Tích lỹ chuyên môn Nghiệp vụ

Tích lỹ chuyên môn Nghiệp vụ

I. KIỂM TRA BÀI CŨ:

- HS viết bảng con các từ ứng dụng ở bài trước, mỗi tổ viết 1 từ.

- Vài HS đọc các từ ở bảng con và phân tích một số tiếng.

- 2 HS lên bảng đọc đoạn ứng dụng và yêu cầu HS tìm tiếng có chứa vần vừa học và phân tích tiếng đó:

II. DẠY HỌC BÀI MỚI:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài

 Hoạt động 2: Dạy vần

a) Nhận diện vần - Đánh vần

- HS phân tích vần - đánh vần - đọc trơn (cá nhân, nhóm, cả lớp).

- HS ghép vần – ghép tiếng – HS đọc tiếng vừa ghép.

- GV viết bảng.

- GV yêu cầu HS phân tích tiếng - đánh vần - đọc trơn tiếng (cá nhân, nhóm, cả lớp).

- GV treo tranh giới thiệu từ khoá.

- HS đọc từ (cá nhân, nhóm, cả lớp).

- HS: Đọc trơn (đọc xuôi, đọc ngược): 3 bậc (cá nhân, nhóm, cả lớp).

 - GV chỉnh sửa nhịp đọc trơn cho HS.

 * GV giới thiệu vần thứ hai: Tương tự vần thứ nhất.

 

doc 46 trang Người đăng Van Trung90 Lượt xem 1290Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tích lỹ chuyên môn Nghiệp vụ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 1 tháng 9 năm 2008
Quy trình dạy học vần lớp 1
Tiết 1
	I. Kiểm tra bài cũ:
- HS viết bảng con các từ ứng dụng ở bài trước, mỗi tổ viết 1 từ.
- Vài HS đọc các từ ở bảng con và phân tích một số tiếng.
- 2 HS lên bảng đọc đoạn ứng dụng và yêu cầu HS tìm tiếng có chứa vần vừa học và phân tích tiếng đó: 
II. Dạy học bài mới:	
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
	Hoạt động 2: Dạy vần
a) Nhận diện vần - Đánh vần
- HS phân tích vần - đánh vần - đọc trơn (cá nhân, nhóm, cả lớp).
- HS ghép vần – ghép tiếng – HS đọc tiếng vừa ghép. 
- GV viết bảng.
- GV yêu cầu HS phân tích tiếng - đánh vần - đọc trơn tiếng (cá nhân, nhóm, cả lớp).
- GV treo tranh giới thiệu từ khoá.
- HS đọc từ (cá nhân, nhóm, cả lớp).
- HS: Đọc trơn (đọc xuôi, đọc ngược): 3 bậc (cá nhân, nhóm, cả lớp).
	- GV chỉnh sửa nhịp đọc trơn cho HS.
	* GV giới thiệu vần thứ hai: Tương tự vần thứ nhất.
	HS so sánh hai vần vừa mới học.
- GV: Đúng rồi! Chính vì sự khác nhau đó nên có cách đọc khác nhau. Các em cần nắm vững sự giống nhau và khác nhau đó để khi viết khỏi bị nhầm lẫn.
* Nghỉ giữa tiết: Trò chơi "Gieo hạt! nảy mầm"
b) Hướng dẫn viết 
- GV viết mẫu. Vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết.
	- HS viết vào bảng con vần và từ khoá.
- GV nhận xét, sửa cho HS.
c) Đọc từ ngữ ứng dụng
	- GV ghi hoặc gắn các từ ứng dụng lên bảng.
	- GV yêu cầu HS đọc thầm các từ này. HS đọc thầm.
- GV yêu cầu HS lên bảng tìm và gạch dưới những tiếng chứa vần vừa học.
- GV: Hãy đọc và phân tích các tiếng đó.
- GV giải nghĩa các từ ứng dụng và đọc mẫu:
- GV: Các em theo dõi cô đọc để đọc cho đúng nhé.
	- HS đọc từ ngữ ứng dụng(cá nhân, nhóm, cả lớp).
- GV nhận xét, chỉnh sửa.
Tiết 2
Hoạt động 3: Luyện tập
a) Luyện đọc
- HS đọc lại toàn bài ở tiết 1 (cá nhân)
* Luyện đọc câu, đoạn ứng dụng:
- HS quan sát tranh, nêu nội dung tranh.
- HS đọc câu hoặc đoạn ứng dụng (cá nhân, lớp)
- HS tìm và phân tích tiếng có vần mới.
b) Luyện viết:
- HS luyện viết vào vở tập viết.
c) Luyện nói:
- HS quan sát tranh.
- HS đọc tên chủ đề luyện nói.
- HS luyện nói trong nhóm, trước lớp theo hướng dẫn của GV.
4. Củng cố, dặn dò:
- HS đọc lại toàn bài - Trò chơi.
- Về nhà tìm chữ có vần vừa học trong các sách báo. Đọc bài và xem bài sau.
--------------------------------bad---------------------------------
Quy trình dạy tập đọc lớp 1
Tiết 1
I. Kiểm tra bài cũ:	
- GV gọi 2 – 3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi ở bài tập đọc trước.
- GV nhận xét, cho điểm.	
II. Dạy học bài mới:	
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
	- GV cho cả lớp hát bài Mẹ và cô rồi hỏi: Bài hát này nói tới ai?
	- GV giới thiệu và ghi đề bài lên bảng.
	Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc
GV đọc mẫu lần 1: HS nghe, xác định câu, dòng.
HS chỉ và nêu câu: Câu 1 từ ... đến ... GV đánh vị trí câu.
GV: Bài này có tất cả mấy câu?
HS: Tìm tiếng có vần khó đọc.
HS nêu, GV gạch chân.
	b) Hướng dẫn HS luyện đọc
	* Luyện các tiếng, từ ngữ: 
- GV gọi HS đọc (cá nhân, cả lớp). Chú ý đọc theo GV chỉ.
- GV yêu cầu HS phân tích các tiếng khó, HS ghép các từ ngữ.
- GV giải nghĩa các từ, ngữ khó.
* Luyện đọc câu
Mỗi câu 2 HS đọc, mỗi bàn đọc đồng thanh 1 câu.
HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
* Luyện đọc đoạn, bài
- Mỗi đoạn 2 – 3 HS đọc. HS đọc nối tiếp đoạn (cá nhân)
- 2 HS đọc toàn bài, cả lớp đọc đồng thanh.
* Thi đọc trơn cả bài
- Mỗi tổ cử 1 HS thi đọc, 1 HS chấm điểm.
- GV nhận xét, cho điểm.
Hoạt động 3: Ôn các vần 
a) Tìm tiếng trong bài có vần... (bài tập 1)
- GV cho HS tìm tiếng trong bài có vần ...
- HS đọc và phân tích các tiếng vừa tìm.
b) Tìm tiếng ngoài bài có vần ... (bài tập 2)
	- GV gọi 2 HS đọc từ mẫu trong SGK và chia nhóm (4 HS thành một nhóm).
	- HS thảo luận, tìm tiếng có vần ... sau đó đại diện nhóm nói tiếng có vần ...
- GV gọi các nhóm khác bổ sung, GV ghi nhanh các tiếng, từ HS tìm được lên bảng và yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh toàn bộ các từ trên bảng.
	c) Nói câu có tiếng chứa vần ...
	- GV chia lớp thành 2 nhóm, mỗi bên một nhóm.
	- HS quan sát tranh trong SGK, đọc câu mẫu.
- GV chia một bên nói câu có tiếng chứa vần ..., một bên nói câu có tiếng chứa 
vần .... Bên nào nói được một câu tính 10 điểm, bên nào chưa nói kịp trừ 10 điểm. Sau 3 phút, GV tổng kết đội nào nói được nhiều điểm hơn sẽ thắng.
	Tiết 2
	Hoạt động 4: Luyện đọc đoạn, tìm hiểu bài đọc và luyện nói
	a) Luyện đọc
- HS đọc nối tiếp từng câu.
- HS đọc nối tiếp từng đoạn.
- HS đọc cả bài (cá nhân, lớp)
Tìm hiểu bài: 
- HS đọc cá nhân từng câu hoặc đoạn của bài.
- HS đọc câu hỏi và trả lời câu hỏi của bài.
	c) Thi đọc hay:
- HS thi đua đọc giữa các tổ.
d) Luyện nói	
- HS đọc tên bài luyện nói.
- HS luyện nói theo gợi ý của GV.
	III. Củng cố:
- HS đọc toàn bài. Về nhà đọc bài và xem bài sau.
--------------------------------bad---------------------------------
	Quy trình dạy tập viết lớp 1
I. Kiểm tra bài cũ: 
	GV chấm vở ở nhà của một số em. Nhận xét.
	HS viết bảng con một số từ theo yêu cầu của GV.
II. Dạy học bài mới:	
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- GV giới thiệu: Giờ tập viết hôm nay các em sẽ tập tô chữ hoa ... và tập viết các vần ... từ ngữ ứng dụng .... 
	Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tô chữ hoa
- GV treo bảng có viết chữ hoa ... và hỏi: Chữ hoa ... gồm những nét nào?
- GV chỉ lên chữ hoa ... và nói cấu tạo của chữ hoa ... Sau đó GV hướng dẫn quy trình viết chữ hoa ... cho HS. GV viết mẫu chữ hoa .... 
- HS viết chữ hoa ... lên không trung.
- HS viết vào bảng con . GV theo dõi, chỉnh sửa.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS viết vần và từ ngữ ứng dụng
	- GV treo bảng viết sẵn các vần và từ ngữ ứng dụng.
	- HS đọc các vần và từ ngữ ứng dụng trên bảng phụ (cá nhân, cả lớp).
	- HS phân tích tiếng ....
- GV nhắc lại cách nối giữa các con chữ, cách đưa bút.
- HS viết vào bảng con. GV theo dõi, chỉnh sửa.
	Hoạt động 4: Hướng dẫn HS tập viết vào vở 
	- GV gọi 1 HS nhắc lại tư thế ngồi viết.
- HS viết vào vở tập viết.
- GV theo dõi, nhắc nhở, uốn nắn.
- GV thu vở chấm và chữa một số bài. Khen những em viết đẹp, tiến bộ.
	III. Củng cố:
GV cho HS tìm những tiếng có vần ....
	IV. Dặn dò:
	Về nhà luyện viết phần B trong vở tập viết. GV nhận xét giờ học.
--------------------------------bad---------------------------------
Quy trình dạy chính tả lớp 1
I. Kiểm tra bài cũ: 
	GV chấm vở một số HS về nhà viết lại bài ở tiết trước. 
GV nhận xét, cho điểm HS.
II. Dạy học bài mới:	
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
	- GV giới thiệu và ghi đề bài lên bảng.
	Nếu chính tả nghe viết: GV đọc cho HS nghe đoạn cần viết.
Nếu chính tả tập chép: GV treo bảng phụ hoặc chép bài chính tả lên bảng.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tập chép
- GV treo bảng phụ có viết sẵn nội dung khổ thơ 1và yêu cầu cả lớp đọc thầm.
- 3 - 5 HS đọc lại đoạn viết.
- HS: Tìm tiếng khó viết. HS phân tích tiếng khó và viết bảng con (GV cất bảng phụ).
- 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con. GV quan sát xem em nào viết sai yêu cầu nhẩm, đánh vần, viết lại.
- HS chép bài chính tả vào vở. GV quan sát, uốn nắn cách ngồi, cách cầm bút của một số em còn sai. Nhắc HS chữ cái đầu dòng phải viết hoa. 
- GV đọc lại để HS soát lỗi: GV yêu cầu HS đổi vở cho nhau để chữa bài. GV đọc thong thả cho HS soát lỗi, đến chỗ khó viết GV đánh vần từng tiếng một.
- HS theo dõi và ghi số lỗi ra lề. HS nhận lại vở, xem các lỗi và ghi tổng số lỗi ra lề vở. GV thu chấm một số bài.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
	- GV treo bảng viết sẵn các bài tập.
- HS đọc yêu cầu bài tập trên bảng phụ. 
- GV hướng dẫn HS làm bài tập.
- HS cả lớp làm bài bằng bút chì vào vở bài tập TV 1/ 2.
- HS đọc lại bài đã hoàn thành. HS và GV nhận xét bài làm của từng bạn.
- Cả lớp chữa lại bài trong vở.
III. Củng cố:
GV: Khen những em viết đẹp, tiến bộ.
IV. Dặn dò:
	Những em nào sai nhiều lỗi, chép chưa đẹp về nhà nhớ chép lại bài .
Học thuộc lòng quy tắc chính tả. GV nhận xét giờ học.
--------------------------------bad---------------------------------
Ngày 15 tháng 9 năm 2008
Quy trình dạy tập đọc lớp 2
I. Kiểm tra bài cũ:
HS đọc bài tập đọc và trả lời câu hỏi cuối bài, hoặc có thể hỏi về nội dung đoạn bài đã học ở tiết trước.
II. Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2.Luyện đọc bài:
Giáo viên đọc mẫu toàn bài: 
Giáo viên hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ:
* Luyện đọc từng câu:
HS: Tiếp nối nhau đọc từng câu lần 1 và phát âm từ khó.
GV: Theo em, trong bài có những từ ngữ nào khó đọc?
GV: Vừa ghi, vừa luyện đọc cho học sinh ( cá nhân, cả lớp )
HS: Đọc nối tiếp từng câu lần 2.
 * Luyện đọc từng đoạn trước lớp:
GV: Bài này gồm có mấy đoạn? ( ... đoạn )
HS: Đọc nối tiếp từng đoạn lần 1, giải nghĩa từ.
GV hướng dẫn HS đọc câu khó, tìm giọng đọc.
HS: Đọc nối tiếp từng đoạn lần 2.
	 * Đọc từng đoạn trong nhóm: 
	GV chia nhóm. HS: Luyện đọc từng đoạn theo nhóm.
GV: Theo dõi, nhắc nhở thêm.
	 * Thi đọc giữa các nhóm:
	GV: Cho học sinh các nhóm thi đọc cá nhân ( từng đoạn, cả bài.)
	HS: Bình chọn nhóm đọc hay nhất. GV: Ghi điểm
	* HS đọc đồng thanh 1 – 2 đoạn trong bài hoặc cả bài.
	3. Tìm hiểu bài:
	- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi theo hệ thống câu hỏi SGK.
	4. Luyện đọc lại:
HS đọc lại đoạn văn em yêu thích.
GV tổ chức cho HS đọc cá nhân. Đọc phân vai.
GV hướng dẫn HS HTL nếu SGK yêu cầu.
5. Củng cố, dặn dò: 
GV lưu ý về nội dung bài, về cách đọc.
GV nhận xét giờ học.
	2 tiết: Tiết 1: Giới thiệu bài + hướng dẫn đọc	
	 Tiết 2: Tìm hiểu bài + luyện đọc lại.
--------------------------------bad---------------------------------
Quy trình dạy tập viết lớp 2
I. Kiểm tra bài cũ: 
	GV chấm vở ở nhà của một số em. Nhận xét.
	HS viết bảng con một số từ hoặc cụm từ ở tiết tập viết trước.
II. Dạy học bài mới:	
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
	Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết chữ hoa
- GV treo bảng có viết chữ hoa ... và hỏi: Chữ hoa ... cao mấy đơn vị chữ? Rộng mấy đơn vị chữ?
- GV: Chữ hoa ... gồm mấy nét? Đó là những nét nào?
- GV chỉ lên chữ hoa ... và nói cấu tạo của chữ hoa ... Sau đó GV giải thích quy trình viết chữ hoa ... cho HS. 
- HS nhắc lại quy trình viết chữ hoa.
- GV viết mẫu chữ hoa .... 
- HS viết chữ hoa ... lên không trung.
- HS viết vào bảng con . GV theo dõi, chỉnh sửa.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS viết cụm từ ứng dụng
	- GV treo bảng viết sẵn cụm từ ... ích của hình lập phương ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh.	V = a x a x a 
--------------------------------bad---------------------------------
Một số kiến thức cần nhớ 
I. Số tự nhiên:
	1. Số tự nhiên - thứ tự của các số tự nhiên:
	Các số: 0, 1, 2, 3, 4, 5... là các số tự nhiên
Số 0 là số tự nhiên nhỏ nhất. Không có số tự nhiên lớn nhất.
Hai số tự nhiên liên tiếp (đứng liền nhau) hơn kém nhau 1 đơn vị.
- Bớt 1 ở bất kì số tự nhiên nào (khác số 0), ta được số tự nhiên liền trước nó.
Thêm 1 vào một số tự nhiên ta được số tự nhiên liền sau nó.
Giữa hai số tự nhiên liên tiếp không có số tự nhiên nào cả.
3) Các số tự nhiên có chữ số hàng đơn vị là 0, 2, 4, 6 hoặc 8 gọi là các số chẵn (các số chẵn chia hết cho 2)
- Các số tự nhiên có chữ số hàng đơn vị là 1, 3, 5, 7 hoặc 9 gọi là các số lẻ (các số lẻ không chia hết cho 2)
Hai số chẵn (hoặc lẻ) liên tiếp nhau thì hơn kém nhau 2 đơn vị.
4) Các số tự nhiên có 1 chữ số là: 0, 1, 2, ... 9.Các số tự nhiên có 2 chữ số là: 10, 11, 12, ... 99.
Cấu tạo thập phân của số tự nhiên:
- Kể từ phải sang trái là lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu, lớp tỉ: mỗi lớp gồm 3 hàng.
- Mỗi chữ số nằm trong một hàng nào đó thì chỉ số đơn vị thuộc hàng ấy.
Đọc số tự nhiên:
Muốn đọc số tự nhiên:
- Ta tách số cần đọc thành từng lớp (từ lớp đơn vị đến lớp nghìn, lớp triệu ...) theo thứ tự từ phải sang trái, mỗi lớp gồm 3 chữ số (có thể ở lớp cao nhất của số cần đọc không có đủ 3 chữ số)
- Ta đọc số đơn vị trong mỗi lớp (dựa vào cách đọc số có 3 chữ số) kèm theo tên của lớp (trừ tên của lớp đơn vị) theo thứ tự từ lớp cao đến lớp thấp (từ trái sang phải)
Chú ý: Lớp nào, hàng nào không có đơn vị thì có thể không đọc (Tuy nhiên đối với hàng chục ở các lớp đọc là “linh”
4. Viết số tự nhiên:
Muốn viết số tự nhiên, ta:
- Dựa vào cách viết số có 3 chữ số, ta dùng 10 chữ số: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 để viết số đơn vị trong mỗi lớp từ cao đến lớp đơn vị (từ trái sang phải)
Chú ý:
Lớp nào không có đơn vị nào ta viết “000” ở lớp đó.
- Khi viết số tự nhiên có nhiều chữ số, ta viết lớp nọ cách lớp kia một khoảng cách lớn hơn khoảng cách giữa hai chữ số trong cùng một lớp.
- Khi phải viết một số có nhiều chữ số giống nhau, người ta thường chỉ viết một hai chữ số đầu rồi chấm chấm và viết chữ số cuối, bên dưới có ghi rõ số lượng chữ số giống nhau đó.
Ví dụ: 777 777 777
Có thể viết: 77 ... 7 
	 9 chữ số 7
Người ta còn dùng các chữ cái (viết thường) để viết các số tự nhiên, mỗi chữ cái thay cho một chữ số. Khi dùng các chữ cái để viết số tự nhiên cần nhớ “gạch ngang” phía trên số cần viết.
Phân biệt số và chữ số:
Mười kí hiệu: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 dùng để viết số gọi là chữ số.
5. So sánh hai số tự nhiên:
Muốn so sánh hai số tự nhiên, ta làm như sau:
Căn cứ vào các chữ số viết nên số tự nhiên:
Số nào có nhiều chữ số hơn thì số đó lớn hơn.
- Nếu hai số có số lượng chữ số bằng nhau thì so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng theo thứ tự từ trái sang phải.
- Nếu hai số có tất cả các cặp chữ số ở từng hàng đều bằng nhau thì hai số đó bằng nhau.
Căn cứ vào vị trí của số trên tia số:
Số ở xa gốc 0 hơn là số lớn hơn.
Hai số cùng được biểu thị bởi một điểm trên tia số là hai số bằng nhau.
Căn cứ vào vị trí của số trong dãy số tự nhiên:
Số đứng trước bé hơn số đứng sau.
Với a, b, c là 3 số tự nhiên và a > b, b > c thì ta có a > c.
II. phân số:
A. Phân số, hỗn số và tính chất cơ bản của phân số:
	1. Phân số: 
	Với a là số tự nhiên và b là số tự nhiên khác 0, số có dạng gọi là phân số (đọc là: a phân b)
	 a gọi là: tử số (số phần lấy ra)
	b gọi là mẫu số (số phần bằng nhau được chia trong một đơn vị)
	* Mối liên hệ giữa phân số với phép chia hai số tự nhiên:
	Một số tự nhiên a chia cho số tự nhiên b (b # 0) có kết quả chính là phân số . a : b = 
	Như vậy: 
Ta xem dấu gạch ngang của phân số như là dấu phép chia.
- Ta có thể dùng phân số để ghi kết quả của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên (cho dù phép chia đó là phép chia hết hay phép chia có dư)
Mọi số tự nhiên có thể viết dưới dạng phân số có mẫu số là 1.a = 
Hỗn số:
Với các số tự nhiên a, b, c khác 0, số có dạng a gọi là hỗn số (đọc là: a đơn vị b phần c)
a gọi là phần nguyên của hỗn số.
 gọi là phần phân số của hỗn số. Ta có: a = a + 
Chú ý: 
Hỗn số là phân số lớn hơn 1.
Phân số kèm theo trong hỗn số phải nhỏ hơn 1
Ví dụ: 13 : 5 = 2 dư 3. Ta có: = 2 
* Viết hỗn số dưới dạng phân số:Muốn viết hỗn số dưới dạng một phân số lớn hơn 1 , ta nhân phần nguyên của mẫu số ròi cộng với tử số, kết quả tìm được là tử số của phân số, còn mẫu số vẫn là mẫu số đã cho.
Ví dụ: 7 x 3 + 2 = 23 . Ta có: 7 = 
Tính chất cơ bản của phân số:
Nếu ta nhân hay chia tử số và mẫu số của một phân số với cùng một số tự nhiên khác 0 thì ta được một phân số mới bằng phân số đã cho.
	= (với m # 0, n # 0)
	4. Biểu diễn phân số trên tia số:
Vẽ tia số, gốc là điểm 0, đoạn đơn vị là từ 0 đến 1.
Căn cứ vào mẫu số, chia đoạn đơn vị ra những phần bằng nhau.
Ghi phân số ứng với mỗi điểm chia (dựa vào tử số)
+ Trên tia số, các phân số bằng nhau được biểu diễn bởi một điểm duy nhất.
+ Trên tia số, với hai phân số khác nhau được biểu diễn bởi hai điểm khác nhau và điểm biểu diễn phân số lớn ở bên phải điểm biểu diễn phân số nhỏ.
B. rút gọn phân số và quy đồng mẫu số các phân số:
1. Phân số tối giản:
- Phân số tối giản là phân số có tử số và mẫu số không cùng chia hết cho một số tự nhiên nào khác 1.
2. Rút gọn phân số:
Muốn rút gọn phân số ta chia cả tử số và mẫu số của phân số đó với cùng một số tự nhiên lớn hơn 1 mà tử số và mẫu số của phân số đó cùng chia hết cho số đó, để được phân số mới có tử số và mẫu số nhỏ hơn tử số và mẫu số ban đầu và có giá trị bằng phân số ban đầu.
Chú ý: 
+ Phân số tối giản không thể rút gọn được.
+ Khi rút gọn phân số cố gắng rút gọn đến phân số tối giản.
+ Dựa vào dấu hiệu chia hết hoặc phép thử chọn để tìm được một số tự nhiên nào đó (lớn hơn 1) mà cả tử số và mẫu số của phân số đã cho đều chia hết cho số đó.
Quy đồng mẫu số các phân số:
Quy đồng mẫu số của hai (hay nhiều) phân số là biến đổi các phân số đó sao cho chúng vẫn giữ nguyên giá trị nhưng có mẫu số giống nhau.
* Cách thực hiện quy đồng mẫu số của hai phân số:
- Trước khi quy đồng mẫu số các phân số, ta hãy rút gọn các phân số đó (nếu có thể rút gọn) thành các phân số tối giản rồi mới quy đồng để mẫu số chung gọn hơn.
- Tìm mẫu số chung (MSC)
+ Trường hợp chung: MSC của hai phân số bằng tích của hai mẫu số (MSC của nhiều phân số bằng tích của các mẫu số )
 + Trường hợp riêng: Khi mẫu số của một trong hai phân số phải quy đồng chia hết cho mẫu số của phân số kia thì mẫu số đó chính là MSC.
- Tìm các số thích hợp để nhân vào tử số và mẫu số của từng phân số. Số nhân vào phân số chính là thương của MSC với mẫu số của phân số đó.
Quy đồng từng phân số.
C. So sánh phân số: Các cách so sánh hai phân số:
	Cách 1: Quy đồng mẫu số, so sánh tử số:
- Quy đồng mẫu số các phân số cần so sánh (nếu các phân số cần so sánh không cùng mẫu số)
- Trong hai phân số cùng mẫu số, phân số nào có tử số lớn hơn thì phân số đó lớn hơn. Ví dụ: > vì 4 > 2
	Cách 2: Quy đồng tử số, so sánh mẫu số:
- Quy đồng tử số các phân số cần so sánh (nếu các phân số cần so sánh không cùng tử số)
- Trong hai phân số cùng tử số, phân số nào có mẫu số lớn hơn thì phân số đó nhỏ hơn. Ví dụ: 3
Cách 3: So sánh phân số phần bù đến đơn vị
Hai phân số đều nhỏ hơn 1, nếu phân số phân fbù tới đơn vị của phân số nào lớn hơn thì phân số đó nhỏ hơn.
Cách 4: Dùng phân số trung gian thứ ba:
Chọn một phân số trung gian thứ ba: có cùng tử số với một trong hai phân số đã cho, cùng mẫu số với phân số còn lại.
Cách 5: Dùng đơn vị làm trung gian
Lưu ý: Đây là hai cách so sánh phân số luôn luôn thực hiện được còn các cách khác còn tuỳ thuộc vào đặc điểm của các phân số cần so sánh mà ta có 
thể thực hiện được hay không.
III. số thập phân:
	A. Số thập phân:
	1. Số thập phân:
	Số thập phân gồm hai phần: phần nguyên và phần thập phân, chúng được phân cách bởi dấu phẩy.
	- Những chữ số bên trái dấu phẩy thuộc về phần nguyên.
- Những chữ số bên phải dấu phẩy thuộc về phần thập phân.
Chú ý: Số tự nhiên có thể xem là số thập phân có phần thập phân chỉ gồm các chữ số 0. Ví dụ: số 57 có thể viết dưới dạng số thập phân: 57,0 hoặc 57, 00...
* Cách đọc số thập phân:
Cách 1: Muốn đọc một số thập phân, ta đọc lần lượt từ hàng cao đến hàng thấp: trước hết đọc số thuộc phần nguyên và đọc dấu phẩy, sau đó đọc số thuộc phần thập phân (đọc đầy đủ các hàng)
Cách 2: Trước hết, đọc số thuộc phần nguyên và thêm từ “đơn vị”, sau đó đọc số thuộc phần thập phân và thêm tên của hàng cuối cùng.
Ví dụ: a) Đọc số: 14,0056
Mười bốn phẩy không nghìn không trăm năm mươi sáu.
Mười bốn đơn vị, năm mươi sáu phần vạn
Ví dụ: b) Đọc số: 14,0056 m
Mười bốn phẩy không nghìn không trăm năm mươi sáu mét.
Mười bốn mét, năm mươi sáu phần vạn.
* Cách viết số thập phân:
Muốn viết một số thập phân, ta viết lần lượt từ hàng cao đến hàng thấp: trước hết viết số thuộc phần nguyên và viết dấu phẩy, sau đó viết số thuộc phần thập phân.
	2. Phân số thập phân:
	Các phân số có mẫu số là 10, 100, 1000... gọi là phân số thập phân.
	* Cách chuyển từ phân số thập phân sang số thập phân:
	Ta đếm ở mẫu số của phân số thập phân có bao nhiêu chữ số 0 thì ta lấy từ phải sang trái ở tử số của phân số thập phân bấy nhiêu chữ số, đó chính là phần thập phân của số thập phân; phần còn lại của tử số chính là phần nguyên của số thập phân (nếu thiếu ta thêm các chữ số 0 vào đằng trước cho đủ, còn phần nguyên là “0”
	* Cách chuyển từ số thập phân sang phân số thập phân:
Ta đếm ở phần thập phân của số thập phân có bao nhiêu chữ số thì ở mẫu số của phân số thập phân bấy nhiêu chữ số 0 đứng sau chữ số 1, tử số của phân số thập phân chính là số thập phân nhưng bỏ dấu phẩy.
So sánh số thập phân:
a) Số thập phân bằng nhau:
Ta có thể viết thêm một hay nhiều chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của một số thập phân thì được một số thập phân bằng nó.
Ví dụ: 8,9 = 8,90 = 8,900 = 8,9000
Ta có thể xóa bớt 1 hay nhiều chữ số 0 ở bên phải phần thập phân của một số thập phân thì được một số thập phân bằng nó.
Luyện chữ viết đẹp
Luyện chữ viết đẹp
Luyện chữ viết đẹp
Luyện chữ viết đẹp

Tài liệu đính kèm:

  • docTich luy chuyen mon D.doc