Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh: Giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3

Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh: Giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3

Trường tiểu học xã . là một trường thuộc xã vùng hai của huyện . nằm

cách trung tâm huyện gần 8km đường xã giao thông đi lại tương đối thuận tiện. Cán

bộ giáo viên trong toàn trường gần 50 Đ/C với học sinh là hơn 407 em, cùng với 04

điểm trường. Được sự phân công của ban giám hiệu nhà trường trong năm học 2017-

2018 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 3G tại điểm trường thôn Thượng (Kiêm tổ

phó chuyên môn khối 2-3).

Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy việc dạy toán có vai trò vô cùng quan

trọng, nó giúp học sinh nhận biết được số lượng và hình dạng không gian của thế giới

hiện thực, nhờ đó mà học sinh có những phương pháp, kĩ năng nhận thức một số mặt

của thế giới xung quanh. Môn toán còn góp phần rèn luyện phương pháp suy luận,

suy nghĩ đặt vấn đề và giải quyết vấn đề; góp phần phát triển trí thông minh, suy nghĩ

độc lập, linh động, sáng tạo cho học sinh. Mặt khác, các kiến thức, kĩ năng môn toán

ở tiểu học còn có nhiều ứng dụng trong đời sống thực tế hằng ngày xung quanh ta.

pdf 20 trang Người đăng haihahp2 Lượt xem 517Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số kinh nghiệm giúp học sinh: Giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Phần mở đầu. 
1. Lí do chọn sáng kiến: "Giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3" 
 Trường tiểu học xã ........ là một trường thuộc xã vùng hai của huyện ........ nằm 
cách trung tâm huyện gần 8km đường xã giao thông đi lại tương đối thuận tiện. Cán 
bộ giáo viên trong toàn trường gần 50 Đ/C với học sinh là hơn 407 em, cùng với 04 
điểm trường. Được sự phân công của ban giám hiệu nhà trường trong năm học 2017-
2018 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 3G tại điểm trường thôn Thượng (Kiêm tổ 
phó chuyên môn khối 2-3). 
 Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy việc dạy toán có vai trò vô cùng quan 
trọng, nó giúp học sinh nhận biết được số lượng và hình dạng không gian của thế giới 
hiện thực, nhờ đó mà học sinh có những phương pháp, kĩ năng nhận thức một số mặt 
của thế giới xung quanh. Môn toán còn góp phần rèn luyện phương pháp suy luận, 
suy nghĩ đặt vấn đề và giải quyết vấn đề; góp phần phát triển trí thông minh, suy nghĩ 
độc lập, linh động, sáng tạo cho học sinh. Mặt khác, các kiến thức, kĩ năng môn toán 
ở tiểu học còn có nhiều ứng dụng trong đời sống thực tế hằng ngày xung quanh ta... 
2. Nhiệm vụ của sáng kiến. 
 Qua thực tế giảng dạy tôi thấy: Giải toán có lời văn có vị trí rất quan trọng trong 
chương trình ở trường tiểu học. Các em được làm quen ngay từ lớp một, đặc biệt ở 
học kì 2 lớp một các em đã viết lời giải cho phép tính Vì vậy đây cũng là một vấn 
đề mà chúng tôi luôn luôn trao đổi, thảo luận trong những buổi sinh hoạt chuyên 
môn, tích luỹ nghiệp vụ do nhà trường tổ chức. Làm thế nào để học sinh hiểu được đề 
toán, viết được tóm tắt, nêu được câu lời giải hay, phép tính đúng. Điều đó đòi hỏi rất 
nhiều công sức và sự nỗ lực không biết mệt mỏi của người giáo viên đứng lớp . 
 Là một giáo viên đã có nhiều năm trực tiếp chủ nhiệm và giảng dạy ở khối lớp 3, 
qua kinh nghiệm của bản thân và học hỏi, trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp, tôi 
đã rút ra được: “ Một số kinh nghiệm giúp học sinh: Giải toán có lời văn cho học 
sinh lớp 3” để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường nói chung 
và đối với học sinh lớp 3 nói riêng. 
3. Đối tượng nghiên cứu sáng kiến: 
Là đối tượng học sinh lớp 3 trường tiểu học xã ........ - ........ - Hà Giang. 
4. Phạm vi nghiên cứu sáng kiến: 
Áp dụng tại trường tiểu học ........- ........ - Hà giang. Thời gian áp dụng: Từ 
tháng 08 năm 2017 đến tháng 05 năm 2018. 
5. Giải pháp nghiên cứu: 
- Điều tra khảo sát thực tế. 
- Nghiên cứu tài liệu 
- Trao đổi với đồng nghiệp 
- Dạy thực nghiệm, thực hành. 
- Làm mẫu. 
- So sánh, phân tích, tổng hợp, kiểm tra, đánh giá. 
- Tìm ra bài học kinh nghiệm. 
 B. Phần nội dung. 
1. Cơ sở để viết sáng kiến. 
 Ta thấy rằng, giải toán ở tiểu học trước hết là giúp các em luyện tập, vận dụng 
kiến thức, các thao tác thực hành vào thực tiễn. Qua đó, từng bước giúp học sinh phát 
triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp suy luận lôgíc... Bản thân tôi nhiều năm 
trực tiếp giảng dạy ở khối lớp 3, tôi nhận thấy học sinh khi giải các bài toán có lời 
văn thường rất chậm so với các dạng bài tập khác. Các em thường lúng túng khi đặt 
câu lời giải cho phép tính, có nhiều em làm phép tính chính xác và nhanh chóng 
nhưng không làm sao tìm được lời giải đúng hoặc đặt lời giải không phù hợp với đề 
toán đặt ra. Chính vì thế nhiều khi dạy học sinh đặt câu lời giải còn gặp khó khăn hơn 
nhiều so với dạy trẻ thực hiện các phép tính và tìm ra đáp số. 
 Việc đặt lời giải là một khó khăn lớn đối với một số em học sinh. Các em mới 
chỉ đọc được đề toán chứ chưa hiểu được đề, chưa trả lời các câu hỏi thầy nêu: Bài 
toán cho biết gì ?...Đến khi giải toán thì đặt câu lời giải chưa đúng, chưa hay hoặc 
không có câu lời giảiNhững nguyên nhân trên không thể đổ lỗi về phía học sinh 
được mà một phần lớn đó chính là các phương pháp, cách áp dụng, truyền đạt của 
những người thầy. 
 Đây cũng là lý do mà tôi chọn đề tài này, mong tìm ra những giải pháp nhằm 
góp phần nâng cao kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 nói riêng và trong 
môn toán 3 nói chung. Để từ đó, các em có thể thành thạo hơn với những bài toán có 
lời văn khó và phức tạp ở các lớp trên. 
Giải toán có lời văn thực chất là những bài toán thực tế, nội dung bài toán được 
thông qua những câu văn nói về những quan hệ, tương quan và phụ thuộc, có liên 
quan tới cuộc sống thường xảy ra hằng ngày. Cái khó của bài toán có lời văn chính là 
ở chỗ làm thế nào để lược bỏ được những yếu tố về lời văn đã che đậy bản chất toán 
học của bài toán. Hay nói một cách khác là làm sao phải chỉ ra được các mối quan hệ 
giữa các yếu tố toán học chứa đựng trong bài toán và tìm được những câu lời giải 
phép tính thích hợp để từ đó tìm được đáp số của bài toán. 
Nhưng làm thế nào để học sinh hiểu và giải toán theo yêu cầu của chương trình 
mới, đó là điều cần phải trao đổi nhiều đối với chúng ta, những người trực tiếp giảng 
dạy cho các em nhất là việc: "Đặt câu lời giải cho bài toán". 
 - Với yêu cầu đổi mới của giáo dục thì hiện nay ngay từ lớp 1 học sinh đã được 
yêu cầu viết câu lời giải, đây quả là một bước nhảy vọt khá lớn trong chương trình 
toán. Nhưng nếu như nắm bắt được cách giải toán ngay từ lớp 1, 2, 3 thì đến các lớp 
trên các em dễ dàng tiếp thu, nắm bắt và tôi luyện để trang bị thêm vào hành trang 
kiến thức của mình để tiếp tục học tốt ở các lớp sau. 
 2. Thực trạng vấn cần giải quyết. 
 * Thuận lợi: 
- Nhà trường được sự quan tâm của chính quyền địa phương, của hội phụ huynh 
học sinh. 
- Ban giám hiệu nhà trường năng nổ nhiệt tình, sáng tạo luôn chỉ đạo sát sao việc 
dạy học của giáo viên và học sinh. 
- Đội ngũ giáo viên trong trường luôn nhiệt tình giảng dạy, yêu nghề mến trẻ . 
- Về học sinh: nhìn chung các em đều ngoan, có ý thức vươn lên trong học tập, 
thường xuyên hoạt động nhóm, trao đổi giúp đỡ nhau trong quá trình giải toán. 
- Bên cạnh những thuận lợi trên nhà trường còn gặp phải không ít khó khăn như: 
 * Khó khăn: - Dân cư chủ yếu sống bằng nghề nông, đời sống kinh tế còn 
nhiều khó khăn, kiến thức am hiểu xã hội còn hạn chế. Chính điều đó đã ảnh hưởng 
không nhỏ đến việc quan tâm đến việc học tập cũng như chất lượng của các em. 
 Năm học 2017 - 2018 tôi được phân công giảng dạy lớp 3G tại điểm trường 
thôn Thượng. Gồm có 17 học sinh. Trong đó nữ: 09 em; dân tộc 100% 
Các em ở rải rác khắp các xóm trong thôn, có nhiều học sinh ở xa trường, lội suối, 
nên việc đi lại của các em gặp rất nhiều khó khăn điều đó cũng ảnh hưởng không 
nhỏ đến chất lượng học tập của các em. 
 Từ thực trạng trên, để công việc đạt hiệu quả tốt hơn, giúp các em học sinh có 
hứng thú trong học tập, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, tôi đã mạnh 
dạn cải tiến nội dung, phương pháp trong giảng dạy như sau: 
 3. Các giải pháp biện pháp thực hiện. 
a. Họp phụ huynh - Thống nhất biện pháp giáo dục. 
 Để thực hiện tốt cuộc vận động của ngành giáo dục và giúp cho phụ huynh có 
biện pháp phù hợp trong việc giáo dục con cái, tôi đã mạnh dạn trao đổi với phụ 
huynh học sinh về chỉ tiêu phấn đấu của lớp và những yêu cầu cần thiết giúp các em 
học tập như: Mua sắm đầy đủ sách vở, đồ dùng – cách hướng dẫn các em tự học ở 
nhà, đặc biệt nhất là đối với cha, mẹ vào buổi tối cố gắng dành thời gian nhắc nhở, 
quan tâm cho các em học tập.Rất mừng là đa số phụ huynh đều nhiệt liệt hoan 
nghênh. Riêng trong phần bài tập của sách Toán, tôi hướng dẫn phụ huynh cách dạy 
các em luyện nêu miệng các đề toán, luyện nói và trả lời nhiều 
 Tuy nhiên, do chưa thấy hết được tầm quan trọng của việc học, và do điều kiện 
gia đình còn nhiều khó khăn nên phó mặc việc học của con cái cho giáo viên, cho nhà 
trường... 
 b. Chuẩn bị cho việc giải toán. 
 Để giúp cho học sinh có kĩ năng thành thạo trong việc giải toán thì chúng ta 
không chỉ hướng dẫn học sinh trong giờ toán mà một yếu tố không kém phần quan 
trọng đó là luyện kĩ năng nói cho học sinh. 
 Học sinh lớp 3, đặc biệt là một số em còn chậm tiếp thu, thụ động, rụt rè trong 
giao tiếp. Chính vì vậy , để các em mạnh dạn tự tin khi phát biểu, trả lời người giáo 
viên cần phải:"luôn luôn gần gũi, khuyến khích các em giao tiếp, tổ chức các trò chơi 
học tập, được trao đổi, luyện nói nhiều trong các giờ Tiếng việt giúp các em có vốn từ 
lưu thông; trong các tiết học các em có thể nhận xét và trả lời tự nhiên, nhanh nhẹn 
mà không rụt rè, tự ti. Bên cạnh đó, người giáo viên cần phải chú ý nhiều đến kĩ năng 
đọc cho học sinh: Đọc nhanh, đúng, tốc độ, ngắt nghỉ đúng chỗ giúp học sinh có kĩ 
năng nghe, hiểu được những yêu cầu mà các bài tập nêu ra" 
 Tóm lại: Để giúp học sinh giải toán có lời văn thành thạo, tôi luôn luôn chú ý 
rèn luyện kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho các học sinh trong các giờ học Tiếng Việt, 
bởi vì học sinh đọc thông, viết thạo là yếu tố “đòn bẩy” giúp học sinh hiểu rõ đề và 
tìm cách giải toán một cách thành thạo. 
 Ví dụ 1: Sau khi đọc đề toán ở trang 50 SGK Toán 3. 
 “ Thùng thứ nhất đựng 18 l dầu, thùng thứ hai đựng nhiều hơn thùng thứ nhất 
6l dầu. Hỏi cả hai thùng đựng bao nhiêu lít dầu?”. 
 - Yêu cầu học sinh tập nêu bằng lời để tóm tắt bài toán: 
 Thùng 1 có : 18l . 
 Thùng 2 có: nhiều hơn 6l. 
 Hỏi cả hai thùng: ...? lít dầu. 
 - Sau khi học sinh nêu được bằng lời để tóm tắt bài toán, tôi hướng dẫn học sinh 
tập tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng: 
 Thùng 1 
 Thùng 2 
 - Sau khi hướng dẫn học sinh tóm tắt được bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng, tôi tiếp 
tục hướng dẫn học sinh tìm lời giải: 
 + Nhìn vào sơ đồ ta thấy muốn tìm số lít dầu ở cả hai thùng trước hết ta phải tính gì? 
 ( Tính số dầu ở thùng thứ hai). 
 Yêu cầu học sinh nêu miệng lời giải: 
 Thùng thứ hai đựng được số lít dầu là: 
 Học sinh nêu miệng phép ti ... iết cho các học sinh trong các giờ học Tiếng Việt, 
bởi vì học sinh đọc thông, viết thạo là yếu tố “đòn bẩy” giúp học sinh hiểu rõ đề và 
tìm cách giải toán một cách thành thạo. 
 Ví dụ 1: Sau khi đọc đề toán ở trang 50 SGK Toán 3. 
 “ Thùng thứ nhất đựng 18 l dầu, thùng thứ hai đựng nhiều hơn thùng thứ nhất 
6l dầu. Hỏi cả hai thùng đựng bao nhiêu lít dầu?”. 
 - Yêu cầu học sinh tập nêu bằng lời để tóm tắt bài toán: 
 Thùng 1 có : 18l . 
 Thùng 2 có: nhiều hơn 6l. 
 Hỏi cả hai thùng: ...? lít dầu. 
 - Sau khi học sinh nêu được bằng lời để tóm tắt bài toán, tôi hướng dẫn học sinh 
tập tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng: 
 Thùng 1 
 Thùng 2 
 - Sau khi hướng dẫn học sinh tóm tắt được bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng, tôi tiếp 
tục hướng dẫn học sinh tìm lời giải: 
 + Nhìn vào sơ đồ ta thấy muốn tìm số lít dầu ở cả hai thùng trước hết ta phải tính gì? 
 ( Tính số dầu ở thùng thứ hai). 
 Yêu cầu học sinh nêu miệng lời giải: 
 Thùng thứ hai đựng được số lít dầu là: 
 Học sinh nêu miệng phép tính: 18 + 6 = 24 (lít) 
 Yêu cầu học sinh nêu miệng tiếp lời giải và phép tính thứ hai: 
 Cả hai thùng đựng được số lít dầu là: 
 18 + 24 = 42 (lít) 
 Tuy nhiên ở phép tính thứ hai, tôi thấy có một số em thực hiện tìm số dầu cả hai 
thùng bằng cách lấy 24 + 6 = 30 (lít). 
6l ?l
18l
 Đối với những em này, tôi nhận thấy các em có khả năng tư duy chưa tốt, còn 
chưa nắm vững yêu cầu bài toán. đây là những trường hợp nằm trong nhóm đối 
tượng học sinh yếu. Tôi phải hướng dẫn các em hiểu rõ: 
 Muốn tìm số dầu cả hai thùng ta phải làm gì? để các em nêu được: Lấy số dầu 
thùng thứ nhất + số dầu ở thùng thứ hai và giúp cho các em thấy được số dầu ở 
thùng thứ nhất là 18l và số dầu ở thùng thứ hai là 24l. 
 - Ở dạng bài này, giáo viên cũng cần cho học sinh luyện nêu miệng đề toán và 
tập tóm tắt đề toán bằng sơ đồ đoạn thẳng nhiều lần để các em ghi nhớ một bài toán. 
 Ví dụ 2: Một thùng đựng 24l mật ong, lấy ra 
3
1
 số lít mật ong đó. Hỏi 
trong thùng còn lại bao nhiêu lít mật ong? 
Không cần hướng dẫn, học sinh lớp tôi thực hiện được ngay cách làm như sau: 
 Tóm tắt Bài giải 
 Có : 24l. Số lít mật ong được lấy ra là: 
 Lấy ra: 
3
1
số lít mật ong. 24 : 3 = 8 (l) 
 Còn lại: ? lít mật ong. Trong thùng còn lại số lít mật ong là: 
 24 – 8 = 16 (l) 
 Đáp số: 16 lít mật ong. 
 c. Khích lệ học sinh tạo hứng thú khi học tập. 
 Đặc điểm chung của học sinh tiểu học là thích được khen hơn chê, hạn chế chê 
các em trong học tập, rèn luyện . Tuy nhiên, nếu ta không biết kết hợp tâm lý từng 
học sinh mà cứ quá khen sẽ không có tác dụng kích thích. Đối với những em chậm 
tiến bộ, thường rụt rè, tự ti, vì vậy tôi luôn luôn chú ý nhắc nhở, gọi các em trả lời 
hoặc lên bảng làm bài. Chỉ cần các em có một “tiến bộ nhỏ” là tôi tuyên dương ngay, 
để từ đó các em sẽ cố gắng tiến bộ và mạnh dạn, tự tin hơn. Đối với những em học 
khá, giỏi phải có những biểu hiện vượt bậc, có tiến bộ rõ rệt tôi mới khen.Chính sự 
khen, chê đúng lúc, kịp thời và đúng đối tượng học sinh trong lớp đã có tác dụng 
khích lệ học sinh trong học tâp. 
 Ngoài ra, việc áp dụng các trò chơi học tập giữa các tiết học cũng là một yếu tố 
không kém phần quan trọng giúp học sinh có niềm hăng say trong học tập, mong 
muốn nhanh đến giờ học và tiếp thu kiến thức nhanh hơn, chắc hơn. Vì chúng ta đều 
biết học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp ba nói riêng có trí thông minh khá nhạy 
bén, sắc sảo, có óc tưởng tượng phong phú. đó là tiền đề tốt cho việc phát triển tư duy 
toán học nhưng các em cũng rất dễ bị phân tán, rối trí nếu bị áp đặt, căng thẳng hay 
quá tải. Hơn nữa cơ thể của các em còn đang trong thời kì phát triển hay nói cụ thể 
hơn là các hệ cơ quan còn chưa hoàn thiện vì thế sức dẻo dai của cơ thể còn thấp nên 
trẻ không thể ngồi lâu trong giờ học cũng như làm một việc gì đó trong một thời gian 
dài. Vì vậy muốn giờ học có hiệu quả thì đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới 
phương pháp dạy học tức là kiểu dạy học :“ Lấy học sinh làm trung tâm.”, hướng 
tập trung vào học sinh, trên cơ sở hoạt động của các em. Trong mỗi tiết học, tôi 
thường dành khoảng 2 – 3 phút để cho các em nghỉ giải lao tại chỗ bằng cách chơi 
các trò chơi học tập vừa giúp các em thoải mái sau giờ học căng thẳng, vừa giúp các 
em có phản ứng nhanh nhẹn, ghi nhớ một số nội dung bài đã học. 
 Tóm lại: Trong quá trình dạy học người giáo viên không chỉ chú ý đến rèn 
luyện kĩ năng, truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn phải quan tâm chú ý đến 
việc: "Khuyến khích học sinh tạo hứng thú trong học tập". 
4. Hiệu quả của sáng kiến. 
* Kết quả kiểm tra môn toán cuối học kì I năm học: 2017-2018 như sau: 
Năm học Tổng số Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành 
2018- 2019 17 SL % SL % SL % 
 7 41 10 59 
* Dự kiến kết quả kiểm tra môn toán cuối năm học: 2017-2018 như sau: 
Năm học Tổng số Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành 
2018- 2019 17 SL % SL % SL % 
9 53 8 47 
C. Phần kết luận và kiến nghị. 
 1. Kết luận. 
 Nhờ áp dụng, kết hợp các biện pháp trên trong giảng dạy mà tôi đã thu được 
những kết quả ban đầu trong việc dạy học “Giải toán có lời văn” là dạng toán khó 
và mới của chương trình. Học sinh phải đặt lời giải trước phép tính và kết quả của bài 
toán. Nếu các em nắm chắc được cách giải toán ở lớp hai chắc chắn sau này các 
emhọc lên các lớp trên sẽ có điều kiện tốt hơn ở dạng toán khó hơn. 
 Qua những vướng mắc thực tế, cùng với lòng say mê, nhiệt tình nghiên cứu và 
áp dụng thực tế vào lớp học do tôi chủ nhiệm đã giúp tôi hoàn thành ý tưởng của 
mình. Mỗi lần thực hiện, vận dụng vào thực tế lớp học tôi lại rút ra được một vài kinh 
nghiệm sau: 
 - Người giáo viên phải thực sự có lòng nhiệt tình, say mê với nghề nghiệp, với 
lương tâm trách nhiệm của người thầy. 
 - Trong quá trình giảng dạy phải luôn nắm bắt, đúc rút những vướng mắc, khó 
khăn thực tế ở lớp mình dạy, để từ đó nghiên cứu tìm ra hướng giải quyết tốt nhất. 
 - Mỗi biện pháp giáo dục của giáo viên phải được thực hiện đúng thời điểm, 
đúng nội dung ở từng bài học. 
 - Cần quan tâm, động viên, khuyến khích, giúp đỡ các em vượt qua mọi khó 
khăn để học tập tốt hơn. 
 - Trong quá trình hướng dẫn giải toán có lời văn ( ở lớp 3 ) giáo viên cần lưu 
ý hơn nữa tới việc hướng dẫn cho các em cách đặt câu lời giải cho hay, cho súc tích. 
Vì việc thực hiện phép tính các em đều có thể nêu được ngay sau khi đọc xong đề 
toán. 
- Điều rất quan trọng nữa là sự mềm mỏng, kiên trì uốn nắn học sinh của giáo viên 
trong mọi lúc của giờ học. 
 - Trong từng tiết học, người giáo viên cũng cần tìm ra nhiều biện pháp, nhiều 
hình thức hoạt động học tập như: Làm việc chung với lớp, làm việc cá nhân, làm việc 
theo nhóm 
 - Người giáo viên cần phải luôn luôn có ý thức học hỏi và trau dồi kiến thức để đáp 
ứng với yêu cầu ngày một đổi mới của xã hội. Muốn thế, người giáo viên phải giành 
nhiều thời gian để nghiên cứu, tự tìm tòi trong các tài liệu có liên quan, tham gia tích 
cực vào các lớp nghiệp vụ do ngành, trường tổ chức. Điều quan trọng nhất trong dạy 
học là: Lòng yêu nghề và trình độ chuyên môn của mỗi giáo viên. 
 2. Kiến nghị. 
a. Đối với nhà trường 
 - Thường xuyên tổ chức các chuyên đề trong tổ và toàn trường để tìm ra các biện 
pháp giảng dạy tốt nhất. 
 - Tổ chức cho giáo viên đi thăm và học hỏi các trường có kinh nghiệm dạy tốt trong 
toàn huyện. 
 b. Đối với giáo viên. 
 - Soạn bài và chuẩn bị kĩ bài trước khi lên lớp, bài dạy phải rõ ràng từng nội dung, 
yêu cầu của từng đối tượng học sinh và có sáng tạo trong bài dạy, tiết dạy. 
 - Thường xuyên giãu vững thông tin hai chiều với học sinh và phụ huynh, kiểm tra 
giờ học buổi tối cuả các em. 
 c. Với học sinh. 
 - xác đinh rõ nhiệm vụ học tập của mình qua từng môn học 
 - Xây dựng cho minh thói quen tự giác học tập, tự tìm tòi và học hỏi phương pháp 
học tập đúng đắn, nghiêm túc 
 - Luôn giữ gìn và bảo quản đồ dùng học tập. 
 - Mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp hàng ngày 
 - Tôn trọng thầy cô và bạn bè và người hàng xóm xung quanh. 
 Trên đây là một só kinh nghiệm của tôi, rất mong nhận được những ý kiến đóng 
góp, bổ sung của hội đồng khoa học các đồng nghiệp để tôi hoàn thiện mình hơn góp 
phần nâng cao chất lượng dạy và học. 
 ........, Ngày 28 tháng 12 năm 2019. 
 Người viết 
Nhận xét của tổ khối chuyên môn 
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
........................................................................................................................................ 
( Kí tên) 
Phê duyệt của thủ trưởng đơn vị: 
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
......................................................................................................................................... 
 ( Kí tên đóng dấu) 
Xác nhận của Phòng GD&ĐT: 
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
......................................................................................................................................... 
 ( Kí tên đóng dấu) 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_giai.pdf