Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy văn miêu tả ở lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy văn miêu tả ở lớp 4

II- Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:

1. Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy Tập làm văn lớp 4.

2. Tìm hiểu, nghiên cứu, tập hợp những cơ sở lý luận, đánh giá thực tiễn dạy văn miêu tả ở trường tiểu học nhằm tìm ra một số biện pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng dạy Tập làm văn lớp 4.

III- Đối tượng nghiên cứu:

 Đối tượng nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên Tiếng Việt lớp 4.

 Thực tế dạy Tập làm văn ở tiểu học hiện nay và trọng tâm là văn miêu tả ở lớp 4.

 

doc 52 trang Người đăng phuongvy22 Lượt xem 731Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy văn miêu tả ở lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I- Lý do chọn đề tài 
Trong các cấp học, cấp Tiểu học được xác định là “Cấp học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân". Đây chính là cấp học phổ cập tạo tiền đề cho các cấp học khác.Vì vậy mà mục tiêu của giáo dục Tiểu học là “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện". Mỗi môn học đều góp phần việc hình thành và phát triển những cơ sở ban đầu rất quan trọng của nhân cách con người Việt Nam. Mục tiêu giáo dục của nhà trường Tiểu học được cụ thể hoá ở từng môn học, từng lớp học, từng hoạt động trong suốt bậc học.
Môn Tiếng Việt là một trong những môn cơ bản, quan trọng nhất trong chương trình Tiểu học, vì chỉ có học tốt Tiếng Việt các em mới có điều kiện để học tập, tư duy và giao tiếp. Trong đó phân môn “Tập làm văn” có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc dạy và học Tiếng Việt. Phân môn Tập làm văn rèn luyện bốn kỹ năng cơ bản: Nói - Viết - Nghe - Đọc phục vụ cho việc học tập và giao tiếp. Phân môn tập làm văn cùng các phân môn khác góp phần rèn luyện tư duy, phát triển ngôn ngữ và hình thành nhân cách cho học sinh.
Phân môn Tập làm văn mới đã chú trọng dạy cho học sinh kỹ năng: Kĩ năng phân tích đề, kỹ năng tìm ý, kỹ năng diễn đạt văn bản, chọn từ, tạo câu, viết đoạn và liên kết các đoạn thành bài; kỹ năng tự kiểm tra và sửa chữa văn bản. Đó là quá trình tổng hợp kiến thức Tiếng Việt. Nhưng dạy nội dung đó có những điểm khó vì nó đòi hỏi khả năng kiến thức, năng lực hướng dẫn và ứng xử linh hoạt của giáo viên trên lớp. Bởi vậy làm thế nào để học sinh viết được một bài văn miêu tả đồ vật, con vật, cây cối hoàn chỉnh là một vấn đề rất quan trọng và cần thiết đối với mỗi giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. 
Tìm hiểu về thực tế học sinh khi học về phân môn Tập làm văn thì hầu hết các em đều rất ngại, ngại cả về phần đọc và viết. Khi học các em còn gặp nhiều khó khăn vì nhiều lí do như: Khả năng tìm hiểu đề bài của các em còn chưa tốt; câu văn còn sai ngữ pháp, dùng từ không chính xác, ý văn rời rạc thiếu chặt chẽ; bài viết còn sai nhiều lỗi chính tả, dấu câu được dùng tuỳ tiện; khả năng luyện nói của học sinh còn hạn chế các em thường hay “sợ” phải nói trước lớp khi phải đứng lên trình bày bài nói của mình, các em rất e ngại, rụt rè, có em nói quá nhanh, có em nói một cách rời rạc, không thể hiện được cảm xúc trong bài nói của mình; bài viết của các em còn sơ sài, nghèo ý do vốn ngôn từ chưa phong phú và do các em còn lười quan sát hoặc chưa biết cách quan sát.
Có lẽ vì những lí do trên mà khi dạy Tập làm văn giáo viên còn gặp nhiều khó khăn. Ngay bản thân giáo viên cũng “không thích” dạy Tập làm văn nhất là văn miêu tả. Giáo viên phối hợp chưa chặt chẽ các môn học khác trong việc dạy Tập làm văn nên bài viết sai chính tả nhiều, dùng từ không chính xác, đặt câu sai ngữ pháp, ý văn rời rạc thiếu chặt chẽ. Đa số giáo viên chưa quan tâm rèn kỹ năng nói cho học sinh. Học sinh thường đọc lại bài văn của mình vì thế kỹ năng nói của học sinh ít được rèn luyện. Giáo viên còn ít quan tâm đến việc chỉnh sửa lỗi thường xuyên cho học sinh và bồi dưỡng nâng cao kiến thức với những em học sinh khá, giỏi. 
Mặt khác, một số giáo viên chưa đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu các hình thức tổ chức giờ lên lớp, các phương pháp dạy học khơi dạy tính tò mò, hào hứng học tập đồng thời chưa phát huy được vốn sống của trẻ vào quá trình xây dựng kiến thức bài học, tạo ra tiết dạy phong phú, nhẹ nhàng, tự nhiên và hiệu quả đó cũng chính là một trong những nội dung quan trọng để đánh giá tiết dạy của giáo viên.
* Một nét tâm lý khá phổ biến của các thầy, cô giáo trong nhà trường bậc Tiểu học là rất ngại dạy Tập làm văn. Chính vì giáo viên chưa được trang bị một cách đầy đủ những vấn đề lý thuyết và thực hành về dạy Tập làm văn miêu tả nên chưa đủ sức hấp dẫn, rèn luyện cho các em một cách có hiệu quả việc sử dụng ngôn ngữ. Khi dạy Tập làm văn lớp 4 giáo viên luôn hướng tới việc dạy cho học sinh cách nói, cách viết sao cho đầy đủ, gãy gọn và hay nhưng dạy cái gì và dạy như thế nào là điều giáo viên băn khoăn, lúng túng. Chính vì vậy nhằm một phần nào giúp các bạn khắc phục những khó khăn trên trong phạm vi đề tài này tôi đã đi sâu nghiên cứu “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy văn miêu tả ở lớp 4"
 II- Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
1. Tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy Tập làm văn lớp 4. 
2. Tìm hiểu, nghiên cứu, tập hợp những cơ sở lý luận, đánh giá thực tiễn dạy văn miêu tả ở trường tiểu học nhằm tìm ra một số biện pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng dạy Tập làm văn lớp 4.
III- Đối tượng nghiên cứu:
 Đối tượng nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên Tiếng Việt lớp 4.
 Thực tế dạy Tập làm văn ở tiểu học hiện nay và trọng tâm là văn miêu tả ở lớp 4.
IV- Phương pháp nghiên cứu:
Để hoàn thành đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
1- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Tôi đã nghiên cứu dựa trên cơ sở đọc các tài liệu về tâm lý học, giáo dục học bậc Tiểu học, các chuyên đề Giáo dục Tiểu học, Thế giới quanh ta, Hỏi - đáp về dạy môn Tiếng Việt 4.
Nghiên cứu kỹ các bài học về đổi mới phương pháp dạy - học Tiếng Việt lớp 4. Đặc biệt là nắm chắc nội dung, phương pháp sách hướng dẫn giảng dạy Tiếng Việt lớp 4, sách giáo khoa và bài tập Tiếng Việt lớp 4.
2- Phương pháp khảo sát thực tế:
Tôi đã khảo sát sách giáo khoa, sách giáo viên và thực trạng dạy học Tập làm văn ở trường Tiểu học.
3. Phương pháp phỏng vấn
Để thực hiện được đề tài tôi đã dùng phương pháp phỏng vấn để phỏng vấn bạn bè đồng nghiệp và học sinh.
4. Phương pháp điêù tra
Tôi dùng phương pháp điều tra để điều tra thực trạng về việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh đối với phân môn Tập làm văn nói chung và văn miêu tả nói riêng.
5- Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Chúng tôi đã soạn giáo án và dạy thực nghiệm ở lớp 4 trường Tiểu học mình đang công tác.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG I
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY
TẬP LÀM VĂN Ở LỚP 4
I. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN Ở LỚP 4
1. Nội dung chương trình dạy Tập làm văn lớp 4
1.1. Trang bị kiến thức và rèn luyện các kĩ năng làm văn.
* Cấu trúc chương trình Tập làm văn.
Chương trình Tập làm văn lớp 4 được thiết kế như sau:
Số tiết
 Lọai văn bản
Học kì I
Học kì II
Cả năm
Kể chuyện
19
19
Miêu tả
- Khái niệm miêu tả
- Miêu tả đồ vật
- Miêu tả cây cối
- Miêu tả con vật
1
6
4
11
8
1
10
11
8
Các loại văn bản khác
- Viết thư	
- Trao đổi ý kiến
- Giới thiệu hoạt động
- Tóm tắt tin tức
- Điền vào giấy tờ in sẵn
3
2
1
1
3
3
3
2
2
3
3
Tổng cộng số tiết
32
30
62
* Các kiến thức làm văn
- Văn kể chuyện:
• Thế nào là kể chuyện
• Nhân vật trong truyện. Kể lại hành động của nhân vật. Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện. Kể lại lời nói, ý nghĩa của nhân vật.
• Cốt truyện.
• Đoạn văn trong bài văn kể chuyện. Mở bài trong bài văn kể chuyện. Kết bài trong bài văn kể chuyện
- Văn miêu tả:
• Thế nào là miêu tả?
• Miêu tả đồ vật.
• Miêu tả cây cối.
• Miêu tả con vật
- Các loại văn bản khác.
• Viết thư
• Trao đổi ý kiến với người thân.
• Giới thiệu hoạt động của địa phương.
• Tóm tắt tin tức.
• Điền vào giấy tờ in sẵn (phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng; chuyển tiền; điện chuyển tiền đi; giấy đặt mua báo chí).
Nhìn vào bảng thống kê và hệ thống chương trình ta thấy được văn miêu tả là dạng văn chủ yếu mà học sinh được thực hành nhiều nhất ở lớp 4. Điêù đó cho thấy rằng đó chính là kiến thức, kĩ năng chủ đạo mà học sinh lớp 4 cần phải đạt được khi hoàn thành chương trình của phân môn Tập làm văn hay Tiếng Việt 4
* Các kĩ năng làm văn
- Kỹ năng lập chương trình hoạt động giao tiếp.
• Nhận diện loại văn bản.
• Phân tích đề bài.
- Kỹ năng lập chương trình hoạt động giao tiếp.
• Xác định dàn ý của bài văn đã cho.
• Tìm và sắp xếp thành dàn ý trong bài văn kể chuyện.
• Quan sát đối tượng, tìm và sắp xếp ý thành dàn ý trong bài văn miêu tả.
- Kỹ năng hiện thực hóa hoạt động giao tiếp.
• Xây dựng đoạn văn.
• Liên kết các đoạn văn thành bài văn.
- Kĩ năng kiểm tra, đánh giá hoạt động giao tiếp.
• Đối chiếu văn bản nói, viết của bản thân với mục đích giao tiếp và yêu cầu diễn đạt.
• Sửa lỗi về nội dung và hình thức diễn đạt.
* Các loại bài học
- Dạy lí thuyết.
Cũng như ở phân môn Luyện từ và câu, các bài học lí thuyết Tập làm văn (về kể chuyện, miêu tả, viết thư) đều có cấu tạo gồm 3 phần: Nhận xét, Ghi nhớ, Luyện tập. Chức năng của mỗi phần cũng giống chức năng các phần tương tự ở phân môn luyện từ và câu.
- Hướng dẫn thực hành:
Các bài hướng dẫn thực hành nhằm mục đích rèn luyện kĩ năng làm văn, thường gồm 2, 3 bài tập nhỏ hoặc một đề bài tập làm văn kèm theo gợi ý luyện tập theo hai hình thức nói và viết.
1.2. Mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh.
Ở lớp 4, các loại bài làm văn đều gắn với các chủ điểm đã học. Việc phân tích dàn bài, lập dàn ý, chia đoạn bài văn kể chuyện, bài văn miêu tả, tóm tắt truyện, quan sát đối tượng... Góp phần phát triển khả năng phân tích, tổng hợp phân loại của học sinh. Tư duy hình tượng của trẻ cũng được rèn luyện nhờ vận dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa...khi miêu tả nhân vật, miêu tả đồ vật, nhờ huy động vốn sống, huy động trí tưởng tượng để xây dựng cốt truyện.
Học các tiết Tập làm văn, học sinh cũng có điều kiện tiếp cận với vẻ đẹp của con người, thiên nhiên qua các đoạn văn, bài văn điển hình.
Khi phân tích đề Tập làm văn, học sinh lại có dịp định hướng tới các chân, cái thiện, cái mĩ được định hướng trong đề bài. khi quan sát đồ vật trong miêu tả, học sinh được rèn luyện cách nhìn đối tượng trong quan hệ gần gũi giữa người và vật....Những cơ hội đó làm cho tình cảm yêu mến, gắn bó với thiên nhiên, với người và việc xung quanh của trẻ nảy nở tâm hồn, tình cảm của trẻ thêm phong phú. Đó là những nhân tố quan trọng góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp của trẻ. 
2. Các phương pháp dạy Tập làm văn lớp 4
Trong quá trình dạy học phân môn Tập làm văn lớp 4, người giáo viên có nhiều cách thức, nhiều con đường và nhiều phương pháp đề hình thành kiến thức, kĩ năng cho học sinh. Theo tôi những phương pháp thường dùng để dạy Tập làm văn lớp 4 là nhằm phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh.
2.1 Phương pháp thực hành giao tiếp
Khái niệm: Phư ... mục “Ghi nhớ” về cấu tạo của bài văn miêu tả con vật.
Bài văn miêu tả con vật thường có 3 phần 
1. Mở bài:..con vật sẽ tả
2. Thân bài: 
a. Tả
b. Tả thói quen.và một vài.chính của con vật
3. Kết bài: Nêuđối với con vật 
Câu 4: Đặt câu với từ: đỏ chót, nở rộ
Câu 5: Hãy viết một đoạn văn miêu tả về hình dáng hoặc hoạt động của một con vật mà em thích.
Đáp án và biếu điểm
Câu 1: b (1	điểm)	
Câu 2: b ( 1 điểm)
Câu 3: (1,5 điểm)
1.Mở bài: Giới thiệu
2. Thân bài
a. Điền từ: Hình dáng
b. Điền từ: Sinh hoạt, hoạt động.
3. Kết luận 
- Điền từ: “Cảm nghĩ”
Câu 4: (1,5 điểm: đặt đúng mỗi câu 0,75 điểm)
Câu 5: (5 điểm) Viết được các ý miêu tả về hình dáng hoặc hoạt động của con vật, diễn đạt trôi chảy, liên kết được đoạn văn, viết có cảm xúc, không sai lỗi chính tả,
Nhận xét kết quả thực nghiệm
	* Kết quả: 
Điểm
Lớp
3+4
5+6
7+8
9+10
Đạt
4A
3/31
17/31
9/31
2/31
90%
4B
0/31
11/31
13/31
7/31
100%
*Ưu điểm 
- Tiết dạy thực hiện đúng quy trình, đặc trưng phân môn Tập làm văn, giáo viên chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy học.
- Học sinh tích cực tham gia xây dựng bài, tự chủ động chiếm lĩnh tri thức mới. Các em nắm được lý thuyết văn miêu tả và được thực hành giao tiếp. 
- Giáo viên quan tâm, sửa chữa cách trình bày của học sinh, chất lượng giờ học đạt cao.
- Kết quả làm bài kiểm tra của học sinh tương đối tốt, chứng tỏ các em rất hiểu bài.
Nhìn vào bảng thống kê ta có thể thấy được lớp 4B được áp dụng những biện pháp trong suốt quá trình dạy học cho kết quả khảo sát cao hơn. Tỉ lệ học sinh đạt 100%. Còn lớp 4A chưa được áp dụng các biện pháp vào giảng dạy nên kết quả khảo sát vẫn như lúc đầu, tỉ lệ học sinh chưa đạt vẫn ở mức trên dưới 10%. 
31 học sinh có trình độ nhận thức không đồng đều, tới nay mỗi khi chấm và đánh giá các bài làm phân môn Tập làm văn nói chung và các bài văn miêu tả nói riêng chất lượng các bài đạt trên 70% là khá giỏi, còn lại là trung bình, không có bài làm yếu.
Cụ thể: Học sinh đã biết xác định rõ yêu cầu của bài tập. Dựa vào các gợi ý, các kỹ năng quan sát để tìm ý, phát triển ý. Giữa các câu có sự liền mạch, có quan hệ về ý với nhau, không rời rạc, lộn xộn, ý trong đoạn được diễn tả theo một trình tự nhất định nhằm minh hoạ, cụ thể hoá ý chính. Sử dụng đúng, hay các từ. Câu văn đúng ngữ pháp, ít sai lỗi chính tả.
Học sinh không còn cảm giác "ngại" đối với các bài miêu tả nữa. Trái lại, các em rất thích học các bài tập này, hào hứng, hăng say phát biểu ý kiến, thích nói trước lớp. Từ đó tiết học trở nên sinh động, giáo viên cảm thấy an tâm phấn khởi hơn đối với chất lượng môn Tập làm văn của mình.
* Tồn tại: 
- Nhìn chung, thời gian giành cho các phần hình thành khái niệm có hạn: (13 - 15’) nên trong quá trình thảo luận nhóm, 1 số em chậm chưa bộc lộ được ý kiến của mình nên phần nắm lí thuyết văn miêu tả chưa thật tốt nhất là những em chỉ đạt 5 điểm. 
- Vốn sống, khả năng khái quát tổng hợp của một số em chưa thật tốt nên việc viết đoạn văn văn miêu tả về hoạt động của con vật còn hạn chế.
CHƯƠNG V
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Những bài học kinh nghiệm
Từ kết quả đạt được trên đây, tôi đã tìm ra được các giải pháp của mình và có hướng giúp đỡ các giáo viên khác khắc phục khó khăn trong việc dạy văn miêu tả.
Muốn đạt chất lượng cao về các bài tập này điều trước tiên mỗi giáo viên chúng ta phải dạy tốt các phân môn khác của Tiếng Việt. Giáo viên cần phối hợp thống nhất, chặt chẽ tất cả 9 biện pháp trên không coi trọng, coi nhẹ biện pháp nào. Đó chính là những kiến thức để học sinh tạo lập văn bản.
Tuy nhiên để làm được điều đó tôi cho rằng người giáo viên cần phải có được những yêu cầu sau:
- Luôn tự bồi dưỡng, học hỏi đồng nghiệp, tìm đọc tài liệu, phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Nghiên cứu kỹ nội dung sách giáo khoa và các tài liệu hướng dẫn, các chuyên đề giáo dục Tiểu học để xác định đúng mục tiêu của từng nội dung dạy, mỗi bài dạy giúp cho việc chuẩn bị bài chu đáo và đầy đủ các phương tiện dạy học phục vụ cho bài dạy. Ở mỗi bài dạy giáo viên phải xác định được bài dạy cần những gì ? và dạy như thế nào ? để tiết dạy nhẹ nhàng, tự nhiên và hiệu quả.
- Sử dụng một cách linh hoạt nhiều hình thức và phương pháp trong giờ dạy nhằm phát huy hết khả năng tối ưu của từng phương pháp giảng dạy. Rèn cho học sinh có thói quen chuẩn bị bài ở nhà, thói quen quan sát có kế hoạch, có mục đích và óc tổ chức sắp xếp ý theo một trình tự hợp lý.
- Trong quá trình dạy, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn mọi học sinh đều được tham gia một cách tích cực vào hoạt động học. Giáo viên phải hết sức kiên nhẫn, tôn trọng ý kiến của học sinh, ngôn ngữ sử dụng phải thật tế nhị khi sửa sai, uốn nắn giáo viên luôn có hướng giúp học sinh tự suy nghĩ tìm tòi tri thức nói trong quá trình quan sát, tìm ý. Kỹ năng dùng từ, đặt câu, luôn được trau dồi mọi lúc, mọi nơi và phải được rèn luyện một cách thường xuyên, liên tục. Giáo dục cho học sinh phải có thói quen đọc sách tham khảo và biết sử dụng một cách sáng tạo những câu văn hay, những hình ảnh đẹp vào bài viết của mình.
- Tạo không khí lớp học thoải mái, sôi nổi hào hứng để học sinh tích cực chủ động, phát huy khả năng độc lập sáng tạo, kích thích tinh thần thi đua vươn lên trong học tập.
- Quan tâm mọi đối tượng học sinh chú trọng bồi dưỡng học sinh giỏi , có hướng sử dụng phù hợp các tài liệu nâng cao. Song song việc bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên cần có kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém nhằm đưa chất lượng cả lớp đi lên một cách đồng đều, vững chắc. Dạy toàn lớp song phải quan tâm đến từng cá nhân học sinh.
2. Phạm vi áp dụng của đề tài
Đề tài này có thể áp dụng rộng rãi ở tất cả các lớp 4 trong trường Tiểu học.
 C. KẾT LUẬN VÀ NHỮNG Ý KIẾN KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Đề tài này đã cố gắng trình bày những nội dung cốt lõi nhất về cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn cho việc dạy văn miêu tả, nội dung chương trình và phương pháp dạy học văn miêu tả ở lớp 4, đánh giá thực trạng giảng dạy hiện nay ở trường học qua đó đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy văn miêu tả cho học sinh lớp 4.
Đề tài cũng đã tiến hành thực nghiệm bài “Thế nào là miêu tả?”, “Cấu tạo bài văn miêu tả con vật” và bài: “Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật” được sự thống nhất cao về mặt chuyên môn của Ban giám hiệu và giáo viên trong trường. Đây cũng là cơ sở bước đầu khẳng định rằng để dạy tốt tiết tập làm văn hình thành lý thuyết hay thực hành văn miêu tả cho học sinh lớp 4, đòi hỏi giáo viên phải vận dụng các tri thức, kỹ năng nghiệp vụ sư phạm một cách hợp lý đồng thời đưa ra áp dụng là hoàn toàn có cơ sở khoa học và phù hợp với thực tế giảng dạy hiện nay.
Trên đây là toàn bộ những vấn đề tôi đã nghiên cứu và thực hiện tại trường tôi công tác. Dù mức độ thành công chưa phải là nhiều nhưng phần nào cũng giúp tôi và đồng nghiệp ở trường dạy tốt hơn về văn miêu tả . Trên cơ sở đó mà tiếp tục tìm hiểu nghiên cứu các vấn đề khi dạy Tập làm văn trong quá trình công tác lâu dài để nâng cao năng lực chuyên môn.
Tuy nhiên do năng lực bản thân còn nhiều hạn chế nên các giải pháp tôi đưa ra chắc hẳn chưa được hoàn mỹ, tôi rất mong được tiếp nhận những ý kiến góp ý chân tình của thày cô và bạn bè đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
2. Những ý kiến kiến nghị
Việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy là một trong những nhiệm vụ quan trọng cấp thiết nhằm đáp ứng kịp thời những yêu cầu đổi mới của xã hội. Đó chính là mục tiêu của sự nghiệp giáo dục trong thời đại mới. Để nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt nói chung và ở phân môn Tập làm văn với dạng văn miêu tả nói riêng chúng tôi rất mong sự quan tâm của các cấp lãnh đạo.
+ Tăng cường bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ thông qua việc bồi dưỡng thường xuyên và hội nghị chuyên đề để từng bước tháo gỡ khó khăn, nâng cao chất lượng giờ dạy.
+ Đầu tư cơ sở vật chất và phương tiện dạy học, tài liệu tham khảo phục vụ kịp thời cho giáo viên dạy học. Từng bước hiện đại hoá các phương tiện dạy học trong nhà trường Tiểu học.
 	Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hải Dương,tháng 3 năm 2011 
D- DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình phương pháp dạy học Tiếng Việt 1
Lê Phương Nga, Lê A, Lê Hữu Tỉnh, 
Đỗ Xuân Thảo, Đặng Kim Nga
2. Giáo trình phương pháp dạy học Tiếng Việt 2
Lê Phương Nga, Nguyễn Trí
3. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy lớp 4 theo chương trình tiểu học mới
Bộ GD & ĐT - Dự án phát triển giáo viên tiểu học
4. Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 - Tập một
Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) Hoàng Cao Cương, Đỗ Việt Hùng
5. Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 - Tập hai
Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) Hoàng Cao Cương, Đỗ Việt Hùng
6. Sách giáo viên - Sách thiết kế Tiếng Việt 4 - Tập một
Nguyễn Huyền Trang (chủ biên) Phạm Thị Thu Hà
7. Sách giáo viên - Sách thiết kế Tiếng Việt 4 - Tập hai
Nguyễn Huyền Trang (chủ biên) Phạm Thị Thu Hà
 8. Tập làm văn – dành cho giáo viên
 Lê Phương Nga- Đặng Mạnh Thường
9. Các Tạp chí Giáo dục Tiểu học
MỤC LỤC
Trang
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1
I - Lý do chọn đề tài 
1
II- Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2
III - Đối tượng phạm vi nghiên cứu 
2
IV- Phương pháp nghiên cứu
2
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
4
Chương I: Nội dung chương trình và phương pháp dạy học Tập làm văn 4
4
1. Nội dung chương trình Tập làm văn 4
4
2. Phương pháp dạy học Tập làm văn 4
6
Chương II: Thực trạng dạy phân môn TLV lớp 4 ở Tiểu học
11
1.Tình hình trường thực nghiệm
11
2.Cách thức giảng dạy của giáo viên
11
3. Kết quả học tập của học sinh
11
Chương III: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy văn miêu tả cho học sinh lớp 4
13
1.Biện pháp thứ nhất : Dạy tốt các phân môn : Tập đọc, Luyện từ và câu, Chính tả
13
2.Biện phấp thứ hai: Phân tích mẫu
18
3.Biện pháp thứ ba: Hình thành lí thuyết- Tìm đặc điểm nổi bật
19
4.Biện pháp thứ tư: So sánh tới nhận diện
22
5.Biện pháp thứ năm: Rèn kĩ năng quan sát- Tìm ý
23
6. Biện pháp thứ sáu: Rèn kĩ năng sắp xếp ý tạo thành một đoạn văn , liên kết đoạn thành bài văn.
25
7. Biện pháp thứ bảy: Rèn kĩ năng nói
26
8. Biện pháp thứ tám: Rèn kĩ năng viết
28
9. Biện pháp thứ chín: Bồi dưỡng tình cảm, mĩ cảm cho học sinh
29
Chương IV: Kết quả thực nghiệm, so sánh đối chứng
31
Chương V: Bài học kinh nghiệm
45
C. KẾT LUẬN VÀ NHỮNG Ý KIẾN KIẾN NGHỊ
47
 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
49

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_d.doc