Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 3 đọc đúng, đọc hay và đọc diễn cảm

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 3 đọc đúng, đọc hay và đọc diễn cảm

A - ĐẶT VẤN ĐỀ

 I – MỞ ĐẦU

Trước yêu cầu đổi mới của sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế Quốc tế và xu hướng toàn cầu hoá. Chúng ta cần phải phát triển nhanh hơn, mạnh hơn, hiệu quả hơn trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Bởi yếu tố con người quyết định trong điều 25 của Luật giáo dục là giúp cho Học sinh hình thành các kỹ năng cơ bản ban đầu để Học sinh học tiếp lên học THCS.

Với mục tiêu trên, Bộ giáo dục và đào tạo được Chính phủ phê duyệt về chủ trương đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Đổi mới về nội dung chương trình, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự học của học sinh. Đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho CNH, HĐH đất nước ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

 

doc 10 trang Người đăng phuongvy22 Ngày đăng 14/01/2022 Lượt xem 495Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 3 đọc đúng, đọc hay và đọc diễn cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A - Đặt vấn đề
 I – Mở đầu
Trước yêu cầu đổi mới của sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế Quốc tế và xu hướng toàn cầu hoá. Chúng ta cần phải phát triển nhanh hơn, mạnh hơn, hiệu quả hơn trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Bởi yếu tố con người quyết định trong điều 25 của Luật giáo dục là giúp cho Học sinh hình thành các kỹ năng cơ bản ban đầu để Học sinh học tiếp lên học THCS.
Với mục tiêu trên, Bộ giáo dục và đào tạo được Chính phủ phê duyệt về chủ trương đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Đổi mới về nội dung chương trình, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự học của học sinh. Đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho CNH, HĐH đất nước ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.
 Do đặc điểm tâm lý lứa tuổi (8 tuổi) học sinh lớp 3 hiếu động, dễ nhớ, chóng quên ... mà Tập đọc là là phân môn chính có tính chất thực hành, mục đích hình thành phát triển năng lực cho học sinh. Tập đọc có nhiệm vụ rèn kĩ năng đọc cho học sinh, giáo dục lòng ham học và ham đọc sách và làm giàu kiến thức, ngôn ngữ đời sống và kiến thức văn học cho các em, kích thích sự hứng thú học tập, phát triển năng lực trí tuệ, tư duy cho học sinh. Hình thành kĩ năng đọc cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng nhất của việc dạy Tập đọc, kỹ năng đọc được rèn luyện, phát triển trở thành năng lực đọc thì mới có thể nắm ngôn ngữ như một công cụ để phát triển tư duy. Khi đó khả năng tiếp cận của các em mới được nâng cao dần, các em biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống và mối quan hệ xung quanh mình. Đặc biệt khi đọc các tác phẩm văn chương các em có rung động tình cảm, nảy nở những ước mơ cao đẹp, khơi dậy sức mạnh, sáng tạo cũng như bồi dưỡng tâm hồn cho các em.
 II- Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
1- Thực trạng: 
Đặc điểm của đơn vị:
Năm học 2009- 2010 trường có 10 lớp với tổng số học sinh là 301 em; trong đó khối 3 có 2 lớp với tổng số học sinh là 58 em. Trường đã được công nhận là trường đạt Chuẩn quốc gia (Mức độ 1) và 3 năm học liên tục đạt danh hiệu Tiên Tiến cấp huyện (2006- 2007; 2007- 2008; 2008- 2009). Ban giám hiệu nhà trường là những người có nhiều bề dày trong công tác quản lý; tuổi đời còn trẻ, họ luôn nhiệt tình trong mọi hoạt động, luôn bám ttường, bám lớp, luôn không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ; luôn phân công công việc cho mỗi người một cách phù hợp, sử dụng đúng người đúng việc; tinh thần đoàn kết nội bộ trong cơ quan cao. Chính vì vậy mà mọi công việc trong cơ quan đều diễn ra một cách tốt đẹp.
Qua trao đổi với các đồng nghiệp ở trường những người đã và đang dạy lớp 3 chương trình tiểu học mới, những người giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy. Đồng thời tôi đã dự giờ thăm lớp, khảo sát chất lượng học sinh. Tìm hiểu thực tế việc dạy học Tập đọc ở trường, tôi nhận thấy rằng:
Về phía giáo viên: 
- ưu điểm : 
 + Đội ngũ giáo viên đa phần đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, là những người có tấm lòng cao quý: lòng yêu nghề mến trẻ, ham học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
+ Tất cả giáo viên đều nhiệt tình giảng dạy, quan tâm đến mọi đối tượng học sinh, cố gắng đổi mới phương pháp dạy học một cách tích cực tự giác. 
+Giáo viên đã áp dụng việc dạy học tích cực giúp học sinh lĩnh hội tri thức chính xác, chủ động sáng tạo.
+ Tất cả giáo viên đã áp dụng công nghệ thông tin vào việc dạy học (soạn bài trên máy vi tính) 
+ Giáo viên đọc mẫu rất chuẩn giúp học sinh đọc đúng, đọc hay và đọc diễn cảm. 
+ Giáo viên đã tổ chức cho học sinh đánh giá lẫn nhau trong các giờ Tập đọc. 
- Nhược điểm :
+ Song do thói quen đã hình thành từ nhiều năm dạy chương trình cũ, nên việc sử dụng phương pháp dạy học còn nhiều hạn chế. Một số giáo viên chưa đầu tư thời gian nghiên cứu để hiểu dụng ý sách giáo khoa, nội dung của chương trình, chưa nắm hết được phương pháp dạy học theo tinh thần đổi mới.
+ Nhiều giáo viên còn phụ thuộc máy móc vào sách giáo viên, chưa chủ động thiết kế bài dạy dẫn đến hạn chế về mặt tiếp thu của học sinh, chưa hướng dẫn các em nắm được nội dung một cách cụ thể, chưa khắc sâu từng dạng bài để học sinh nhận biết cách đọc đúng và đọc hay.
+ Việc sử dụng kết hợp nhiều phương pháp dạy học và thay đổi hình thức học tập cho học sinh ở một số giáo viên còn hạn chế.
+ Trong giờ dạy giáo viên còn nói nhiều, giảng giải nhiều, xử lý các tình huống xảy ra còn hạn chế.
+ Tình trạng dạy chay vẫn tồn tại dẫn đến chưa gây được hứng thú trong việc học Tập đọc.
+ Một số giáo viên giọng đọc chưa chuẩn, còn phát âm theo tiếng địa phương. 
 + Một số giáo viên còn sa vào tìm hiểu bài quá kĩ cho nên đã chiếm quá nhiều thời gian, chưa chú trọng vào thời gian luyện đọc cho học sinh.
+ Đội ngũ giáo viên phần đông là ở xa trường, nữ chiếm đa số.
b. Về phía học sinh 
- ưu điểm :
+ Nhìn chung các em đều đã đọc được, có một số học sinh đã đọc đúng đọc hay và đọc diễn cảm.
+ Các em có ý thức trong việc học của mình: Đồ dùng học tập đầy đủ, học và làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp, tiếp thu bài nhanh, có tinh thần giúp đỡ nhau trong học tập.
- Nhược điểm : 
+ Một số học sinh còn đọc tiếng địa phương.
+Một số học sinh còn đọc ngắc ngứ, ngắt nghỉ hơi chưa đúng.
+ Nhận thức của học sinh cùng lứa tuổi không đồng đều.
+ Một số học sinh chưa có ý thức được việc học của mình. 
+ Kinh tế gia đình còn gặp nhiều khó khăn,đồ dùng học tập của một số học sinh còn thiếu. 
+ Sức khoẻ chưa tốt. 
b. Về phía phụ huynh
+ Đa số phụ huynh đều quan tâm đến việc học tập của con em mình, thường xuyên động viên nhắc nhở con em mình học bài, mua sắm đầy đủ đồ dùng sách vở và thường xuyên tới trường lớp gặp gỡ giáo viên để biết cụ thể hơn về kết quả học tập của con em mình. Thực hiện tốt vấn đề xã hội hoá giáo dục ở địa bàn xã nhà nói riêng và cả nước nói chung.
 +Tuy vậy vẫn còn một số gia đình chưa quan tâm đến con cái, phó mặc cho nhà trường, ỷ lạicông việc giáo dục cho giáo viên: không đôn đốc kiếm tra ở nhà, sách vở đồ dùng học tập mua không đầy đủ, học sinh nghỉ học vô lí do và nghỉ nhiều. 
Thực trạng trên làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng dạy và học, nhất là khi dạy học Tập đọc như thế học sinh mới chỉ nắm được kỹ năng đọc đúng ở mức độ đơn giản mà chưa khắc sâu được cách đọc đúng, đọc hay và đọc diễn cảm. 
2 - Kết quả, hiệu quả thực trạng
Qua tìm hiểu thực trạng dạy học lớp 3 ở trường, tôi thấy một số em đọc còn chậm,phát âm còn chưa rõ, kết quả của các em chưa đáp ứng yêu cầu về hình thành và rèn luyện kỹ năng đọc nhất là chương trình đổi mới hiện nay. Kết quả khảo sát tháng 9 đầu năm học 2009 – 2010 ở lớp 3A như sau :
Tổng số HS khảo sát
Giỏi
Khá
TB
Yếu
28
Sl
%
Sl
%
Sl
%
Sl
%
2
7,1
6
21,4
12
42,9
8
28,6
Từ thực trạng trên, tôi thấy việc rèn đọc ở lớp 3 là rất cần thiết. Vì chương trình hiện nay: người Thầy chỉ đóng vai trò là hướng dẫn, giúp đỡ còn Trò là người chủ đạo tìm tòi và chiếm lĩnh tri thức. Vì vậy, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm rèn kỹ năng đọc đúng, đọc hay và đọc diễn cảm đối với học sinh lớp 3 .
B – Giải quyết vấn đề
I – Các giải pháp thực hiện
1. Giáo viên trước hết phải giúp Học sinh hiểu kỹ năng đọc là gì? Tiêu chí đánh giá kỹ năng đọc cho Học sinh.
2. Giáo viên phải xây dựng được hệ thống bài tập thích hợp cho phần lên lớp, hình dung ra được mục đích của giờ dạy, trình tự lên lớp của giáo viên. Hệ thống bài tập phải phân ra các nhóm.
3. Giáo viên phải nhiệt tình trong giảng dạy để giúp học sinh đọc tốt hơn.
 II – Các biện pháp để tổ chức thực hiện
1. Kỹ năng đọc và tiêu chí đánh giá kỹ năng đọc cho học sinh.
- Kỹ năng đọc là sự vận dụng kiến thức đã học vào việc thực hiện có hiệu quả một thao tác, một hoạt động nào đó phù hợp với mục tiêu và những điều kiện thực tế đã cho.
- Kỹ năng đọc là sự vận dụng những tri thức lý thuyết về đọc và thực hiện đọc đúng, đọc hay và đọc diễn cảm, đọc hiểu một văn bản. Kỹ năng đọc, nghe, nói, viết của học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng nó thể hiện ở khả năng thực hiện có hiệu quả các hoạt động ngôn ngữ trong học tập, trong giao tiếp.
- Năng lực đó được tạo nên từ bốn kỹ năng bộ phận cũng là 4 yêu cầu về chất lượng đọc: đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức (đọc hiểu) và đọc diễn cảm (đọc diễn ý).
- Đọc đúng 
- Hướng dẫn học sinh tạo tâm thế để đọc: Cần đàng hoàng, bình tĩnh. Khi cho học sinh ngồi cần phải đúng khoảng cách từ mắt đến sách (20 - 30 em) thở sâu và mạnh để lấy hơi.
- Giáo viên đọc cần bình tĩnh, tự tin và truyền thụ được cái hay của bài qua giọng đọc (tránh trường hợp thái qua, cường điệu hoá trong giọng đọc).
- Tiêu chí cường độ và tư thế khi đọc: Rèn đọc to, đọc đàng hoàng, người đọc nhập vai người tiếp nhận - sản sinh, người trung gian truyền thông tin văn bản đến người nghe. Chính vì vậy, người đọc có thể vừa đọc cho mình, cho người khác hoặc cho một người. Như vậy đọc và phát biểu trước lớp là hình thức giao tiếp đầu tiên cho trẻ nên giáo viên phải coi trọng khâu chuẩn vị để đảm bảo sự thành công khi đọc cho học sinh.
- Khi đọc thành tiếng các em phải tính đến người nghe. Vì vậy cần hướng dẫn các em biết nghe “Bạn đọc không chỉ cho cô nghe mà cả lớp nghe - nghe để đọc tiếp, để nhận xét” Như thế không có nghĩa là đọc quá to gào lên mà đọc đủ lớn.
- Để rèn luyện cho những học sinh đọc quá nhỏ: Tôi đã luyện cho các em đọc to chừng nào bạn cuối lớp nghe rõ được. Đồng thời tư thế đứng đọc cần đoàng hoàng, thoải mái.
+ Đọc đúng là tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác, không sót tiếng. Đọc đúng phải thể hiện được hệ thống ngôn ngữ âm chuẩn tức là đọc đúng chính âm. Đọc đúng chính âm bao gồm: đọc đúng phụ âm đầu có ý thức phân biệt để không đọc nhầm lẫn với các phụ âm khác.
- Đọc nhanh: Học sinh chỉ nhìn lướt qua những tiếng, từ, ngữ qua trực quan. Để đọc nhanh được văn bản hay, một bài tập đọc nào đó, đọc thầm nhanh hơn so với ở lớp 2.
Đọc hiểu: trong quá trình đọc bài tập đọc, các em nắm được ý chính của đoạn văn, khổ thơ, biết nhận xét về một số hình ảnh nhân vật hoặc chi tiết trong bài tập đọc.
Đọc diễn cảm: Đọc diễn cảm là một yêu cầu đặt ra khi đọc một tác phẩm văn chương có yếu tố văn chương đó là việc đọc thể hiện kỹ năng làm chủ; ngữ điệu để biểu đạt ý nghĩa và tình cảm mà tác giả đã gửi gắm trong bài. Đọc diễn cảm trên cơ sở đọc đúng, đúng tốc độ. Giúp HS đọc diễn cảm bài tập đọc qua lần đọc thể hiện đúng lời của từng nhân vật, biết nhấn giọng, ngắt nghỉ đúng.
Kỹ năng đọc diễn cảm tuy nhiên không phải là yêu cầu nhất thiết khi rèn đọc cho học sinh lớp 3. Song nếu như học sinh đã đọc đúng lưu loát thì thiết yếu cần nâng cao hiệu quả đọc đi đến đọc diễn cảm. ở lớp 3 (CTTH mới) đọc diễn cảm chỉ dừng ở một số điểm: (Ngắt giọng, biểu cảm, tốc độ và ngữ điệu, nhấn giọng ở một số từ “chìa khoá”)
2 – Quan điểm dạy học Tập đọc là gì ?
Rèn cho HS các kỹ năng đọc (đọc thành tiếng, đọc hiểu) nghe và nói bên cạnh đó thông qua hệ thống bài tập đọc theo chủ điểm và những câu hỏi, những bài tập đọc khai thác nội dung bài đọc, phân môn Tập đọc cung cấp cho HS những hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người, cung cấp vốn từ cách diễn đạt những hiểu biết về tác phẩm văn học (như đề tài, cốt truyện nhân vật...) và góp phần rèn luyện nhân cách cho HS. 
+ Hệ thống bài tập gồm hai nhóm:
- Nhóm bài tập rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm và nhóm bài tập rèn luyện kỹ năng đọc hiểu, ngoài ra còn có bài tập để HS thảo luận nhóm và bài tập để tổ chức trò chơi trong giở tập đọc.
- Nhóm bài tập rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm: để có thể đọc diễn cảm trước hết phải có khả năng đọc đúng, đọc hay sẽ là tiền đề cho đọc diễn cảm. Chỉ khi nào HS đọc đúng, đọc hay thì khi đó các em mới phối hợp đọc diễn cảm được.
- Nhóm bài tập rèn luyện kỹ năng đọc hiểu : 
Dựa vào mục đích nội dung dạy học mức độ làm bài, việc sáng tạo của HS và yêu cầu rèn luyện kỹ năng đọc hiểu các loại bài tập.
3 – Miêu tả hệ thống bài tập
 Nhóm bài tập rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm:
+ Đọc diễn cảm là một kỹ năng đặc thù của ngôn ngữ Tiếng Việt. Nó đặt ra cho văn chương hoặc các yếu tố ngôn ngữ . Đọc diễn cảm là một việc thể hiện ở kỹ năng làm chủ ngữ diệu để đạt đúng ý nghĩa, tình cảm của tác giả gửi gắm trong văn bản, đồng thời cũng biểu lộ sự thông hiểu cảm thụ của người đọc lời với tác phẩm.
+ Các loại bài tập: Loại bà tập chính âm, trọng âm, luyện chính âm và trọng âm là nội dung của việc đọc đúng và là tiền đề của đọc diễn cảm tuỳ vào phương ngữ để luyện chính âm. Còn luyện đúng trọng âm sẽ là căn cứ để chúng ta đọc rõ nhấn giọng hay hạ giọng những từ ngữ quan trọng của bài.
Bài tập minh hoạ đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng âm vần:
 + Loại bài tập rèn luyện đọc đúng ngữ điệu: Việc sử dụng các yếu tố âm thanh ngữ điệu như thế nào để thể hiện cho đúng cảm xúc sắc thái chung của bài là rất khó. Phương pháp là cụ thể nó chỉ thật sự hữu ích khi đã được định lượng nghĩa là có thể quan sát, đo được và làm mẫu được. Học sinh nhỏ không thể làm chủ được ngữ điệu mà phải có những chỉ dẫn rõ ràng và phải đúng ký tự kèm theo.
Ví dụ: Đọc bài Cô giáo tý hon (Tiếng Việt3- tập1)
 + Làm như cô giáo, Bé đưa mắt nhìn đám học trò là ai?
 + Giọng đọc ngọng líu là của ai?
 + Kiểu bài tập giải mã giọng đọc
 Bài tập này yêu cầu HS thể hiện ra bằng giọng đọc nhấn giọng từ ngữ biểu cảm thể hiện tình cảm qua giọng đọc: 
 	 Chú Nga đi bộ đội /
 	Sao lâu quá là lâu //
 	Nhớ chú/Nga thừơng nhắc/
 	Chú bây giờ ở đâu? //
Bài Chú ở bên Bác Hồ 
+ Nhóm bài tập rèn luyện kỹ năng đọc hiểu: Qua tìm hiểu tôi thấy thực tiễn dạy đọc hiểu rất phong phú và sinh động vì thế mà trình bày hệ thống bài tập đọc hiểu với một sự phận loại chặt chẽ lô gích là một việc làm khó khi xem xét các tiêu chí để phân loại bài tập phải xử lý được mối quan hệ giữa nội dung và hình thức bài, xem xét đầy đủ các bình diện các yếu tố của văn bản xem xét mối quan hệ giưã kỹ năng đọc có thể miêu tả chung theo những cách khác nhau.
Đọc bài Về quê ngoại (Tiếng Việt3- Tập1)
	 Gặp trăng gặp gió bất ngờ,
	 ở trong phố // chẳng bao giờ có đâu.
	 Bạn bè ríu rít tìm nhau
 Qua con đường đất // rực màu rơm phơi.
	Bóng tre mát rợp // vai người
Vầng trăng như lá thuyền trôi êm đềm
- Kiểu bài tập phát hiện ra các từ ngữ chi tiết hình ảnh của bài tập: Mục đích là tìm ra những từ ngữ “Chìa khoá” hiểu nội dung bài khi thực hiện bài tập này HS cần gạch dưới ghi lại đóng khung hoặc những câu hỏi, ai, gì, nào mà câu trả lời có sẵn hiện trên ngôn ngữ văn bản.
Ví dụ: - Uyên và các bạn đi đâu? vào dịp nào? (Uyên và các bạn đi chợ hoa vào ngày giáp tết - (Bài Nắng phương nam - Tiếng Việt3 - Tập1)
Trong văn bản dạy đọc có cấu trúc phức tạp và phần lớn những câu này là những câu chứa ý quan trọng thể hiện nội dung của văn bản vì vậy mục đích của kiểu bài tập này là tìm ra câu quan trọng để tìm ra nghĩa của chúng.
Ví dụ: Tìm câu thơ diễn tả lòng yêu quý của các em đối với Cô giáo trong khổ thơ cuối của bài Bàn tay Cô giáo Lớp 3 – Bàn tay Cô giáo như có phép màu.
- Dạy bài tìm ra cái hay trong việc dùng từ:
+ Dạy bài tìm ra cái hay trong biện pháp tu từ.
+ Nhóm bài tập dùng từ để thảo luận nhóm.
Để phát huy tính sáng tạo của HS trong việc cảm thụ bài tập đọc yêu cầu các em phải suy luận sử dụng các thao tác khái quát hoá để suy nghĩ rút ra kết quả, các em phải bàn luận trao đổi những bài tập này chủ yếu bổ sung cho phần bài tập làm rõ mục đích động tác và lời đáp văn bản.
Khi học bài Các em nhỏ và cụ già (Tiếng Việt3- tập1)
Chuyện gì xảy ra với ông cụ thế nhỉ?
Chắc là cụ bị ốm?
Hay cụ đánh mất cái gì?
Chúng mình thử hỏi xem đi!
Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ?
Cảm ơn các cháu. Nhưng các cháu không giúp ông được đâu.
Ông đang rất buồn. Bà lão nhà ông nằm viện mấy tháng nay rồi. Bà ốm nặng lắm, khó mà qua khỏi. Ông ngồi đây chờ xe buýt để đến bệnh viện. Ông cảm ơn lòng tốt của các cháu. Dẫu các cháu không giúp gì được, nhưng ông cũng thấy lòng nhẹ hơn.
Mỗi hành động của nhân vật nói lên một điểm tốt, cácem thích đóng hoạt cảnh trong giờ Tập đọc là một hình thức hỗ trợ cho việc dạy kỹ năng đọc diễn cảm. Vì vậy, muốn đóng đạt hoạt cảnh thì phải nhập vai vào các nhân vật trong bài tập đọc nói, hành động điệu bộ của nhận vật thể hiện sắc thái mà khi đọc thành tiếng các em đã thể hiện.
C – Kết luận
1 – Kết quả nghiên cứu
Trong hệ thống bài tập đưa ra nhằm rèn luyện các kỹ năng đọc đó là : kỹ năng đọc đúng,đọc hay và đọc diễn cảm; đọc thông hiểu nó có tác dụng bồi dưỡng sự cảm thụ văn học cho các em với nhiều hình thức khơi dậy tiềm năng sáng tạo tư duy của học sinh, kích thích sự hứng thú học tập của học sinh.Trong suốt thời gian qua, tôi đã vận dụng khả năng hiểu biết của mình giảng dạy trong các giờ Tập đọc và kết quả học tập được nâng lên rõ rệt so với đầu năm học. Qua kết quả khảo sát vào cuối tháng 3 của lớp 3 A thu được như sau:
Tổng số HS khảo sát
Giỏi
Khá
TB
Yếu
28
Sl
%
Sl
%
Sl
%
Sl
%
7
25
11
39,3
9
32,1
1
3.6
2 – Kiến nghị, đề xuất
+ Đối với phòng giáo dục: 
Tổ chức các cuộc Hội thảo để Giáo viên trao đổi những khó khăn gặp phải trong giảng dạy phân môn Tập đọc.
+ Đối với nhà trường:
Hiện nay tài liệu, sách tham khảo, đồ dùng thiết bị còn hạn chế. 
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ tôi rút ra từ thực tế dạy học ở trường, chỉ là một đóng góp nhỏ nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, tôi tin rằng sẽ không tránh khỏi những thiếu sót.
 Rất mong được sự góp ý của Hội đồng khoa học nhà trường, của ngành cũng như các đồng nghiệp để sáng kến của tôi được hoàn thiện hơn nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
 Tùng lâm, ngày 20 tháng 3 năm 2010
 Người viết 
 Lê Thị Tý

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh.doc