Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả khi dạy kiểu bài Tập làm văn "Nghe - Kể một câu chuyện vui" Lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả khi dạy kiểu bài Tập làm văn "Nghe - Kể một câu chuyện vui" Lớp 3

 Đất nước con người Việt Nam đang chuyển mình tiến lên ngày càng lớn mạnh , đó là sự lớn mạnh về kinh tế ,chính trị , khoa học kỹ thuật Kinh tế xã hội ngày càng phát triểnđòi hỏi con người Việt Nam cũng phải vươn lên bắt nhịp với những đổi mới của xã hội .Để đào tạo ra những thế hệ con người Việt Nam phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, đòi hỏi ngành Giáo dục và Đào tạo cũng phải đổi mới. Đổi mới trong ngành Giáo dục không đơn thuần chỉ đổi mới về nội dung, chương trình, đổi mới trang thiết bị dạy học mà còn đổi mới phương pháp dạy học và các hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp với nhận thức của học sinh giúp học sinh hứng thú linh hoạt trong việc chiếm lĩnh tri thức và tư duy .Với mục tiêu là : "Đào tạo con người mới phát triển toàn diện", chúng ta coi học sinh không chỉ là đối tượng mà còn là chủ thể giáo dục. Chính vì thế chúng ta cần dạy đủ sáu môn học, trong đó môn Tiếng Việt ở tiểu học là vô cùng quan trọng . Bởi nó làm nền tảng giúp học sinh học các môn khác trong trường tiểu học.

 Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở tiểu học là hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng : nghe , nói , đọc , viết để học tập và giao tiếp trong và ngoài nhà trường . Thông qua việc dạy học Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác tư duy cho học sinh , đồng thời cung cấp cho học sinh những kiến thức ban đầu như : Đọc thành thạo một văn bản ngắn , bước đầu biết đọc diễn cảm , viết đúng chính tả , viết rõ ràng , nghe nói một cách tự nhiên . Cung cấp cho học snh những hiểu biết về xã hội , tự nhiên và con người . Từ đó bồi dưỡng cho học sinh tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

 

doc 18 trang Người đăng bachquangtuan Lượt xem 2057Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả khi dạy kiểu bài Tập làm văn "Nghe - Kể một câu chuyện vui" Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục & đào tạo huyện chí linh
Trường tiểu học nhân huệ
Sáng kiến kinh nghiệm
Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quảkhi dạy kiểu bài Tập làm văn “Nghe -kể một câu chuyện vui” lớp 3 
 Người viết : Nguyễn Thị Mai
 Đơn vị : Trường tiểu học Nhân Huệ 
 Chí Linh Hải Dương
Chí linh , ngày 15 tháng 3 năm 2010
Phần 1 : Mở đầu
I- Cơ sở lý luận
 Đất nước con người Việt Nam đang chuyển mình tiến lên ngày càng lớn mạnh , đó là sự lớn mạnh về kinh tế ,chính trị , khoa học kỹ thuật  Kinh tế xã hội ngày càng phát triểnđòi hỏi con người Việt Nam cũng phải vươn lên bắt nhịp với những đổi mới của xã hội .Để đào tạo ra những thế hệ con người Việt Nam phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, đòi hỏi ngành Giáo dục và Đào tạo cũng phải đổi mới. Đổi mới trong ngành Giáo dục không đơn thuần chỉ đổi mới về nội dung, chương trình, đổi mới trang thiết bị dạy học mà còn đổi mới phương pháp dạy học và các hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp với nhận thức của học sinh giúp học sinh hứng thú linh hoạt trong việc chiếm lĩnh tri thức và tư duy .Với mục tiêu là : "Đào tạo con người mới phát triển toàn diện", chúng ta coi học sinh không chỉ là đối tượng mà còn là chủ thể giáo dục. Chính vì thế chúng ta cần dạy đủ sáu môn học, trong đó môn Tiếng Việt ở tiểu học là vô cùng quan trọng . Bởi nó làm nền tảng giúp học sinh học các môn khác trong trường tiểu học.
 Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở tiểu học là hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng : nghe , nói , đọc , viết để học tập và giao tiếp trong và ngoài nhà trường . Thông qua việc dạy học Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác tư duy cho học sinh , đồng thời cung cấp cho học sinh những kiến thức ban đầu như : Đọc thành thạo một văn bản ngắn , bước đầu biết đọc diễn cảm , viết đúng chính tả , viết rõ ràng , nghe nói một cách tự nhiên . Cung cấp cho học snh những hiểu biết về xã hội , tự nhiên và con người . Từ đó bồi dưỡng cho học sinh tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
 Cũng như các môn học khác, môn Tiếng Việt cũng được đổi mới toàn diện về cấu trúc chương trình, nội dung. Sự đổi mới của môn học Tiếng Việt lớp 3 thể hiện rõ rệt ở tất cả các phân môn, đặc biệt là phân môn Tập làm văn .So với chương trình cải cách, phân môn tập làm văn đổi mới hoàn toàn về cấu trúc nội dung , thể hiện rõ nhất ở các dạng bài tập làm văn .
 Nội dung dạy học Tập làm văn lớp 3 chủ yếu rèn luyện cho học sinh ba kỹ năng cơ bản : Nghe , nói , viết nhằm phục vụ cho việc học tập và giao tiếp hàng ngày của các em .Trong ba kỹ năng cơ bản đó thì hai kỹ năng nghe , nói của học sinh được rèn luyện nhiều nhất . ở loại bài tập "nghe và kể lại một câu chuyện", loại bài tập này chiếm dung lượng khá lớn trong phân môn tập làm văn .Trong đó , số câu chuyện vui chiếm hơn một nửa số câu chuyện được học sinh kể.
 Mảng truyện cười trong Tập làm văn lớp 3 nhằm rèn luyện cho học sinh kỹ năng nghe - kể . Nếu ở bài tập đọc các em được trực tiếp đọc văn bản thì ở phân môn tập làm văn việc tiếp nhận câu chuyện được thể hiện qua hình thức nghe thầy cô kể và ghi nhớ lại .Việc nghe kể này có tác dụng rèn luyện cho các em kỹ năng nghe, nói song điều quan trọng các em không thể dừng lại ở việc kỹ năng nghe - nói mà còn rèn luyện kỹ năng nghe - phát hiện , nghe - phân tích , phán đoánĐó là một trong những hình thức rèn luyện tư duy logich cho trẻ rất hiệu quả.
 Trong những câu chuyện cười ở Tập làm văn lớp 3, tiếng cười không phải là mục đích, là cứu cánh của câu chuyện mà nó là phương tiện chủ yếu quan trọng của thể loại truyện cười . Đối tượng thẩm mĩ chủ yếu của loại truyện này là những cái xấu, đáng cười, có thể cười hay nói cách khác đó là những thói hư tật xấu , cái cần và có thể phê phán bằng tiếng cười . Song khi đọc hoặc nghe kể chuyện cười , nếu cả người đọc và người nghe chưa phát hiện được ra hiện tượng buồn cười , chưa làm bật tiếng cười cũng có nghĩa là chưa nhận ra được ý nghĩa phê phán của truyện cười .Vì thế , việc rèn luyện kỹ năng nghe, kể cho học sinh bằng những câu chuyện vui cười có tác dụng giáo dục sâu sắc vừa tăng cường sự phản ứng của lý trí trước những hiện tượng khác với lẽ thường mà các em bắt gặp đâu đó từ trong sách đến cuộc sống sinh động hằng ngày.
 II.Cơ sở thực tiễn.
 Qua thực tế giảng dạy , dự ggiờ thăm lớp và trao đổi thảo luận với giáo viên về những điểm khó khi thực hiện chương trình tôi thấy loại bài tập nghe và kể lại một câu chuyện vui trong phân môn tập làm văn lớp 3 có ý nghĩa vô cùng quan trọng , loại bài tập này rất hấp dẫn , lôi cuốn học sinh tạo ra sự thoải mái cho giáo viên trong quá trình giảng dạy.
 Nhưng trong thực tế giảng dạy, hiệu quả của bài tập nghe , kể lại một câu chuyện vui thường có từ hai bài tập trở lên.
Ví dụ: Tiết tập làm văn của tuần gồm hai bài:
 Bài 1 : Nghe và kể lại câu chuyện : Tôi có đọc đâu.
 Bài 2 : Viết về quê hương em.
Nên việc dành thời gian cho việc nghe kể nhiều,giáo viên thường xem nhẹ , phần phân bài tập này mà chỉ dạy lướt qua hoặc dành thời gian không thích hợp mà chỉ chú trọng vào bài tập còn lại của tiết học.
 Chính vì loại bài tập này thường xem nhẹ , dành thời gian không thích hợp nên giáo viên chưa chú trọng tìm ra các phương án kể và hướng dẫn học sinh kể một cách sinh động nên việc thực hiện bài tập này thường diễn ra một cách chiếu lệ , kém hiệu quả , chưa đáp ứng được yêu cầu về kiến thức kỹ năng của bài tập và nhu cầu tìm tòi sáng tạo của học sinh .
 Trước tình hình thực tế đó, tôi đã trăn trở và suy nghĩ rất nhiều , bản thân là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi đã vận dụng đổi mới triệt để trong cách dạy loại bài tập "Nghe kể một câu chuyện vui" trong giờ Tập làm văn lớp 3. Bởi nếu dạy loại bài tập này đạt hiệu quả tốt sẽ rèn cho học sinh tốt các kỹ năng nghe, nói ngày một tốt hơn, đảm bảo được yêu cầu đổi mới cách dạy " nhẹ nhàng , thoải mái , học sinh tích cực chủ động phát hiện và tiếp thu kiến thức mới " hiệu quả hơn rất nhiều .
 Chính vì lẽ đó tôi mạnh dạn trình bày " Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả khi dạy kiểu bài Tập làm văn nghe - kể lại một câu chuyện vui ở lớp 3" . 
III - Nhiệm vụ nghiên cứu
 1. Tìm hiểu nội dung chương trình và phương pháp dạy bài tập nghe - kể lại một câu chuyện vui ở Tập làm văn lớp 3 .
 2. Điều tra thực trạng dạy và học . 
 3. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy các bài tập dạng này .
IV. Phương pháp nghiên cứu .
 - Điều tra thực trạng dạy và học .
 - Nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu liên quan .
 - Phương pháp tổng hợp , so sánh phân tích .
V . Phạm vi nghiên cứu 
 - Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 .
 - Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3 .
 - Sách tham khảo lớp 3 .
 - Điều tra thực trạng học sinh lớp 3 .
Phần II : Nội dung
I/ Nội dung chương trình môn Tiếng Việt lớp 3 
 Chương trình Tập làm văn lớp 3 được cấu trúc theo chương trình đồng tâm , tiết Tập làm văn được bố trí sắp xếp ở các tiết học cuối tuần sau khi học xong các tiết Tiếng Việt trong tuần . Kiến thức tiết Tập làm văn là ứng dụng kiến thức Tiếng Việt đã học trong tuần , trong chủ điểm .
 Phân môn Tập làm văn lớp 3 gồm 31 tiết và 4 tiết kiểm tra bao gồm các kiểu bài tập : 
 1. Bài tập nghe : Nghe và kể lại một mẩu chuyện ngắn ; nghe và nói lại một mẩu tin .
 2. Bài tập nói gồm : 
 - Tổ chức điều khiển cuộc họp , phát biểu trong cuộc họp .
 - Kể hoặc tả miệng về người thân trong gia đình, trường, lớp, quê hương , lễ hội, hoạt động thể thao, văn nghệ 
 3. Bài tập viết 
 - Điền vào giấy tờ in sẵn .
 - Viết một số giấy tờ theo mẫu .
 - Viết thư .
 - Ghi chép sổ tay .
 - Kể hoặc tả ngắn về người thân trong gia đình , trường , lớp , quê hương , lễ hội , hoạt động thể thao , văn nghệ 
 Trong tiết có kiểu bài nghe - kể lại một câu chuyện ngắn (10 tiết ) . Số truyện vui học sinh được nghe kể chủ yếu tập trung ở học kỳ I : 6 truyện và một truyện vui ở học kỳ II trong tiết 5 ôn tập của tuần 35 .
 Như vậy số lượng tiết có bài tập nghe kể lại một câu chuyện vui trong phân môn Tập làm văn lớp 3 không nhiều nhưng mục tiêu của loại bài tập đề ra cho học sinh nghe và kể lại được nội dung câu chuyện đúng trình tự, đảm bảo nội dung qua đó rèn kỹ năng nghe, nói cho học sinh.Không những thế mà loại bài tập nàycòn giúp các em thấy được ý nghĩa và giá trị của tiếng cười qua mỗi câu chuyện giúp các em có ý thức tránh được thói hư, tật xấu, rèn luyện hình thành thói quen cư sử tốt trong cuộc sống hằng ngày . Do đó mỗi câu chuyện vui trong Tập làm văn lớp 3 đều chứa đựng ý nghĩa nhân văn cao cả .
II/ Điều tra thực trạng .
 1. Về phía giáo viên : 
 Trong quá trình thực tế dự giờ thăm lớp giáo viên, và qua trao đổi với giáo viên dạy lớp 3 năm học này tại trường , tôi thấy việc giúp học sinh thực hiện loại bài tập " Nghe - kể lại một câu chuyện vui" trong giờ Tập làm văn lớp 3 thường được xem nhẹ vì những nguyên nhân sau đây : 
 - Loại bài tập này đơn giản , nội dung tình tiết câu chuyện ngắn , học sinh dễ dàng thực hiện được yêu cầu bài tập .
 - Kiểu bài tập này thường được ghép với một bài tập khác có yêu cầu cao hơn trong cùng một tiết Tập làm văn . Chính vì thế giáo viên thường chỉ dạy qua , dành ít thời gian cho bài tập này mà dành thời gian cho bài tập khác nhiều hơn .
 - Do giáo viên không xác định rõ được mục tiêu, ý nghĩa của bài tập này mà không chú ý tới trong khi dạy .
 Chính vì lẽ đó nên khi hướng dẫn học sinh thực hiện dạy loại bài tập này giáo viên chỉ dạy đơn giản, có thể nói là qua loa với thời gian ngắn cho xong, còn dành thời gian cho bài tập còn lại . Thông thường quy trình dạy bài tập này giáo viên chỉ thực hiện như sau : 
 - Giới thiệu câu chuyện .
 - Giáo viên kể mẫu ( hoặc đọc trong sách giáo khoa )
 - Cho học sinh kể mẫu ( HS khá giỏi ) 
 - Giáo viên nêu ý nghĩa câu chuyện .
 Với cách thể hiện như vậy giờ học Tập làm văn kiểu bài nghe kể một câu chuyện vui trở nên nhàm chán , đơn điệu , câu chuyện vui trở thành buồn tẻ 
 2. Về phía học sinh .
 Cũng xuất phát từ cách thể hiện như trên của giáo viên đã dẫn tới hiệu quả tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của học sinh không cao. Học sinh không nhận thấy cái đáng cười, không thấy buồn cười dẫn đến việc kể lại của các em không còn hào hứng, đôi khi là bắt buộc, gò ép . 
 Cũng do giáo viên kể chuyện thiếu sáng tạo ( đọc 1 , 2 lần ) Học sinh kể chuyện cũ ... hững chi tiết câu chuyện, cố gắng nhắc lại được những lời cô giáo vừa kể thì càng tốt. cho nên bước này gây cho học sinh sự nhàm chán buồn tẻ, hoặc căng thẳng không cần thiết .
 Việc giúp học sinh kể lại chuyện một cách tự nhiên sinh động thể hiện cái tài và khả năng sư phạm của mỗi giáo viên. Với từng truyện phụ thuộc vào nội dung và chi tiết gây cười mà giáo viên có hình thức tổ chức cho học sinh kể lại chuyện cho phù hợp, tạo sự hứng khởi cho học sinh .
 Phương án 1 : Kể bằng lời một nhân vật trong truyện .
 Kể bằng lời của nhân vật trong truyện rèn cho học sinh kỹ năng kể chuyện theo lời một nhân vật trong câu chuyện trau giồi cách diễn đạt giàu trí tưởng tượng của học sinh qua việc thay đổi ngôi kể. Kể bằng lời của nhân vật còn luyện cho học sinh trí nhớ và khả năng dùng từ ngữ chính xác, diễn đạt sáng ý và làm nổi bật ý nghĩa câu chuyện .
 Trong một câu chuyện có bao nhiêu nhân vật, giáo viên nên cho học sinh kể theo lời từng ấy nhân vật. Để chuẩn bị cho học sinh kể theo lời nhân vật , giáo viên nên chuẩn bị một số phụ trang như tấm bìa hoặc mũ ghi tên nhân vật. Khi học sinh nào lên kể theo lời nhân vật nào thì cho học sinh đó đội mũ hoặc đeo trước ngực tấm bìa có ghi tên nhân vật đó. Hình thức tổ chức kể : giáo viên tổ chức cho học sinh thi kể, mỗi học sinh kể bằng lời một nhân vật trong truyện .
 Ví dụ : Trong truyện " Tôi có đọc đâu !" ( TV3 - tập 1 tr.92 )
 Giáo viên cho học sinh thi kể theo hai lời của hai nhân vật : Người viết thư và người ngồi bên cạnh . Điều đáng chú ý khi hướng dẫn học sinh kể theo lời nhân vật người ngồi bên cạnh ở tình huống gây cười người ngồi bên cạnh kêu lên : " Không đúng ! Tôi có đọc trộm thư của anh đâu !" em đó phải thể hiện ở giọng kèm theo nét mặt của người bị bắt quả tang đọc trộm thư : ngờ nghệch, thật thà. Hay khi học sinh kể bằng lời nhân vật người viết thư giọng kể vui, dí dỏm . Hai câu người viết thư viết thêm vào thư kể với giọng bực dọc .
 Phương án 2 : Đóng kịch 
 Có thể nói những câu chuyện vui trong phân môn Tập làm văn lớp 3đều có thể dựng thành kịch, bởi tình tiết câu chuyện đơn giản, nội dung ngắn, những câu chuyện kể đều dễ dàng chuyển thành lời thoại. Việc chuẩn bị cho đóng kịch những câu chuyện này không quá cầu kỳ, chỉ cần những phụ trợ rất đơn giản như chiếc khăn đội đầu, dây buộc thắt lưng hoặc xắn ống quần  nhằm tạo hứng thú cho học sinh khi kể và các bạn theo dõi .
 Nhưng khi giáo viên tổ chức cho học sinh đóng kịch thành công thì việc học sinh kể lại câu chuyện này bằng hình thức đóng kịch lại thu được kết quả ngoài mong muốn của giáo viên. Tất cả học sinh đều muốn tham gia cả người đóng và người theo dõi: theo dõi xem bạn đóng có hay, có đạt không và còn muốn thể hiện mình đóng đạt hơn bạn . 
 Điều khó khăn với giáo viên khi tổ chức hình thức này là phải chuẩn bị sẵn lời thoại cho kịch để khi các em thảo luận chuẩn bị đóng mà chưa tìm ra lời thoại phù hợp cho lời kể thì giáo viên bổ sung .
 Cách tiến hành: Trước khi lên đóng kịch giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm để các em tìm lời thoại và phân vai nhân vật. Khi học sinh đóng chú ý cho các em đóng tự nhiên thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt cho phù hợp .
 Ví dụ : Cho học sinh đóng kịch truyện " Giấu cày" ( Tiếng Việt 3 - Tập 1 trang 128 ) . Câu chuyện này có thuận lợi chỉ cần bổ sung rất ít lời thoại hoặc không nếu thấy không cần thiết, nhưng điều cốt yếu là hướng dẫn các em một số hành động: anh nông dân đang cày ruộng, hành động anh ta giấu cày nét mặt lấm lét vẻ bí mật nhưng miệng lại hét to: " Để tôi giấu cái cày vào bụi đã !"rồi hành động anh ta kiểm tra thấy mất cày thì nét mặt hốt hoảng ngó trước ngó sau, ghé sát vào tai vợ thì thào " Nó lấy mất cày rồi !"vẻ bí mật kín đáo. Giáo viên chú ý lời nói thầm của bác nông dân tuy là thì thào nhưng cũng phải đủ to để cả lớp nghe được vì đây chính là tình huống làm bật nên tiếng cười .
 Hay trong truyện " Kéo cây lúa lên" ( Tiếng Việt 3 - Tập 1 trang 137 ). Giáo viên có thể chuẩn bị một số lời thoại sau : 
 - Chàng ngốc ( nói với vợ ) : Bà ơ, tôi đi thăm đồng đây ! 
 - Chị vợ ( khi chàng ngốc về ) : Gớm, sao hôm nay mình chăm chỉ vậy ! 
 - Chàng ngốc ( ở ngoài ruộng lẩm bẩm ) : Lúa nhà mình xấu quá , lúa người ta đẹp thế kia , làm thế nào bây giờ ? à , mình nghĩ ra rồi , mình sẽ kéo cây lúa nhà mình lên xem có cao hơn nhà người ta không nào ! 
 - Chị vợ ( khi chàng ngốc về ) : Sao, mình đi thăm đồng thấy lúa nhà mình thế nào ? 
 - Chàng ngốc : Lúa của nhà ta xấu quá ! Nhưng hôm nay tôi đã kéo nó lên cao hơn lúa ở ruộng bên rồi ! 
 - Chị vợ : ối giời ơi ! Ông làm thế thì chết hết lúa rồi còn gì ! ( Rồi hớt hải chạy đi ) .
 IV- Kết quả áp dụng .
 Để có kết quả khách quan khi áp dụng biện pháp tôi đã chọn hai lớp cho dạy thực nghiệm cùng một bài. ở lớp 3A tôi vẫn áp dụng cách dạy thông thường như sách giáo viên hướng dẫn. ở lớp 3B tôi áp dụng dạy theo các biện pháp mà tôi đưa ra. Bài dạy: Nghe và kể lại câu chuyện " Giấu cày"
 ( Tiếng Việt 3 - Tập 1 trang 128 ). Kết quả thu được như sau : 
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
3A
25
8
32
8
32
8
32
1
4
3B
24
10
41,6
9
37,5
5
20,9
0
Phân tích kết quả
 Từ kết quả thu được trên đây tôi thấy chất lượng học sinh được nâng lên rõ rệt và điều đặc biệt khi áp dụng các biện dạy học trên đây học sinh vô cùng hào hứng chủ động tham gia hoạt động học .
 Để có được kết quả như vậy đòi hỏi giáo viên phải xác định được vị trí và tầm quan trọng của bài dạy, nghiên cứu nắm chắc nội dung kiến thức mà mình cần cung cấp cho học sinh. Không coi nhẹ bất cứ một hoạt động nào. Giáo viên phải thay đổi các hình thức tổ chức dạy học một cách linh hoạt cho phù hợp với tâm lý của học sinh, làm cho tiết dạy luôn luôn mới đối với học sinh. Có như vậy bài dạy mới nhẹ nhàng, sinh động, đạt hiệu quả cao như giáo viên mong muốn .
V - Bài học kinh nghiệm 
 1. Đối với giáo viên :
 - Cần nắm chắc chương trình, nội dung bài dạy, kiến thức kỹ năng mà mỗi học sinh cần lĩnh hội .
 - Cần nghiên cứu kỹ, sâu bài trước khi dạy, có sự cân nhắc lường trước những tình huống có thể xảy ra khi dạy .
 - Cần tổ chức, tham gia các hội thảo chuyên đề về bài dạy hoặc trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp .
 - Báo cáo với lãnh đạo, chuyên môn của trường, các cấp nhằm có biện pháp tháo gỡ khi gặp khó khăn vướng mắc .
 - Nắm chắc tâm lý học sinh để có những phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp .
 2. Đối với học sinh :
 Để góp phần tạo sự thành công cho bài học đòi hỏi học sinh : 
 - Tích cực học tập, tham gia thảo luận với bạn .
 - Có đầy đủ sách vở, dụng cụ học tập .
 - Mạnh dạn đưa ra những lời thoại tự nhiên, phù hợp với câu chuyện, phù hợp với ngôn ngữ lứa tuổi của mình .
 - Khẳng định vai trò của mình trong quá trình học một cách tự tin, hăng hái sôi nổi nhiệt tình tham gia vào hoạt động học .
	Phần III : Kết luận .
 Trong dạy học phân môn Tập làm văn lớp 3, để giúp các em các bài tập nghe - kể các câu chuyện vui cười đạt hiệu quả cao, giáo viên cần hướng dẫn học sinh nắm chắc yêu cầu của bài tập trong sách giáo khoa, kết hợp khai thác hợp lý tranh minh hoạ và hệ thống câu hỏi gợi ý trong sách, bởi đó chính là điểm tựa cần thiết để học sinh nhớ nội dung câu chuyện .
 Với lứa tuổi học sinh tiểu học, đọc truyệ, nghe kể chuyện là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống. Mảng truyện vui cười trong sách giáo khoa tiểu học đã đem lại cho các em vui vẻ, thư giãn, sự bình ổn là những cái rất cần thiết và quý trọng trong cuộc sống . Một đứa trẻ có óc hài hước hóm hỉnh sẽ dễ vượt qua những khó khăn, trở ngại của cuộc sống và dễ hoà nhập vào cuộc sống hơn những đứa trẻ không có khả năng này .
* ý kiến đề xuất .
 + Đối với nhà trường :
 - Thường xuyên mở những hội thảo, chuyên đề về phương giảng dạy cũng như về nội dung chương trình để giáo viên có điều kiện tham gia học hỏ. Nội dung những chuyên đề nên chi tiết, chia nhỏ cụ thể, không mang tính chất chung chung khái quát .
 + Đối với giáo viên :
 - Trong quá trình dạy học nên áp dụng các phương pháp, biện pháp một cách linh hoạt, có các hình thức tổ chức dạy học phù hợp, đa dạng để học sinh tích cực chủ động tiếp thu kiến thức và tạo một không khí học tập thoải mái, vui vẻ . 
 - Cần chuẩn bị tốt phương tiện trực quan, đồ dùng học tập để tường minh kiến thức giúp học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức bài học .
 Trên đây là những vấn đề tôi đã nghiên cứu, đúc rút giúp giáo viên áp dụng có hiệu quả trong quá trình giảng dạy phân môn Tập làm văn lớp 3 kiểu bài nghe - kể lại một câu chuyện vui. Tuy nhiên, do năng lực có hạn, thời gian nghiên cứu ngắn, tài liệu tham khảo còn thiếu thốn nên đề tài nghiên cứu của tôi cũng còn có nhiều thiếu sót. Tôi rất mong được sự góp ý từ phía các thầy cô giáo và bạn đọc để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn .
 Phả Lại , ngày 15 tháng 2 năm 2010 .
 Người viết
 Nguyễn Thị Mai
Tài liệu tham khảo
 1 . Sách giáo khoa Tiếng Việt 3 Tập 1 - Nhà xuất bản giáo dục .
 2 . Sách giáo khoa Tiếng Việt 3 Tập 2 - Nhà xuất bản giáo dục .
 3 . Sách giáo viên Tiếng Việt 3 Tập 1 - Nhà xuất bản giáo dục .
 4 . Sách giáo viên Tiếng Việt 3 Tập 2 - Nhà xuất bản giáo dục .
 5. Các tạp chí " Giáo dục Tiểu học " .
Mục lục
 Trang
 Phần I : Mở đầu	 1
 I - Cơ sở lý luận 2
 II- Cơ sở thực tiễn 3 
 III - Nhiệm vụ nghiên cứu 3
 IV- Phương pháp nghiên cứu . 3
 V - Phạm vi nghiên cứu 3
 Phần II : Nội dung 4
 I - Nội dung chương trình môn Tiếng Việt lớp 3 	4
 II- Điều tra thực trạng 	4
 1. Về phía giáo viên 	4
 2 . Về phía học sinh 	5
 III - Một số biện pháp nhắm nâng cao hiệu quả khi dạy 	6
kiểu bài tập làm văn nghe - kể lại một câu chuyện vui lớp 3 .
 1 . Nghiên cứu kỹ nội dung câu chuyện 	6
 2 . Tạo hứng thú cho học sinh ngay khi giới thiệu và	6
 khi kể mẫu .
 3 . Tổ chức cho học sinh kể lại truyện 8
 IV- Kết quả áp dụng 10
 V- Bài học kinh nghiệm 11
 1 . Đối với giáo viên 11
 2 . Đối với học sinh 11
 Phần III : Kết luận 12
 Tài liệu tham khảo 13
Phòng giáo dục huyện ân thi
Trường tiểu học hồ tùng mậu
Sáng kiến kinh nghiệm
Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả khi dạy kiểu bài 
tập làm văn " Nghe - kể lại một câu chuyện vui" ở lớp 3
 Người viết : Lê Thị Duyên
 Đơn vị : Trường tiểu học Hồ Tùng Mậu 
 Ân Thi - Hưng yên 
	Ân Thi , ngày 20 tháng 11 năm 2007

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn mon tv lop3.doc