Giáo án Lớp 3 Tuần 24 - Trường TH Vĩnh Lộc B

Giáo án Lớp 3 Tuần 24 - Trường TH Vĩnh Lộc B

TOÁN

 LUYỆN TẬP

A/ MỤC TIÊU:

- Có kĩ năng việc thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số ( trường hợp có chữ số 0 ở thương )

- Vận dụng phép chia để làm tình và giải toán.

B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Bảng phụ, vở toán

C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 29 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 479Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 24 - Trường TH Vĩnh Lộc B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
Thứ hai, ngày 20 tháng 02 năm 2012
TOÁN
 LUYỆN TẬP
A/ MỤC TIÊU: 
- Có kĩ năng việc thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số ( trường hợp có chữ số 0 ở thương )
- Vận dụng phép chia để làm tình và giải toán.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Bảng phụ, vở toán 
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 I. Bài cũ :
- Gọi hai em lên bảng làm BT1 ; một em làm BT2 (trang 119). 
- Nhận xét ghi điểm.
II. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu bài và ghi tựa
b) Hướng dẫn HS làm bài luyện tập :
Bài 1: 
- Gọi học sinh nêu bài tập 1.
- Yêu cầu học sinh thực hiện vào vở nháp.
- Mời 3HS lên bảng thực hiện. 
- Giáo viên nhận xét chữa bài.
Bài 2: 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 2.
- Nêu cách tìm thừa số chưa biết
- Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở nháp .
- Mời hai học sinh lên bảng giải bài. 
- Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và chữa bài.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 3: 
- Gọi học sinh đọc bài 3
- Hướng dẫn HS phân tích bài toán.
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. 
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
Bài 4: 
- Gọi một học sinh đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu cả lớp làm bài cá nhân.
- Gọi 4 em nêu miệng kết quả.
- Nhận xét chốt lại lời giải đúng.
III. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học.
- Về nhà xem lại các BT đã làm. Chuẩn bị bài mới.
- 2 em lên bảng làm bài tập 1.
- 1 em làm bài tập 2.
- Cả lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài. Vài HS nhắc lại tựa bài
- Một học sinh nêu yêu cầu đề bài 1.
- Cả lớp thực hiện làm vào vở.
- Ba học sinh lên bảng thực hiện, lớp bổ sung.
 1608 4 2035 5 4218 6
 00 402 03 407 01 703 
 08 35 18
 0 0 0 
- Một em đọc yêu cầu bài.
- 3 em nêu lại cách tìm thừa số chưa biết.
- Lớp thực hiện làm vào vở.
- Hai học sinh lên bảng giải bài, lớp nhận xét chữa bài.
 a / x x 7 = 2107 b/ 8 x x = 1640 
 x = 2107 : 7 x = 1640 : 8 
 x = 301 x = 205 
- Một em đọc bài toán.
- Cả lớp cùng GV phân tích bài toán và làm bài vào vở.
- Một học sinh (giỏi, khá) lên bảng giải bài, lớp bổ sung: 
Giải:
 Số kg gạo cửa hàng đã bán là :
 2024 : 4 = 506 (kg )
 Số kg gạo cửa hàng còn lại :
 2024 – 50 6 = 1518 (kg)
 Đ/S : 1518 kg gạo
- Một em nêu yêu cầu của bài: Tính nhẩm.
- Cả lớp tự làm bài.
- 4 HS (trung bình, yếu) nêu miệng kết quả nhẩm, cả lớp nhận xét bổ sung. 
 6000 : 2 = 3000 8000 : 4 = 2000
 9000 : 3 = 3000 10000 : 5 = 2000
Rút kinh nghiệm:
Thứ hai, ngày 20 tháng 02 năm 2012
TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
ĐỐI ĐÁP VỚI VUA
A / MỤC TIÊU: 
 Tập đọc:
-Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ nhỏ( trả lời được các câu hỏi SGK)
Kể chuyện:
- Biết sắp xếp các tranh cho đúng thứ tự và kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh minh họa (HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện 
B / ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Tranh minh họa truyện trong sách giáo khoa.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 em lên bảng đọc bài “Chương trình xiếc đặc sắc“. Yêu cầu nêu nội dung bài.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm. 
II. Bài mới: 
A/ Tập đọc:
a) Giới thiệu bài :
- GV giới thiệu bài và ghi tựa bài
b) Luyện đọc: 
Đọc diễn cảm toàn bài.
- GV đọc mẫu và diễn cảm toàn bài
Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:
- Yêu cầu học sinh đọc từng câu, giáo viên theo dõi uốn nắn khi học sinh phát âm sai.
- Hướng dẫn HS luyện đọc các từ ở mục A.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp.
- Giúp HS hiểu nghĩa các từ mới - SGK.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
c) Hướng dẫn tìm hiểu bài: 
- Yêu cầu lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi :
+ Vua Minh Mạng ngắm cảnh ở đâu?
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn 2 
+ Cậu bé Cao Bá Quát có mong muốn gì?
+ Cậu đã làm gì để thực hiện mong muốn đó?
- Yêu cầu 2 em đọc thành tiếng đoan 3, 4 lớp đọc thầm lại.
+ Vì sao vua bắt Cao Bá Quát đối ?
+ Vua ra vế đối như thế nào ?
+ Cao Bá Quát đã đối lại ra sao ?
+ Truyện ca ngợi ai ?
d) Luyện đọc lại : 
- Đọc diễn cảm đoạn 3 của câu chuyện.
- Hướng dẫn học sinh đọc đúng đoạn văn.
- Mời 3HS thi đọc đoạn văn.
- Mời 1HS đọc cả bài. 
- Theo dõi bình chọn em đọc hay nhất.
B/ Kể chuyện 
1. Giáo viên nêu nhiệm vụ: SGK 
- Gọi một học sinh đọc các câu hỏi gợi ý.
2 Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện: 
- Yêu cầu HS tự sắp xếp lại 4 tranh theo đúng thứ tự 4 đoạn trong truyện.
- Gọi HS nêu thứ tự của từng bức tranh qua đó nói vắn tắt nội dung tranh.
- Nhận xét chốt lại ý đúng (3- 1- 2- 4).
- Mời 4 em dựa vào thứ tự đúng của 4 tranh, nối tiếp nhau kể lại câu chuyện.
- Mời hai học sinh kể lại cả câu chuyện.
- Giáo viên cùng lớp bình chọn bạn kể hay nhất.
III. Củng cố, dặn dò: 
- GV NX tiết học và hệ thống lại bài
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài mới
KNS: Giúp các em hiểu được sự đối đáp khéo léo của những nhân tài ngày xưa. Qua đó rèn các em có ý thức học tập để có ích cho đất nước. 
- Ba học sinh lên bảng đọc bài và TLCH:
+ Cách trình bày quảng cáo có gì đặc biệt (về lời văn, trang trí) ?
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Vài HS nhắc lại tựa bài
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu.
- Nối tiếp nhau đọc từng câu.
- Luyện đọc các từ khó ở mục A.
- 4 em đọc nối tiếp 4 đoạn trong câu chuyện.
- Giải nghĩa các từ sau bài đọc (Phần chú thích). 
- Học sinh đọc từng đoạn trong nhóm. 
- Lớp đọc đồng thanh cả bài.
- Lớp đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi của giáo viên.
+ Vua Minh Mạng đang ngắm cảnh ở hồ Tây.
- Lớp đọc thầm đoạn 2 câu chuyện.
+ Muốn nhìn rõ mặt nhà vua nhưng vua đi đến đâu quân lính cũng thét đuổi mọi người không cho đến gần...
+ Cởi quần áo nhảy xuống hồ tắm, làm quân lính hốt hoảng xúm vào bắt trói.
- 2 em đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm đoạn 3 và 4.
+ Vì vua nghe nói cậu là một học trò nên muốn thử tài cậu. 
+ Nước trong leo lẻo cá đớp cá.
+ Trời nắng chang chang người trói người.
+ Ca ngợi Cao Bá Quát ngay từ nhỏ đã bộc lộ tài năng suất sắc và tính cách khảng khái, tự tin.
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc mẫu. 
- 3 em thi đọc lại đoạn 3 của bài. 
- 1 em (giỏi, khá) đọc cả bài.
- Lớp theo dõi nhận xét bình chọn bạn đọc hay nhất.
- Lắng nghe nêu nhiệm vụ của tiết học.
- Đọc các câu hỏi gợi ý câu chuyện.
- Cả lớp quan sát các bức tranh minh họa về câu chuyện rồi tự sắp xếp các bức tranh theo thứ tự phù hợp với nội dung của từng đoạn trong câu chuyện kết hợp nói vắn tắt về nội dung từng bức tranh. 
- 4 em tiếp nối nhau kể lại 4 đoạn của câu chuyện
- Hai em (giỏi, khá) kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Lớp theo dõi bình chọn bạn kể hay nhất.
Rút kinh nghiệm:
Thứ hai, ngày 20 tháng 02 năm 2012
ĐẠO ĐỨC
TÔN TRỌNG ĐÁM TANG ( Tiết 2)
A / MỤC TIÊU: 
- Biết được những việc cần làm khi gặp đám tang.
- Bước đầu biết cảm thông với những đâu thương, mất mát người thân của người khác.
- GDHS biết chia sẻ vui buồn với bạn bè.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Vở bài tập đạo đức. Các tấm bìa xanh, đỏ, trắng.
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Bài cũ:
- Kiểm tra 2 em:
+ Em cần làm gì khi gặp đám tang ?
+ Vì sao cần phải tôn trọng đám tang ?
- Nhận xét đánh giá.
II. Bài mới: 
- GV giới thiệu bài và ghi tựa
Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến (BT3) 
Mục tiêu: HS biết trình bày những quan niệm đúng về cách úng xử khi gặp đám tang và biết bảo vệ ý kiến của mình.
Cách tiến hành: 
- Giáo viên lần lượt đọc to từng ý kiến. 
- Yêu cầu lớp theo dõi và bày tỏ thái độ của mình bằng 3 cách ( đồng ý, không đồng ý, lưỡng lự ).
Sau mỗi ý kiến giáo viên yêu cầu thảo luận về các lí do mình chọn.
GV kết luận: 
+ Nên tán thành với các ý kiến b, c.
 + Không tán thành với ý kiến a.
Hoạt động 2: Xử lí tình huống (BT4) 
Mục tiêu: HS biết lựa chọn cách ứng xử đúng trongcac1 tình huống gặp đám tang.
Cách tiến hành:
- Chia lớp thành 4 nhóm. Yêu cầu mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống ở BT4 trong VBT. 
- Mời đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp.
- Yêu cầu cả lớp nhận xét bổ sung.
Giáo viên kết luận:
+ Tình huống a: Không nên gọi bạn. Nểu có thể, em nên đi cùng bạn một đoạn đường.
+ Tình huống b: Không nên chạy nhảy, cười đùa, vặn to đài, ti vi ...
+ Tình huống c: Nên hỏi thăm và chia buồn cùng bạn.
+ Tình huống d: Nên khuyên ngăn các bạn.
Hoạt động 3: Chơi TC: Nên và không nên 
- Chia nhóm. 
- GV phổ biến cách chơi và luật chơi: Trong 5 phút, các nhóm thảo luận, liệt kê những việc nên làm và không nên làm khi gặp đám tang lên tờ giấy theo 2 cột. Nhóm nào ghi được nhiều việc nhất thì nhóm đó sẽ thắng. 
- Yêu cầu các nhóm dán kết quả lên bảng.
- Nhận xét đánh giá về kết quả công việc của các nhóm. Biểu dương nhóm thắng cuộc.
Kết luận chung: Cần phải tôn trọng đám tang, không nên làm gì xúc phạm đến tàng lễ. Đó là một biểu hiện của nề nếp sống vă hóa.
III. Củng cố và dặn dò:
- GV NX tiết học và hệ thống bài học
- Về nhà học thuộc bài và áp dụng bài học vào cuộc sống hàng ngày. Chuẩn bị bài mới
KNS: GDHS có ý thức tôn trọng một đám tang là biểu hiện của nề nếp sống văn hóa.
- 2 em trả lời câu hỏi của GV.
- Vài HS nhắc lại tựa bài
- Lớp lắng nghe giáo viên nêu các ý kiến.
- Lần lượt học sinh cả lớp bày tỏ thái độ đồng tình giơ bảng màu đỏ, không đồng tình đưa màu xanh và lưỡng lự đưa màu trắng theo như quy ước.
- Thảo luận để đưa ra lời giải thích cho ý kiến của mình.
- Học sinh khác nhận xét .
- Trao đổi thảo luận trong nhóm để hoàn thành bài tập trong phiếu.
- Lần lượt đại diện các nhóm lên trình bày về cách ứng xử các tình huống của nhóm mình.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Lắng nghe GV phổ biến cách chơi và luật chơi.
- Các nhóm tiến hành chơi TC.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Cả lớp nhận xét, đánh giá, bình chọn nhóm thắng cuộc.
- HS nhắc lại bài học trong SGK.
Rút kinh nghiệm:
TIẾT 5: Chào cờ
Thứ ba, ngày 21 tháng 02 năm 2012
TOÁN 
LUYỆN TẬP CHUNG
A/ MỤC TIÊU:
 - Biết nhân, chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số 
Vận dụng giải bài toán có hai phép tính.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Bảng phụ, vở toán 
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Bài cũ :
- Gọi hai em lên bảng làm BT1 ; một em làm BT2 (trang 120). 
- Nhận xét ghi điểm.
II. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
 ...  02 năm 2012
TOÁN
THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ
A/ MỤC TIÊU:
- Nhận biết được về thời gian (chủ yếu là về thời điểm). HS biết xem đồng hồ, chính xác đến từng phút.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 
- Một đồng hồ thật và mô hình đồng hồ .
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Bài cũ :
- Gọi 2HS lên bảng, yêu cầu viết các số: bốn, sáu, tám, mười chín, mười một, hai mươi mốt bằng chữ số La Mã.
- Nhận xét ghi điểm. 
II. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu bài và ghi tựa bài
b) Dạy bài mới:
Hướng dẫ cách xem đồng hồ, chính xác đến từng phút:
- Cho HS quan sát mặt đồng hồ và giới thiệu cấu tạo mặt đồng hồ.
- Yêu cầu HS nhìn vào tranh vẽ đồng hồ thứ nhất - SGK và hỏi:
+ Đồng hồ chỉ mấy giờ ?
- Yêu cầu HS nhìn vào tranh vẽ đồng hồ thứ hai, xác định kim giờ, kim phút và TLCH: 
+ Đồng hồ chỉ mấy giờ ?
 - Tương tự như vậy với tranh vẽ đồng hồ thứ 3. 
- GV quay trên mặt đồng hồ nhựa, cho HS đọc giờ theo 2 cách. 
c) Luyện tập:
 Bài 1: 
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 1.
- Mời một em làm mẫu câu A.
- Yêu cầu cả lớp tự làm bài.
- Gọi HS nêu kết quả.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 2:
- Gọi học sinh nêu bài tập 2.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Mời ba học sinh lên bảng chữa bài. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào VBT.
- Chấm vở một số em, nhận xét chữa bài.
- Giáo viên nhận xét đánh giá
III. Củng cố - dặn dò:
- GV quay giờ trên mô hình đồng hồ và gọi HS đọc.
- GV NX tiết học
- Về nhà tập xem đồng hồ. Chuẩn bị bài mới
- Hai em lên bảng viết các số La Mã.
- Lớp theo dõi nhận xét bài bạn.
- Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu.
- Vài HS nhắc lại tựa bài
- Cả lớp quan sát mặt đồng hồ và theo dõi GV giới thiệu.
- Lần lượt nhìn vào từng tranh vè đồng hồ rồi trả lời:
+ Đồng hồ chỉ 6 giờ 10 phút. 
+ 6 giờ 13 phút.
+ 6 giờ 56 phút hay 7 giờ kém 4 phút.
- Cả lớp quan sát xác định vị trí của từng kim và trả lời về số giờ.
- 1 em đọc yêu cầu bài tập.
- 1HS (giỏi, khá) làm mẫu câu A - đồng hồ chỉ 2 giờ 10 phút.
- Cả lớp làm bài.
- 5 em nêu kết quả, lớp nhận xét bổ sung:
 A. 2giờ 10 phút B. 5 giờ 16 phút
 C. 11giờ 21 phút D. 9 giờ 39 phút 
 E. 10 giờ 39 phút G. 16 giờ kém 3 phút.
- Một em đọc đề bài 2 
- Cả lớp làm trên hình vẽ đồng hồ.
- Ba em (giỏi, khá) lên bảng chữa bài, lớp nhận xét bổ sung.
- Một em đọc yêu cầu bài tập 
- Cả lớp thực hiện vào vở.
- 2 em đọc số giờ do GV quay.
Rút kinh nghiệm:
 Thứ sáu, ngày 24 tháng 02 năm 2012
TẬP LÀM VĂN
 NGHE - KỂ: NGƯỜI BÁN QUẠT MAY MẮN
A/ MỤC TIÊU:
 Rèn kĩ năng nói:Kể được câu chuyện Người bán quạt may mắn.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Tranh minh họa trong SGK.
- Bảng lớp viết 3 câu hỏi gợi ý câu chuyện.
C/ HỌAT ĐỘNG DẠY – HỌC:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 3HS đọc bài làm tuần trước "Kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật em đã được xem".
- Nhận xét chấm điểm.
II. Bài mới:
a) Giới thiệu bài :
- GV giới thiệu bài và ghi tựa
b) Hướng dẫn nghe - kể chuyện :
Bài tập 1: 
- Gọi 2 học sinh đọc yêu cầu bài tập và gợi ý.
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và đọc các câu hỏi gợi ý đã viết sẵn trên bảng.
- GV kể chuyện lần 1:
+Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì?
+ Ông Vương Chi Hi viết chữ vào những chiếc quạt để làm gì ?
+Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt ?
- Giáo viên kể chuyện lần 2.
- Yêu cầu HS tập kể.
+ HS tập kể theo nhóm 3.
+ Mời đại diện 2 nhóm thi kể lại câu chuyện trước lớp.
+ Mời đại diện các nhóm lên thi kể. 
- Nhận xét, tuyên dương .
+ Qua câu chuyện này em biết gì về Vương Hi Chi? 
+ Em biết thêm nghệ thuật gì qua câu chuyện trên? 
III. Củng cố - dặn dò:
- GV NX tiết học và hệ thống lại bài
- Về nhà luyện kể lại câu chuyện. Chuẩn bị bài mới
KNS: GDHS yêu thích học tiếng việt
- 3 em đọc bài làm của mình.
- Vài HS nhắc lại tựa bài
- 2 học sinh đọc yêu cầu bài tập và gợi ý.
- Lớp quan sát tranh trao minh họa. 
- Lắng nghe giáo viên kể chuyện.
+ Bà gặp ông Vương Hi Chi và phàn nàn quạt bán ể ấm nên chiều hôm nay cả nhà không có cơm ăn.
+ Ông đề thơ vào các chiếc quạt vì ông tin rằng bằng cách ấy sẽ giúp bà lão bán hết quạt.
 + Vì chữ ông đẹp nổi tiếng nên mọi người đua nhau mua quạt.
- Lắng nghe nhớ nội dung câu chuyện để kể lại.
- HS tập kể chuyện theo nhóm.
- Các nhóm cử đại diện lên bảng thi kể.
- Cả lớp theo dõi nhận xét và bình chọn bạn nói hay nhất.
- 2 HS (giỏi, khá) kể lại cả câu chuyện
+ Là người có tài và nhân hậu, biết cách giúp đỡ những người nghèo khổ.
+ Người viết chữ đẹp cũng là nghệ sĩ - có tên gọi là nhà thư pháp.
Rút kinh nghiệm:
Thứ sáu, ngày 24 tháng 02 năm 2012
TỰ NHIÊN XÃ HỘI 
QUẢ
A/ MỤC TIÊU: 
- Nêu được chức năng của quả đối với đời sống của thực vật và ích lợi của quả đối với đời sống con người 
- Kể tên các bộ phận thường có của một quả 
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Các hình trong SGK trang 92, 93. Sưu tầm một số quả thật.
C/ HOẠT ĐỘNG DạẠY – HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra bài “Hoa“
- Gọi 2 học sinh trả lời nội dung.
- Nhận xét đánh giá. 
II. Bài mới 
a) Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài và ghi tựa bài
b) Khai thác: 
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận. 
Mục tiêu:
+ Biết quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, độ lớn của một số loại quả
+ Kể được tên các bộ phận thường có của một quả.
Cách tiến hành:
Bước 1: Thảo luận theo nhóm 
- Chia nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát các hình trong SGK trang 91, 92 và các loại quả sưu tầm được và thảo luận các câu hỏi sau:
+ Chỉ, nói tên và mô tả màu sắc, hình dáng độ lớn của từng loại quả ? 
+ Trong số những loại quả đó em đã ăn những loại quả nào ? Hãy nói về mùi vị của quả đó ?
+ Hãy chỉ vào hình vẽ và nói tên từng bộ phận của 1 quả. Ta thường ăn bộ phận nào của quả?
Bước 2: 
- Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát và giới thiệu quả của mình sưu tầm được theo gợi ý:
+ Nêu màu sắc, hình dạng, độ lớn của quả.
+ Bóc vỏ, quan sát bên trong có những bộ phận nào ? Chỉ phần ăn được của quả. Nếm thử và cho biết mùi vị của quả đó ?
Bước 2:
 - Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
Giáo viên kết luận: Có nhiều loại quả, chúng khác nhau về hình dạng, độ lớn màu sắc và mùi vị. Mỗi quả thường có ba phần: vỏ, thịt, hạt. Một số quả chì óc vỏ và thịt hoặc có vỏ và hạt. 
 Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm
Cách tiến hành: Nêu được chức năng của hạt và ích lợi của quả.
Cách tiến hành:
 Bước 1: 
- Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm đôi các câu hỏi sau: 
+ Quả thường được dùng để làm gì ? Nêu ví dụ?
+ Quan sát hình 92 – 93 cho biết loại quả nào dùng để ăn tươi còn loại quả nào dùng để chế biến làm thức ăn ?
+ Hạt có chức năng gì?
 Bước 2: 
- Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
GV kết luận:
+ Quả thường dùng để ăn tươi, làm rau trong các bữa cơn, ép dầu..... Ngoài ra, muốn bảo quản các loại quả được lâu ngườ ta có thể chế biến thành mứt hoặc đóng hợp
+ Khi gắp điều kiện thích hợp hạt sẽ mọc thành cây mới.
- Gọi HS đọc lại KL và ghi nhớ. 
III. Củng cố - dặn dò:
- Kể tên những loại quả được dùng để ăn tươi, những loại quả được dùng để chế biến làm thức ăn.
- GV NX tiết học
- Về nhà học bài và xem trước bài mới.
KNS: GDHS chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
- 2HS trả lời câu hỏi:
+ Nêu đặc điểm và chức năng của hoa.
+ Hoa được dùng để làm gì ? cho ví dụ.
- Vài HS nhắc lại tựa bài
- Các nhóm thảo luận. 
- Chỉ vào hình để nêu tên và đặc điểm từng loại quả : cam hình trứng kích thước nhỏ có màu xanh khi chín có màu vàng. Chuối hình thuôn dài nhỏ màu xanh khi chín màu vàng. Dưa hấu tròn to màu xanh khi chín màu xanh sẫm, cam có vị chua ngọt mùi thơm, chuối vị ngọt có mùi thơm, dưa hấu ngọt mát, ít có mùi 
- Chỉ vào hình để nêu tên từng bộ phận của quả.
- Bóc vỏ quả ra quan sát bên trong để nêu đặc điểm bên trong của quả. Học sinh nếm và trả lời về vị của từng loại quả.
- Đại diện các nhóm lên báo cáo về đặc điểm của loại quả mà nhóm mình quan sát kĩ.
- Từng cặp quan sát các hình 92 và 93 sách giáo khoa và dựa vào thực tế cuộc sống để nêu ích lợi của quả.
- Đại diện một số cặp trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung: 
+ Quả dùng để ăn, làm thuốc, làm thức ăn, làm si rô, làm mứt, kẹo bánh, phân bón 
+ Hạt có chức năng duy trì nòi giống cho cây.
- Cả lớp theo dõi bình chọn nhóm thắng cuộc.
- Vài HS (trung bình, yếu) đọc lại
- Để ăn tươi như : cam, dưa hấu, xoài, đu đủ, mít ... Chế biến thức ăn như : Thơm, mít, bí,
Rút kinh nghiệm:
TIẾT 4: Thể dục: Do GVBM giảng dạy
TIẾT 5: SHCN
SINH HOAÏT LÔÙP
NHAÄN XEÙT CUOÁI TUAÀN
 NOÄI DUNG: 
1. Lôùp tröôûng: Nhaän xeùt caùc HÑ cuûa lôùp trong tuaàn qua veà caùc maët:
a. Hoïc taäp: 
- Tuyeân döông caùc toå, nhoùm, caù nhaân tham gia toát:	
- Nhaéc nhôû caùc toå, nhoùm, caù nhaân thöïc hieän chöa toát:	
b. Lao ñoäng:	
c. Veä sinh: 	
d. Neà neáp:	
e. Caùc hoaït ñoäng khaùc:	
2. Giaùo vieân: Nhaän xeùt theâm TD khuyeán khích vaø nhaéc nhôû.
3. Keá hoaïch tuaàn tôùi:
- Thöïc hieän LBG tuaàn 24
- Nhắc nhở các em hoïc taäp ñeå chuaån bò thi cuoái HKI
-Thi ñua hoïc toát, thöïc hieän toát noäi qui cuûa lôùp cuûa tröôøng
- Thi ñua noùi lôøi hay laøm vieäc toát. Phaân coâng tröïc nhaät, chuù yù: Vieát chöõ ñuùng maãu, trình baøy baøi vieát saïch ñeïp.
- Nhaéc nhôû giöõ gìn veä sinh caù nhaân, aùo quaàn saïch seõ. Giöõ gìn saùch vôû, ñoà duøng hoïc taäp toát 
- Löu yù: Tröôùc khi ñi hoïc xem laïi TKB ñeå mang ñuùng, ñuû saùch vôû, ñoà duøng hoïc taäp caùc moân hoïc.
- Nhöõng em chöa hoïc toát trong tuaàn:	 
- Veà nhaø caàn coù thôøi gian bieåu ñeå vieäc hoïc ñöôïc toát hôn
Kí duyeät cuûa Khoái tröôûng
Kí duyeät cuûa BGH
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
..................................................................
..................................................................
..................................................................
..................................................................
========ÚÚÚ========

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 3 tuan 24(1).doc