I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Bước đầu làm quen với bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
- Biết các bước giải “Bài toán liên quan đến rút về đơn vị”.
2. Kĩ năng
Rèn cho học sinh khả năng so sánh, phân tích và trình bày bài toán.
3. Thái độ
Giáo dục học sinh tính cẩn thận khi làm bài, lòng say mê học toán.
Trường Cao đẳng sư phạm Nam Định * * * * * * THIẾT KẾ BÀI GIẢNG TOÁN LỚP 3 Bài toán liên quan đến rút về đơn vị Nam Định ngày 25 tháng 2 năm 2012 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Bước đầu làm quen với bài toán liên quan đến rút về đơn vị. - Biết các bước giải “Bài toán liên quan đến rút về đơn vị”. 2. Kĩ năng Rèn cho học sinh khả năng so sánh, phân tích và trình bày bài toán. 3. Thái độ Giáo dục học sinh tính cẩn thận khi làm bài, lòng say mê học toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên. - SGK toán lớp 3. - Bảng phụ. - 16 hình tam giác vuông cạnh 15cm. 2. Học sinh - SGK toán lớp 3. - 8 hình tam giác vuông cạnh 10cm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Nội dung Hoạt động dạy Hoạt động học I. Kiểm tra bài cũ - Gọi 2 HS lần lượt trả lời: “ Đồng hồ chỉ mấy giờ ?”. - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét, cho điểm. - 2 HS trả lời: + Đồng hồ A chỉ 3 giờ 10 phút. + Đồng hồ B chỉ 6 giờ 45 phút hoặc đọc là 7 giờ kém 15 phút. II. Bài mới 1. Giới thiệu bài mới và hướng dẫn giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. a) Bài toán 1: b) Bài toán 2: Đưa ra bài toán 1: Có 35 l mật ong cha đều vào 7 can. Hỏi mỗi can có mấy lít mật ong? - Y/c học sinh đọc đề bài toán 1 - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Gọi 1 Hs tóm tắt bài toán. Viết bảng: Tóm tắt: 7can: 35l 1can: l? - Hỏi: Muốn tính số lít mật ong có trong mỗi can ta phải làm phép tính gì? Vì sao ta làm phép tính chia? - Gọi Hs nhận xét - GV nhận xét: Như vậy muốn tính được số lít mật ong có trong 1 can, chúng ta phải thực hiện phép tính chia. Việc đi tìm số lít mật ong có trong 1 can được gọi là bước rút về đơn vị. Dạng toán cô muốn giới thiệu với cả lớp ngày hôm nay đó là: “Bài toán liên quan đến rút về đơn vị”. - Y/c HS đọc nối tiếp tên bài. - Hỏi lại: Muốn tính số ít mật ong trong mỗi can ta phải làm như thế nào? - Gọi 1 HS lên bảng làm. Hs dưới lớp làm vào vở nháp. - Gọi HS nhận xét. - Trong bài toán trên, để tìm được số lít mật ong trong một can chúng ta thực hiện phép tính chia. Bước này gọi là rút về đơn vị. Tức là, tìm giá trị của một phần trong các phần bằng nhau. Để hiểu rõ hơn các bước giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị cô trò mình cùng bước sang bài toán 2 - Gọi HS đọc đề bài toán 2: Có 35l mật ong chia đều vào 7 can. Hỏi 2 can có mấy lít mật ong? - Y/c HS so sánh bài toán 1 và bài toán 2. - Hướng dẫn Hs giải: + Bài toán cho biết gì? + Bài toàn hỏi gì? + Biết 7can chứa 35l mật ong, muốn biết 2can chứa mấy lít mật ong ta phải tìm cái gì? + Làm thế nào để tính được số lít mật ong có trong 1 can? + Làm thế nào để tính được số mật ong có trong 2 can? Thực hiện phép tính? + Biết mỗi can chứa 5l mật ong, muốn tìm 2can chứa bao nhiêu lít mật ong ta phải làm như thế nào? - Gọi Hs nhận xét - Nhấn mạnh: Ta cần lấy số lít mật ong có trong 1 can nhân với 2. - Y/c 1 HS lên bảng làm. HS dưới lớp làm vào vở nháp. - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét và khen ngợi. - Trong bài toán 2 bước nào được gọi là bước rút về đơn vị? - GV nhận xét. - Y/c HS mở SGK trang 128 đọc phần đóng khung xanh. - Y/c 2 bàn làm 1 nhóm thảo luận: Khi giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị thường tiến hành qua mấy bước? Đó là những bước nào? Thời gian thảo luận là 1 phút. - Gọi 2 nhóm trình bày. Nhóm khác theo dõi nhận xét. - Đưa ra kết luận: Khi giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị thường tiến hành qua 2 bước: + Bước 1: Tìm giá trị 1 phần trong các phần bằng nhau (thực hiện phép chia). + Bước 2: Tìm giá trị nhiều phần bằng nhau đó( thực hiện phép nhân). - Gọi 2-3 HS đọc kết luận. - 1Hs đọc. - 2 Hs trả lời. - 1Hs tóm tắt bài - Ta thực hiện phép chia. - Vì có tất cả 35l mật ona được chia đều vào 7 can. - Nhận xét. - Lắng nghe - 3 HS đọc tên bài học. - Trả lời: Muốn tính số lít mật ong trong mỗi can ta phải lấy 35 chia cho 7. - 1 HS lên bảng làm. HS cả lớp làm vở nháp. Bài giải Số lít mật ong có trong mỗi can là: 35 : 7 = 5 (l) Đáp số: 5l mật ong. - 1 HS nhận xét. - Lắng nghe - 2 HS đọc - HS so sánh: + Giống: Đều cho biết có 35 l mật ong chia đều vào 7 can. + Khác: Yêu cầu của bài toán. - Cho biết 35l mật ong chia đều vào 7can. - Hỏi 2can có mấy lít mật ong? - 1can có bao nhiêu lít mật ong. - Lấy số lít mật ong có trong 7can chia cho 7. - Lấy 2 nhân với số lít mật ong có trong 1 can. 35 : 7 = 5 (l) - Ta thực hiện phép nhân. 5 x 2 =10 (l) - 1Hs nhận xét - HS làm bài. Tóm tắt: 7 can: 35l 2 can: l? Bài giải Số lít mật ong có trong mỗi can là: 35 : 7 = 5(l) Số lít mật ong có trong hai can là: 5 x 2 = 10 (l) Đáp số: 10l mật ong. - Nhận xét. - Bước tìm số lít mật ong có trong 1 can. - 2Hs đọc. - Các nhóm thảo luận và trả lời: Khi giải “Bài toán liên quan đến rút về đơn vị” thường tiến hành giải 2 bước: + Tìm giá trị 1 phần trong các phần bằng nhau. + Tìm giá trị nhiều phần bằng nhau. - HS đọc kết luận. 2. Luyện tập 2.1. Bài 1: 2.2. Bài 2: 2.3 Bài 3 - Gọi HS đọc đề bài. - Bài toán cho biết gì? - Bài toán yêu cầu tìm gì? - Để tính được số viên thuốc có trong 3 vỉ phải làm thế nào? - Làm thế nào để tính được số viên thuốc có trong 1 vỉ? - Y/c 2 HS lên bảng làm. HS cả lớp làm vào vở. - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét, cho điểm. - Hỏi: Bài toán trên thuộc dạng toán gì? - Bước nào trong bài 1 là bước rút về đơn vị? - Gọi HS đọc đề bài toán 2. - Y/c HS lên bảng làm. HS cả lớp làm vào vở. - Y/c Hs nhận xét bài bạn trên bảng. - Bước nào trong bài 1 là bước rút về đơn vị? - GV nhận xét, cho điểm. - Y/c Hs đổi chéo vở để kiểm tra cho nhau. - Gọi 1 Hs đọc đề bài - Kiểm tra 8 hình tam giác vuông đã yêu cầu Hs chuẩn bị từ tiết trước. - Y/c Hs tự xếp hình. - Tổ chức cho HS chơi trò chơi: “XẾP HÌNH”. GV phổ biến luật chơi: Cô cần 2 đội chơi. Mỗi đội 4 người. Mỗi bạn sẽ được nhận 2 hình tam giác vuông. Từng bạn trong mỗi đội sẽ lên xếp. Trong 1 phút đội nào xếp đúng, nhanh và đẹp sẽ là đội chiến thắng. - Gọi HS nhận xét, hướng dẫn lại cách xếp và công bố đội chiến thắng. - HS: Có 24 viên thuốc chứa đều trong 4 vỉ. Hỏi 3 vỉ thuốc có bao nhiêu viên thuốc? - Có 24 viên thuốc chứa đều trong 4 vỉ. - Số viên thuốc có trong 3 vỉ. - Tính được số viên thuốc có trong 1 vỉ. - Thực hiện phép tính chia lấy 24 chia 4 - HS thực hiện. Tóm tắt: 4 vỉ: 24 viên 3 vỉ: viên? Bài giải Số viên thuốc có trong 1 vỉ là: 24 : 4 = 6 (viên) Số viên thuốc có trong 3 vỉ là: 6 X 3 = 18 (viên) Đáp số: 18 viên thuốc. - HS nhận xét. - Dạng toán liên quan đến rút về đơn vị. - Bước tìm số viên thuốc có trong 1 vỉ. - Đọc đề bài - HS thực hiện. Tóm tắt: 7 bao: 28 kg 5 bao: kg? Bài giải Số ki-lô-gam gạo có trong 1 bao là: 28 : 7 = 4 (kg) Số ki-lô-gam gạo có trong 5 bao là: 4 X 5 = 20 (kg) Đáp số: 20 kg gạo. - HS nhận xét - Tìm số ki-lô-gam gạo có trong 1 bao. - Lắng nghe - Đổi chéo vở cho nhau. - 1Hs đọc. - Đặt 8 hình tam giác vuông đã chuẩn bị lên mặt bàn. - Thực hiện theo yêu cầu của Gv - Tham gia chơi. - Lắng nghe III. Củng cố, dặn dò. - Y/c HS nhắc lại các bước giải “Bài toán liên quan đến rút về đơn vị”. - GV nhận xét tiết học. - Y/c HS ôn lại bài, chuẩn bị bài sau. - 2 HS nhắc lại. - HS lắng nghe.
Tài liệu đính kèm: