Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục học sinh dân tộc học tập tiến bộ

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục học sinh dân tộc học tập tiến bộ

Đất nước ta có rất nhiều dân tộc anh em cùng chung sống trong một mái nhà Việt Nam, xong mỗi dân tộc có một nét văn hóa riêng khác nhau. Vì vậy trách nhiệm của nghành giáo dục và đào tạo là rất lớn lao, nhất là trách nhiệm của mỗi thầy, cô giáo trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho các em “đặc biệt là con em dân tộc”. Đó là những chủ nhân tương lai của đất nước, thì mỗi giáo viên phải có trách nhiệm trực tiếp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ cho đất nước.

 Để theo kịp sự phát triển của đất nước và thế giới thì bản thân tôi là người giáo viên trực tiếp đứng lớp ở trường tiểu học Vàm Đầm – huyện Đầm Dơi- tỉnh Cà Mau là nơi có không ít học sinh dân tộc (khơ me) nghèo sinh sống, sau những năm tháng gắn bó với trường, với lớp, với học sinh tôi nhận ra rằng: Là người giáo viên trực tiếp giáo dục và giúp đỡ học sinh, phải làm thế nào để tất cả học sinh lớp mình đều có lực học đồng đều như nhau đó là vấn đề mà tôi phải suy nghĩ và tìm mọi biện pháp phù hợp để giáo dục đối với đối tượng học sinh “dân tộc khơ me” với môi trường xã hội mà tôi đang giảng dạy.

 Trường tôi đóng trên địa bàn ấp Vàm Đầm – xã Nguyên Huân – huyện Đầm Dơi – tỉnh Cà Mau. Gần trường là khu dân cư có nhiều hộ gia đình người dân tộc khơ me. Đa phần không có việc làm ổn định, cuộc sống rất bấp bênh, làm ăn theo thời vụ là chính, họ quanh năm suốt tháng chỉ lo đi làm thuê để có cái ăn qua ngày, họ không quan tâm đến việc học tập của con cái. Vì vậy mà con em họ thường thì học lực yếu khiến tôi rất trăn trở và suy nghĩ tìm hiểu.

 Như vậy chất lượng giáo dục toàn diện không phải chỉ đơn thuần là dạy cho học sinh những kiến thức khô khan chương trình, những kĩ năng thực hành, luyện tập trong sách giáo khoa. Người giáo viên phải biết dạy và giáo dục cho học sinh có hành vi chuẩn mực có đủ phẩm chất, kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng vào đời

 Qua các dẫn chứng trên, tôi tự đánh giá tầm quan trọng của việc tìm ra những giải pháp gì để giúp học sinh là con dân tộc Khơ me học tập tiến bộ. Với trách nhiệm là một giáo viên chủ nhiệm tôi luôn tìm kiếm, cải tiến công tác giảng dạy, giáo dục học sinh – đặc biệt là học sinh con dân tộc – nhằm giúp các em nâng cao ý thức tự giác học tập, rèn luyện để trở thành học sinh ngoan, học giỏi.

 

doc 12 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 2882Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục học sinh dân tộc học tập tiến bộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT ĐẦM DƠI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH VÀM ĐẦM	 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Một số biện pháp giáo dục học sinh
dân tộc học tập tiến bộ
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
	Đất nước ta có rất nhiều dân tộc anh em cùng chung sống trong một mái nhà Việt Nam, xong mỗi dân tộc có một nét văn hóa riêng khác nhau. Vì vậy trách nhiệm của nghành giáo dục và đào tạo là rất lớn lao, nhất là trách nhiệm của mỗi thầy, cô giáo trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho các em “đặc biệt là con em dân tộc”. Đó là những chủ nhân tương lai của đất nước, thì mỗi giáo viên phải có trách nhiệm trực tiếp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ cho đất nước.
 	Để theo kịp sự phát triển của đất nước và thế giới thì bản thân tôi là người giáo viên trực tiếp đứng lớp ở trường tiểu học Vàm Đầm – huyện Đầm Dơi- tỉnh Cà Mau là nơi có không ít học sinh dân tộc (khơ me) nghèo sinh sống, sau những năm tháng gắn bó với trường, với lớp, với học sinh tôi nhận ra rằng: Là người giáo viên trực tiếp giáo dục và giúp đỡ học sinh, phải làm thế nào để tất cả học sinh lớp mình đều có lực học đồng đều như nhau đó là vấn đề mà tôi phải suy nghĩ và tìm mọi biện pháp phù hợp để giáo dục đối với đối tượng học sinh “dân tộc khơ me” với môi trường xã hội mà tôi đang giảng dạy.
	Trường tôi đóng trên địa bàn ấp Vàm Đầm – xã Nguyên Huân – huyện Đầm Dơi – tỉnh Cà Mau. Gần trường là khu dân cư có nhiều hộ gia đình người dân tộc khơ me. Đa phần không có việc làm ổn định, cuộc sống rất bấp bênh, làm ăn theo thời vụ là chính, họ quanh năm suốt tháng chỉ lo đi làm thuê để có cái ăn qua ngày, họ không quan tâm đến việc học tập của con cái. Vì vậy mà con em họ thường thì học lực yếu khiến tôi rất trăn trở và suy nghĩ tìm hiểu.
	Như vậy chất lượng giáo dục toàn diện không phải chỉ đơn thuần là dạy cho học sinh những kiến thức khô khan chương trình, những kĩ năng thực hành, luyện tập trong sách giáo khoa. Người giáo viên phải biết dạy và giáo dục cho học sinh có hành vi chuẩn mực có đủ phẩm chất, kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng vào đời
	 Qua các dẫn chứng trên, tôi tự đánh giá tầm quan trọng của việc tìm ra những giải pháp gì để giúp học sinh là con dân tộc Khơ me học tập tiến bộ. Với trách nhiệm là một giáo viên chủ nhiệm tôi luôn tìm kiếm, cải tiến công tác giảng dạy, giáo dục học sinh – đặc biệt là học sinh con dân tộc – nhằm giúp các em nâng cao ý thức tự giác học tập, rèn luyện để trở thành học sinh ngoan, học giỏi.
1. Thực trạng.
Thực tế trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta, về đãi ngộ đối với đồng bào dân tộc thiểu số từ đó đời sống của một số bộ phận gia đình dân tộc khơ me được cải thiện, việc học tập của con em họ cũng được quan tâm hơn. Năm 2007 -2008 có 14/21 trẻ trong độ tuổi đến trường, năm học 2008-2009 có đến 15/17 trẻ trong độ tuổi đến trường. Tuy nhiên vẫn còn tình trạng tự ý nghỉ học để giúp việc gia đình, không tham gia các hoạt động ngoại khóa, ít hoàn thành bài tập và thường xuyên không thuộc bài dẫn đến học lực yếu, không nắm bắt kịp kiến thức, kĩ năng của trương trình. Tìm hiểu nguyên nhân, tôi rút ra một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh không đạt chuẩn như sau: 
2.Nguyên nhân khách quan
	- Sự quan tâm của cha mẹ học sinh về học tập hầu như không được chú trọng. Hầu hết các bậc cha mẹ học sinh khoán trắng cho nhà trường. Tình trạng học sinh nghỉ học tùy tiện, tỉ lệ chuyên cần thấp.
- Đại đa số gia đình học sinh dân tộc Khơ me nghèo không có công ăn việc làm ổn định, cuộc sống bấp bênh, làm ăn theo thời vụ, chủ yếu là làm thuê. Do đó chủ yếu họ lo cuộc sống chứ không có điều kiện để quan tâm đến con em học hành. Mặt khác, đa phần phụ huynh của các em không biết chữ nên không giúp đỡ được trong việc học tập của các em. 
- Chính vì không có sự quan tâm của cha mẹ nên các em vào học không qua mẫu giáo, nhiều em học muộn đến 2,3 tuổi . Khi vào lớp các em không nắm được kịp lượng kiến thức kĩ năng của trương trình.
- Sự quan tâm phối hợp giữa nhà trường, gia đình và chính quyền địa phương cũng chưa chặt chẽ nên dẫn đến tình trạng học sinh không có khai sinh để nhập học, nhiều em không có đủ đồ dùng, sách vở để học tập đầy đủ các môn học. Nhiều em phải lao động phụ giúp gia đình với những công việc quá sức của lứa tuổi. 
- Hầu hết các em học sinh dân tộc đều sống chung với gia đình trong khu dân cư. Trong môi trường này có quá nhiều vấn đề xã hội diễn ra hàng ngày trước mắt các em: Rượu chè, cờ bạc, đá gà, đánh lộn, cãi vã nhau. Chính vì thế mà các em cũng đã một phần nào bị “chai lì” không nghe lời giáo viên nhắc nhở.
- Một số phụ huynh có quan niệm là “không cần phải học cũng sống được” hoặc “chỉ cần học cho biết đọc, biết viết là được không cần học cao vì tốn tiền”. Họ còn tư tưởng trông chờ sự hỗ trợ của nhà nước.
- Vai trò giáo viên chủ nhiệm của một số giáo viên trong nhà trường chưa cao , chưa thực sự hết lòng vì học sinh do mình phụ trách . .
*Qua nghiên cứu tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế của công tác giáo dục và giúp đỡ học sinh dân tộc Khơ-me học tập tiến bộ trong nhà trường . Trong các năm học vừa qua , bản thân tôi đề ra những giải pháp để vận dụng vào công tác của nhà trường giao cho cụ thể như sau :
3. Nguyên nhân chủ quan.
	Năm học 2009-2010 nhà trường tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung. Đặc biệt là nội dung “Không cho học sinh không đạt chuẩn lên lớp”. Để thực hiện tốt cuộc vận động trên, giáo viên chủ nhiệm cần có những giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng giáo dục đối với học sinh dân tộc thiểu số.
	 Bản thân giáo viên còn trẻ về tuổi đời cũng như tuổi nghề nên sự hiểu biết và kinh nghiệm trong giáo dục và giúp đỡ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là học sinh con dân tộc khơ me còn rất nhiều hạn chế.
Sự hiểu biết về phong tục tập quán, văn hóa lễ hội của đồng bào dân tộc khơ me của bản thân còn nhiều hạn chế nên việc tiếp cận với họ để phối hợp giáo dục học sinh cũng gặp không ít khó khăn.
Học sinh do ảnh hưởng nếp sống “không cần biết ngày mai” từ cha mẹ, nên các em cũng không yêu thích việc học tập, các em chưa thật sự coi ngôi trường của mình như mái nhà chung, việc đến trường như là sự bắt buộc, vì thế các em không có nguồn cảm hứng, thích thú, chủ động trong học tập.
 	Từ thực trạng trên bản thân tôi rất băn khoăn, chăn trở làm sao để giúp cho những học sinh dân tộc Khơ me học tập tốt như những học sinh bình thường khác. Chính vì vậy tôi luôn tìm tòi, học hỏi để từ đó phát huy những thuận lợi và khắc phục những khó khăn trên một cách hiệu quả nhất.
Sau khi đã xác định được tương đối đầy đủ về các yếu tố giáo dục, giúp đỡ học sinh dân tộc Khơ-me học tập tiến bộ tôi nhận thấy cần phải xây dựng kế hoạch để giáo dục, giúp đỡ học sinh dân tộc khơ me.
II.NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
 Ở đề tài này, người viết không có thâm vọng tìm ra các biện pháp để giáo dục học sinh dân tộc thiểu số đạt trình độ khá, giỏi. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi chỉ muốn đưa ra các giải pháp để nâng cao sự nhận thức của cha mẹ học sinh dân tộc hiểu một cách sâu sắc hơn về tầm quan trọng của việc học tập của con em họ, đồng thời tìm ra các biện pháp dạy học, giúp đỡ học sinh dân tộc trong lớp tôi đạt chuẩn kiến thức kĩ năng. Từ đó có cơ hội nâng dần chất lượng học tập của các em lên trong những năm tiếp theo.
1. Biện pháp điều tra thực trạng 
Tính đến thời điểm cuối tháng 09 năm 2009 toàn trường có 15 học sinh dân tộc Khơ me. Trong đó lớp 3E do tôi chủ nhiệm có 4 em, dưới đây là các thống kê thông số như sau:
Số
hs
Mức độ
Tiếp thu TB trở lên
Mức độ
Tiếp thu yếu
Tỉ lệ chuyên cần
Học đúng tuổi
Quá 1 tuổi
Quá 2 tuổi
Quá 3 tuổi trở lên
Số học sinh là con hộ nghèo
4
1
3
82,02%
0
1
1
2
4
Qua điều tra cả 4 học sinh con dân tộc khơ me ở lớp tôi đều thuộc gia đình hộ nghèo, không có đất sản xuất. Cuộc sống của họ chủ yếu làm thuê, làm được bao nhiêu ăn bấy nhiêu, trình độ học vấn của họ chỉ có 3 người trong 15 người biết đọc, biết viết ở mức độ thấp, còn lại không biết chữ, có 2 anh em là anh em ruột trong một gia đình có 4 anh em (còn 2 anh em chưa đi học)
Điều kiện huy động mở lớp gặp nhiều khó khăn , từ lớp 1 , 2 chuyển dần bàn giao học sinh lên lớp học sinh hàng năm thay đổi giảm , tăng liên tục .Vì tình hình địa bàn, số ít gia đình sống tập trung, còn lại phân tán trong các ấp có sông rạch chằng chịt ,việc đi lại chủ yếu xuồng ghe ,cầu cây tạm bợ ,giao thông đi lại khó khăn trong mùa mưa , nước thuỷ triều dâng cao vào thời điểm tháng 9 đến tháng 1 dương lịch hàng năm .Qua đó gặp nhiều khó khăn cho học sinh đến trường và ảnh hưởng tâm lý ra lớp những học sinh thể lực yếu , hoàn cảnh khó khăn trong kinh tế cuộc sống .
Đầu năm học tôi đã chủ động đề xuất với ban giám hiệu và ban đại diện cha mẹ học sinh để hưởng lợi từ quỹ hỗ trợ trường/ điểm trường. Qua đó các em được hỗ trợ quần, áo, tập vở sách giáo khoa và đầy đủ đồ dùng học tập. Tranh thủ từ quỹ “vòng tay bè bạn” của Liên đội, các em được giúp đỡ một số đồ dùng khác như phấn, viết, bảng con.Hội khuyến học và các mạnh thường quân cũng đã tặng các em cặp, nón mũ, dầy dép. Nhìn chung, sau khi điều tra tôi đã thuyết phục được các tổ chức, cá nhân nhiệt tình giúp đỡ và các em đã có đầy đủ hành trang để đến trường.
	Được hưởng lợi từ dự án giúp đỡ học sinh nghèo đi đò của sở giáo dục đào tạo và ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau, đã tạo điều kiện cho những em học sinh nói chung và học sinh dân tộc khơ me nói riêng được đến trường và giảm bớt một phần gánh nặng cho những gia đình học sinh ở xa trường
2. Những biện pháp cụ thể để giúp đỡ học sinh dân tộc học tập tiến bộ.
Trong hoạt động giáo dục tập thể để đạt được kết quả cần phải áp dụng tính mềm dẻo, năng động và phải có lòng nhiệt huyết đối với nghề, với các em học sinh đó là yếu tố quyết định cho sự thành công. Một tập thể tốt thì có tác động tốt đến từng đối tượng học sinh.
Tìm hiểu phong tục tập quán, lối sống của gia đình học sinh tôi thường xuyên đến thăm gia đình các em. Đặc biệt là vào những ngày lễ hội của đồng bào dân tộc Khơ – me. Kết quả rất bất ngờ là họ vô cùng cảm kích trước sự có mặt của tôi trong ngày lễ. Tranh thủ thời cơ tôi phân tích, động viên để họ quan tâm đến việc học tập của con em mình hơn. Nhiều người ái ngại việc “chỉ dạy” cho cháu dà ... chủ nhiệm lớp của giáo viên và trách nhiệm chăm lo học tập của gia đình , xã hội , trong sinh hoạt ,cuộc sống môi trường không trong sạch , lành mạnh của gia đình , của cộng đồng , tệ nạn xã hội nơi học sinh cư trú , sinh hoạt hàng ngày cũng là những nguyên nhân dẫn đến việc sa sút học tập và bỏ học của học sinh , nó mang một vấn đề tâm lý rất quan trọng cho một học sinh như :
	+ Học sinh học kém ,chán học và lo có những lỗ hổng kiến thức cơ bản từ những lớp dưới đầu cấp ,việc giáo viên thiếu quan tâm , phụ đạo bồi dưỡng và chưa nắm rõ những hụt hẫng kiến thức nào trong học sinh ? để có biện pháp chăm bồi đúng vào thiếu hụt kiến thức ấy , tình hình kéo dài qua nhiều lớp , GV chỉ chú trọng giờ dạy cho kịp chương trình , đôi lúc gay gắt thiếu tôn trọng học sinh yếu , xem học sinh yếu là gánh nặng cho lớp và cho công tác bản thân , các phương pháp giảng dạy còn cô đọng gây thiếu hứng thú lĩnh hội kiến thức học sinh từ các lớp dưới , dẫn đến HS mất căn bản kiến thức , nhưng vì chỉ tiêu vẫn được lên lớp hàng năm , khiến các em hụt hẫng kiến thức nghiêm trọng , mất niềm tin vào khả năng vươn lên trong học tập cũng là nguyên nhân dẫn đến sự việc nói trên .
2.2Cần xác định khả năng hiện có của học sinh.
Việc làm này có ý nghĩa quan trọng, giúp giáo viên đánh giá sơ bộ về từng học sinh, tạo điều kiện để phân loại học sinh theo từng nhóm năng lực, từ đó sẽ xác định nội dung phương pháp phụ đạo đối với từng học sinh.
	Để làm được điều này người giáo viên cần theo dõi trong thời gian học tập hàng ngày, khảo sát bằng phiếu trắc nghiệm .Những nội dung trong các phép đo ấy phải đảm bảo tính toàn diện chính là kiến thức cơ bản trọng tâm trong chương trình mới hiện nay, các kĩ năng cơ bản cần đạt được. Qua đó xác định được lỗ hổng cơ bản của từng em.
	Sự yếu kém của học sinh thể hiện trước hết là dấu hiệu mệt mỏi, không muốn đến lớp, ít tham gia vào các hoạt động học tập trên lớp.
2.3Tìm hiểu điều kiện và khả năng phát triển của từng học sinh.
	Tìm hiểu điều kiện của trẻ chính là xác định môi trường sống của trẻ có ảnh hưởng khá lớn đến sự phát triển nhân cách nói chung, phát triển năng lực trí tuệ nói riêng. Thực tế đã cho thấy không ít học sinh có năng khiếu học tập nhưng dần dần bị mai một là những nguyên nhân rất đáng tiếc như: cha mẹ không quan tâm đến việc học tập của con họ, cha mẹ nuông chiều quá mức, thiếu sự kiểm tra, giám sát, gia đình không hòa thuận, trong khi đó có những em lại tiến bộ vượt bậc do thường xuyên nhận được sự quan tâm, kèm cặp, giám sát của cha mẹ.
	Việc tìm hiểu môi trường sống của trẻ, từ đó có tác động sư phạm phù hợp kịp thời, tạo điều kiện để trẻ tiếp tục phát triển những phẩm chất trí tuệ của bản thân, đồng thời hạn chế, ngăn ngừa các tác động ngược chiều, kìm hãm hoặc ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ.
2.4 Tìm hiểu nhu cầu, hứng thú, động cơ học tập của học sinh.
Nhu cầu hứng thú và động cơ học tập của trẻ chịu sự chi phối của rất nhiều yếu tố chủ quan và kết quả như tính bắt buộc hay không bắt buộc của nhiệm vụ học tập cụ thể, những quyền lợi trẻ nhận được khi hoàn thành nhiệm vụ học tập (được điểm cao, được thầy cô và cha mẹ khen ngợi) Phần thưởng của các em sau khi hoàn thành nhiệm vụ có thể là một trò chơi mà các em ưa thích.
	Người giáo viên cần xác định đầy đủ các yếu tố, trong đó giúp các em cố gắng giải quyết các nhiệm vụ học tập tưởng chừng không thể thể thực hiện được sẽ dần dần trở thành tính kiên trì.
2.5 Cần kết hợp với gia đình học sinh
Sau khi nắm được tình hình gia đình của từng học sinh tôi mạnh dạn đến từng gia đình phân tích cho họ hiểu về đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi và muốn thoát nghèo thì phải có kiến thứctừ đó phụ huynh hiểu và luôn quan tâm đến việc học của con họ, cũng như không bắt các em làm những công việc quá sức của mình, hoặc tự cho các em nghỉ học ở nhà giữ em.
2.6 Cần xây dựng chương trình, nội dung phụ đạo phù hợp với thực tế của học sinh và phù hợp với chương trình quy định.
	Đối với 4 học sinh của lớp, nội dung cần phụ đạo chỉ mang tính vừa sức (từ rất đơn giản đến vừa sức). Mục tiêu cuối cùng là đạt được chuẩn kiến thức kĩ năng.
2.7 Cần thường xuyên đánh giá kết quả học tập của học sinh và giao nhiệm vụ mới cho từng em.
	Đối với học sinh dân tộc Khơ-me, việc đánh giá kết quả học tập của từng em bao giờ cũng đi kèm những nhận xét cụ thể mang tính định hướng sư phạm của người giáo viên. Những nhận xét đó cụ thể là việc chỉ ra một hạn chế đơn giản đã cho hay những gợi ý về câu trả lời hay hơn. Điều này sẽ làm cho học sinh hứng thú hơn trong học tập, các em tự thấy mình nhận được nhiều sự quan tâm hơn từ thầy giáo, bạn bè, các em sẽ tự tin hơn trong học tập.
	Bên cạnh những đánh giá kết quả học tập của học sinh người giáo viên cần thường xuyên giao cho các em những nhiệm vụ mới ở mức độ cao hơn. Điều này sẽ kích thích sự tìm tòi, sáng tạo của học sinh.
III.KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Qua những biện pháp tôi đã áp dụng thực hiện ở trê đã mang lại mội số kết quả như sau
	- Từ những biện pháp trên số học sinh của lớp tôi đã đạt được những kết quả trong học tập và rèn luyện hạnh kiểm tiến bộ vượt bậc, không có học sinh nào bỏ học giữa chừng.
*Kết quả đạt được như sau:
Tính đến thời điểm cuối tháng 11 năm 2009:
Lớp
Năm học
Số SH
Dân tộc
Tỉ lệ
chuyên cần
Mức độ tiếp thu
Ghi chú
Khá trở lên
Trung bình
Yếu
Không nắm được KT
1E
2007-2008
02
82%
1
1
2E
2008-2009
01
85%
1
3E
2009-2010
04
98%
1
2
1
Qua theo dõi thực hiện hạnh kiểm: lớp tôi chủ nhiệm (3E) có 3em thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của người học sinh tiểu học, Chỉ còn một em do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên em thường nghỉ học để giúp mẹ trong em.
Bảng thống kê trên đã phản ánh được kết quả cụ thể việc học tập và rèn luyện của số học sinh dân tộc trong thời gian áp dụng các biện pháp trên để giúp đỡ các em. Tuy nhiên, thành công mà người viết không chỉ ngừng lại ở đây, cái quan trong nhất là khi vần dụng kinh nghiệm này, có rất nhiều phụ huynh (dân tộc Khơ me) đã ý thức rất cao việc quan tâm đến việc học tập của con em mình. Đồng thời họ cũng ý thức được quyền trẻ em, không nên cho trẻ em lao động quá sớm. Mặt khác họ không còn tự ti, mặc cảm nữa mà tự giác đến gặp giáo viên để trao đổi những vấn đề họ chưa hiểu về cách giáo dục trẻ.
Về nhận thức của cha mẹ học sinh đã xác định đúng trách nhiệm giáo dục con em học sinh không thể giao hết cho nhà trường, thầy cô giáo phải có sự kết hợp ba môi trường giáo dục : nhà trường – gia đình – xã hội.
Từ những kinh nghiệm trên trong quá trình giảng dạy ở những năm học qua, kết quả giáo dục học tập của học sinh từng bước được nâng lên rõ rệt. Kết quả đạt được của học sinh ở những lớp đầu cấp đã góp phần rất lớn đến quá trình học tập của học sinh trong những năm tiếp theo và cũng là cơ sở góp phần vào mục tiêu giáo dục học sinh dân tộc thiểu số.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm tôi đã làm được trong công tác giáo dục học sinh dân tộc Khơ –me học tập tiến bộ và cũng đã mang lại hiệu quả thiết thực, song để thể hiện một bảng sáng kiến kinh nghiệm hoàn chỉnh, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp chân thành từ các đồng nghiệp, từ hội đồng khoa học giáo dục các cấp, để sáng kiến này hoàn thiện hơn và được áp dụng rộng rãi, mang lại hiệu quả thiết thực hơn trong công tác giáo dục nói chung, công tác giáo dục học sinh dân tộc Khơ –me học tập tiến bộ nói riêng. 
	Vàm Đầm ngày 10 tháng 12 năm 2009
 NGƯỜI VIẾT
	 Trần Văn Hải
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
(Trang cuối của SKKN)
Tên đề tài: “Một số biện pháp giáo dục học sinh Khơ-me học tập tiến bộ”
Tác giả: Trần Văn Hải.
Trường (đối với đơn vị trực thuộc phòng GD&ĐT), Tổ chuyên môn (đối với đơn vịtrực thuộc sở GD&ĐT)
phòng GD&ĐT
hoặc trường, trung tâm,
đơn vị trực thuộc Sở)
Nội dung
Xếp loại
Nội dung
Xếp loại
- Đặt vấn đề
- Biện pháp
- Kết quả phổ biến ứng dụng
- Tính khoa học
- Tính sáng tạo
- Đặt vấn đề
- Biện pháp
- Kết quả phổ biến ứng dụng
- Tính khoa học
- Tính sáng tạo
Xếp loại chung
Ngày ..tháng.năm 2009
Hiệu trưởng
(Hoặc tổ chuyên môn)
Xếp loại chung
Ngày ..tháng.năm 2009
Thủ trưởng đơn vị
Căn cứ kết quả nhận xét, thẩm định của Hội đồng khoa học nghành GD&ĐT cấp tỉnh; Giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau thống nhất công nhận SKKN và xếp loại.
	 Ngày..thángnăm 200..
 GIÁM ĐỐC
PHẦN TÓM TẮT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Họ và tên:	Trần Văn Hải
Hiện Nay:	Giáo viên dạy lớp 3E trường tiểu học Vàm Đầm.
Đề tài của tôi là: Một số biện pháp giáo dục học sinh Khơ – me học tập tiến bộ.
I, Đặt vấn đề	 (Trang 1)
1. Thực Trạng	 (Trang 2)
2. Nguyên nhân khách quan 	 (Trang 2)
3. Nguyên nhân chủ quan 	 (Trang 2)
II. Những biện pháp giải quyết vấn đề 	 (Trang 3)
1. Biện pháp điều tra thực trạng 	 (Trang 3)
2. Những biện pháp cụ thể để giúp đỡ học sinh dân tộc
học tập tiến bộ (Trang 4)
2.1 Cần xác định các nguyên nhân dẫn đến học sinh dân tộc Khơ me
Học kém có nguy cơ bỏ học giữa chừng	 (Trang 4)
2.2 Cần xác định khả năng hiện có của học sinh 	 (Trang 5)
2.3 Tìm hiểu điều kiện và khả năng phát triển của của từng học sinh (Trang 5)
2.4 Tìm hiểu nhu cầu hứng thú, động cơ học tập của học sinh (Trang 5)
2.5 Cần kết hợp với gia đình học sinh (Trang 6)
2.6 Cần xây dựng chương trình, nội dung phụ đạo phù hợp
 với thực tế của học sinh và phù hợp với chương trình quy định. (Trang 6)
2.7 Cần thường xuyên đánh giá kết quả học tập của học sinh và 
giao nhiệm vụ mới cho từng em. (Trang 6)
III. Kết quả đạt được 	 (Trang 6)	
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẦM DƠI
TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀM ĐẦM
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Đề tài: 
Người thực hiện: Trần Văn Hải
Giáo viên dạy lớp 3E
Trường tiểu học Vàm Đầm
Vàm Đầm ngày 05 tháng 12 năm 2009
BAÛNG TOÙM TAÉT SAÙNG KIEÁN KINH NGHIEÄM
Kính thöa: Hoäi ñoàng khoa hoïc sôû giaùo duïc vaø ñaøo taïo Tænh Caø Mau;
 Hoäi ñoàng khoa hoïc phoøng GD&ÑT huyeän Ñaàm Dôi.
Toâi teân: Ngoâ Thò Haûi Luyeân
Hieän nay ñang coâng taùc: Tröôøng Maãu Giaùo Vaøm Ñaàm, huyeän Ñaàm Dôi, tænh Caø Mau
Toâi ñang day lôùp: Maàm
Saùng kieán kinh nghieäm cuûa toâi ñeà taøi laø: “Laøm theá naøo ñeå hình thaønh toát bieåu töôïng toaùn – Giaùo duïc coù chuû ñích moân toaùn ôû treû 3 – 4 tuoåi”.
Baøi vieát saùng kieán cuûa toâi goàm coù 3 phaàn nhö sau:

Tài liệu đính kèm:

  • docSkkn(4).doc