở.
 - Rèn đọc diễn cảm phải chú ý đến phương pháp đọc theo thể loại văn, thơ.
 - Rèn đọc diễn cảm trên cơ sở học sinh đọc đúng, hiểu nội dung.
 - Rèn đọc diễn cảm không chỉ tiến hành ở phân môn tập đọc mà còn tiến hành ở các môn học khác.
 - Giáo viên luôn là người chỉ đạo, hướng dẫn trong quá trình rèn đọc diễn cảm. Đặc biệt giáo viên phải đọc diễn cảm tốt.
 Trên đây là một số kinh nghiệm về việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5. Tôi rất mong được sự đóng góp của các đồng nghiệp để việc áp dụng kinh nghiệm của tôi đạt kết quả cao hơn nữa. 
 Tôi xin chân thành cảm ơn !
 . ngày 01 tháng 4 năm 2010
 Người viết
 Dương Thị Dung

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN REN KI NANG DOC DIEN CAM CHO HS LOP 5.doc