Giáo án Lớp 3 Tuần 4 - Thứ 4, 5, 6 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Giáo án Lớp 3 Tuần 4 - Thứ 4, 5, 6 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt

Môn: Âm nhạc

Tiết 4 Bài: HỌC HÁT: BÀI CA ĐI HỌC (Lời 2)

I – MỤC TIÊU

  Hát đúng lời 2 và thuộc cả bài.

 Biết hát theo giai điệu và đúng lời 2.

 Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.

 Biết hát đúng giai điệu.

 Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ.

 Giáo dục lòng yêu mến trường lớp, yêu mến bạn bè.

II - GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ:

Hát chuẩn xác và truyền cảm.

Đàn và nhạc cụ gõ, băng nhạc và máy nghe.

Chuẩn bị một vài động tác phụ hoạ cho bài hát.

 

doc 34 trang Người đăng thuydung93 Lượt xem 950Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 3 Tuần 4 - Thứ 4, 5, 6 - Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 7 / 9 / 2009
 Ngày dạy: Thứ tư: 9/ 9 / 2009
TUẦN 4
+
TIẾT TRONG NGÀY
MÔN
BÀI
1
Âm nhạc
Học hát: Bài ca đi học (Lời 2)
2
Luyện từ và câu
Từ ngữ về gia đình – Ôn tập câu : Ai là gì ?
3
Toán
 Bảng nhân 6 
4
TN - XH
 Hoạt động tuần hoàn. 
5
Thủ công
Gấp con ếch. (Tiết 2)
Môn: Âm nhạc
Tiết 4 Bài: HỌC HÁT: BÀI CA ĐI HỌC (Lời 2)
TUẦN 4
I – MỤC TIÊU 
Hát đúng lời 2 và thuộc cả bài.
Biết hát theo giai điệu và đúng lời 2.
Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
Biết hát đúng giai điệu.
Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ.
Giáo dục lòng yêu mến trường lớp, yêu mến bạn bè.
II - GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ:
Hát chuẩn xác và truyền cảm.
Đàn và nhạc cụ gõ, băng nhạc và máy nghe.
Chuẩn bị một vài động tác phụ hoạ cho bài hát.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
1. Ổn định: Hát +Điểm danh
2. Kiểm tra bài cũ: 
2 học sinh lên hát lời 1 bài Bài ca đi học.
Giáo viên nhận xét. Đánh giá..
3. Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề. 
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trò
Hoạt động 1: Dạy hát lời 2.
Ôn luyện cả bài
Dạy hát từng câu.
Giáo viên cho học sinh hát lại lời 1.
Hướng dẫn học sinh hát lời 2 tương tự lời 1.
Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
Học sinh nghe băng nhạc bài hát.
Đọc lời ca lần 2.
Học sinh hát lại lời 1.
Học sinh học hát lời 2.
Ôn cả bài hát.
Hát theo nhóm, tổ, cá nhân.
Hát và gõ đệm theo phách.
Học sinh lên hát vận động phụ hoạ.
Từng nhóm 5 - 6 em tập biểu diễn trước lớp.
4. Củng cố: 2 học sinh lên hát lại bài.
5. Dặn dò: Về ôn lại bài hát.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở
------------------------------------0-----------------------------
.
Môn: Luyện từ và câu
Tiết 4 Bài: TỪ NGỮ VỀ GIA ĐÌNH 
- ÔN TẬP CÂU AI- LÀ GÌ?
TUẦN 4
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
Mở rộng vốn từ về gia đình.
Tiếp tục ôn kiểu câu: Ai (cái gì, con gì) - Là gì ?
Tìm được một từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình ( BT1).
Xếp được các thành ngữ, tục ngữ vào nhóm thích hợp. ( BT2).
Đặt được câu theo mẫu ai là gì ? ( BT3 a/ b/ c).
HS yêu thích học Tiếng Việt, ham học hỏi khám phá sự trong sáng của Tiếng Việt.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bảng lớp viết bài tập 2. Vở bài tập
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
Kiểm tra bài cũ: 
Gọi 2 học sinh làm bài tập 1,3 tiết LTVC tuần 3.
Giáo viên nhận xét - Ghi điểm.
Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề. 
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trò
Hướng dẫn làm bài tập.
 Bài 1: 
Giáo viên chỉ những từ ngữ mẫu giiúp học sinh hiểu từ chỉ gộp.
Em hiểu thế nào là từ chỉ gộp?
Giáo viên viết bảng từ, học sinh đọc.
Giáo viên nhận xét chốt lại từ đúng.
Bài tập 2: 
Yêu cầu học sinh nắm nội dung bài.
Con hiền cháu thảo nghĩa là gì?
Vậy ta xếp câu này vào cột nào?
Hướng dẫn : Vậy để xếp đúng các câu thành ngữ, tục ngữ này vào đúng cột thì trước hết ta phải suy nghĩ để tìm nội dung, ý nghĩa của từng câu tục ngữ, thành ngữ, sau đó xếp chúng vào đúng cột trong bảng. - Lần lượt hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa các câu b, c, d, e, g.
Giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 3:
Bài này yêu cầu gì?
Giáo viên nhận xét sửa bài cho học sinh.
Bài 1: (Tìm các từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình)
1 học sinh đọc nội dung bài và mẫu: ông bà, chú cháu. Học sinh phân tích mẫu.
Từ chỉ gộp là từ chỉ 2 người trong gia đình trở lên.
Học sinh tìm thêm từ mới.
Học sinh trao đổi theo cặp, viết nhannh ra nháp những từ ngữ tìm được.
Học sinh đọc từ mới tìm được.
Lớp nhận xét 
- sửa bài.
+ Ông bà, bố mẹ, cô dì, chú bác, cha ông, ông cha, cha chú , cô chú, cậu mợ, chú thím, chú cháu, dì cháu, cô cháu, cậu cháu, mẹ con, bố con, cha con,.
Bài tập 2: 
1 học sinh đọc nội dung bài.
 Lớp đọc thầm.
Con cháu ngoan ngoãn, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
 Vào cột 2, con cháu đối với ông bà, cha mẹ.
Nghe hướng dẫn.
Học sinh trao đổi theo cặp - Học sinh lên trình bày kết quả trên bảng.
Cha mẹ đối với con cái
Con cháu đối với ông bà, cha mẹ
Anh chị em đối với nhau
c) Con có cha như nhà có nóc.
d) Con có mẹ như măng ấp bẹ.
a)Con hiền cháu thảo.
b) Con cái khôn ngoan, vẻ vang cha mẹ.
e) Chi ngã em nâng.
g) Anh em như thể chân tay. Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.
Bài tập 3: Lớp đọc thầm.
1 học sinh nhắc lại yêu cầu của bài.
Đặt câu theo mẫu ai là gì?
Học sinh làm mẫu.
Học sinh nhận xét.
Học sinh làm theo cặp.
Học sinh tiếp nối nhau đặt câu trước lớp.
Lớp nhận xét - Sửa bài.
a) Tuấn là anh trai của Lan ./ Tuấn là người anh rất yêu thương em
b) Bạn nhỏ là cô bé rất hiếu thảo với bà./ Bạn nhỏ là người rất yêu bà./ Bạn nhỏ là ngưòi rất thương bà. 
c) Bà mẹ là người rất yêu thương con./ Bà mẹ là người rất dũng cảm./ Bà mẹ là người có thể hy sinh tất cả vì con 
3. Củng cố: Thế nào là từ chỉ gộp? - Từ chỉ gộp là từ chỉ 2 người trong gia đình trở lên.
Cho học sinh đọc lại bài tập 2.
1 học sinh : Đặt câu theo mẫu ai là gì?
Mẹ em là giáo viên tiểu học.
4. Dặn dò: Về học thuộc lòng sáu câu thành ngữ, tục ngữ ở bài tập 2.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở
------------------------------------0-----------------------------
.
Môn: Toán
Tiết 18 Bài: BẢNG NHÂN 6
TUẦN 4
I – MỤC TIÊU 
Giúp học sinh:
Tự lập được và học thuộc lòng bảng nhân 6.
Củng cố ý nghĩa của phép nhân và giải toán bằng phép nhân.
Bước đầu thuộc bảng nhân 6.
Vận dụng trong giải bài toán có phép nhân.
 Giáo dục học sinh cẩn thận trong khi làm toán
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Các tấm bìa, mỗi tấm có 6 chấm tròn.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
Kiểm tra bài cũ: 
Chấm vở tổ 1. Trả bài kiểm tra . 
Giáo viên nhận xét - Chữa bài.
Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề. 
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trò
Lập bảng nhân 6
Giáo viên đưa tấm bìa có 6 chấm tròn và hỏi: 
Tấm bìa này có mấy chấm tròn?
6 chấm tròn được lấy 1 lần là mấy chấm tròn?
GV 6 được lấy 1 lần ta viết: 6 x 1 = 6
 Có 2 tấm bìa mỗi tấm có 6 chấm tròn, vậy tất cả có mấy chấm tròn ?
 6 chấm tròn được lấy 2 lần là mấy chấm tròn ?
 6 được lấy 2 lần viết thành phép nhân như thế nào ?
GV yêu cầu học sinh tự lập các phép nhân còn lại tương tự hai phép nhân trên.
Củng cố ý nghĩa phép nhân :
Phép nhân là cách viết gọn của một tổng các số hạng bằng nhau.
Thực hành :
 Bài 1 :
Nêu cách tính nhẩm (dựa vào bảng nhân 6)
Bài 2 :
Học sinh đọc đề bài.
Bài toán cho biết gì ?
Bài toán hỏi gì ?
Muốn biết 5 thùng có bao nhiêu lít dầu ta làm thế nào ?
Bài 3 :
Em có nhận xét gì về các số liền kề nhau ?
6 chấm tròn
Là 6 chấm tròn.
Học sinh nhắc lại. 6 x 1 = 6
12 chấm tròn.
12 chấm tròn.
6 x 2 = 12.
Học sinh lên viết phép nhân.
Học sinh đọc lại 2 phép nhân vừa thành lập.
Học sinh thành lập bảng nhân 6 và nêu cách thành lập.
Học sinh luyện đọc thuộc lòng bảng nhân 6.
Bài 1 : Tính nhẩm
học sinh lên bảng làm bài.
Lớp ghi vào vở.
Học sinh nhận xét.
6 x 4 = 24 6 x 1 = 6 6 x 9 = 54
6 x 6 = 36 6 x 3 = 18 6 x 2 = 12
6 x 8 = 48 6 x 5 = 30 6 x 7 = 42
Bài 2 : 
Học sinh đọc đề bài .
Nêu dữ kiện bài toán.
2 học sinh lên bảng làm bài
Lớp làm vào vở.
Học sinh nhận xét –Sửa bài.
Tóm tắt
1 thùng : 6 lít dầu
5 thùng :lít dầu ?
Giải :
Số lít dầu có là :
6 x 5 = 30 (l)
Đáp số : 30 lít dầu.
 Bài 3 : Học sinh đọc đề bài
- 2 học sinh lên bảng làm bài.
- Lớp làm vào vở.
- Học sinh nhận xét - Sửa bài.
6 12 18 24 30 36 42 48 54 60 
Các số liền kề nhau hơn kém nhau 6 đơn vị.
3. Củng cố: 2 học sinh đọc lại bảng nhân 6.
4. Dặn dò: Về nhà học thuộc bảng nhân 6. Làm bài tập trong vở bài tập.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở
------------------------------------0-----------------------------
.
Môn: Tự nhiên xã hội
Tiết 7 Bài: HOẠT ĐỘNG TUẦN HOÀN
TUẦN 4
I – MỤC TIÊU 
Sau bài học học sinh biết:
Thực hành nghe nhịp đập của tim và đếm nhịp mạch đập.
Chỉ được đường đi của máu trong sơ đồ vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ. 
Biết tim luôn đập để bơm máu đi khắp cơ thể. Nếu tim ngừng đập máu không lưu thông được trong các mạch máu, cơ thể sẽ chết.
Khuyến khích học sinh đạt được ở mức cao hơn.
Chỉ và nói đường đi của máu trong sơ đồ vòng tuần hoàn lớn, vòng tuần hoàn nhỏ.
Học sinh biết bảo vệ cơ quan tuần hoàn. 
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Các hình trong SGK trang 16,17.
 Sơ đồ 2 vòng tuần hoàn (sơ đồ câm) và các phiếu rời ghi tên các loại mạch máu của hai vòng tuần hoàn.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
Kiểm tra bài cũ: 
Kể tên các bộ phận của cơ quan tuần hoàn ? Cơ quan tuần hoàn gồm có tim và các mạch máu.
Nêu chức năng của cơ quan tuần hoàn? - Nhờ có các mạch máu đem máu đến mọi bộ phận của cơ thể để tất cả các cơ quan của cơ thể có đủ chất dinh dưỡng và ô xi để hoạt động. Đồng thời máu cũng có chức năng chuyên chở khí các bô níc và chất thải của các cơ quan trong cơ thể đến phổi và thận để thải chúng ra ngoài.
Giáo viên nhận xét - Đánh giá.
Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề. 
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trò
Hoạt động 1: Thực hành
Bước 1: Làm việc cả lớp
Giáo viên hướng dẫn học  ... ể người nhận hiểu.
Cần ghi đầy đủ, rõ ràng.
Học sinh nhìn mẫu điện báo làm miệng.
Cả lớp nhận xét.
Học sinh viết vào giấy in sẵn.
3. Củng cố: Giáo viên thu bài về chấm.
4. Dặn dò: Về nhà kể lại câu chuỵên Dại gì mà đổi. Ghi nhớ cách điền nội dung điện báo.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở
------------------------------------0-----------------------------
Môn: Toán
Tiết 20 Bài: NHÂN SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (không nhớ) 
TUẦN 4
I – MỤC TIÊU 
Giúp học sinh:
Biết đặt tính rồi tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ).
Củng cố về ý nghĩa của phép nhân.
Biết làm tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ).
Vận dụng được để giải bài toán có một phép nhân.
Học sinh cẩn thận khi làm toán.
II - CHUẨN BỊ:
Bảng phụ.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 
Kiểm tra bài cũ: 
Gọi 2 học sinh làm bài tập 3/vở bài tập tiết 19.
Giáo viên nhận xét - Ghi điểm.
Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề. 
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trò
Cô có phép tính: 12 x 3 = ?
Bạn nào có thể tìm được tích này?
12
 3
x
36
Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đặt tính rồi tính. 
Khi đặt tính ta viết thừa số 12 ở dòng trên. Thừa số 3 ở dòng dưới sao cho 3 thẳng cột với 2. Viết dấu nhân ở giữa 2 dòng trên rồi kẻ dấu vạch ngang.
Khi tính phải lấy 3 nhân với từng thừa số của 12 kể từ phải sang trái các chữ số ở tích nên viết sao cho 6 thẳng hàng với 2 và 3; 3 thẳng cột với 1.
Hướng dẫn học sinh thực hành.
 Bài 1:
Học sinh nêu cách tính
Học sinh làm bài.
Bài 2: 
Nêu cách đặt tính và cách tính. 
Yêu cầu học sinh làm bảng con.
Bài 3:
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
Muốn biết 4 hộp có bao nhiêu bút chì ta làm thế nào?
Giáo viên cho học sinh đọc đề toán, nêu cách giải, làm bài vào vở.
Học sinh tìm tích của phép nhân.
Nêu cách tìm.
Em thấy: 12 x 3 = 12 + 12 + 12 = 36
Nên 12 x 3 = 36
Học sinh nêu cách tính
3 nhân 2 bằng 6, viết 6.
3 nhân 1 bằng 3, viết 3.
5 học sinh nhắc lại cách tính trên.
Học sinh theo dõi.
Thực hành.
Bài 1: Tính
24
 2
x
48
22
 4
x
88
 20
 4
x
 80
 33
 3
x
 99
Bài 2: Đặt tính rồi tính.
a) 32 x 3 b) 42 x 2
 11 x 6 13 x 3
32
 3
x
96
11
 6
x
66
 13
 3
x
 39
 42
 2
x
 84
Bài 3:
Bài toán cho biết mỗi hộp có 12 bút chì
Hỏi 4 hộp như thế có bao nhiêu bút chì?
Ta lấy số bút chì màu trong một hộp nhân với 4 hộp.
Tóm tắt
1 hộp: 12 bút
4 hộp:bút?
Giải
Số bút chì màu trong hộp có là:
12 x 4 = 48 (bút chì).
Đáp số: 48 bút chì màu.
3. Củng cố: Nhắc lại cách đặt và tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số. - Ta phải đặt tính theo hàng dọc.
Ta viết thừa số thứ nhất ở hàng trên rồi viết thừa số thứ hai ở hàng dưới sao cho các chữ số ở cùng một hàng thẳng cột với nhau, sau đó viết dấu nhân ở giữa 2 số rồi kẻ dấu vạch ngang và nhân lần lượt từ phải sang trái.
4. Dặn dò: Về làm bài tập trong vở bài tập
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở
------------------------------------0-----------------------------
Môn: Tự nhiên xã hội
Tiết 8 Bài: VỆ SINH CƠ QUAN TUẦN HOÀN
TUẦN 4
I – MỤC TIÊU 
Sau bài học học sinh biết:
So sánh mức độ làm việc của tim khi chơi đùa quá sức hoặc lúc làm việc nặng nhọc với lúc cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn.
Nêu các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan tuần hoàn.
Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
Tập thể dục đều đặn, vui chơi, lao động vừa sức để bảo vệ cơ quan tuần hoàn.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình vẽ trong SGK trang 18, 19.
III - HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
Kiểm tra bài cũ: 
Tim có chức năng gì trong cơ thể? - Tim luôn đập để bơm máu đi khắp cơ thể. Nếu tim ngừng đập máu không lưu thông, cơ thể chết.
Vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ có chức năng gì trong cơ thể? -Vòng tuần hoàn lớn: Đưa máu chứa nhiều khí ô xi và chất dinh dưỡng từ tim đi nuôi cơ quan của cơ thể đồng thời nhận khí các bô níc và chất thải của các cơ quan trở về tim -Vòng tuần hoàn nhỏ: Đưa máu từ tim đến phổi lấy khí ô xi và thải khí các bô níc rồi trở về tim.
Giáo viên nhận xét - Đánh giá.
Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề. 
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trò
Hoạt động 1: Chơi trò chơi vận động.
Bước 1: 
Yêu cầu học sinh lưu ý nhận xét sự thay đổi của nhịp đập của tim sau mỗi trò chơi.
Chơi xong giáo viên hỏi: 
Các em có cảm thấy nhịp tim và mạch của mình nhanh hơn không?
Bước 2:
Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi vận động nhiều hơn.
Yêu cầu học sinh làm vài động tác thể dục trong đó có động tác nhảy.
So sánh nhịp đập của tim và mạch khi khi vận động mạnh với khi vận động nhẹ hoặc khi nghỉ ngơi?
Kết luận: Khi ta vận động mạnh hoặc lao động chân tay thì nhịp đập của tim và mạch nhanh hơn bình thường. Vì vậy, lao động vui chơi rất có lợi cho hoạt động của tim mạch. Tuy nhiên, nếu lao động hoặc hoạt động quá sức, tim có thể bị mệt có hại cho sức khoẻ.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
Bước 1: Thảo luận nhóm.
Giáo viên yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát tranh ở trang 19, SGK và kết hợp với hiểu biết của bản thân TLCH.
Hoạt động nào có lợi cho tim mạch? Tại sao không nên lao động và làm việc quá sức?
Theo bạn những cảm xúc nào dưới đây có thể làm cho tim đập mạnh hơn?
Khi quá vui.
Lúc hồi hộp xúc động mạnh.
Lúc tức giận.
Thư giãn.
Tại sao ta không nên mặc quần áo, đi giày dép quá chật?
Kể tên một số thức ăn, đồ uốnggiúp bảo vệ tim mạch; một số thức ăn, đồ uống làm tăng huyết áp gây sơ vữa động mạch.
Bước 2: Làm việc với cả lớp.
Yêu cầu các nhóm trình bày.
GV nhận xét, bổ sung.
Yêu cầu HS tự liên hệ bản thân:
 Em đã làm gì để bảo vệ tim mạch?
GV nhận xét và chốt ý.
Học sinh chơi trò chơi: Con thỏ, ăn cỏ, uống nước, vào hang, vận động ít.
Về sau, lượng vận động nhanh hơn và ai làm sai sẽ bị bắt và phạt hát 1 bài.
-Mạch đập và nhịp tim nhanh hơn một chút.
Học sinh chơi trò chơi :Tập thể dục.
Tim và mạch đập mạnh và đập dồn dập.
Học sinh lắng nghe.
2HS đọc lại câu hỏi .
HS thảo luận nhóm bốn .
Học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
Tập thể dục, thể thao, đi bộ có lợi cho tim mạch. Tuy nhiên, vận động hoặc lao động quá sức sẽ không có lợi cho tim mạch.
Những cảm xúc làm cho tim đập mạnh hơn là: Lúc hồi hộp, xúc động mạnh, lúc tức giận.
Không nên mặc quần áo, đi giày dép quá chật để tim mạch hoạt động bình thường.
Các loại thức ăn: Các loại rau, các loại quả, thịt bò, ca,ù lạc, vừng đều có lợi cho tim mạch.
Các thức ăn chứa nhiều chất béo như mỡ động vật, các chất kích thích, bia rượu làm tăng huyết áp gây sơ vữa động mạch.
Đại diện các nhóm trình bày.
Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
HS trả lời .
Ăn uống đủ chất, tập thể dục hàng ngày, em không hút thuốc lá .
 Học sinh lắng nghe.
3. Củng cố: Tập thể dục, thể thao, đi bộ có lợi gì? -Tập thể dục, thể thao, đi bộ có lợi cho tim mạch. Tuy nhiên, vận động hoặc lao động quá sức sẽ không có lợi cho tim mạch.
4. Dặn dò: Về ôn bài. Làm bài tập trong vở bài tập.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở
------------------------------------0-----------------------------
Môn: Luyện tập tiếng Việt: Ôn tập làm văn
Tiết 4 Bài: KỂ VỀ GIA ĐÌNH - ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
TUẦN 4
I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
Củng cố bài tập làm văn kể về gia đình - Điền vào giấy tờ in sẵn.
Rèn kĩ năng nói: Kể được một cách đơn giản về gia đình với một người bạn mới quen theo gợi ý (BT1).
Rèn kĩ năng viết. Biết viết Đơn xin phép nghỉ học đúng mẫu. ( BT2).
Giáo dục học sinh có ý thức viết đơn xin phép khi nghỉ học.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Vở bài tập.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Kiểm tra bài cũ: 
Gọi 2 học sinh đọc lại đơn xin vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
Giáo viên nhận xét - ghi điểm.
Bài mới: Giới thiệu bài. Ghi đề. 
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trò
Hướng dẫn làm bài tập.
Giáo viên giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập.
Giáo viên nhận xét.
Giáo viên nêu yêu cầu của bài.
Yêu cầu học sinh nêu lí do nghỉ học đúng sự thật.
Giáo viên kiểm tra chấm bài 5 em.
Nhận xét.
Học sinh đọc yêu cầu của bài tập 1.
Học sinh kể về gia đình theo nhóm bàn.
Đại diện các nhóm thi kể về gia đình mình trước lớp.
Học sinh nhận xét , bình chọn bạn kể tốt.
Bài tập 2:
Học sinh đọc mẫu đơn, nói về trình tự của lá đơn.
Mở đầu đơn phải viết Quốc hiệu và tiêu ngữ.
Địa điểm, ngày, tháng năm viết đơn.
Tên của đơn ( Đơn xin )
Tên người hoặc tổ chức nhận đơn.
Họ, tên và ngày, tháng, năm sinh của người viết đơn: người viết là học sinh của lớp nào.
Trình bày lí do viết đơn.
Lý do nghỉ học
Lời hứa của người viết đơn.
Ý kiến và chữ kí của gia đình học sinh .
Chữ kí và họ tên của người viết đơn.
2 học sinh làm miệng.
Lớp làm bài vào vở .
3. Củng cố: 1 học sinh nêu trình tự của lá đơn xin nghỉ học.
4. Dặn dò: Nhớ mẫu đơn để thực hành viết đơn xin nghỉ học khi cần.
Nhận xét tiết học: Tuyên dương- nhắc nhở
------------------------------------0-----------------------------
.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 4 THU 4,5,6.doc