Giáo án các môn lớp 3 - Tuần 10 - Thứ 3

Giáo án các môn lớp 3 - Tuần 10 - Thứ 3

 I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh

- Ôn 2 động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung.Yêu cầu học sinh thực hiện được động tác tương đối đúng.

- Học động tác chân,lườn.Yêu cầu học sinh thực hiện động tác cơ bản đúng .

- Chơi trò chơi:Nhanh lên bạn ơi.Yêu cầu HS biết cách chơi và chơi tương đối chủ động .

II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN:

- Địa điểm : Sân trường; 1 còi . Tranh động tác chân,lườn

 III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:

 

doc 8 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 1101Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 3 - Tuần 10 - Thứ 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 10	 Thứ Ba, ngày . . . tháng . . . năm . . . . . . .
Tiết : 	 Lớp 3
Thể dục
 I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh
Ôn 2 động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung.Yêu cầu học sinh thực hiện được động tác tương đối đúng.
Học động tác chân,lườn.Yêu cầu học sinh thực hiện động tác cơ bản đúng .
Chơi trò chơi:Nhanh lên bạn ơi.Yêu cầu HS biết cách chơi và chơi tương đối chủ động .
II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN: 
Địa điểm : Sân trường; 1 còi . Tranh động tác chân,lườn
 III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
 I/ MỞ ĐẦU
GV: Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
HS chạy một vòng trên sân tập
Thành vòng tròn,đi thường..bước Thôi
Trò chơi:Làm theo hiệu lệnh
Kiểm tra bài cũ: 4 hs
Nhận xét
 II/ CƠ BẢN:
 a.Ôn động tác vươn thở và tay
Mỗi động tác thực hiện 2x8 nhịp
Nhận xét
 b.Học động tác chân
Hướng dẫn và tổ chức học sinh luyện tập
Nhận xét
 c.Học động tác lườn
Hướng dẫn và tổ chức học sinh luyện tập
Nhận xét
*Ôn liên hoàn 4 động tác thể dục đã học
Mỗi động tác thực hiện 2x8 nhịp
Nhận xét
 d.Trò chơi:Nhanh lên bạn ơi
GV hướng dẫn và tổ chức học sinh chơi
 Nhận xét
III/ KẾT THÚC:
HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát
Hệ thống lại bài học và nhận xét giờ học
- Về nhà tập luyện 4 động tác thể dục đã học
5phút
 25phút
4phút
 5 phút
 5phút
 5 phút 
 1-2 lần
 6phút
Đội Hình 
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
Đội hình tập luyện
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 * * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 X 
Tuần : 10	 	Thứ Ba
Tiết : 	 Lớp 3
Chính tả
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : HS nắm được cách trình bày một đoạn văn : chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào hai ô, kết thúc câu đặt dấu chấm. 
Kĩ năng : Nghe - viết chính xác ( 55 chữ ) trình bày đúng bài Quê hương ruột thịt.
Biết viết hoa chữ đầu câu và tên riêng trong bài
Luyện viết tiếng có vần khó ( oai / oay )
Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn do ảnh hưởng của địa phương : l/n, thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng.
Làm bài tập phân biệt các tiếng có âm, vần dễ viết lẫn : l/n, thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng hoặc vần oai / oay
Thái độ : Cẩn thận khi viết bài, yêu thích ngôn ngữ Tiếng Việt 
II/ Chuẩn bị : 	GV : bảng phụ viết nội dung bài tập ở BT1, 2
HS : VBT
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : ( 4’ )
GV gọi 3 học sinh lên bảng viết các từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng r, bằng d, gi
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Nhận xét bài cũ
Bài mới :
Giới thiệu bài : ( 1’ )
Hoạt động 1 : hướng dẫn học sinh nghe viết 
Mục tiêu : giúp học sinh nghe - viết chính xác ( 55 chữ ) của bài Quê hương ruột thịt.
Hướng dẫn học sinh chuẩn bị 
Giáo viên đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lần.
Gọi học sinh đọc lại bài.
Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung nhận xét bài sẽ viết chính tả. 
Giáo viên hỏi :
+ Tên bài viết ở vị trí nào ?
+ Những chữ nào trong bài văn viết hoa ?
+ Bài văn có mấy câu ?
Giáo viên gọi học sinh đọc từng câu.
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết một vài tiếng khó, dễ viết sai : ruột thịt, biết bao, quả ngọt, ngủ,  
Giáo viên gạch chân những tiếng dễ viết sai, yêu cầu học sinh khi viết bài, không gạch chân các tiếng này.
Đọc cho học sinh viết
GV cho HS nhắc lại cách ngồi viết, cầm bút, đặt vở.
Giáo viên đọc thong thả từng câu, mỗi câu đọc 2 lần cho học sinh viết vào vở.
Giáo viên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở tư thế ngồi của học sinh. Chú ý tới bài viết của những học sinh thường mắc lỗi chính tả.
Chấm, chữa bài
Giáo viên cho HS cầm bút chì chữa bài. GV đọc chậm rãi, để HS dò lại. GV dừng lại ở những chữ dễ sai chính tả để học sinh tự sửa lỗi. 
Sau mỗi câu GV hỏi :
+ Bạn nào viết sai chữ nào?
GV hướng dẫn HS gạch chân chữ viết sai, sửa vào cuối bài chép.
Hướng dẫn HS tự ghi số lỗi ra lề vở phía trên bài viết
HS đổi vở, sửa lỗi cho nhau.
GV thu vở, chấm một số bài, sau đó nhận xét từng bài về các mặt : bài chép ( đúng / sai ) , chữ viết ( đúng / sai, sạch / bẩn, đẹp / xấu ) , cách trình bày ( đúng / sai, đẹp / xấu )
Hoạt động 2 : hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. ( 13’ )
Mục tiêu : Học sinh làm bài tập phân biệt các tiếng có âm, vần dễ viết lẫn : l/n, thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng hoặc vần oai / oay
Bài tập 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu phần a
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng. 
Gọi học sinh đọc bài làm của mình :
+ Vần oai : củ khoai, khoan khoái, ngoài, ngoại, ngoái lại, quả xoài, thoải mái, toại nguyện, 
+ Vần oay : xoay, gió xoáy, ngoáy, hoáy, khoáy, loay hoay, 
Bài tập 2 : Cho HS nêu yêu cầu
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng, mỗi dãy cử 2 bạn thi tiếp sức.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình :
Lúc Thuyên đứng lên, chợt có một thanh niên bước lại gần anh.
Người trẻ tuổi lẳng lặng cúi đầu, vẻ mặt buồn bã xót thương.
Bài tập 3 : Cho HS nêu yêu cầu
Cho HS làm bài vào vở bài tập.
GV tổ chức cho HS thi làm bài tập nhanh, đúng, mỗi dãy cử 2 bạn thi tiếp sức.
Gọi học sinh đọc bài làm của mình :
Có thanh hỏi : 
Có thanh ngã : 
Giáo viên cho cả lớp nhận xét.
Giáo viên cho cả lớp nhận xét và kết luận nhóm thắng cuộc
Hát
Học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con.
( 20’ )
Phương pháp : Vấn đáp, thực hành
Học sinh nghe Giáo viên đọc
2 – 3 học sinh đọc
Viết từ lề đỏ thụt vào 4 ô.
Các chữ đầu câu, tên bài và tên riêng : Quê, Chị, Sứ, Chính, Và 
Bài văn có 3 câu
Học sinh đọc
Học sinh viết vào bảng con
Cá nhân 
HS chép bài chính tả vào vở
Học sinh sửa bài 
Học sinh giơ tay.
Phương pháp : Thực hành, thi đua 
Ghi vào chỗ trống :
Chọn chữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống :
Tìm và ghi lại các tiếng có trong bài chính tả Quê hương ruột thịt :
Học sinh viết vở
Học sinh thi đua sửa bài 
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Tuyên dương những học sinh viết bài sạch, đẹp, đúng chính tả.
Tuần : 10	 	Thứ Ba
Tiết : 	 Lớp 3
Toán
I/ Mục tiêu : 
Kiến thức: giúp học sinh : 
Củng cố cách ghi kết quả đo độ dài.
Củng cố cách so sánh các độ dài
Củng cố cách đo chiều dài ( đo chiều cao của người )
Kĩ năng: học sinh biết cách đo, so sánh đúng, chính xác. 
Thái độ : Yêu thích và ham học toán, óc nhạy cảm, sáng tạo
II/ Chuẩn bị :
GV : đồ dùng dạy học : thước mét, ê ke
HS : vở bài tập Toán 3, mỗi học sinh chuẩn bị một thước thẳng dài 30cm, có vạch chia xăng – ti – mét, ê ke
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ )
Bài cũ : Thực hành đo độ dài ( 4’ )
Nhận xét vở HS
Nhận xét bài cũ.
Các hoạt động :
Giới thiệu bài : Thực hành đo độ dài ( tt )
Hướng dẫn thực hành : ( 33’ ) 
Mục tiêu : giúp học sinh
Củng cố cách ghi kết quả đo độ dài.
Củng cố cách so sánh các độ dài
Củng cố cách đo chiều dài ( đo chiều cao của người )
Phương pháp : giảng giải, thảo luận, thực hành 
Bài 1 : 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên chia lớp thành 5 tổ, mỗi tổ 8 học sinh
Yêu cầu học sinh trong các nhóm lần lượt dùng thước đo chiều dài gang tay của các bạn trong tổ
Cho học sinh đọc kết quả đo được lên và ghi vào vở bài tập
Yêu cầu học sinh so sánh 2 bạn trong tổ có chiều dài gang tay dài nhất. 
Bài 2 : 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên chia lớp thành 5 tổ, mỗi tổ 8 học sinh
Yêu cầu học sinh trong các nhóm lần lượt dùng thước đo chiều dài bước chân của các bạn trong tổ
Cho học sinh đọc kết quả đo được lên và ghi vào vở bài tập
Yêu cầu học sinh so sánh 2 bạn trong tổ có bước chân dài nhất. 
Hát
( 1’ )
Đo chiều dài gang tay của các bạn trong tổ em rồi viết kết quả đo vào bảng sau :
Học sinh chia tổ
Sau khi đo xong, các nhóm tiến hành thảo luận để sắp xếp các bạn có chiều dài gang tay từ thấp đến cao
Sau đó mỗi học sinh ghi lại kết quả đo vào vở
Học sinh so sánh và ghi tên 2 bạn vào vở
Đo chiều dài bước chân của các bạn trong tổ em rồi viết kết quả đo vào bảng sau :
Học sinh chia tổ
Học sinh lần lượt tiến hành đo cho đến khi hết các bạn trong tổ
Sau khi đo xong, các tổ tiến hành thảo luận để sắp xếp các bạn có chiều dài bước chân từ thấp đến cao
Sau đó mỗi học sinh ghi lại kết quả đo vào vở
Học sinh so sánh và ghi tên 2 bạn vào vở
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài Luyện tập chung 
Tuần : 10	 	Thứ Ba
Tiết : 	 Lớp 3
Tự nhiên xã hội 
I/ Mục tiêu :
Kiến thức : giúp HS có biết các thế hệ trong một gia đình nói chung và trong gia đình của bản thân HS
Kĩ năng : HS phân biệt được gia đình một thế hệ, hai thế hệ và ba thế hệ.
Giới thiệu được các thành viên trong một gia đình bản thân HS
Thái độ : HS có ý thức học tập, yêu quý gia đình mình.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên : Hình vẽ trang 38, 39 SGK, một số ảnh chụp chân dung gia đình 1, 2, 3 thế hệ ( GV có thể thay bằng tranh vẽ )
Học sinh : SGK, mỗi 1 HS mang 1 ảnh chụp gia đình mình.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Khởi động : ( 1’ ) 
Các hoạt động :
Giới thiệu bài : ( 1’ )
Giáo viên : Hôm nay chúng ta cùng nhau sang một chủ đề mới, chủ đề Xã hội và bài đầu tiên là : “Các thế hệ trong một gia đình” 
Ghi bảng.
Hoạt động 1 : thảo luận theo cặp ( 7’ )
Mục tiêu : kể được người nhiều tuổi nhất và người ít tuổi nhất trong gia đình mình
Phương pháp : thảo luận, giảng giải 
Cách tiến hành :
Bước 1 : làm việc theo nhóm 
Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm câu hỏi :
+ Trong gia đình em, ai là người nhiều tuổi nhất, ai là người ít tuổi nhất? 
Bước 2 : Làm việc cả lớp
Giáo viên gọi đại diện học sinh trình bày kết quả thảo luận. 
GV kết luận : Như vậy, trong mỗi gia đình chúng ta có nhiều người ở các lứa tuổi khác nhau cùng chung sống – ví dụ như ông, bà, bố, mẹ, anh chị em và em.
Những người ở các lứa tuổi khác nhau đó, được gọi là các thế hệ trong một gia đình
Hoạt động 2: quan sát tranh theo nhóm (22’ )
Mục tiêu : Phân biệt được gia đình một thế hệ, hai thế hệ và ba thế hệ
Cách tiến hành :
GV yêu cầu HS quan sát các tranh vẽ trong trang 38 và trang 39, thảo luận nhóm đôi theo các yêu cầu sau :
+ Trang 38 nói về gia đình ai ? Gia đình đó bao nhiêu người, bao nhiêu thế hệ?
+ Thế hệ thứ nhất trong gia đìønh bạn Minh là ai ?
+ Thế hệ thứ hai trong gia đìønh bạn Minh là ai ?
+ Minh và em Minh là thế hệ thứ mấy trong gia đình ?
+ Trang 39 nói về gia đình ai ? Gia đình đó bao nhiêu người, bao nhiêu thế hệ?
+ Thế hệ thứ nhất trong gia đìønh bạn Lan là ai ?
+ Thế hệ thứ hai trong gia đìønh bạn Lan là ai ?
+ Lan và em Lan là thế hệ thứ mấy trong gia đình?
Giáo viên treo tranh và gọi học sinh lên chỉ vào tranh và trình bày kết quả thảo luận
Giáo viên chốt lại : Trang 38, 39 ở đây giới thiệu với chúng ta về hai gia đình bạn Minh và bạn Lan. Gia đình Minh có 3 thế hệ cùng chung sống. Còn gia đình bạn Lan chỉ có 4 người, gồm bố, mẹ, Lan và em trai. Gia đình bạn có 2 thế hệ cùng chung sống. (GV kết hợp chỉ vào tranh )
GV đặt các câu hỏi cho cả lớp : 
+ Theo các em trong mỗi gia đình có thể có bao nhiêu thế hệ?
GV ghi lên bảng các câu trả lời chung nhất của HS 
GV đưa ra câu hỏi gợi mở : 
+ Có gia đình chỉ có 1 thế hệ không? Nếu có hãy nêu 1 ví dụ 
GV kết luận 
Hoạt động 3 : Giới thiệu gia đình mình ( 8’ )
Mục tiêu : biết giới thiệu với các bạn trong lớp về các thế hệ trong lớp về gia đình mình.
Cách tiến hành :
Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm đôi, dùng ảnh chụp về gia đình mình để giới thiệu cho các bạn trong nhóm về gia đình mình
GV yêu cầu HS lên giới thiệu về gia đình mình qua trò chơi Mời bạn đến thăm gia đình tôi
Yêu cầu học sinh phải nêu được :
+ Giới thiệu các thành viên trong gia đình.
+ Nói xem gia đình mình có mấy thế hệ.
+ Giới thiệu thêm một số thông tin về gia đình mình (GV gợi ý gia đình em sống vui vẻ như thế nào? Gia đình em có hay đi chơi không? đi chơi ở đâu?).
GV khen thưởng những HS có giới thiệu về gia đình đầy đủ thông tin, có nhiều sáng tạo. Khuyến khích những HS giới thiệu chưa hay, chưa trôi chảy về gia đình mình mạnh dạn hơn
Kết luận: trong mỗi gia đình thường có nhiều thế hệ cùng chung sống, có những gia đình 2, 3 thế hệ, có những gia đình chỉ có 1 thế hệ
Hát
Học sinh trả lời
Học sinh thảo luận nhóm đôi, một bạn hỏi, một bạn trả lời câu hỏi của Giáo viên 
5 – 6 HS trả lời. Ví dụ:
Trong gia đình em có: ông bà em là nhiều tuổi nhất, em là người ít tuổi nhất trong nhà.
Trong gia đình em, bố em là người nhiều tuổi nhất, em em là người ít tuổi nhất 
Phương pháp : thảo luận, giảng giải 
HS quan sát, tiến hành thảo luận nhóm đôi theo các yêu cầu của giáo viên.
Đại diện 3 – 4 cặp đôi học sinh trình bày trước lớp ( mỗi một bạn trả lời 1 câu hỏi )
Trang 38 nói về gia đình bạn Minh. Gia đình bạn Minh có 6 người : ông, bà, bố, mẹ em gái Minh và Minh. Gia đình Minh có 3 thế hệ.
Trang 39 nói về gia đình bạn Lan. Gia đình bạn Lan có 4 người: bố, mẹ, Lan và em trai Lan. Gia đình Lan có 2 thế hệ.
Các nhóm khác theo dõi và nhận xét, bổ sung
HS trả lời ( 3 – 4 HS ) : 
Ba thế hệ
Hai thế hệ
Nhiều thế hệ 
HS trả lời ( 3 – 4 HS )
Không có 1 gia đình có 1 thế hệ
Có gia đình có 1 thế hệ, ví dụ đó là các gia đình có 2 vợ chồng, chưa có con 
Phương pháp : giảng giải, thảo luận 
Học sinh thảo luận và giới thiệu với các bạn trong nhóm
HS lên bảng giới thiệu về gia đình mình. ( Tùy từng lượng thời gian mà số HS lên nhiều hay ít. HS được khuyến khích giới thiệu về gia đình theo kiểu “hướng dẫn viên”).
Chẳng hạn:
Mời các bạn đến thăm gia đình tôi. Gia đình tôi có 4 người. Đây là bố tôi, làm bác sĩ. Đây là mẹ tôi, làm giáo viên. Còn đây là tôi, học sinh lớp 3A và em tôi – đang học lớp mẫu giáo. Gia đình tôi sống rất hạnh phúc và đầm ấm. Vào ngày nghỉ, gia đình tôi thường hay đi siêu thị chơi. Gia đình tôi là gia đình có 2 thế hệ bạn ạ
Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ )
GV yêu cầu mỗi HS về nhà vẽ 1 bức tranh về gia đình mình.
GV có thể gợi ý: vẽ chân dung, vẽ cảnh gia đình đang ăn, đang vui chơi
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị : bài 20 : Họ nội, họ ngoại. 
Tuần : 10	 	Thứ Ba
Tiết : 	 Lớp 3
Thủ công 
I/ Mục tiêu : Đánh giá kiến thức, kĩ năng của học sinh qua sản phẩm gấp hình hoặc phối hợp gấp, cắt, dán một trong những hình đã học.
II/ Chuẩn bị :
	GV : Mẫu các bài 1, 2, 3, 4, 5 
	HS : bút chì, kéo thủ công
III/ Nội dung bài kiểm tra: 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
Ổn định: ( 1’ ) 
Bài cũ: ( 4’ )
Kiểm tra đồ dùng của học sinh.
Nhận xét bài gấp, cắt, dán bông hoa của học sinh.
Tuyên dương những bạn gấp, cắt, dán bông hoa đẹp.
Bài mới:
Giới thiệu bài : Kiểm tra chương 1 : phối hợp gấp, cắt, dán hình ( 1’ )
Nội dung kiểm tra ; ( 10’ )
Giáo viên nêu đề kiểm tra : “ Em hãy gấp hoặc phối hợp gấp, cắt, dán một trong những hình đã học ở chương I”
Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu của bài kiểm tra : biết cách làm và thực hiện các thao tác để làm được một trong những sản phẩm đã học. Sản phẩm phải được làm theo quy trình. Các nếp gấp phải thẳng, phẳng. Các hình phối hợp gấp cắt dán như ngôi sao năm cánh, lá cờ đỏ sao vàng, bông hoa phải cân đối 
Giáo viên cho học sinh nhắc lại tên các bài đã học trong chương I
Giáo viên cho học sinh quan sát lại các mẫu : Quyển vở được bọc cẩn thận, hình gấp tàu thuỷ hai ống khói, hình gấp con ếch, hình lá cờ đỏ sao vàng, hình bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh
Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra qua thực hành gấp, cắt, dán một trong những bài đã học.
Giáo viên quan sát, uốn nắn cho những học sinh gấp, cắt chưa đúng, giúp đỡ những em còn lúng túng. 
GV yêu cầu mỗi nhóm trình bày sản phẩm của mình.
Tổ chức trình bày sản phẩm, chọn sản phẩm đẹp để tuyên dương.
Giáo viên đánh giá kết quả thực hành của học sinh.
Hát
Học sinh lắng nghe
Nhận xét, dặn dò: ( 1’ )
Chuẩn bị : cắt, dán chữ cái đơn giản
Nhận xét tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • docthu 3 tuan 10.doc