Thiết kế bài dạy Lớp 3 - Tuần 16 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Bạch Kim

Thiết kế bài dạy Lớp 3 - Tuần 16 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Bạch Kim

TOÁN

NGÀY, THÁNG

I. Mục tiêu:

- Biết đọc tên các ngày trong tháng. Biết xem lịch để xác định số ngày trong tháng nào đó và xác định một ngày nào đó là thứ mấy trong tuần lễ.Nhận biết đơn vị đo thời gian: ngày, tháng (biết tháng 11 có 30 ngày, tháng 12 có 31 ngày); ngày, tuần lễ.

- Thực hành xem lịch để xác định số ngày trong tháng nào đó và xác định một ngày nào đó là thứ mấy trong tuần lễ.Thực hành nhận biết đơn vị đo thời gian: ngày, tháng (biết tháng 11 có 30 ngày, tháng 12 có 31 ngày); ngày, tuần lễ.Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2.

-Có ý thức học tập, tính chính xác.

II.Chuẩn bị:

 -1 quyển lịch tháng

III. Các hoạt động dạy – học:

1. Bài cũ:

 - Gọi HS lên quay kim đồng hồ

9 giờ, 12 giờ, 15 giờ, 21 giờ

- GV nxét.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

b. Bài mới:

*Hoạt động 1: Giới thiệu cách đọc tên các ngày trong tháng

-GV cùng HS thao tác trên đồ dùng (quyển lịch tháng)

-GV hướng dẫn HS nhìn vào tờ lịch treo trên bảng và trả lời các câu hỏi sau:

+ Tháng 11 có bao nhiêu ngày?

+ Đọc tên các ngày trong tháng 11.

+ Ngày 26 tháng 11 là ngày thứ mấy?

*Hoạt động 2: Thực hành GQMT2.1 2.2

 Bài 1: Đọc, viết theo mẫu. GQMT2.1

- Gọi HS đọc y/ c

- Y/ c HS làm nhóm

- GV nxét, sửa.

* Bài 2:

a) Nêu tiếp các ngày còn thiếu trong tờ lịch tháng 12

- GV cùng HS sửa bài, nhận xét

b) Xem tờ lịch trên rồi cho biết:

+ Ngày 22 tháng 12 là thứ mấy?

+ Ngày 25 tháng 12 là ngày thứ mấy?

+ Trong tháng 12 có mấy ngày chủ nhật?

+ Đó là các ngày nào?

+ Tuần này thứ sáu là ngày 11 tháng 12, tuần sau thứ sáu là ngày nào?

- GV nxét, sửa bài

3. Củng cố, dặn dò:

-GV hỏi, vậy ngày 22-12-2017 vào thứ mấy?

- GV nhận xét tiết học. - Hát

- HS làm bài

- HS nxét, sửa.

- HS theo dõi, lắng nghe

- Vài HS nhắc lại

- HS quan sát tờ lịch tháng 11.

- Có 30 ngày

- HS thực hiện theo yêu cầu

- Ngày 26 tháng 11 là ngày thứ năm.

- HS làm nhóm

- HS nêu

+ Ngày 22 tháng 12 là thứ ba.

+ Ngày 25 tháng 12 là thứ sáu.

+ Trong tháng 12 có 4 ngày chủ nhật

+ Đó là các ngày: 6, 13, 20, 27.

+ Tuần sau thứ sáu là ngày 18

- HS nxét.

- HS nghe.

- hs xem lịch 2017 trả lời(Thứ sáu)

- HS nhận xét tiết học.

---------------------------------------------------------------

TIẾT 2 LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TỪ CHỈ TÍNH CHẤT. CÂU KIỂU AI THẾ NÀO? TỪ CHỈ VẬT NUÔI

I. Mục tiêu:

-Bước đầu tìm hiểu từ trái nghĩa với từ cho trước (BT1); biết đặt câu với mỗi từ trong cặp từ trái nghĩa tìm được theo mẫu Ai thế nào? (BT2).

- Nêu đúng tên các con vật được vẽ trong tranh (BT3).

- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

II.Chuẩn bị:

-Bảng phụ ghi bài tập 1, 2. Tranh minh họa các con vật trong SGK.

III. Các hoạt động dạy – học:

1. Bài cũ:

Từ chỉ đặc điểm. Câu kiểu Ai thế nào? Gọi 2 HS làm bài tập 2, 3 của tiết trước.

-Nhận xét

2. Bài mới:

Từ về vật nuôi. Câu kiểu Ai thế nào?

* Bài 1: Gọi HS đọc đề bài, đọc cả câu mẫu

- GV chia bảng làm 3 phần:

Tốt Ngoan Nhanh

Trắng Cao Khỏe

- Mời 3 HS lên bảng viết nhanh các từ trái nghĩa với các từ đã cho

- GV nhận xét

* Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài

- Chúng ta có 6 cặp từ trái nghĩa, các em hãy chọn 1 cặp từ trái nghĩa có ở bài 1 và đặt câu với mỗi từ trong cặp từ trái nghĩa đó.

 VD: cặp từ: ngoan - hư

- Yêu cầu HS tự làm bài.

- Nhận xét

 * Bài 3: Viết tên các con vật nuôi trong các bức tranh

-GV treo tranh minh họa và hỏi:

+ Những con vật này được nuôi ở đâu?

+ Em hãy nêu tên của từng con vật theo số thứ tự, chú ý nêu tên con vật theo số thứ tự.

- Yêu cầu HS làm bài

- GV đọc lại từng số con vật

- Nhận xét

3. Củng cố, dặn dò:

- Hãy kể những con vật nuôi trong gia đình em.

- Chuẩn bị: Từ ngữ về vật nuôi. Câu kiểu Ai thế nào?

- Nxét tiết học. - 2 HS làm

- Nhận xét

- HS đọc

- HS trao đổi theo cặp, viết những từ tìm được vào giấy nháp

- 3 HS lên bảng làm, lớp nhận xét bạn làm đúng hay sai.

- HS đọc

- HS tiếp tục đặt câu miệng với những cặp từ còn lại.

- HS làm vào vở và đọc bài trước lớp

- HS quan sát tranh

HS nêu

- HS làm vào vở.

-Hs trả lời

VD: 1. Gà trống; 2. Vịt; 3. Ngan(vịt xiêm); 4. Ngỗng; 5. Bồ câu; 6. Dê;

7. Cừu; 8. Thỏ; 9. Bò; bê; 10. Trâu.

- HS nxét, bổ sung.

- HS nêu.

- Hs lắng nghe trả lời.

 

docx 14 trang Người đăng haihahp2 Ngày đăng 03/07/2022 Lượt xem 214Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy Lớp 3 - Tuần 16 - Năm học 2018-2019 - Nguyễn Thị Bạch Kim", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16
BUỔI CHIỀU – LỚP 2A
Thứ hai ngày 18 tháng 12 năm 2017
TIẾT 1	 LUYỆN VIẾT
BÀI 16
I. Mục tiêu:
- HS luyện viết đẹp chữ hoa O trình bày sạch sẽ, rõ ràng, viết đúng chính tả câu ứng dụng, đoạn thơ .
-HS hoàn thành bài viết đầy đủ, luyện viết câu, chính tả, viết theo mẫu trang viết kiểu chữ viết đứng, nét đều.
 -GD học sinh yêu thương bạn bè, ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ viết sẵn câu văn, câu ca dao.
- Vở luyện viết.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra vở, đồ dùng hs.
2, Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Bài mới:
*Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện viết:
-Hai, ba HS đọc bài luyện viết.
-GV hỏi HS: Câu ứng dụng để các em luyện viết hôm nay là câu nào?. 
GV nêu ý nghĩa câu văn, câu ca dao.
-HS phát biểu, cả lớp bổ sung ngắn gọn.
-GV kết luận
- HS nêu kỹ thuật viết
*Hoạt động 2: HS viết bài :
-GV nhắc học sinh ngồi viết ngay ngắn.
-HS viết bài vào vở luyện viết.
-GV nhận xét bài và nhận xét lỗi chung.
-GV tuyên dương những bài HS viết đẹp.
3. Củng cố, dặn dò:
-HS nhắc lại lỗi sai và hướng khắc phục của mình.
HS câu văn, câu ca dao.
HS phát biểu.
HS lắng nghe.
HS phát biểu cá nhân 
HS quan sát và lắng nghe. 
HS viết bài nắn nót.
--------------------------------------------------------------
TIẾT 2	TOÁN
NGÀY, GIỜ
I. Mục tiêu: 
- Nhận biết 1 ngày có 24 giờ, 24 giờ trong một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau. Nhận biết thời điểm, khoảng thời các buổi sáng, trưa, chiều, tối, đêm.
- Biết các buổi và tên gọi các giờ tương ứng trong một ngày.Nhận biết đơn vị đo thời gian: ngày, giờ.Biết xem giờ đúng trên đồng hồ.
- Giáo dục học sinh quý trọng thời giờ.
II. Chuẩn bị:
- Mặt đồng hồ có kim ngắn dài Đồng hồ để bàn, đồng hồ điện tử.
- SGK.
III. Các hoạt động dạy – học:
1.Bài cũ:
-Yêu cầu 3 HS sửa bài 3
 Nhận xét, tuyên dương
2.Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b . Bài mới:
*Hoạt động 1: 
- GV gắn băng giấy lên bảng: Một ngày có 24 giờ 
-GV nói: 24 giờ trong 1 ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau.
-GV gắn tiếp lên bảng:
+ Giờ của buổi sáng là từ 1 giờ sáng đến 10 giờ sáng
+ Giờ của buổi trưa là từ 11 giờ trưa đấn 12 giờ trưa
+ Giờ của buổi chiều là từ 1 giờ (13 giờ) đến 6 giờ (18 giờ)
+ Giờ buổi tối là từ 7 giờ tối (19 giờ) đến 9 giờ (21 giờ)
+ Giờ đêm từ 10 giờ (22 giờ) đến 12 giờ đêm (24 giờ)
Lúc 5 giờ sáng em làm gì?
Lúc 11 giờ trưa em đang làm gì?
Lúc 7 giờ tối em làm gì?
Yêu cầu HS đọc bảng phân chia thời gian trong ngày. Và gọi đúng tên các giờ trong ngày
GV tổ chức thi đua đố :
+ 2 giờ chiều còn gọi là mấy giờ?
+ 9 giờ tối còn gọi là mấy giờ?
Chốt: 1 ngày có 24 giờ
Hoạt động 2: Thực hành
* Bài 1
Mục tiêu cho HS nói đúng và chính xác số giờ?
GV đính hình lên bảng
GV nxét, sửa 
* Bài 2 ND ĐC
* Bài 3
GV giới thiệu vài loại đồng hồ và cách xem giờ trên đồng hồ điện tử
GV nxét.
3. Củng cố - dặn dò:
 - Xem lại bảng ngày giờ 
-Chuẩn bị: Thực hành xem đồng hồ.
-3 HS lên bảng thực hiện 
-Lớp làm bảng con
HS nhận xét
-HS quan sát
- HS nghe.
Đang ngủ
Đi học về 
Xem ti vi
HS đọc
14 giờ 
21 giờ
-HS nêu tên gọi và công dụng 
 20 giờ hay 8 giờ tối
- HS nxét.
- HS nghe.
-Lắng nghe.
TIẾT 3	ÂM NHẠC
KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC. NGHE NHẠC
I. Mục tiêu:
- Các em biết 1 danh nhân âm nhạc thế giới.Nhạc sĩ Mô- da.
- Nghe nhạc để bồi dưỡng năng lực cảm thụ âm nhạc.
- Giáo dục học sinh yêu âm nhạc.
 II. Chuẩn bị:
-Bản đồ thế giới,xác định vị trí nước Áo. Đọc diễn cảm câu chuyện Mô-da thần đồng âm nhạc.Trò chơi âm nhạc “ Nghe tiếng hát tìm đồ vật”.
 III. Các hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Kể chuyện “ Mô-da thần đồng âm nhạc”.
- GV đọc diễn cảm câu chuyện, chậm rãi cho HS nghe. Cho HS biết vị trí nước Áo trên bản đồ thế giới. 
Nhạc sĩ Mô-da là người nước nào?
Mô-da đã làn gì sau khi đánh rơi bản nhạc xuống sông?
Khi biết rõ sự thật, ông bố của Mô-da nói gì?
* Hoạt động 2: Nghe nhạc.
- Cho các em nghe 1 khúc nhạc thiếu nhi chọn lọc ( hoặc 1 trích đoạn nhạc không lời). Có thể dùng băng hoặc GV tự trình diễn. Sau khi HS nghe xong GV hỏi.
Bài nhạc em vừa nghe như thế nào?
Bài hát nói về điều gì?
* Hoạt động 3: Trò chơi âm nhạc “ Nghe tiếng hát tìm đồ vật”.
- Cho HS tập họp thành vòng tròn, đứng hoặc ngồi. GV phổ biến cách chơi.
* Một HS ra khỏi vòng tròn, GV đưa một vật nhỏ cho 1 em giữ. Sau đó cho tất cả các em cùng hát 1 bài hát.Như vậy người đi tìm phải lắng nghe tiếng hát to, nhỏ để định hướng tìm cho ra vật bị giấu. Khi phát hiện được đồ vật sẽ thay bạn khác tiếp tục chơi.
3.Củng cố, dặn dò:
Cho HS hát ôn lại các bài hát đã học và nắm tên tác giả.Về nhà hát cho thuộc để tiết sau kiểm tra.
- Nước Áo
- Định quay về thú thật với bố ..tặng ông chủ rạp .
- Ông bố tự hào về con và tin rằng .. thành 1 nhạc sĩ vĩ đại.
- HS lắng nghe và trả lời câu hỏi.
- HS chú ý GV phổ biến cách chơi và tham gia trò chơi.
- Hát ôn theo h/dẫn của GV.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
----------------------------------------------------------------------------------------------------
BUỔI SÁNG – LỚP 2B
Thứ ba ngày 19 tháng 12 năm 2017
TIẾT 1	 KỂ CHUYỆN
CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM
I. Mục tiêu:
 - 1 Dựa theo tranh, kể lại được đủ ý từng đoạn của câu chuyện .
- HS biết kể lại toàn bộ câu chuyện (BT2).
- Giáo dục HS biết yêu thương loài vật.
 II. Chuẩn bị:
-Tranh, SGK Đọc kỹ câu chuyện
-SGK
 III. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: “Hai anh em ” GV yêu cầu HS kể lại từng đoạn câu chuyện
Qua câu chuyện em rút ra điều,gì?
GV nhận xét.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
b. Bài mới:
* Câu 1:Kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh
Yêu cầu HS đọc yêu cầu.
GV nêu yêu cầu: GV yêu cầu đại diện các nhóm kể
GV nhận xét tính điểm thi đua
*Kể lại toàn bộ câu chuỵên.
Gv theo dõi nhận xét
3. Củng cố, dặn dò:
Qua câu chuyện này giúp em hiểu điều gì?
Nhận xét, tuyên dương nhóm
Giáo dục: Câu chuyện ca ngợi tình bạn thắm thiết giữa Bé và Cún bông. Các vật nuôi trong nhà là bạn của các em. Vì vậy các em cần phải thương yêu chăm sóc chúng
- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Hát
3 HS kể 
Anh em phải đoàn kết thương yêu đùm bọc lẫn nhau
-1 HS đọc yêu cầu bài
- HS kể trong nhóm, mỗi nhóm kể 1 tranh lần lượt đến tranh 
Các nhóm kể trước lớp
Bình bầu nhóm kể hay nhất
Tình bạn giữa Bé và Cún Bông đã giúp bé mau lành bệnh
-một số HS kể theo yêu cầu.
Hs nhận xét
- HS nghe.
------------------------------------------------------------
TIẾT 2	KĨ NĂNG SỐNG
(Dạy lớp 2A – Kể chuyện)
------------------------------------------------------------
TIẾT 3	TOÁN
THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ
I. Mục tiêu:
- Biết xem đồng hồ ở thời điểm sáng, chiều, tối. Nhận biết số chỉ giờ lớn hơn 12 giờ: 17 giờ, 23 giờ, Nhận biết các hoạt động sinh hoạt, học tập thường ngày liên quan đến thời gian.
-Thực hành xem đồng hồ ở thời điểm sáng, chiều, tối. Thực hành nhận biết số chỉ giờ lớn hơn 12 giờ: 17 giờ, 23 giờ,Thực hành nhận biết các hoạt động sinh hoạt, học tập thường ngày liên quan đến thời gian.
*HSKG làm các bài tập còn lại. Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2.
 -Có ý thứ trong việc học tập, vui chơi đúng giờ giấc
II. Chuẩn bị:
 Mô hình đồng hồ Bảng con, mô hình đồng hồ
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ:“Ngày, giờ ”
1 ngày có mấy giờ?
24 giờ của 1 ngày được tính như thế nào?
Hãy kể những giờ: sáng, trưa chiều, tối?
GV nhận xét bài cũ
2. Bài mới: “Thực hành xem đồng hồ”
* Bài 1: 
GV yêu cầu HS nhìn tranh SGK thảo luận nhóm: Đồng hồ nào chỉ thời gian thích hợp với giờ ghi trong tranh
GV nhận xét 
* Bài 2: 
Yêu cầu HS thảo luận tương tự: Câu nào đúng câu nào sai
GV nhận xét
* Bài 3: Còn thời gian cho hs làm vở.
3. Củng cố, dặn dò:
Tập xem đồng hồ
Chuẩn bị bài: Ngày, tháng 
 - Nhận xét tiết học
24 giờ
Từ 12 giờ của đêm hôm trước đến 12 giờ của đêm hôm sau
3, 4 HS kể
HS đọc yêu cầu
Thảo luận nhóm
Đại diện nhóm trình bày
 Hình 1 – B
 Hình 2 – A
 Hình 3 – D
 Hình 4 – C
HS đọc yêu cầu
Đai diện nhóm nêu 
 Hình 1 – b
 Hình 2 – d
 Hình 3 – e
HS lắng nghe.
-----------------------------------------------------------------
TIẾT 4	TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
 CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÀ TRƯỜNG
 I. Mục tiêu: 
- Nêu được công việc của một số thành viên trong nhà trường.
-Biết giới thiệu các thành viên trong trường mình.
* GDKNS: KN Tự nhận thức ; KN Làm chủ bản thân. 
-Giáo dục HS có thái độ yêu quý, kính trọng và biết ơn các thành viên trong nhà trường
II. Chuẩn bị: 
-Các hình vẽ trong SGK.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ:
- Hãy giới thiệu về trường của em?
- Giới thiệu hoạt động diễn ra ở thư viện?
- Giới thiệu phòng y tế và phòng truyền thống?
GV nhận xét, tuyên dương
2. Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
b. Bài mới:
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm:
* Biết các thành viên và công việc của họ trong nhà trường.
GV treo hình 1 đến hình 6, yêu cầu HS quan sát tranh và nói về công việc của từng thành viên trong nhà trường
Yêu cầu: thảo luận nhóm, mỗi nhón 6 HS, mỗi HS nói 1 tranh
GV nhận xét
Chốt: Trong trường học gồm có: cô Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, GV, HS, và các thành viên trong nhà trường. Mỗi người đều có nhiệm vụ riêng của mình.
*Hoạt động 2: Thảo luận về các thành viên và công việc của họ trong trường của mình.
* Biết giới thiệu các thành viên trong trường và biết yêu quý, kính trọng họ.
GV tổ chức chơi hái hoa dân chủ
Các nhóm cử đại diện lên bốc thăm cùng 1 lúc
Câu hỏi được đưa về nhóm để cùng chuẩn bị, sau đó nhóm cử 1 bạn lên trình bày.
Để thể hiện lòng yêu quí và kính trọng các thành viên trong nhà trường bạn sẽ làm gì? 
Chốt: Phải biết kính trọng và biết ơn tất cả các thành viên trong nhà trường. Yêu quý, đoàn kết với các bạn trong lớp và trong trường 
Hoạt động 3: Trò chơi.
GV tổ chức trò chơi” Đó là ai”
GDKNS: Em nhận thấy gì về vị trí của mình trong nhà trường?
3.Củng cố, dặn dò:
 - Nxét tiết học.
-Dặn hs chuẩn bị bài “Phòng tránh ngã khi ở trường”
HS nêu
HS nxét.
HS thảo lụân nhóm
Đại diện trình bày
Hình 1: Cô Hiệu trưởng người lãnh đạo quản lí nhà trường
Hình 2: Cô giáo dạy HS, HS học bài
Hình 3: Bác bảo vệ trông coi, bảo vệ trường lớp
Hình 4: Cô y tá đang khám bệnh cho HS ở phòng y tế
Hình 5: Bác lao công đang quét dọn trường lớp, chăm sóc cây cối
Hình 6: Cô thư viện đang  ... lặp lại tên bài học 
-2 Học sinh đọc lại : 
10 gồm 9 và 1 hay 1 và 9 
10 gồm 8 và 2 hay và 8 
10 gồm 7 và 3 hay 3 và 7 
10 gồm 6 và 4 hay 4 và 6 
10 gồm 5 và 5
-Học sinh mở SGK và vở Bài tập toán 
-Học sinh tự làm bài vào vở Bài tập toán 
-Học sinh nhận xét, các cột tính để nhận ra quan hệ cộng trừ 
-Học sinh tìm hiểu lệnh của bài toán, tự làm bài rồi chữa bài 
-1 học sinh lên bảng chữa bài 
-Bông hoa xuất phát là 10 và ngôi sao kết thúc cũng là số 10 
-Học sinh tự làm bài.
-1 học sinh lên bảng chữa bài 
-Học sinh tự làm bài trên phiếu bài tập 
-3 Học sinh lên bảng chữa bài 
-Tổ 1 có 6 bạn, tổ 2 có 4 bạn. Hỏi cả 2 tổ có mấy bạn ?
Học sinh nêu lời giải : Số bạn 2 tổ có là :
Nêu phép tính : 6 + 4 = 10
-Học sinh ghi phép tính vào phiếu bài tập 
--------------------------------------------------------------------
TIẾT 4	KĨ NĂNG SỐNG
(Dạy lớp 1B – Tiếng Việt, tiết 6)
---------------------------------------------------------------------------------------------------
BUỔI CHIỀU – LỚP 3D
TIẾT 1	 LUYỆN VIẾT
BÀI 16
I. Mục tiêu :
- HS luyện viết đẹp bài thơ : Đi học, trình bày sạch sẽ, rõ ràng, viết đúng chính tả.
-HS hoàn thành bài viết đầy đủ, luyện viết câu, chính tả, viết theo mẫu trang viết kiểu chữ viết đứng, nét đều.
 -GD học sinh ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ viết sẵn câu văn, câu ca dao.
- Vở luyện viết.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra vở, đồ dùng hs.
2, Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
Yêu cầu học sinh đọc bài thơ.
b. Bài mới:
*Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện viết:
-Hai, ba HS đọc bài luyện viết.
-GV hỏi HS: Bài học hôm nay là bài nào?. 
GV nêu ý nghĩa đoạn thơ.
-HS phát biểu, cả lớp bổ sung ngắn gọn.
-GV kết luận
- HS nêu kỹ thuật viết
*Hoạt động 2: HS viết bài :
-GV nhắc học sinh ngồi viết ngay ngắn.
-HS viết bài vào vở luyện viết.
-GV nhận xét bài và nhận xét lỗi chung.
-GV tuyên dương những bài HS viết đẹp.
3. Củng cố, dặn dò:
-HS nhắc lại lỗi sai và hướng khắc phục của mình.
HS câu văn, câu ca dao.
HS phát biểu.
HS lắng nghe.
HS phát biểu cá nhân 
HS quan sát và lắng nghe. 
HS viết bài nắn nót.
TIẾT 2	TẬP ĐỌC
 VỀ QUÊ NGOẠI
I. Mục tiêu :
- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc thơ lục bát.
- Hiểu nội dung bài: Bạn nhỏ về thăm quê ngoại, thấy yêu thêm cảnh đẹp ở quê, yêu thêm những người nông dân đã làm ra lúa gạo.(trả lời được các câu hỏi ở SGK; thuộc 10 dòng thơ đầu)
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ.
- SGK.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 hs tiếp nối nau kể lại 3 đoạn của truyện Đôi bạn và trả lời câu hỏi về nội dung của đoạn kể.
- Nhận xét, tuyên dương.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài rồi ghi tựa bài lên bảng gọi vài em nhắc lại
*Hoạt động 1: Luyện đọc
* GV đọc diễn cảm bài thơ: giọng tha thiết, tình cảm, nhấn giọng những từ ngữ gợi tả.
*Hướng dẫn hs luyện đọc
- Đọc từng câu (2 dòng thơ). GV hướng dẫn cho các em đọc đúng các từ khó
- Đọc từng khổ thơ.
-Giúp hs hiểu các từ ngữ được chú giải cuối bài
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm.
- Đọc ĐT cả bài thơ giọng nhẹ nhàng )
*Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Cả lớp đọc thầm khổ thơ 1 và trả lời câu hỏi:
+ Bạn nhỏ ở đâu về thăm quê? Câu nào cho em biết điều đó?
+ Quê ngoại bạn ở đâu ?
+ Bạn nhỏ thấy ở quê có những gì lạ?
GV nói: Qua câu hỏi này các em đã thấy cảnh ở quê ngoại bạn nhỏ rất đẹp, yên bình. Mỗi làng quê có những cảnh vật khác nhau những cảnh vật đó đều đẹp, vì vậy chúnh ta cần trân trọng, yêu quý những cảnh vật ở nông thôn các em nhé.
+ Ở quê ngoại em có những cảnh vật nào? Em có thích và yêu quý nó không?
*GV chốt: Môi trường thiên nhiên và cảnh vật ở nông thôn thật đẹp và đáng yêu các em ạ, vì vậy chúng ta phải yêu quý và trân trọng những cảnh đẹp đó.
- Gọi hs đọc khổ thơ 2, trả lời câu hỏi:
+ Bạn nhỏ nghĩ gì về những người làm ra hạt gạo?
*Hoạt động 3: Luyện đọc lại
 Học thuộc lòng 10 dòng thơ đầu:
- GV đọc lại bài thơ.
- Hướng dẫn hs học thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ.
- Tổ chức cho hs thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ.
- Một số hs thi đọc thuộc lòng cả bài thơ.
- Nhận xét, tuyên dương, nhắc nhở.
3.Củng cố, dặn dò
- Gọi hs đọc thuộc lòng 10 dòng thơ 
Hỏi: em nào cho biết nội dung chính của bài thơ .
- Nhận xét tiết học.
- Dặn hs về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ và chuẩn bị cho bài sau.
- 3 hs thực hiện, cả lớp theo dõi nhận xét.
- Lắng nghe
- Lắng nghe GV đọc mẫu.
HS tiếp nối nhau đọc từng câu.
- Đọc đúng các từ khó gv đã hướng dẫn
- 2 hs tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ trước lớp cả lớp đọc thầm SGK.
- 2 hs đọc 2 từ được chú giải cuối bài.
- 2 hs ngồi cùng bàn đọc từng khổ thơ cho nhau nghe.
- Cả lớp đọc ĐT cả bài giọng nhẹ nhàng 
- 1 hs đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm trả lời câu hỏi:
- Bạn nhỏ ở thành phố về thăm quê, câu: “Ở trong phố chẳng bao giờ có đâu” cho em biết điều đó.
- Ở nông thôn.
- Đầm sen nở ngát hương / gặp trăng , gặp gió bất ngờ / con đường đất rực màu rơm phơi / bóng tre mát rượi vai người ...
- Lắng nghe
- HS tự liên hệ và trả lời
- Lắng nghe
- 1 hs đọc trước lớp khổ thơ 2, cả lớp đọc thầm SGK.
- Bạn ăn hạt gạo đã lâu, nay mới gặp những người làm ra hạt gạo. Họ rất thật thà, bạn thương họ như thương người ruột thịt, thương bà ngoại mình.
- Lắng nghe GV đọc diễn cảm bài thơ.
- Cả lớp thực hiện học thuộc lòng theo y/c.
- Các tổ thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ.
- Các tổ thi học thuộc lòng bài thơ.
-------------------------------------------------------------------
TIẾT 3	 TỰ NHIÊN VÀ XÂ HỘI
 LÀNG QUÊ VÀ ĐÔ THỊ
I .Mục tiêu:
- Nêu được một số đặc điểm của làng quê hay đô thị.
* Các KNS: Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin:so sánh tìm ra những đặc diểm khác nhau giữa làng quê và đô thị.
- Tư duy sáng tạo thể hiện hình ảnh đặc trưng của làng quê và đô thị.
- Giáo dục học sinh yêu quê hương, đất nước.
II. Chuẩn bị:
-Các hình ảnh về làng quê và đô thị phóng to.
- SGK.
III. Các hoạt động dạy – học: 
1.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi hs kể tên một số hoạt động công nghiệp và thương mại của tỉnh.
- Nhận xét, tuyên dương.
2. Bài mới:a Giới thiệu bài: Bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu về sự khác biệt giữa làng quê và đô thị.
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
* Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Hướng dẫn hs quan sát tranh trong SGK và trả lời câu hỏi gợi ý trong SGK.
* Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm, các nhóm khác bổ sung.
*Kết luận: chốt lại ý đúng như mục bạn cần biết SGK.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
* Bước 1 : 
- Các nhóm căn cứ vào thảo luận ở hoạt động 1 để tìm ra sự khác biệt về nghề nghiệp của người dân ở làng quê và đô thị.
* Bước 2: Một số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
* Bước 3: Từng nhóm liên hệ nghề nghiệp và hoạt động chủ yếu của người dân nơi các em đang sinh sống.
Kết luận: Ở làng quê người dân thường sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, chài lưới và các nghề thủ công,... Ở đô thị, người dân thường đi làm trong các công sở, cửa hàng nhà máy,...
Hoạt động 3: Chơi trò chơi
 Bước 1: GV hướng dẫn cho hs chơi theo cặp. 1 em đóng làng quê, 1 em đóng người ở thành phố hỏi và trả lời về làng quê và đô thị như sau:
- Em hỏi bạn ở làng quê hay đô thị về nghề nghiệp, đường sá, xe cộ, phong cảnh cay cối
- Bạn ở đô thị lại hỏi bạn ở làng quê như vậy.
Bước 2: 
- Y/C hs chơi theo cặp. Sau đó gọi vài cặp trình bày trước lớp.
- Theo dõi, nhận xét, khen ngợi những em thực hiện tự nhiên và trả lời đúng nội dung.
3.Củng cố , dặn dò
- Gọi hs đọc mục bạn cần biết trong SGK.
- Nhận xét tiết học.
Dặn hs về nhà học thuộc phần mục bạn cần biết và chuẩn bị cho bài sau.
- 2 hs xung phong nêu trước lớp, cả lớp theo dõi nhận xét.
- Lắng nghe.
- Tiến hành thảo luận nhóm 4 em.
- Các nhóm thực hiện.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác bổ sung.
- Lắng nghe, theo dõi SGK.
- Các nhóm tiến hành làm việc.
- Các nhóm trình bày kết quả trước lớp.
- Từng nhóm thực hiện liên hệ.
- Lắng nghe, theo dõi SGK.
- Theo dõi gv hướng dẫn cách chơi
- 2 em một tự chơi, hỏi và trả lời như gv đã hướng dẫn. Sau đó đại diện vài cặp hỏi và trả lời trước lớp. Các nhóm khác nghe nhạn xét và bổ sung.
- 2 ,3 hs đọc trước lớp, cả lớp đọc thầm SGK.
- Lắng nghe, về nhà thực hiện.
----------------------------------------------------------------------------------------------------
BUỔI CHIỀU – LỚP 1D
Thứ năm ngày 21 tháng 12 năm 2017
TIẾT 1+2	 TIẾNG VIỆT
TIẾT 9,10: VẦN /oai/
(dạy theo thiết kế của G.s HỒ NGỌC ĐẠI)
---------------------------------------------------------
TIẾT 3	 THỦ CÔNG
GẤP CÁI QUẠT
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết cách gấp quạt. Gấp được cái quạt bằng giấy đẹp.
- Học sinh ứng dụng gấp hình.
- Rèn khéo tay,yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
- Bài mẫu,giấy màu hình chữ nhật,sợi chỉ (len) màu. Đồ dùng học tập (bút chì,hồ).
- Giấy màu,giấy nháp,vở thủ công.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ : Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh,nhận xét . Học sinh đặt đồ dùng học tập lên bàn.
2. Bài mới :
Ÿ Hoạt động 1 : Giới thiệu bài học – Ghi đề bài.
- Giáo viên giới thiệu bài mẫu và hỏi : Để gấp được cái quạt trước hết em phải gấp theo mẫu nào ?
 - Giảng thêm : Giữa quạt mẫu có dán hồ,nếu không có hồ ở giữa thì 2 nửa quạt nghiêng về 2 phía.
Ÿ Hoạt động 2 : Hd học sinh cách gấp 
Giáo viên hướng dẫn mẫu cách gấp.
 Ø Bước 1 : Đặt giấy màu lên bàn gấp các nếp gấp cách đều.
 Ø Bước 2 : Gấp đôi lấy dấu giữa,dùng chỉ buộc giữa,bôi hồ nếp gấp ngoài cùng.
 Ø Bước 3 : Ép chặt 2 phần vào nhau chờ hồ khô thì mở ra thành quạt.
 Học sinh thực hành,giáo viên quan sát,nhắc nhở.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét bài hs. Dặn hs chuẩn bị bài sau.
 Học sinh quan sát và trả lời.
 Học sinh quan sát và ghi nhớ thao tác.
 Học sinh thực hành trên giấy vở.
Hs lắng nghe.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
BUỔI CHIỀU- LỚP 2C
Thứ sáu ngày 22 tháng 12 năm 2017
Nghỉ ngày 22-12 Hoạt động Ngoại khóa
Kỷ niệm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Khối trưởng kiểm tra
.
.
..
Duyệt thiết kế bài dạy 
Tuần 16 , năm học 2017 - 2018
TM. Ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docxthiet_ke_bai_day_lop_3_tuan_16_nam_hoc_2018_2019_nguyen_thi.docx