Giáo án Lớp 3 Tuần 12 - Trường Tiểu học Trường Tây C

Giáo án Lớp 3 Tuần 12 - Trường Tiểu học Trường Tây C

Mĩ thuật

Tiết 23 Vẽ tranh Đề tài:

NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

I/ MỤC TIÊU :

  Hiểu nội dung đề tài về ngày nhà giáo Việt Nam.

  Biết cách vẽ tranh về ngày nhà giáo Việt Nam. Tập vẽ tranh đề tài Ngày Nhà giáo Việt Nam.

  Đối với HS khá, giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.

II/ CHUẨN BỊ:

  GV: Tranh về đề tài ngày 20/11. Hình gợi ý cách vẽ.

 HS: Vở tập vẽ. Bút chì, tẩy, màu.

 

doc 24 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 775Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 12 - Trường Tiểu học Trường Tây C", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12
Thứ tư, ngày 9 tháng 11 năm 2011
Mĩ thuật
Tiết 23 Vẽ tranh Đề tài:
NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM
I/ MỤC TIÊU :
	Ø Hiểu nội dung đề tài về ngày nhà giáo Việt Nam.
	Ø Biết cách vẽ tranh về ngày nhà giáo Việt Nam. Tập vẽ tranh đề tài Ngày Nhà giáo Việt Nam.
	Ø Đối với HS khá, giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
II/ CHUẨN BỊ: 
	Ø GV: Tranh về đề tài ngày 20/11. Hình gợi ý cách vẽ.
Ø HS: Vở tập vẽ. Bút chì, tẩy, màu.
III/ LÊN LỚP :
	1. Ổn định.
	2. KTBC: Kiểm tra đồ dùng của HS.
	3. Bài mới: Vẽ tranh Đề tài:Ngày nhà giáo việt nam
	ó Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài.
- GV giới thiệu một số tranh và gợi ý để HS nhận ra :
+ Tranh nào vẽ đề tài 20/11.
+ Tranh vẽ ngày 20/11 có những hình ảnh gì ?
- GV gợi ý HS nhận xét một số tranh về :
+ Hình ảnh chính.
+ Hình ảnh phụ.
+ Màu sắc.
- GV kết luận :
+ Có nhiều cach vẽ tranh về ngày 20/11.
+ Tranh thể hiện được không khí của ngày lễ :
@ Cảnh nhộn nhịp, vui vẻ của GV và HS.
@ màu sắc rực rỡ của ngày lễ (quần áo, hoa)
@ Tình cảm yêu quý của HS đối với thầy giáo, cô giáo.
 ó Hoạt động 2: Cách vẽ tranh.
- GV giới thiệu tranh và gợi ý HS nhận ra cách thể hiện nội dung :
+ Tặng hoa thầy, cô giáo (ở lớp học, sân trường)
+ HS vây quanh thầy, cô giáo.
+ Cùng cha mẹ tặng hoa thầy, cô giáo.
+ Lễ kỉ niệm ngày 20/11
- GV gợi ý cách vẽ tranh :
+ Vẽ hình ảnh chính, chú ý đến các dáng người cho tranh sinh động.
+ Vẽ các hình ảnh phụ.
+ Vẽ màu theo ý thích.
- Cho HS vẽ mẫu ngoài giấy nháp.
- GV quan sát, hướng dẫn thêm.
	ó Hoạt động 3: Thực hành.
- HS làm bài
- GV gợi ý HS 
+ Tìm nội dung :
+ Vẽ hình ảnh chính, chú ý đến các dáng người cho tranh sinh động.
+ Vẽ các hình ảnh khác phù hợp với nội dung tạo cho bố cục chặt chẽ.
- Gợi ý HS vẽ màu : màu tươi vui, có đậm, có nhạt.
 ó Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
- GV hướng dẫn HS các bài vẽ hoàn thành để giới thiệu trước lớp.
- GV gợi ý HS nhận xét về :
+ Nội dung (rõ hay chưa rõ)
+ các hình ảnh (sinh động)
+ Màu sắc (tươi vui)
 - GV khen gợi và khích lệ những HS có bài vẽ đẹp.
4. Củng cố- Dặn dò.
- Nhận xét chung tiết học.
- Chuẩn bị: Vẽ về ngày nhà giáo Việt Nam (t.t) : chuẩn bị đồ dùng học tập tiết sau thực hành.
TUẦN 12
3C: 9.11.2011
3D: 10.11.2011
Thứ tư, ngày 9 tháng 11 năm 2011
Mĩ thuật
Tiết 24 (tiết phụ) Ôn tập vẽ tranh. Đề tài:
NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (t.t)
I/ MỤC TIÊU :
	Ø Hiểu nội dung đề tài về ngày nhà giáo Việt Nam.
	Ø Thực hành vẽ tranh về ngày nhà giáo Việt Nam. Tập vã tranh Ngày Nhà giáo Việt Nam.
	Ø Đối với HS khá, giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp.
II/ CHUẨN BỊ: 
Ø GV: Tranh về đề tài ngày 20/11. Hình gợi ý cách vẽ.
Ø HS: Vở tập vẽ. Bút chì, tẩy, màu.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Kiểm tra đồ dùng của HS.
3. Bài mới: Ôn tập Vẽ tranh Đề tài:Ngày nhà giáo việt nam
ó Hoạt động 1: Thực hành.
- HS làm bài
- GV gợi ý HS nhận ra cách thể hiện nội dung :
+ Tặng hoa thầy, cô giáo (ở lớp học, sân trường)
+ HS vây quanh thầy, cô giáo.
+ Cùng cha mẹ tặng hoa thầy, cô giáo.
+ Lễ kỉ niệm ngày 20/11
- GV gợi ý cách vẽ tranh :
+ Vẽ hình ảnh chính, chú ý đến các dáng người cho tranh sinh động.
+ Vẽ các hình ảnh phụ.
- Gợi ý HS vẽ màu : màu tươi vui, có đậm, có nhạt.
 ó Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá.
- GV hướng dẫn HS các bài vẽ hoàn thành để giới thiệu trước lớp.
- GV gợi ý HS nhận xét về :
+ Nội dung (rõ hay chưa rõ)
+ các hình ảnh (sinh động)
+ Màu sắc (tươi vui)
 - GV khen gợi và khích lệ những HS có bài vẽ đẹp.
	4. Củng cố- Dặn dò.
- Nhận xét chung tiết học.
- Chuẩn bị: Vẽ trang trí. Trang trí cái bát : chuẩn bị đồ dùng học tập , xem trước mẫu cái bát.
TUẦN 12
Thứ tư, ngày 9 tháng 11 năm 2011
Thể dục
Tiết 23: ÔN CÁC ĐỘNG TÁC ĐÃ HỌC 
CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
I/ MỤC TIÊU
- Biết cách thực hiện các động tác: vươn thở, tay, chân, lườn, bụng, toàn thân của bài thể dục phát triển chung.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
II/ ĐỊA ĐIỂM , PHƯƠNG TIỆN
 _ Địa điểm: Trên sân trường
 _ Phương tiện : Còi , kẻ sân.
III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1/ Phần cơ bản:
Giáo viên tổ chức ổn định phổ biến nội dung gìơ học
Giậm chân tại chổ, vổ tay theo nhịp và hát
Chạy chậm trên địa bàn tự nhiên xung quanh sân.
*Chơi trò chơi “Chẵn lẻ” giáo viên tổ chhức cho học sinh chơi
2/ Phần cơ bản:
*Ôn 6 động tác của bài thể dục phát triển chung.
Giáo viên làm mẫu lần đầu tiên rồi cho cán sự lớp làm mẫu. Rồi giáo viên hô một số lần. Giáo viên nhận xét và cho tập tiếp. 
Cho học sinh tập luyện, chia tổ cho học sinh tập luyện theo khu vực. Giáo viên đến từng tổ theo dõi uốn nắn kịp thời.
Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua với nhau giữa các tổ.
*Chơi trò chơi “Kết bạn”
Giáo viên nêu tên trò chơi. Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi sau chơi. Giáo viên làm trọng tài và chọn em nào thua phải nhảy lò cò.
3/ Phần kết thúc:
Đứng vổ tay và hát.
Gv cùng học sinh hệ thống bài.
Giáo viên nhận xét chung tiết học.
Giao bài tập về nhà
Thứ năm, ngày 10 tháng 11 năm 2011
Thể dục
Tiết 24: ĐỘNG TÁC NHẢY CỦA BÀI
THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
I/ MỤC TIÊU
- Biết cách thực hiện các động tác: vươn thở, tay, chân, lườn, bụng, toàn thân của bài thể dục phát triển chung.
- Bước đầu biết cách thực hiện động tác nhảy của bài thể dục phát triển chung.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN
Địa điểm: Trên sân trường đảm bảo vệ sinh và an toàn tập luyện
Phương tiện: Chuẩn bị còi và kẻ sân chơi, bóng.
III/ NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP
1/ Phần cơ bản:
Giáo viên tổ chức ổn định phổ biến nội dung gìơ học
Giậm chân tại chổ, vổ tay theo nhịp và hát
Chạy chậm trên địa bàn tự nhiên xung quanh sân.
*Chơi trò chơi “Chẵn lẻ” giáo viên tổ chhức cho học sinh chơi
2/ Phần cơ bản:
*Ôn 6 động tác của bài thể dục phát triển chung.
Cho học sinh tập luyện, chia tổ cho học sinh tập luyện theo khu vực. Giáo viên đến từng tổ theo dõi uốn nắn kịp thời.
Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua với nhau giữa các tổ.
Học động tác nhảy:
Giáo viên hướng dẫn tương tự như các động tác trước. Giáo viên làm mẫu rồi cho học sinh làm theo sau dó giáo viên cho học sinh tập và sửa sai cho học sinh.
*Chơi trò chơi “Ném trúng đích”
Giáo viên nêu tên trò chơi. Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi sau chơi. Giáo viên làm trọng tài tổ nào thắng biểu dương.
3/ Phần kết thúc:
Đứng vổ tay và hát.
Gv cùng học sinh hệ thống bài.
Giáo viên nhận xét chung tiết học.
Giao bài tập về nhà
TUẦN 12
Thứ năm, ngày 10 tháng 11 năm 2011
Đạo đức
Tiết 23 TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP, VIỆC TRƯỜNG (tiết 1)
I/ MỤC TIÊU :
	Ø Biết: HS phải có bổn phận tham gia việc lớp, việc trường .
	Ø Tự giác tham gia việc lớp, việc trường phù hợp với khả năng và hoàn thành được những nhiệm vụ được phân công.
	Ø Đối với HS khá, giỏi: Biết tham gia việc lớp, việc trường vừa là quyền, vừa là bổn phận HS.
	+ Biết nhắc nhở bạn bè cùng tham gia việc lớp, việc trường.
*Kĩ năng sống:
-Kĩ năng lắng nghe tích cực ý kiến của lớp và tập thể.
* Phương pháp sử dụng:
-Thảo luận
II/ CHUẨN BỊ: 
	Ø Các tình huống sgk
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Thực hành kĩ năng giữa HKI
+ Một người biết chia sẻ vui buồn với bạn là người như thế nào?
- GV nhận xét, khen ngợi.
3. Bài mới: Tích cực tham gia việc lớp, việc trường (tiết 1)
ó Hoạt động 1: Biết được một biểu hiện của sự tích cực tham gia việc lớp, việc trường.
Phân tích tình huống.
- GV treo tranh.
- HS quan sát tranh tình huống và cho biết nội dung tranh.
- HS nêu các cách giải quyết. GV tóm tắt thành các cách giải quyết chính:
a) Huyền đồng ý đi chơi với bạn.
b) Huyền từ chối không đi và để mặc bạn đi chơi một mình.
c) Huyền dọa sẽ mách cô giáo;
d) Huyền khuyên ngăn Thu tổng vệ sinh xong rồi mới đi chơi.
- Các nhóm thảo luận, mỗi nhóm đóng vai một cách ứng xử.
- Đại diện nhóm trình bày
- HS chọn cách giải quyết tốt nhất
- GV kết luận: Cách giải quyết d là phù hợp nhất vì thể hiện ý thức tích cực tham gia việc lớp, việc trường và biết khuyên nhủ các bạn khác cùng làm.
ó Hoạt động 2: Biết phân biệt hành vi đúng, hành vi sai trong những tình huống có liên quan đến làm việc lớp, việc trường
- GV phát phiếu học tập.	(nội dung tranh BT2 sgk)
- Các nhóm thảo luận, nêu ý kiến.
- Các nhóm nhận xét.
- GV kết luận:
+ Việc làm của các bạn trong tình huống c, d là đúng.
+ Việc làm của các bạn trong tình huống a, b là sai.
- GV liên hệ giáo dục HS: cùng tích cực tham gia việc lớp, việc trường.
4. Củng cố- Dặn dò.
- Qua tiết học này chúng ta học tập điều gì?
- Chuẩn bị: Tích cực tham gia việc lớp, việc trường: xem các bài tập 3, thảo luận đóng vai một tình huống trong lớp học.
TUẦN 12
Thứ năm, ngày 10 tháng 11 năm 2011
Thủ công
Tiết 12 CẮT, DÁN CHỮ I, T (tiết 2)
I/ MỤC TIÊU :
	Ø HS thực hành kẻ, cắt, dán chữ I, T.
	Ø Kẻ, cắt, dán được chữ I, T. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng.
	Ø Đối với HS khéo tay: Kẻ, cắt, dán được chữ I, T. Các nét chữ thẳng và đều nhau. Chữ dán phẳng.
II/ CHUẨN BỊ: 
Ø GV: Mẫu chữ I, T cắt đã dán và mẫu chữ I, T cắt để rời chưa dán. 
Ø HS: Giấy nháp, giấy thủ công, bút chì, kéo thủ công.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
3. Bài mới: Cắt, dán chữ I, T (tiết 2)
óHoạt động 1: Nhắc lại quy trình kẻ, gấp, cắt chữ I, T
- GV yêu cầu HS nhắc lại các bước kẻ, cắt, dán chữ I, T theo quy trình :
+ Bước 1 : Kẻ chữ I, T;
+ Bước 2 : Cắt chữ T;
+ Bước 3 : Dán chữ I, T.
- HS nhận xét câu trả lời của bạn.
- GV chốt ý, chuyển sang hoạt động 2.
ó Hoạt động 2: Thực hành
- Yêu cầu HS thực hành kẻ, cắt dán chữ I, T.
- HS trình bày sản phẩm vào vở thủ công.
- GV theo dõi giúp đỡ HS yếu.
ó Hoạt động 3: Đánh giá sản phẩm
- Nhận xét đánh giá sản phẩm của HS
+ Các nét chữ có thẳng và đều nhau không?
+ Chữ dán có phẳng không?
4. Củng cố- Dặn dò.
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS.
- Chuẩn bị ĐDHT để tiết sau học bài : Ôn tập cắt dán chữ I, T
TUẦN 12
Thứ sáu, ngày 11 tháng 11 năm 2011
Tự nhiên và xã hội
Tiết 23 PHÒNG CHÁY KHI Ở NHÀ
I/ MỤC TIÊU :
	Ø HS nêu được những việc nên và không nên làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà.
	Ø Biết cách xử lí khi xảy ra cháy.
	Ø Đối với HS khá, giỏi: ...  hàng
w Vẽ sơ đồ gia đình của em.
- HS vẽ, GV nhận xét, tuyên dương.	
3. Bài mới: Phòng cháy khi ở nhà
óHoạt động 1: Xác định một số vật dễ gây cháy và giải thích vì sao không được đặt chúng ở gần lửa.
Làm việc với SGK và các thông tin sưu tầm được về thiệt hại do cháy gây ra.
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, hỏi và trả lời
w Em bé trong hình 1 có thể gặp tai nạn gì?
w Chỉ ra những gì dễ cháy trong hình 1?
w Điều gì sẽ xảy ra nếu can dầu lửa và đống củi khô bắt lửa?
w Theo bạn, bếp ở hình 1 hay hình 2 an toàn hơn trong việc phòng cháy? Tại sao?
- GV đi tới các nhóm giúp đỡ và khuyến khích HS tự đặt ra câu hỏi xoay quanh các nội dung trên.
- Các nhóm trình bày trước lớp.
- Kết luận: Bếp ở hình 2 an toàn hơn trong việc phòng cháy vì mọi đồ dùng được xếp đặt gọn gàng, ngăn nắp; các chất dễ bắt lửa như củi khô, can dầu hỏa được để xa bếp.
- GV cùng HS kể một vài câu chuyện về thiệt hại do cháy gây ra mà chính GV hay HS đã chứng kiến.
- GV liên hệ giáo dục.
ó Hoạt động 2: Nêu được những việc cần làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà
Thảo luận và đóng vai.
- GV đặt vấn đề: w Các gì có thể gây cháy bất ngờ ở nhà bạn?
- Thảo luận, thực hành theo yêu cầu.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm khác theo dõi, bổ sung.
- GV nhận xét à kết luận: Cách tốt nhất đề phòng cháy khi đun nấu là không để những thứ dễ cháy ở gần bếp. Khi đun nấu phải trông coi cẩn thận và nhớ tắt bếp sau khi sử dụng xong.
ó Hoạt động3: Biết phản ứng đúng khi gặp trường hợp cháy.
Chơi trò chơi gọi cứu hỏa.
GV nêu tình huống cháy cụ thể cho HS xử lí
HS trình bày trước lớp
Tùy theo từng tình huống mà GV cùng HS đưa ra kết luận phù hợp (gọi cứu hỏa 114)
4. Củng cố- Dặn dò.
- Làm cách nào để phòng cháy ở nhà?
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những em HS có ý thức học bài, phát biểu xây dựng bài.
- Chuẩn bị: Một số hoạt động ở trường: nêu các hoạt động ở trường.
3C: 11.11.2011
3D: 14.11.2011
Thứ sáu, ngày 11 tháng 11 năm 2011
Thủ công
Tiết 24 (tiết phụ) ÔN TẬP GẤP , CẮT, DÁN CHỮ I, T
I. MỤC TIÊU:
Học sinh biết cách kẻ, cắt, dán chữ I, T.
Kẻ, cắt, dán chữ I, T đúng quy trình kỹ thuật.
Học sinh thích cắt, dán chữ cái.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Mẫu chữ I, T cắt đã dán và mẫu chữ I, T cắt từ giấy màu hoặc giấy trắng có kích thước lớn, để rời chưa dán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Ổn định.
2. KTBC: Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
3. Bài mới: Ôn tập Cắt, gấp, dán chữ I, T
* Hoạt động 1: Thực hành
- Giáo viên tổ chức cho học sinh kẻ và cắt chữ I, T theo nhóm
- Giáo viên theo dõi hướng dẫn nhắc nhở các nhóm cắt dán chữ I, T đều đẹp.
- Các nhóm trưng bày sản phẩm
* Hoạt động 2: Đánh giá sản phẩm
- Nhận xét đánh giá sản phẩm của các nhóm HS
+ Các nét chữ có thẳng và đều nhau không?
+ Chữ dán có phẳng không?
- Bình chọn nhóm có chữ đẹp và đều nhất
4. Củng cố - dặn dò:
- Thu dọn vệ sinh lớp học
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị :Cắt dán chữ U, H – Mang giấy có kẻ ô, kéo
Thứ sáu, ngày 11 tháng 11 năm 2011
Đạo đức
Tiết 24 Ôn tập Tích cực tham gia việc lớp, việc trường
I/ MỤC TIÊU :
	Ø Biết: HS phải có bổn phận tham gia việc lớp, việc trường .
	Ø Tự giác tham gia việc lớp, việc trường phù hợp với khả năng và hoàn thành được những nhiệm vụ được phân công.
	Ø Đối với HS khá, giỏi: Biết tham gia việc lớp, việc trường vừa là quyền, vừa là bổn phận HS.
	+ Biết nhắc nhở bạn bè cùng tham gia việc lớp, việc trường.
*Kĩ năng sống:
-Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng của mình về các việc trong lớp.
* Phương pháp sử dụng:
-Thảo luận
-Đóng vai, xử lí tình huống 
II/ CHUẨN BỊ: 
	Ø Thảo luận, đóng vai các tình huống.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Tích cực tham gia việc lớp, việc trường
+ Nêu những việc làm đúng ở bài tập 2?
- GV nhận xét, khen ngợi.
3. Bài mới: Ôn tập Tích cực tham gia việc lớp, việc trường
ó Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến.
- HS thảo luận nhóm đôi nêu ý kiến của mình về các tình huống.
a) Trẻ em có quyền được tham gia làm những công việc của trường mình, lớp mình.
b) Tham gia việc lớp, việc trường mang lại niềm vui cho em.
c) Chỉ nên làm những việc lớp, việc trường đã được phân công, còn những việc khác không cần biết.
d) Tích cực tham gia việc lớp, việc trường là tự giác làm và làm tốt các công việc của lớp, của trường phù hợp với khả năng.
- Các nhóm nêu ý kiến, nhận xét.
- GV kết luận:
+ Các ý kiến a, b, d, là đúng	+ Ý kiến c là sai
ó Hoạt động 2: Thảo luận, đóng vai.
- GV nêu yêu cầu: chọn một tình huống để đóng vai.	
- Các nhóm thảo luận, chọn ra bạn đóng vai.
- Các nhóm lần lượt đóng vai trên lớp.
- Các nhóm nhận xét.
- GV nhận xét, khen ngợi các nhóm đóng vai tốt.
- GV liên hệ giáo dục HS: cùng tích cực tham gia việc lớp, việc trường.
4. Củng cố- Dặn dò.
Tham gia việc lớp, việc trương giúp ta điều gì?
Chuẩn bị: Tích cực tham gia việc lớp, việc trường: xem các bài tập 4,5.
TUẦN 12
Thứ hai, ngày 14 tháng 11 năm 2011
Sinh hoạt ngoại khóa
Tiết 22: Thi đua học tốt
I/ MỤC TIÊU :
	- HS thi đua đạt nhiều bông hoa điểm 10 để tặng thầy giáo, cô giáo
	- Học thuộc bài hát : Cô và mẹ
II/ CHUẨN BỊ: 
	- Tổng hợp các điểm 10 trong tuần
III/ LÊN LỚP :
1.Ổn định tổ chức:
Hát bài hát Cô và mẹ.
2. Kiểm tra thi đua:
- Kiểm tra vệ sinh: kiểm tra quần áo, đầu tóc, tay chân.
- Kể về những việc tốt trong tuần: Trong tuần vừa qua các em đã làm được những việc tốt nào? (Gọi một số em kể) - Nhận xét tuyên dương, nhắc nhở.
3. Sinh hoạt theo chủ điểm:
a. Tổng hợp điểm 10 trong tuần của các tổ
- Các tổ trưởng báo cáo kết quả điểm 10 đạt được trong tuần của từng thành viên trong tổ.
- Tổ trưởng tổng hợp chung của cả tổ.
- Lớp trưởng báo cáo trước lớp tổ nào đạt được nhiều điểm 10 nhất. 
- Nhận xét, tuyên dương
b. Liên hệ bản thân:
- Em đã làm gì để tỏ lòng biết ơn thầy giáo cô giáo? - Vài học sinh trả lời
Kết luận: Để tỏ lòng biết ơn thầy cô giáo các em phải vâng lời thầy cô, học tập chăm chỉ, đạt được nhiều bông hoa điểm 10. Luôn làm cho các thầy cô được hài lòng về bản thân của mình.
4. Nhận xét buổi sinh hoạt.
Tuyên dương: (Ghi tên những em ngoan, biết vâng lời....)
Phê bình: ( ghi tên những em chưa ngoan...)
5 . Dặn dị:
- Chuẩn bị cho giờ sinh hoạt sau:
- Thi đua bông hoa điểm 10 trong tuần giữa các tổ , chuẩn bị làm thơ về các thầy cô giáo nhân ngày 20 – 11.
Thứ ba, ngày 15 tháng 11 năm 2011
Tự nhiên và xã hội
Tiết 24 Một số hoạt động ở trường
I/ MỤC TIÊU :
Ø HS nêu được các hoạt động chủ yếu của HS khi ở trường như hoạt động học tập, vui chơi, văn nghệ, thể dục thể thao, lao động vệ sinh, tham quan ngoại khóa.
Ø Nêu được trách nhiệm của Hs khi tham gia các hoạt động đó.
Ø Tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức.
Ø Đối với HS khá, giỏi: Biết tham gia tổ chức các hoạt động để đạt kết quả tốt.
* Kĩ năng sống:
-Kĩ năng hợp tác: Hợp tác trong nhóm, lớp để chia sẻ, đưa ra các cách giúp đỡ các bạn học kém.
* Phương pháp sử dụng
-Làm việc theo cặp / nhóm
II/ CHUẨN BỊ: 
	Ø Tìm hiểu các hoạt động ở trường.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Phòng cháy khi ở nhà.
w Nói về những thiệt hại do cháy gây ra.
w Nêu những việc cần làm để phòng cháy khi đun nấu ở nhà
- HS trả lời, GV nhận xét, tuyên dương.	
3. Bài mới: Một số hoạt động ở trường
óHoạt động 1: một số hoạt động học tập diễn ra trong các giờ học.
- HS quan sát hình và trả lời bạn theo gợi ý.
	w Kể tên một số hoạt động học tập diễn ra trong giờ học.
	w Trong từng hoạt động đó, HS làm gì? Giáo viên làm gì?
- GV và HS nhận xét bổ sung.
- GV và HS thảo luận giúp HS liên hệ thực tế bản thân.
	w Em thường làm việc gì trong giờ học?
	w Em có thích học theo nhóm không?
	w Em thường học nhóm trong giờ học nào?
	w Em thường làm gì khi học nhóm?
	w Em có thích đánh giá bài làm của bạn không? Vì sao?
- GV kết luận: Ở trường, trong giờ học các em được khuyến khích tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau như: làm việc cá nhân với phiếu học tập, thảo luận nhóm, thực hành, quan sát ngoài thiên nhiên, nhận xét bài làm của bạn, Tất cả các hoạt động đó giúp cho các em học tập có hiệu quả hơn.
ó Hoạt động 2: Biết được các môn học ở trường và biết hợp tác, giúp đỡ chia sẻvới bạn
- HS thảo luận theo gợi ý.
w Ở trường công việc chính của HS là làm gì?
w Kể tên các môn học bạn được học ở trường?
- Đại diện các tổ báo cáo kết quả thảo luận.
- GV nhận xét, bổ sung (nếu cần).
	4. Củng cố- Dặn dò.
- Em thường làm việc gì trong giờ học?
- GV liên hệ ngắn gọn đến tình hình học tập của lớp, khen ngợi HS chăm chỉ học giỏi, biết giúp đỡ các bạn và nhắc nhở, động viên những em học còn yếu, chưa chăm.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương những em HS có ý thức học bài, phát biểu xây dựng bài.
- Chuẩn bị: Một số hoạt động ở trường (tiếp theo).: tìm hiểu các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
TUẦN 12
Thứ ba, ngày 15 tháng 11 năm 2011
Âm nhạc
Tiết 12 Học hát bài : CON CHIM NON
	Dân ca Pháp
I/ MỤC TIÊU :
	Ø Biết hát theo giai điệu và lời ca.
	Ø Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát . 
	Ø Đối với HS khá, giỏi: Biết đây là bài dân ca của nước Pháp. Biết gõ đệm theo nhịp.
II/ CHUẨN BỊ: 
	Ø Nhạc cụ gõ.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Gọi HS hát lại bài hát “Lớp chúng ta đoàn kết”.
3. Bài mới: Học hát bài : con chim non
- Tiết học này chúng ta sẽ học bài hát :“Con chim non “.
- GV ghi tựa bài lên bảng.
- Hai HS nhắc lại tựa bài.
óHoạt động 1: Dạy bài hát
- HS nghe bài hát nghe băng đĩa hoặc do GV trình bày.
- HS đọc lời ca trên bảng
- GV hát mẫu câu một, yêu cầu HS nghe và hát nhẩm theo.
- Tập tương tự với các câu tiếp theo.
- Khi tập xong 4 câu , cho hát nối với nhau.
- GV nhắc HS lấy hơi trước khi hát từng câu.
- GV chỉ định 1 –2 HS hát lại bốn câu này.
- Tiến hành dạy bốn câu còn lại theo cách tương tự.
- Hát cả bài hai lần, vừa hát vừa gõ phách, sau đó mỗi tổ trình bày một lần.
Hoạt động 2: Trình bày bài hát kết hợp gõ đệm.
-Dùng các nhạc cụ gõ đệm theo phách : 3/4 
 	Bình minh lên có con chim non hòa tiếng hót véo von 
	 x x x x x x x xx x xx 
- Yêu cầu đọc 1-2 - 3 ; 1- 2- 3 ( số 1 mạnh hơn 2 và 3 )
-Yêu cầu lớp chia ra hai nhóm để tập gõ.
4. Củng cố- Dặn dò.
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn về nhà học bài và tập hát cho thuộc lời bài hát
- Chuẩn bị: Học hát bài : con chim non (t.t): hát kết hợp gõ đệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 3 tuan 12 cac mon.doc