Tiết 1-2 : Tập đọc - Kể chuyện :CẬU BÉ THÔNG MINH
A/ Mục tiêu : - Rèn đọc đúng các từ ngữ: bình tĩnh, xin sữa, đuổi đi, bật cười, mâm cỗ.
- Ngắt,nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa cụm từ
- Đọc trôi chảy toàn bài, bước đầu biết phân biệt lời người kể và lời của nhân vật
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé
- Kể lại được từng đoạn cúa câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.
B/ Chuẩn bị đồ dùng: - Tranh minh hoạ bài đọc và truyện kể trong SGK.
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc: " Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp. chịu tội”
PHÒNG GD&ĐT PHONG ĐIỀN TRƯỜNG TIỂU HỌC VĨNH HÒA THIẾT KẾ BÀI GIẢNG LỚP 3 TUẦN : 1 Giáo viên: Nguyễn Viết Út Giáo viên chủ nhiêm lớp 3A Vĩnh Hòa, tháng 08/2010 Thứ hai Tiết 1-2 : Tập đọc - Kể chuyện :CẬU BÉ THÔNG MINH A/ Mục tiêu : - Rèn đọc đúng các từ ngữ: bình tĩnh, xin sữa, đuổi đi, bật cười, mâm cỗ... Ngắt,nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa cụm từ Đọc trôi chảy toàn bài, bước đầu biết phân biệt lời người kể và lời của nhân vật Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé Kể lại được từng đoạn cúa câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ. B/ Chuẩn bị đồ dùng: - Tranh minh hoạ bài đọc và truyện kể trong SGK. - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn học sinh luyện đọc: " Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ nộp... chịu tội” C/ Các hoạt động dạy học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh 2.Bài mới: a) Phần mở đầu : - Giáo viên giới thiệu tám chủ điểm của sách giáo khoa Tiếng Việt 3 b) Phần giới thiệu : - Giáo viên cho học sinh quan sát tranh trong sách giáo khoa minh họa chủ điểm “Măng non“ (trang 3) - Tranh minh họa “Cậu bé thông minh“ * Giáo viên giới thiệu: Cậu bé thông minh là câu chuyện về sự thông minh tài trí đáng khâm phục của một bạn nhỏ c) Luyện dọc: - Giáo viên đọc toàn bài. (Giọng người dẫn chuyện: chậm rãi - Giọng cậu bé: lễ phép bình tĩnh, tự tin, Nhà vua: oai nghiêm) - Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. - Giáo viên theo dõi lắng nghe học sinh đọc, nhắc nhở học sinh ngắt nghỉ hơi đúng và đọc đoạn văn với giọng thích hợp, nếu học sinh đọc chưa đúng. Kết hợp giúp học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ mới xuất hiện trong từng đoạn (Ví dụ : Kinh đô, om sòm, trọng thưởng) - Giáo viên theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng. d) Hướng dẫn tìm hiểu bài: - Yêu cầu học sinh đọc thầm và trả lời nội dung bài - Nhà vua nghĩ ra kể gì để tìm người tài ? - Vì sao dân chúng lại lo sợ khi nghe lệnh của nhà vua ? * Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 2 - Cậu bé đã làm cách nào để nhà vua nghĩ lệnh của mình là vô lí ? * Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 3 - Trong cuộc thử tài lần sau cậu bé đã yêu cầu điều gì ? - Vì sao cậu bé yêu cầu như vậy ? * Yêu cầu cả lớp cùng đọc thầm và trả lời nội dung câu chuyện nói lên điều gì? d) Luyện đọc lại: - Giáo viên chọn để đọc mẫu một đoạn trong bài * Giáo viên chia ra mỗi nhóm 3 em. - Tổ chức thi hai nhóm đọc theo vai - Giáo viên và học sinh bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất. ) Kể chuyện : 1 .Giáo viên nêu nhiệm vụ - Trong phần kể chuyện hôm nay các em sẽ quan sát 3 tranh minh họa 3 đoạn truyện và tập kể lại từng đoạn của câu chuyện. 2 . Hường dẫn kể từng đoạn theo tranh - Giáo viên theo dõi gợi ý nếu có học sinh kể còn lúng túng h) Củng cố dặn dò: - Trong câu chuyện em thích nhân vật nào ? Vì sao ? - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học . - Học sinh trình dụng cụ học tập. - Vài học sinh nhắc lại tựa bài Lớp quan sát tranh qua hai bức tranh. - Nêu nội dung cụ thể từng bức tranh vẽ vừa quan sát . - Lớp theo dõi lắng nghe giáo viên đọc mẫu - Học sinh đọc từng câu nối tiếp cho đến hết bài thể hiện đúng lời của từng nhân vật (chú ý phát âm đúng các từ ngữ : bình tĩnh. xin sữa. bật cười. mâm cỗ ) - Học sinh đọc từng đoạn trước lớp - Học sinh nối tiếp nhau đọc 3 đoạn trong bài (một hoặc hai lượt ) - Học sinh dựa vào chú giải sách giáo khoa để giải nghĩa từ. - Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm, từng cặp học sinh tập đọc (em này đọc ,em khác nghe góp ý) * Hai học sinh mỗi em đọc một đoạn của bài tập đọc . * Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3. - Lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng - Vì gà trống không đẻ trứng được. * Học sinh đọc thầm đoạn 2: - Cậu bé nói chuyện khiến vua cho là vô lí (bố đẻ em bé ) từ đó làm cho vua phải thừa nhận: Lệnh của ngài cũng vô lí. - Học sinh đọc đoạn 3: - Cậu yêu cầu sứ giả về tâu đức vua rèn chiếc kim thành xẻ thịt chim - Yêu cầu một việc vua không làm nổi để khỏi phải thực hiện lệnh vua - Câu chuyện ca ngợi tài trí của cậu bé . - Học sinh lắng nghe giáo viên đọc mẫu - Các nhóm tự phân vai (người dẫn chuyện , cậu bé, vua) - Học sinh đọc cá nhân và đọc theo nhóm . Bình xét cá nhân và nhóm đọc hay - Học sinh lắng nghe giáo viên nêu nhiệm vụ của tiết học. - Học sinh quan sát lần lượt 3 tranh minh họa của 3 đoạn truyện, nhẩm kể chuyện - Ba học sinh nối tiếp nhau quan sát tranh và kể 3 đoạn của câu chuyện - Lớp và giáo viên nhận xét lời kể của bạn Tiết 3: Toán ĐỌC-VIẾT-SO SÁNH CÁC SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ A/ Mục tiêu - Giúp HS củng cố về cách đọc,cách viết, so sánh các số có 3 chữ số. B/ Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ. - SGK. C/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Bài cũ: 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: -Để củng cố lại các kiến thức đã học về số tự nhiên. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu qua bài “Đọc viết so sánh số có 3 chữ số “ b) Luyện tập: -Bài 1: - Giáo viên ghi sẵn bài tập lên bảng như sách giáo khoa. - Yêu cầu 1 em lên bảng điền và đọc kết quả - Yêu cầu lớp theo dõi và tự chữa bài. - Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn - Giáo viên nhận xét đánh giá Bài 2 : Giáo viên nêu phép tính và ghi bảng - Yêu cầu cả lớp cùng thực hiện . - Gọi hai học sinh đại diện hai nhóm lên bảng sửa bài - Gọi học sinh khác nhận xét + Giáo viên nhận xét chung về bài làm của học sinh Bài 3: - Ghi sẵn bài tập lên bảng như sách giáo khoa . - Yêu cầu 1 học sinh lên bảng điền dấu thích hợp và giải thích cách làm . -Yêu cầu cả lớp thực hiện vào phiếu học tập . - Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn - Giáo viên nhận xét đánh giá Bài 4 :- Giáo viên gọi học sinh đọc đề bài - Yêu cầu cả lớp cùng theo dõi bạn . -Yêu cầu học sinh nêu miệng chỉ ra số lớn nhất có trong các số và giải thích vì sao lại biết số đó là lớn nhất ? - Gọi học sinh khác nhận xét + Nhận xét chung về bài làm của học sinh c) Củng cố - Dặn dò: -Nêu cách đọc ,cách viết và so sánh các có 3 chữ số ? *Nhận xét đánh giá tiết học –Dặn về nhà học và làm bài tập *Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài -Vài học sinh nhắc lại tựa bài - Mở sách giáo khoa và vở bài tập để luyện tập - 1em lên bảng điền chữ hoặc số thích hợp vào chỗ chấm . - Cả lớp thực hiện làm vào vở đồng thời theo dõi bạn làm và tự chữa bài trong tập của mình - Học sinh khác nhận xét bài bạn - Cả lớp cùng thực hiện làm vào vở - Hai học sinh lên bảng thực hiện a/ Điền số thích hợp vào chỗ chấm sẽ được dãy số thích hợp : 310, 311, 312, 313 ,314, 315, 316, 317,318 , 319 .( Các số tăng liên tiếp từ 310 đến 319) b/ 400,399, 398, 397, 396 , 395 , 394 , 393 , 392 , 391 .(Các số giảm liên tiếp từ 400 xuống 319 ) - Hai học sinh nhận xét bài bạn . - Một học sinh lên bảng thực hiện điền dấu thích hợp vào chỗ chấm : 330 = 330 ; 30 +100 < 131 615 > 516 ; 410 – 10 < 400 + 1 199 < 200 ; 243 = 200 + 40 + 3 - Học sinh làm xong giải thích miệng cách làm của mình . - Học sinh khác nhận xét bài bạn. - Một học sinh đọc đề bài trong sách giáo khoa. - Một em nêu miệng kết quả bài làm :375, 421, 573, 241, 735 ,142 - Vậy số lớn nhất là số: 735 vì Chữ số hàng trăm của số đó lớn nhất trong các chữ số hàng trăm của các số đã cho. -Vài học sinh nhắc lại nội dung bài học -Về nhà học bài và làm bài tập còn lại Tiết 4: Đạo đức: KÍNH YÊU BÁC HỒ ( tiết 1) A/ Mục tiêu : - Học sinh biết: Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, có công lao to lớn đối với đất nước, dân tộc. Biết được tình cảm giữa thiếu nhi với Bác Hồ và của Bác Hồ đối với thiếu nhi . . Học sinh hiểu, ghi nhớ làm theo 5 điều Bác Hồ dạy . Có tình cảm kính yêu và biết ơn Bác Hồ. B/ Đồ dùng dạy học : - Các bài thơ, bài hát, truyện tranh về Bác Hồ. Tình cảm giữa Bác Hồ và thiếu nhi. C/ Hoạt động dạy học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Bài cũ: 2.Bài mới: a) Khởi động : - Các em vừa hát một bài hát về Bác Hồ Chí Minh. Vậy Bác Hồ là ai ? Vì sao thiếu niên nhi đồng lại yêu quý bác như vậy ? Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu điều đó */ Quan sát lần lượt 3 tranh minh họa của 3 đoạn truyện , nhẩm kể chuyện ªHoạt động 1 : -Giáo viên chia chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ : - Quan sát từng bức ảnh ? Nêu nội dung và đặt tên cho từng bức ảnh ? - Yêu cầu các nhóm thảo luận . - Hết thời gian gọi đại diện từng nhóm lần lượt lên giới thiệu . Cả lớp trao đổi - Bác sinh ngày tháng nào ? - Quê Bác ở đâu ? Bác còn có những tên gọi nào khác ? ªHoạt động 2 : - Kể chuyện “Các cháu vào đây với Bác “ - Qua câu chuyện em thấy tình cảm giữa Bác Hồ và thiếu nhi như thế nào ? Thiếu nhi phải làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ ? * Kết luận : - Các cháu thiếu nhi rất yêu quí Bác Hồ , Bác Hồ cũng rất yêu quý và quan tâm đến các cháu thiếu nhi . Để tỏ lòng kính yêu Bác Các em cần ghi nhớ và thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy . ªHoạt động 3 : - Tìm hiểu về 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng : - Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh đọc một điều Bác dạy thiếu niên nhi đồng - Giáo viên treo bảng phụ có ghi sẵn 5 điều Bác Hồ dạy . * Giáo viên chia nhóm yêu cầu mỗi nhóm tìm một số biểu hiện cụ thể của một trong 5 điều Bác dạy ? b) Hướng dẫn thực hành : * Củng cố nội dung 5 điều bác dạy - Giáo dục học sinh ghi nhớ và thực hiện tốt 5 điều Bác dạy . Sưu tầm các bài hát , bài thơ , chuyện kể về Bác đối với thiếu nhi * Rút ra ghi nhớ và ghi lên bảng . sách giáo khoa - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học - Học sinh hát tập thể bài “ Ai yêu nhi đồng “ nhạc và lời Phong Nhã - Lớp lắng nghe giáo viên và trả lời câu hỏi . Học sinh nhắc lại tựa bài . - Cả lớp chia thành các nhóm theo yêu cầu giáo viên . - Ảnh 1: Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập - Ảnh 2: chụp về các cháu thiếu nhi đến thăm phủ chủ tịch . - Ảnh 3: Bác Hồ vui múa với thiếu nhi. - Aûnh 4: Bác Hồ ôm hôn em bé. - Ảnh 5: Bác đang chia quà cho thiếu nhi. - Đại diện các nhóm lên báo cáo lớp trao đổi nhận xét . - Bác Hồ sinh ngày 19 – 5 – 1890 Quê bác ở Làng Sen, xã Kim Liên, Nam Đàn,Nghệ An. Bác còn có tên khác như : Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh hồi còn nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung. - Bác Hồ là người rất yêu thương và quý mến các cháu thiếu nhi . - Thiếu nhi cần ghi nhớ và thực hiện tốt 5 đ ... ) - Bước đầu viết được một bước thư thăm hỏi người thân hoặc người mà em quý mến (bt2) - GDHS yêu thích học tiếng việt. B / Chuẩn bị : 17 Phiếu viết tên từng bài thơ văn và mức độ yêu cầu thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 18 . Giấy rời để viết thư . C/ Các hoạt động dạy - học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1) Giới thiệu bài` : 2) Kiểm tra tập đọc : - Kiểm tra số học sinh trong lớp. - Yêu cầu lần lượt từng học sinh lên bốc thăm để chọn bài đọc. - Hướng dẫn học sinh luyện đọc lại bài trong phiếu khoảng 2 phút để chuẩn bị kiểm tra . - Yêu cầu đọc một đoạn hay cả bài theo chỉ định trong phiếu học tập . - Nêu câu hỏi về một đoạn học sinh vừa đọc . - Theo dõi và ghi điểm. -Yêu cầu những học sinh đọc chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đọc để tiết sau kiểm tra lại . 3) Bài tập 2: - Gọi HS đọc bài tập 2, cả lớp đọc thầm. + Yêu cầu của bài là gì? + Nội dung thư cần nói gì? + Các em viết thư cho ai ? + Các em muốn thăm hỏi người đó những điều gì ? - Yêu cầu mở SGK trang 81 đọc lại bài Thư gửi bà. - Yêu cầu lớp viết thư. - Theo dõi giúp đỡ những HS yếu. - Chấm 1 số bài, nhận xét tuyên dương. 4) Củng cố dặn dò : - Nhắc HS về nhà tiếp tục đọc lại các bài thơ , văn đã học từ tuần 1 đến tuần 18 nhiều lần để tiết sau tiếp tục kiểm tra. - Nhận xét đánh giá tiết học. - Lớp theo dõi lắng nghe giáo viên để nắm về yêu cầu của tiết học. - Lần lượt từng học sinh khi nghe gọi tên lên bốc thăm chọn bài chuẩn bị kiểm tra - Về chỗ mở sách giáo khoa đọc lại bài trong vòng 2 phút và gấp sách giáo khoa lại. - Lên bảng đọc và trả lời câu hỏi theo chỉ định trong phiếu. - Lớp lắng nghe và theo dõi bạn đọc . - 2HS đọc yêu cầu bài tập, lớp theo dõi. + Viết thư cho một người thân hoặc một người mình quý mến: ông, bà, chú, bác, ... + Hỏi thăm về sức khỏe, về tình hình học tập, làm việc, ... - SGK đọc lại bài Thư gửi bà. - Cả lớp thực hiện viết thư vào tờ giấy rời. - 2HS đọc lá thư trước lớp . - Lớp nhận xét bổ sung. Tiết 3: Toán: LUYỆN TẬP CHUNG A/ Mục tiêu : - Biết làm tính nhân, chia trong bảng nhân, chia số có hai, ba chữ số với (cho) só có một chữ số - Biết tính chu vi hình chữ nhật, chu vi hình vuông, giải toán tìm một phần mấy của một số - GDHS tính cẩn thận trong khi làm bài. B/ Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ C/ Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Bài cũ : - Gọi 2HS lên bảng làm lại BT 2 và 4 tiết trước. - Nhận xét ghi điểm. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Hướng dẫn HS làm BT: Bài 1: - Gọi học sinh nêu bài tập 1. - Yêu cầu đọc thuộc bảng nhân và bảng chia ; tính nhẩm và ghi kết quả. - Gọi HS nêu miệng kết quả. - Giáo viên nhận xét đánh giá. Bài 2 : - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài. - Yêu cầu lớp thực hiện vào vở. - Gọi 2 học sinh lên bảng giải bài - Nhận xét bài làm của học sinh. Bài 3: - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài. - Hướng dẫn HS phân tích bài toán. - Gọi 1 học sinh lên bảng giải bài. - Yêu cầu lớp giải vào vở . - Nhận xét bài làm của học sinh. Bài 4: - Gọi học sinh nêu bài tập 4. - Hướng dẫn HS phân tích bài toán. - Yêu cầu 1 học sinh lên bảng giải. - Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài. c) Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn về nhà học bài chuẩn bị tiết sau kiểm tra. - 2HS lên bảng làm bài. - Cả lớp theo dõi, nhận xét. - Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài - Một em nêu yêu cầu bài tập 1. - HS tự làm bài. - 3HS nêu miệng kết quả, lớp nhận xét bổ sung. 9 x 5 = 45 7 x 8 = 56 6 x 8 = 48 9 x 7 = 63 56 : 8 = 7 64 : 8 = 8 - Một học sinh nêu yêu cầu bài - Cả lớp thực hiện vào vở. - 2HS lên bảng thực hiện, lớp theo dõi bổ sung. 419 872 2 .................. x 2 07 436 838 12 0 - Một học sinh nêu yêu cầu bài - Cả lớp thực hiện vào vở. - 1HS lên bảng giải, lớp nhận xét chữa bài. Giải: Chu vi mảnh vườn hình chữ nhật là : ( 100 +60 ) x 2 = 320 (m) Đ/S: 320 m - Một học sinh nêu yêu cầu bài. - Cả lớp thực hiện vào vở. - Một học sinh lên bảng giải bài. Giải : Số mét vải đã bán là : 81 : 3 = 27 (m) Số mét vải còn lại : 81 - 27 = 54 (m) Đ/S: 54 m vải -------------------------------------------------------- Tiết 4: Luyện từ và câu: KIỂM TRA ĐỌC Đề chuyên môn ra ---------------------------------------------------------- Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 02 tháng 01 năm 2010 Tiết 2 Toán : KIỂM TRA A/ Mục tiêu : - Kiểm tra kết quả học toán cuối học kì I của học sinh tập trung vào các kĩ năng chủ yếu sau sách giáo khoa . Kĩ năng thực hiện phép cộng , trừ ,nhân , chia nhẩm trong phạm vi các bảng tính đã học . Kĩ năng thực hiện nhân số có hai , ba chữ số với số có một chữ số ( có nhớ một lần ), chia số có ba chữ số với số có một chữ số ( chia hết và chia có dư ) . Tính chu vi hình chữ nhật .Xem đồng hồ chính xác đến 5 phút . Giải bài toán có hai phép tính . B/ Chuẩn bị : - Đề bài kiểm tra C/Các hoạt động dạy học; Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: -Hôm nay chúng ta sẽ làm bài kiểm tra b) Đề bài : - Giáo viên ghi đề bài lên bảng : -Bài 1: -Tính nhẩm : 6 x 5 = 18 : 3 = 72 : 9 = 56 : 7 = 3 x 9 = 64 : 8 = 9 x 5 = 28 : 7 = 8 x 4 = 42: 7 = 4 x 4 = 7 x 9 = Bài 2 Đặt tính rồi tính : 54 x 3 306 x 2 856 : 4 734 :5 Bài 3 : Tính giá trị của biểu thức : a/ 14 x 3 : 7 b/ 42 + 18 : 6 Bài 4 : - Một cửa hàng có 96 kg đường đã bán được số đường đó .Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu ki lô gam đường ? Bài 5:- Khoanh vào những những chữ đặt trước câu trả lời đúng : a/ Chu vi hình chữ nhật có chiều dài 15 cm , chiều rộng10 cm là : A .25 cm B . 35 cm C .40 cm D.50 cm b/ Đồng hồ chỉ : A. 5 giờ 10 phút , B . 2 giờ 5 phút , C. 2 giờ 25 phút D . 3 giờ 25 phút d) Củng cố - Dặn dò: -Hôm nay toán học bài gì ? *Nhận xét đánh giá tiết học *Lớp theo dõi giới thiệu bài -Vài học sinh nhắc lại tựa bài -Thực hiện làm bài vào giấy kiểm tra : Cho điểm Bài 1 : Tính đúng kết quả được 2 điểm ( mỗi phép tính được điểm ) -Bài 2 : ( 2 điểm )- Học sinh tính đúng mỗi phép tính được điểm . Bài 3 :( 1 điểm ) – Thực hiện đúng một biểu thức được điểm Bài 4 : ( 3 điểm ) – Viết câu lời giải đúng được . Viết phép tính đúng được 1 điểm . Viết đáp số đúng được điểm . -Bài 5 : (2 điểm ) –a/ Khoanh đúng vào chữ D được 1 điểm . b/ Khoanh vào C được 1 điểm -Về nhà học bài và làm bài tập còn lại -Xem trước bài “ Luyện tập” ------------------------------------------------------- Tiết 3: Tự nhiên xã hội: VỆ SINH MÔI TRƯỜNG A/ Mục tiêu: - Nêu được tác hại của rác thải và thực hiện đổ rác đúng nơi quy định. - GDHS có ý thức gữi gìn vệ sinh nơi công cộng. B/ Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh sưu tầm về rác thải, cảnh thu gom rác thải . - Các hình trong SGK trang 68, 69. C/ Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1/ Giới thiệu bài: 2/ Khai thác: * Hoạt động 1: Thảo luận nhóm Bước 1: - Chia nhóm. - Yêu cầu các nhóm quan sát hình 1, 2 trang 68, 69 và thảo luận trao theo gợi ý: + Hãy cho biết cảm giác của bạn khi đi qua đống rác? Theo bạn rác có tác hại như thế nào? +Bạn thường thấy những sinh vật nào sống ở đống rác, chúng có hại gì đối với sức khỏe con người? Bước2: - Mời đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp . - Yêu cầu lớp nhận xét bổ sung. - KL: Trong các loại rác, có những loại rác dễ bị thối rửa và chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Chuột, gián, ruồi, ... thường sống ở nơi có rác. Chúng là những con vật trung gian gây bệnh cho người. - Cho HS nhắc lại KL. * Hoạt động 2: Làm việc theo cặp. Bước 1: - Yêu cầu từng cặp quan sát các hình trang 69 SGK cùng các tranh ảnh sưu tầm được và TLCH theo gợi ý : + Hãy chỉ và nói việc làm đúng, việc làm nào sai ? Vì sao? Bước 2: - Mời một số cặp lên chỉ vào các hình trong sách giáo khoa và tranh sưu tầm được để trình bày trước lớp. - Liên hệ: + Cần phải làm gì để giữ VS nơi công cộng? + Em đã làm gì để giữ VS nơi công cộng? + Hãy nêu cách xử lý rác ở địa phương em? + Em có nhận xét gì về môi trương nơi em đang sống? - Giới thiệu những cách xử rác hợp VS: chôn, đốt, tái chế, ủ phân ... * Hoạt động3 : tập sáng tác bài hát hoặc đóng hoạt cảnh sắm vai . Bước 1: - Yêu cầu làm việc theo nhóm . Các nhóm tập sáng tác nhạc hoặc đóng vai nói về chủ đề bài học. Bước 2: - Yêu cầu lần lượt một số nhóm lên trình bày trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc. 3) Củng cố - Dặn dò: - Cần thực hiện tốt những điều đã được học. - Xem trước bài mới . - Lắng nghe. - HS ngồi theo nhóm. - Các nhóm cử ra nhóm trưởng để điều khiển nhóm thảo luận và hoàn thành bài tập trong phiếu. - Lần lượt đại diện các nhóm lên chỉ vào từng bức tranh và trình bày trước lớp về sự ô nhiễm cũng như tác hại của rác thải đối với sức khỏe con người . - Lớp nhận xét và bình chọn nhóm đúng nhất - Học sinh tiến hành thảo luận theo cặp trao đổi và nói về các hoạt động có ở các hình trong SGK và qua đó liên hệ với những hoạt động thu gom rác thải có ở địa phương. - Lần lượt các cặp lên trình bày trước lớp. - Lớp lắng nghe và nhận xét bổ sung nếu có. + Không vứt rác, khạc nhổ, không phóng uế bừa bãi ... - HS tự liên hệ. - Lớp làm việc theo nhóm tập sáng tác các bài hát theo nhạc có sẵn hoặc hoạt cảnh đóng vai nói về chủ đề giữ gìn vệ sinh môi trường. - Lần lượt từng nhóm lên biểu diễn trước lớp . - Lớp nhận xét bình chọn bạn nhóm thắng cuộc. Tiết 3: Tập làm văn: TRẢ BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ Tiết5: SINH HOẠT LỚP I.Mục tiêu: - HS biết được những việc làm được và chưa làm được của mình và của bạn trong tuần qua. - Nắm được phương hướng của tuần tới. - Có ý thức xây dựng lớp, đoàn kết với bạn bè, II.Chuẩn bị: - Ghi chép của cán sự lớp trong tuần. III.Lên lớp: 1.Lớp trưởng đánh giá hoạt động của cả lớp trong tuần (ưu điểm và tồn tại) 2. Ý kiến phản hồi của HS trong lớp 3. Ý kiến của GV: - Ưu điểm trong tuần: + Đi học chuyên cần,đúng giờ, Làm tốt công tác trực nhật. Phong trào học tập khá sôi nổi. + Vệ sinh cá nhân của một số em rất tốt. + Trong lớp đã biết đoàn kết giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ - Tồn tại: + Một số HS chưa chú ý nghe giảng, - Công tác tuần tới: + Đẩy mạnh công tác thu nộp. + Khắc phục những nhược điểm trong tuần. + Trang trí lớp học. + Tăng cường việc học ở nhà., Tiếp tục làm tốt công tác vệ sinh trực nhật. 4. Tổng kết: - Hát tập thể.
Tài liệu đính kèm: